Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
Dàn ý viết Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ.
2. Thân bài
a. Tấm lòng yêu thương của Bác dành cho bộ đội và nhân dân
- Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân trước hết thể hiện qua việc Bác thức trắng đêm để suy nghĩ.
- Đang ngủ say chợt tỉnh giấc, anh đội viên ngạc nhiên khi thấy Bác vẫn còn chưa ngủ.
- Đêm khuya, mọi người yên giấc, một mình Bác ngồi bên bếp lửa hồng với vẻ mặt trầm ngâm.
- Bác đi đắp chăn để giữ hơi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc, nhón từng bước chân nhẹ nhàng để các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc.
- Bác dặn dò anh đội viên yên tâm ngủ ngon, bộc bạch nỗi lòng lo lắng thương đoàn dân công ngủ ngoài rừng…
b. Tấm lòng yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ
- Anh đội viên ngạc nhiên khi đêm đã khuya mà Bác vẫn còn thức.
- Anh đội viên hốt hoảng khi thấy trời gần sáng mà bác vẫn ngồi ngồi im lặng bên bếp lửa hồng để suy suy nghĩ, lo lắng cho mọi người.
- Hình ảnh Bác hiện lên trước mắt anh đội viên cao đẹp lồng lộng: Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”.
- Khi hiểu được lí do Bác còn thức, anh cảm thấy cảm phục, kính trọng Bác và quyết định thức cùng Bác.
3. Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 1
Khi đọc “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, tôi đã cảm nhận được trọn vẹn hình ảnh Bác Hồ - một con người với trái tim rộng lớn, giàu tình yêu thương. Bài thơ dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân. Mở đầu bài thơ là hình ảnh anh đội viên chợt tỉnh giấc trong đêm, khi trời đã về khuya nhưng Bác vẫn ngồi đó, chưa ngủ. Qua cảm nhận của anh đội viên, Bác Hồ hiện lên thật gần gũi, thân thương. Cách gọi “Người Cha mái tóc bạc” cho thấy một tình cảm gắn bó như thể ruột thịt. Đối với anh đội viên, Bác cũng giống như người cha luôn suy nghĩ, chăm lo cho những đứa con. Hành động Bác đi “dém chăn” với bước chân nhẹ nhàng để bộ đội không tỉnh giấc khiến tôi thật ấn tượng. Hiếm thấy một vị lãnh tụ nào lại giản dị, gần gũi như vậy. Điều đó càng giúp tôi cảm nhận rõ ràng hơn về lòng yêu thương, quan tâm và lo lắng sâu sắc của Bác dành cho các chiến sĩ. Đặc biệt nhất, tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân còn được thể hiện dân qua lời bộc bạch trực tiếp. Khi nghe anh đội viên đòi Bác phải đi ngủ sớm, Bác đã bộc bạch lí do còn thức là vì thương đoàn dân công. Đọc đến đây, chúng ta cảm thấy cảm phục và yêu mến thêm con người vĩ đại của dân tộc. Dù là một vị lãnh tụ, nhưng Bác vẫn quan tâm đến cuộc sống của đoàn dân công. Bác lo lắng cho họ từ miếng ăn, cái mặc đến giấc ngủ. Từ những sự việc bình thường, với lối diễn đạt giản dị và trong sáng, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ - đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 2
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ là một tác phẩm thơ tự sự nhưng lại chứa những cảm xúc vô cùng thăng hoa và ý nghĩa. Qua lời kể về một đêm không ngủ của anh đội viên, em cảm nhận được hình ảnh lớn lao mà vĩ đại của Bác Hồ. Sự lớn lao ấy không đến từ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, mà đến từ người cha già kính yêu Hồ Chí Minh. Người giống như một người cha, yêu thương và lo nghĩ cho đàn con thơ của mình. Trong đêm đông rét mướt, sau một ngày dài hành quân vất vả, Người không thể nào ngủ được. Bởi lo cho những chiến sĩ đang hành quân phải ngủ ngoài bìa rừng dưới trời mưa buốt giá. Rồi người lại lo cho các chú đội viên ngủ không được vì lạnh lẽo, nên đi dém chăn cho từng người một. Suy nghĩ và hành động của Bác chẳng khác gì một người cha bình thường cả. Chính vì thế hình bóng của Bác trở nên gần gũi và thân thương một cách lạ kì. Những điều ấy, đã được nhà thơ Minh Huệ gói ghém trong tác phẩm thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 3
Hình ảnh Bác Hồ đã được Minh Huệ khắc họa vô cùng chân thực trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Nhà thơ đã dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân để sáng tác ra bài thơ. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh anh đội viên chợt tỉnh giấc trong đêm, khi trời đã về khuya nhưng anh thấy Bác vẫn ngồi đó, chưa ngủ. Hình ảnh Bác hiện lên qua cảm nhận của anh với nét mặt trầm ngâm như đang suy nghĩ, lo lắng về một điều gì đó. Khung cảnh trời mưa lâm thâm, với mái lều tranh xơ xác càng làm hiện rõ nên những trăn trở trong Bác. Đêm đông lạnh giá, Bác đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngủ ngon giấc. Cách gọi “Người Cha mái tóc bạc” cho thấy một tình cảm gắn bó, thân thương như thể máu thịt. Đối với anh đội viên, Bác cũng giống như người cha luôn chăm lo cho những đứa con của mình. Hành động Bác đi “dém chăn” với những bước chân nhẹ nhàng để các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc. Thật hiếm thấy một vị lãnh tụ nào lại gần gũi như Bác Hồ của chúng ta. Lúc này, anh đội viên vô cùng lo lắng cho sức khỏe của Bác. Anh nằng nặc đòi Bác đi ngủ để lấy sức cho ngày mai tiếp tục hành trình. Nhưng đến khi nghe được lí do mà Bác vẫn còn thức, vì thương đoàn dân công thì anh càng cảm phục, yêu mến Bác nhiều hơn. Dù là một vị lãnh tụ, nhưng Bác vẫn quan tâm đến cuộc sống của đoàn dân công. Bác lo lắng cho họ từ miếng ăn, cái mặc đến giấc ngủ. Từ những sự việc bình thường, với lối diễn đạt giản dị và trong sáng, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ - đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người. Bài thơ khiến tôi cảm thấy xúc động trước tình cảm chân thành, thắm thiết của Bác với bộ đội, nhân dân. Bác Hồ quả là một tấm gương, một con người đáng kính.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 4
“Đêm nay Bác không ngủ” là một bài thơ thành công nhất về Bác Hồ. Tác phẩm được viết dựa trên những sự kiện có thực. Đó là vào năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ.
Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân. Đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm. Hình tượng trung tâm của Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người.
Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên :
“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”
Trong đêm khuya, anh đội viên tỉnh dậy và thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc. Anh ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.
Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn:
“Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.
Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Có thể cảm nhận được cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.
“Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kỳ “Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Hình ảnh so sánh khiến cho tôi cảm nhận được rõ tình cảm ấm áp của Bác Hồ.
Dù vậy, Bác chưa ngủ khiến anh đội viên cảm thấy vô cùng lo lắng:
“Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
Bác ơi Bác chưa ngủ
Bác có lạnh lắm không?”
Xúc động cao độ, anh đội viên tha thiết mời Bác đi nghỉ. Nỗi lo Bác ốm cứ bề bộn trong lòng anh. Nhưng đáp lại câu hỏi ấy là lời khuyên của Bác:
“Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc”
Thế mới thấy được tấm lòng bao la của chủ tịch Hồ Chí Minh. Người một lòng lo lắng cho chiến sĩ, nhân dân mà quên đi bản thân.
Và đến lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy:
“Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc”
Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn:
“Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!”
Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:
“Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau”
Đọc đến đây, bất kì ai cũng đều cảm thấy vô cùng xúc động. Thì ra nguyên nhân khiến Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ. Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.
Hiểu được nỗi niềm của Bác, anh chiến sĩ thấy trong tâm hồn mình tràn ngập một niềm hạnh phúc. Bác đã khơi dậy tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ, cao quý. Anh cảm thấy “Lòng vui sướng mênh mông” và quyết định “Anh thức luôn cùng Bác”. Bài thơ thể hiện tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đó là niềm hạnh phúc được đón nhận tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần của Bác Hồ. Đồng thời là lòng tin yêu, biết ơn sâu sắc và tự hào về vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà bình dị.
Đoạn thơ cuối cùng đã giúp người đọc hiểu được một chân lý đơn giản mà lớn lao. Bác không ngủ vì một lý do bình thường, dễ hiểu. Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.
“Đêm nay Bác không ngủ” quả là một trong những bài thơ hay khi viết về Bác Hồ. Bài thơ đã giúp cho thế hệ trẻ như tôi hiểu hơn về chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già của dân tộc Việt Nam.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 5
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Một trong những bài thơ hay viết về Bác là “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ.
Bài thơ đã khắc họa hình ảnh Bác Hồ hiện lên vô cùng chân thực. Giữa đêm khuya, dưới ánh lửa bập bùng, hình ảnh Người hiện lên rất đỗi bình dị, thân quen:
“Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”
Hình ảnh Bác đã được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Người đã sưởi ấm trái tim người chiến sĩ không chỉ bằng sự lắng lo, thao thức mà còn bằng những hành động cụ thể:
“Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên cảm thấy ấm áp:
“Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
Với hình ảnh so sánh trên, người đọc đã cảm nhận được rõ hơn về vẻ đẹp của Bác.
Mạch cảm xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng đường hành quân khó khăn phía trước. Nhưng đến khi anh biết được lí do vì sao Bác không ngủ:
“Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn”
Tấm lòng của Bác vẫn đau đáu khi nghĩ đến lực lượng dân công đang chống chọi với thời tiết giá lạnh, mưa gió nơi rừng thiêng nước độc. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Có thể thấy, trong bất kì hoàn cảnh nào, chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn lo lắng cho nhân dân cùng những hiểm nguy mà người chiến sĩ phải đối mặt. Chính tấm lòng giàu lòng nhân ái đó đã khiến cho anh đội viên cảm thấy ấm áp, cảm phục:
“Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
Những câu thơ vang lên như lời đúc kết mang tính chân lí về con người, về nhân cách của Bác. Bài thơ đã giúp cho em cảm nhận sâu sắc về hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh.
Như vậy, bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” đã khắc họa được một bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn. Khi đọc tác phẩm này, em cảm thấy tự hào khi đất nước Việt Nam có một vị lãnh tụ thật vĩ đại biết nhường nào.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 6
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Minh Huệ. Bài thơ do ông sáng tác vào thời kì kháng chiến chống Pháp năm 1951 đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân đất Việt. Hình ảnh Bác thức trắng suốt đêm không ngủ vì dân công đã để lại trong em sự cảm phục và kính mến dành cho Bác. Bác vì thương những người hoạt động cách mạng nước Việt mà đã bỏ đi giấc ngủ của mình. Còn về phần anh đội viên, anh hết mức nằng nặc Bác ngủ nhưng Bác lại không đi. Thay vào đó, Bác lại động viên anh đi ngủ để mai còn đánh giặc. Người đọc có thể thấy được tình cảm yêu nước thương dân, cống hiến vì cách mạng của Bác là vô bờ bến. Bác là một người cha vĩ đại của toàn thể nhân dân Việt Nam. Hình ảnh ân cần như một người cha của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ này. Qua đó, em có thể cảm nhận được tình cảm sâu sắc, yêu thương đất nước, công dân, cách mạng của Bác Hồ. Bài thơ còn cho em hiểu thêm về sự biết ơn, trân trọng và cả vui sướng của nhân dân ta khi được làm việc cùng Bác.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 7
“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã giúp tôi hiểu hơn về Bác Hồ. Tác giả đã sáng tác bài thơ dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân. Những câu thơ mở đầu gợi ra hình ảnh anh đội viên chợt tỉnh giấc trong đêm, khi trời đã về khuya nhưng Bác vẫn ngồi đó, chưa ngủ. Với cảm nhận của anh đội viên, Bác Hồ hiện lên thật gần gũi, thân thương. Cách gọi “Người Cha mái tóc bạc” cho thấy một tình cảm gắn bó như thể ruột thịt. Đối với anh, Bác cũng giống như người cha luôn suy nghĩ, chăm lo cho những đứa con. Những câu thơ tiếp theo đọc lên sao thật cảm động biết bao. Hành động Bác đi “dém chăn” với bước chân nhẹ nhàng để bộ đội không tỉnh giấc khiến tôi thật ấn tượng. Khó thấy được một vị lãnh tụ nào lại gần gũi như Bác Hồ của chúng ta. Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân được thể hiện qua lời bộc bạch của chính Bác. Khi anh đội viên giục Bác đi ngủ sớm, Bác đã nói rõ lí do còn thức là vì thương đoàn dân công. Thế mới thấy được rằng, tấm lòng của Bác thật bao la, rộng lớn chừng nào. Dù là một vị lãnh tụ, nhưng Bác lại lo lắng cho từ miếng ăn, cái mặc đến giấc ngủ của nhân dân. Điều này khiến tôi thêm cảm phục, yêu mến Bác Hồ biết bao.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 8
“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể kể về Bác Hồ. Đồng thời qua một vài chi tiết miêu tả, chúng ta cũng thấy rõ hơn về chân dung của Người. Nhân vật trong bài thơ là anh đội viên chợt tỉnh giấc, nhìn thấy Bác vẫn ngồi đó chưa ngủ làm anh cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Nhưng Bác ngồi đó dưới mái lều tranh xơ xác, ngoài trời mưa lâm thâm gợi cho tôi cảm nhận sự gần gũi, giản dị của một vị lãnh tụ. Nhà thơ Minh Huệ tiếp tục khắc họa những hành động của Bác như đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc. Hình ảnh ẩn dụ “Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm” đã cho thấy tình cảm sâu sắc dành cho Bác cũng giống như tình cảm giữa những người thân yêu ruột thịt. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Có thể thấy rằng, việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả đã giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn hơn.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 9
“Đêm nay Bác không ngủ” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Minh Huệ. Bài thơ được dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân. Hình ảnh Bác thức trắng đêm vì lo lắng cho đoàn dân công khiến tôi cảm thấy yêu mến và kính phục biết bao. Qua cảm nhận của anh đội viên trong bài thơ, Bác hiện lên như một vị cha già đang chăm lo cho những đứa con của mình. Điều đó khiến Bác hiện lên thật gẫn gũi, thân thương. Tôi cũng có thể thấy được tình cảm yêu nước thương dân, cống hiến vì cách mạng của Bác là vô bờ bến. Bác là một người cha vĩ đại của toàn thể nhân dân Việt Nam. Như vậy, bài thơ đã giúp tôi cảm nhận được tình cảm sâu sắc của Bác Hồ dành cho nhân dân, đất nước. Bài thơ còn cho tôi thấy được sự biết ơn, trân trọng và kính yêu của nhân dân khi được làm việc cùng Bác.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 10
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Một trong những bài thơ hay viết về Bác là “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ.
Bài thơ đã khắc họa hình ảnh Bác Hồ hiện lên vô cùng chân thực. Giữa đêm khuya, dưới ánh lửa bập bùng, hình ảnh Người hiện lên rất đỗi bình dị, thân quen:
“Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”
Hình ảnh Bác đã được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Người đã sưởi ấm trái tim người chiến sĩ không chỉ bằng sự lắng lo, thao thức mà còn bằng những hành động cụ thể:
“Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên cảm thấy ấm áp:
“Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
Với hình ảnh so sánh trên, người đọc đã cảm nhận được rõ hơn về vẻ đẹp của Bác.
Mạch cảm xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng đường hành quân khó khăn phía trước. Nhưng đến khi anh biết được lí do vì sao Bác không ngủ:
“Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn”
Tấm lòng của Bác vẫn đau đáu khi nghĩ đến lực lượng dân công đang chống chọi với thời tiết giá lạnh, mưa gió nơi rừng thiêng nước độc. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Có thể thấy, trong bất kì hoàn cảnh nào, chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn lo lắng cho nhân dân cùng những hiểm nguy mà người chiến sĩ phải đối mặt. Chính tấm lòng giàu lòng nhân ái đó đã khiến cho anh đội viên cảm thấy ấm áp, cảm phục:
“Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
Những câu thơ vang lên như lời đúc kết mang tính chân lí về con người, về nhân cách của Bác. Bài thơ đã giúp cho em cảm nhận sâu sắc về hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh.
Như vậy, bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” đã khắc họa được một bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn. Khi đọc tác phẩm này, em cảm thấy tự hào khi đất nước Việt Nam có một vị lãnh tụ thật vĩ đại biết nhường nào.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 11
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.
Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đã góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hòa quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.
Hình ảnh Bác Hồ được khắc họa rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thót.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Việc làm đốt lửa, hành động đi dém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.
Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng.
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng ngạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm....
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đức, chan hòa trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 12
Nhà thơ Minh Huệ đã thông qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, với những nét nghệ thuật đặc sắc, sử dụng làm điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi sự hy sinh cao cả, tình yêu thương vô bờ bến của một người vĩ đại - Bác Hồ kính yêu.
Bài thơ giống như những làn sương khói mờ ảo dẫn tâm hồn ra tới một chân trời mới: một ông tiên có một chòm râu dài, dáng người cao trước ngọn lửa hồng chập chờn nơi lạnh giá núi rừng đêm khuya. Một đêm trời đông hoang vắng, lạnh lẽo của thời kỳ chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những người lính trẻ đang vội chợp mắt giữa núi rừng. Không gian và thời gian nghệ thuật đó đã góp phần làm nên nét độc đáo của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Tác giả đã sử dụng hàng loạt những ngôn ngữ tả, kể, nhân vật và bình luận trữ tình được hòa quyện với những dòng thơ mến thương, lắng đọng, liền mạch.
Hình ảnh Bác được phác họa rõ nét qua tâm hồn trong sáng của anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ không hề có chút gì là xa cách, đó chính là tình cha - con, bác - cháu. Những cử chỉ nhẹ nhàng đã thể hiện rằng Bác vô cùng yêu thương, chăm chút cho những người lính, Bác coi họ như con cháu trong nhà.
Chú đội viên với khoảnh khắc mơ màng, hạnh phúc.
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Ngoài trời thì vô cùng giá rét, mưa rơi lạnh lẽo. Trong mái lều đơn sơ, suốt đêm Bác chỉ lặng yên bên bếp lửa, suy nghĩ, trầm tư. Bác vẫn ngồi đó, Bác không ngủ, bao nhiêu thứ mà Bác vẫn phải lo. Hình ảnh Bác hiện lên thật cao cả, vĩ đại làm sao!
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Chế Lan Viên đã từng viết trong Người đi tìm hình của nước: Hiểu hết làm sao được tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng là con người như vậy, anh không thể hiểu được vì sao đêm nay bác trầm tư, thao thức suốt đêm. Nghe Bác nói, lòng anh đội viên trào dâng lên sự vui sướng. Tình yêu thương, sự chăm sóc của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn của anh lính trẻ:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....
Trong tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã rất tài tình trong việc sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật cụ thể như: ngọn lửa, vẻ mặt trầm ngâm, bóng Bác, mái tóc, chòm râu, cử chỉ, hành động (nhón chân, đốt lửa, dém chăn,...) nhằm nổi bật lên tình yêu thương mênh mông, mãnh liệt của Bác dành cho những người lính. Chòm râu chính là một chi tiết gợi lên sự gần gũi, thân thiết, thiêng liêng của vị lãnh tụ:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
Nhà thơ để thể hiện rất đẹp hình ảnh anh đội viên bên cạnh Bác Hồ. Anh ta chợt vô mình tỉnh giấc giữa đêm khuya và suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ
Vì tình yêu thương Bác, anh đội viên khẽ cất tiếng hỏi: Bác ơi! Sao Bác chưa ngủ? Một câu hỏi chất chứa bao sự lắng lo của anh:
Anh nằm lo Bác ốm....
Những cung bậc cảm xúc của anh đội viên cứ như thế tăng dần theo thời gian đêm khuya
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy....
Người lính trẻ thiết tha, da diết mong muốn
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Khi nghe Bác nói về những nỗi lo, tình thương đang ẩn chứa trong người, anh đội viên đã vô cùng hạnh phúc vì phần nào hiểu được sự hy sinh, trầm tư vĩ đại của vị lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Minh Huệ đã thể hiện một tấm lòng vô cùng chân thật, cảm động lòng thương yêu, kính trọng vô bờ bến của đồng bào đối với vị lãnh tụ Hồ Chí Minh qua hình ảnh anh đội viên.
Đêm nay Bác không ngủ sẽ mãi mãi là một bài ca làm lay chuyển tâm hồn, lòng thương yêu, sự kính trọng muôn triệu con người. Hai nhân vật cùng chung một chí hướng, mục đích, khát vọng cao cả chan hòa trong một tình yêu lớn "yêu người, yêu nước, yêu độc lập". Cảnh rừng đêm vô cùng lạnh giá, mái tóc bạc, ngọn lửa hồng, chòm râu im phăng phắc chính là 4 nét biểu tượng về tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác Hồ.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 13
Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người, cả cuộc đời Bác đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc. Khi đọc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc đã cảm nhận được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh Bác Hồ:
“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ”
Nhân vật trong bài thơ là anh đội viên chợt tỉnh giấc, nhìn thấy Bác vẫn ngồi đó chưa ngủ làm anh cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Ấy vậy mà, Bác vẫn còn thức:
“Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”
Hình ảnh Bác ngồi đó dưới mái lều tranh xơ xác, ngoài trời mưa lâm thâm gợi cho tôi cảm nhận sự gần gũi, giản dị của một vị lãnh tụ.
Nhà thơ Minh Huệ tiếp tục khắc họa những hành động của Bác như đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc. Hình ảnh ẩn dụ “Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm” đã cho thấy tình cảm sâu sắc dành cho Bác cũng giống như tình cảm giữa những người thân yêu ruột thịt.
Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân còn được thể hiện dân qua lời bộc bạch trực tiếp:
“Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc”
Và lí do mà Bác không ngủ chắc hẳn bất cứ người đọc nào cũng đoán được:
“Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn”
Bác lo lắng cho đoàn dân công ngoài kia. Bác lo cho họ từ miếng ăn, cái mặc đến giấc ngủ. Sự lo lắng giống như của người cha dành cho đứa con thơ của mình.
Nhưng không chỉ khắc họa tình cảm của Bác dành cho chiến sĩ và nhân dân, tác giả còn tôi thấy được tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ:
“Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
Sự quan tâm của Bác đã khiến anh đội viên trong bài thơ nói riêng, những người chiến sĩ nói chung cảm thấy thật ấm áp. Sự nồng ấm đó đã xua tan đi cái lạnh giá của cơn mưa ngoài kia. Chính điều đó đã khiến anh càng thêm lo lắng cho sức khỏe của Bác:
“Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc, lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi”
Khi đọc đến đây, tôi cảm thấy vô cùng xúc động trước tình cảm chân thành ấy, cũng thêm cảm phục Bác:
“Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, hình ảnh Bác Hồ đã hiện lên thật chân thực. Bài thơ đã đem đến cho tôi những cảm nhận chân thực, sâu sắc hơn về chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 14
Đêm nay Bác không ngủ chính là một bài thơ quen thuộc đối với rất nhiều thế hệ, là một trong những bài thơ nói về sự hy sinh cao cả, tình yêu thương dân mãnh liệt nhất về Bác Hồ, được tác giả Minh Huệ sáng tác vào năm 1951. Xuyên suốt câu chuyện kể về một đêm thức trắng của Bác Hồ nơi núi rừng lạnh lẽo trên con đường hành quân. Bài thơ đã thể hiện tấm lòng cao cả, tình yêu thương sâu sắc, bao la rộng lớn của Bác đối với quân và dân ta, đồng thời thể hiện tình cảm yêu mến, kính trọng của người chiến sẽ trẻ đối với vị cha già của dân tộc. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được tác giả Minh Huệ sử dụng lối kể chuyện kết hợp miêu tả cùng với thể thơ năm chữ đã làm tác phẩm vô cùng đặc sắc. Đây là bài thơ chứa rất nhiều chi tiết cảm động, bình dị được tác giả miêu tả vô cùng chân thật. Có thời gian, không gian, hoàn cảnh, địa điểm, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật chính của câu chuyện (anh đội viên và Bác).
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Hai khổ thơ đầu chính là để giới thiệu không gian, thời gian của câu chuyện, nhân vật chính là anh đội viên và Bác. Trong cái giá rét của núi rừng đêm khuya, anh đội viên chợt thức giấc, thấy Bác vẫn chưa ngủ mà ngồi yên lặng bên bếp lửa. Anh không khỏi băn khoăn, thắc mắc vì sao trời đã khuya thế rồi mà Bác vẫn chưa ngủ, trầm ngâm, suy tư bên bếp lửa. Anh nhẹ nhàng theo dõi từng cử chỉ, hành động, diễn biến tâm trạng của Bác. Anh xúc động khi thấy Bác rón rén, nhẹ nhàng đốt lửa, đắp chăn để giữ ấm cho cơ thể chiến sĩ.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Chỉ qua những cử chỉ, hành động mà anh đội viên cảm thấy vô cùng kính trọng Bác
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thót
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Vì Bác biết tầm quan trọng của giấc ngủ mỗi chiến sĩ nên bác đi nhón chân thật nhẹ nhàng dém chăn cho từng người. Bác ân cần, chu đáo không khác gì người cha ruột đang lo lắng cho đàn con. Hành động nhón chân nhẹ nhàng của Bác là một chi tiết vô cùng bình dị mà đặc sắc, xúc động, bộ lộ tình yêu thương da diết của Bác dành cho những anh chiến sĩ
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Hình ảnh Bác hiện lên thật mờ ảo. Anh đội viên nửa mơ nửa tỉnh thấy bên ánh lửa bập bùng, hình dáng của Bác cao lồng lộng, bình dị, đơn sơ. Bác như một ông tiên xuất hiện giữa trời đông lạnh giá.
Thổn thức cả nỗi lòng
Thì thầm anh hỏi nhỏ
Bác ơi Bác chưa ngủ
Bác có lạnh lắm không
Anh đội viên cảm thấy vô cùng lo lắng cho sức khỏe của Bác vì đêm rồi mà Bác vẫn thức bên bếp lửa chưa ngủ, vì vậy mà a tha thiết mời Bác đi ngủ.
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Nhưng Bác không trả lời cho sự thắc mắc của anh đội viên mà chỉ ân cần khuyên nhủ
Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn
Vì Bác vẫn thức hoài
Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi?
Nghe lời Bác anh nhắm mắt đi ngủ nhưng trong lòng sao không khỏi bồn chồn, lắng lo bởi anh biết rằng sức khỏe của Bác là rất quan trọng, Bác chính là linh hồn của chiến dịch
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
Lần thứ 3 anh đội viên thức giấc, hoảng hốt khi thấy Bác vẫn chưa đi ngủ mà lắng lo, trầm tư suy nghĩ cao độ
Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Vì anh đội viên cực kì lắng lo cho Bác, sợ Bác mệt nên lần này anh thúc giục, năn nỉ mạnh mẽ, thiết tha hơn.
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.
Cảm động trước sự quan tâm của anh đội viên, Bác nhẹ nhàng giải thích lý do tại sao đến giờ này mà Bác vẫn chưa ngủ để cho anh yên tâm. Lý do Bác vẫn thức bên bếp lửa đến tận trời sáng đó chính là do Bác lo cho bộ đội, dân công đang phải ngủ ngoài rừng chịu cái lạnh. Tuy không thấy tận mắt nhưng chỉ cần nghĩ đến thôi là Bác không sao khỏi xót xa, cảm nhận được rất cụ thể những khó khăn, vất vả của họ/
Anh đội viên nhìn Bác
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Câu trả lời của Bác đã khiến anh đội viên giải đáp được nỗi thắc mắc của mình và vô cùng xúc động trước tấm lòng nhân ái của vị lãnh tụ. Được chứng kiến những cử chỉ, hành động, lời nói của Bác chính là niềm hạnh phúc to lớn đối với anh đội viên. Khi đã hiểu rõ những suy tư, tâm trạng của Bác thì người chiến sĩ cảm thấy trong lòng vô cùng vui sướng, vì thế mà anh thức luôn cùng Bác.
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Ở riêng đoạn cuối, chúng ta đã thấy nhà thơ vô cùng tài tình khi kết hợp khéo léo giữa suy nghĩ của mình với tâm trạng của anh chiến sĩ.
Nhà thơ đã đặt mình vào hoàn cảnh, vị trí của nhân vật anh đội viên để có thể suy nghĩ, cảm nhận về con người Bác. Chính vì vậy mà bài thơ chất chứa một cảm xúc vô cùng sâu sắc và chân thành. Bài thơ đã thể hiện tình cảm của tất cả những người chiến sĩ, người dân Việt Nam dành cho Bác Hồ. Đêm nay không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong một số những vô vàn đêm khác mà Bác không ngủ, Bác lo lắng cho mọi thứ liên quan đến sự hạnh phúc, sức khỏe của người dân. Mỗi bản thân chúng ta sẽ nguyện sống và cống hiến hết mình sao cho xứng đáng với công sức của Bác Hồ kính yêu.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 15
Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ hay và thành công nhất về Bác Hồ được sáng tác bởi tác giả Minh Huệ. Bài thơ được viết trên câu chuyện có thật. Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã đích thân trực tiếp chỉ huy. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì gặp một người bạn vừa từ Việt Bắc kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ. Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ đã tác động mạnh mẽ đến dòng cảm xúc và mạch suy nghĩ của nhà thơ, là nguồn cảm hứng bất tận để có thể sáng tác ra bài thơ này.
Bài thơ thể hiện một tấm lòng yêu thương mãnh liệt, da diết của Bác đối với quân và dân ta, đồng thời thể hiện tình cảm yêu mến, sự kính trọng của người chiến sĩ đối với người lãnh tụ. Mối quan hệ giữa Bác và quần chúng cách mạng chính là nét đặc sắc để làm tác phẩm trở nên nổi bật.
Trong nền văn học Việt Nam đã có rất nhiều tác phẩm nói về Bác với nhiều cách thể hiện khác nhau. Nhưng có lẽ bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là để lại ấn tượng sâu sắc nhất với sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ trữ tình chứa đựng sự bình dị, cảm động về một cảnh người lãnh đạo cả đêm không ngủ để lo lắng cho người chiến sĩ. Có địa điểm, thời gian, diễn biến sự việc, không gian và cả lời đối thoại giữa anh đội viên và Bác.
Nội dung bài thơ tóm tắt như sau: Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, trên đường đi thăm bộ đội đang thực hiện công tác chuẩn bị cho chiến dịch, Bác đã đến thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân ở đó. Đêm khuya, trời mưa lâm thâm, gió rét nhưng Bác vẫn ngồi bên bếp lửa. Lần thứ nhất anh đội viên thức dậy, thấy bóng dáng Bác vẫn đang trầm tư, suy nghĩ bên bếp lửa nên mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba thức dậy, anh vẫn thấy Bác ngồi đó và được Bác giải thích lý do, xúc động nên anh thức luôn cùng với Bác.
Trong bài thơ có 2 nhân vật chính là Bác và anh đội viên. Hình ảnh Bác được hiện lên vô cùng chân thật, quý mến dưới cái nhìn của người chiến sĩ.
Qua bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương bao la rộng lớn của Bác dành cho nhân dân, chiến sĩ, đất nước, đồng bào và thể hiện tình yêu của mọi người dân đối với Bác.
Hai khổ thơ đầu giới thiệu không gian, thời gian và hoàn cảnh câu chuyện:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Giữa cái lạnh giá của núi rừng, đã vô cùng khuya, anh đội viên đã ngủ được một giấc nhưng khi lần đầu thức giấc anh vẫn thấy Bác đang ngồi bên bếp lửa, anh vô cùng ngạc nhiên, băn khoăn không biết vì lý do gì mà Bác vẫn chưa đi ngủ.
Anh kín đáo theo dõi từng cử chỉ, hành động, diễn biến tâm trạng của Bác. Trong lồng ngực anh dấy lên tình yêu thương, kính trọng Người:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Bác biết tầm quan trọng của giấc ngủ của những chiến sĩ nên Bác nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người, đốt lửa sưởi ấm căn lều. Bác ân cần, chu đáo không khác gì người cha đẻ đang chăm lo cho đàn con.
Hành động này đã thể hiện được tình yêu thương vô bờ bến, sự lắng lo của Bác đối với những người chiến sĩ. Bác như người Cha luôn quan tâm, lắng lo đến sức khỏe của các con. Sự quan tâm, chăm lo không bỏ sót một ai: Từng người, từng người một. Hành động nhón chân nhẹ nhàng của bác là một chi tiết vô cùng độc đáo, thật bình dị mà chan chứa cảm động, thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác.
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Những hình ảnh và cử chỉ của Bác khiến anh bộ đội lâm vào cảnh mơ hồ không biết là thật hay mộng. Bác như một ông Tiên xuất hiện giữa trời đông lạnh giá, ban phát cho những người chiến sĩ những điều ước. Từ sâu con người Bác tỏa ra những hơi ấm, tình thương, sâu sắc.
Hình ảnh thực và mộng đan xen vào nhau huyền ảo, tạo nên một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ về Bác. Anh đội viên được nhìn thấy Bác trong lòng cảm thấy vui sướng, bồi hồi.
Càng bồi hồi anh càng lo lắng cho sức khỏe của Bác:
Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh nói nhỏ
Bác ơi Bác chưa ngủ
Bác có lạnh lắm không?
Anh xúc động cao độ và vô cùng năn nỉ, thiết tha mời Bác đi ngủ. Bác không trả lời sự thắc mắc, băn khoăn đó của anh chiến sĩ mà chỉ ân cần khuyên nhủ:
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Anh đội viên tuy có vâng lời nhưng trong lòng không sao cảm thấy hết lắng lo:
Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bộn về
Vì Bác vẫn thức hoài
Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi?
Nỗi lo lắng của anh là vô cùng thiết thực khi Bác chính là linh hồn của chiến dịch.
Bài thơ không hề nhắc đến lần thứ hai anh đội viên thức dậy mà chuyển phát sang lần thứ ba. Điều này cho thấy rằng anh bộ đội trong đêm không sao ngủ được, rất lắng lo và tỉnh giấc nhiều lần và lần nào cũng chứng kiến cảnh Bác đang trầm tư suy nghĩ, chưa ngủ. Từ lần thứ nhất sang lần thứ ba, tâm trạng và sự lo lắng của anh đã chuyển biến rõ rệt.
Lần đầu thức dậy anh đội viên chỉ cảm thấy đôi chút ngạc nhiên khi Bác vẫn ngồi lặng bên bếp lửa, vẻ mặt Bác trầm ngâm như đang suy tính một điều gì đó. Nhưng cho đến lần thứ ba, anh đội viên vô cùng hoảng hốt:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Tư thế ấy cho thấy rằng Bác đang rất suy nghĩ, tập trung cao độ. Anh lo lắng cho sức khỏe của Bác, sợ Bác mệt không tiếp tục được chiến dịch. Sự lo lắng mãnh liệt của anh lần thứ 3 được thể hiện qua chi tiết anh năn nỉ mạnh dạn, tha thiết hơn:
Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Cảm động trước sự quan tâm, lo lắng của người chiến sĩ mà Bác giải thích lý do để anh yên tâm:
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.
Nếu như ở đoạn trên, lý do mà Bác chưa ngủ chỉ là trong phán đoán của anh đội viên thì đến đoạn này, Bác đã giải thích lý do Bác không ngủ là bởi vì lo cho bộ đội, dân công đang phải chịu giá rét ngủ ngoài rừng. Tuy không tận mắt chứng kiến nhưng chỉ nghĩ đến thôi Bác đã vô cùng xót xa, cảm nhận được những khó khăn, gian lao của họ.
Câu trả lời của Bác đã khiến anh đội viên thêm yêu thương và thấm thía lòng nhân ái của Bác. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là do cho đất nước, nhân dân, cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại độc lập, tự do.
Được chứng kiến những hành động, cử chỉ và lời nói của Bác tràn ngập sự yêu thương, trong lòng anh đội viên vô cùng hạnh phúc. Bác đã khơi dậy tinh thần chiến đấu, tình đồng đội. Khi đã hiểu rõ câu chuyện thì anh chiến sĩ xúc động thức luôn cùng Bác.
Bài thơ đã thể hiện tình cảm chung của toàn nhân dân ta dành cho Bác. Đó là niềm hạnh phúc được đón nhận tình yêu thương và sự lo lắng, chăm sóc tận tình của Bác. Đồng thời chính là niềm tin yêu, biết ơn sâu sắc, vô cùng kính trọng người lãnh tụ vĩ đại.
Tình cảm của tác giả được bao trùm xuyên suốt bài thơ. Riêng ở đoạn cuối, sự kết hợp khéo léo suy nghĩ của nhà thơ và tâm trạng người chiến sĩ đã được tác giả thể hiện tài tình:
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Nhà thơ đã đặt mình vào hoàn cảnh của anh đội viên để có thể cảm nhận và suy nghĩ thấu đáo về Bác. Chính vì vậy tuy không chứng kiến nhưng mạch cảm xúc trong bài thơ được tác giả miêu tả chân thật và vô cùng sâu sắc.
Đoạn thơ cuối khẳng định một lý do lớn lao: Bác không ngủ vì một lẽ thường tình đó là Hồ Chí Minh - một người con đất Việt luôn dành cả đời để cống hiến, hy sinh cho đất nước, dân tộc.
Đêm nay Bác không ngủ chỉ là một trong rất nhiều bài thơ viết về người lãnh tụ vĩ đại. Thông qua sự việc bình thường, với lối thơ trong sáng, bình dị, những chi tiết vô cùng chân thực, tác giả đã phác họa lên được sự gắn bó vô cùng chặt chẽ giữa Bác với quân dân.
Suốt đời Bác đâu có được bình yên. Trước lúc ra đi, sự mong muốn tột độ của Bác cũng chỉ là dành cho đất nước, uống sao đất nước được thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, phát triển sánh ngang với thế giới.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 16
Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ sáng tác năm 1951, là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ. Câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch. Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên. Trong đêm khuya, trời mưa, gió lạnh, anh đội viên thức giấc, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa. Anh băn khoăn thắc mắc, vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Anh xúc động hiểu rằng Bác đang lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Trong lòng anh đội viên dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn.
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thót
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người một. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh rừng sâu, trong đêm khuya, dưới mái lều tranh. Thực và mộng đan cài vào nhau, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp về Bác.
Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
Bác ơi Bác chưa ngủ
Bác có lạnh lắm không?
Anh đội viên lo lắng tha thiết mời Bác đi nghỉ, vì đêm đã khuya rồi mà Bác vẫn chưa đi ngủ. Nỗi lo Bác ốm cứ bề bộn trong lòng anh.
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Nhưng Bác không trả lời câu hỏi của anh mà ân cần khuyên nhủ:
Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn
Vì Bác vẫn thức hoài
Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi?
Vâng lời anh nhắm mắt nhưng bụng vẫn bồn chồn. Nỗi lo lắng của anh thật thiết thực, bởi trong suy nghĩ của anh, Bác là linh hồn chiến dịch.
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn không ngủ mà tập trung suy nghĩ cao độ.
Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. So với lần trước, lần này anh đội viên năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn.
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.
Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm: Lý do Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ.
Anh đội viên nhìn bác
... Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác
Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên xúc động và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Được chứng kiến những hành động và lời nói biểu hiện tình thương và đạo đức cao cả của Bác Hồ, anh chiến sĩ thấy trong tâm hồn mình tràn ngập một niềm hạnh phúc. Bác đã khơi dậy tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ, cao quý. Khi đã hiểu rõ tâm trạng của Bác thì người chiến sĩ: Lòng vui sướng mênh mông, Anh thức luôn cùng Bác.
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Riêng ở đoạn cuối, chúng ta thấy có sự hòa hợp khéo léo giữa suy nghĩ của nhà thơ và tâm trạng người chiến sĩ.
Nhà thơ đã đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác. Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc. Bài thơ thể hiện tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đồng thời là lòng tin yêu, biết ơn sâu sắc và tự hào về vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà bình dị. Tình cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải suốt bài thơ. Đêm nay không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 17
Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã giúp người đọc cảm nhận được hình ảnh Bác Hồ - một con người với trái tim rộng lớn, giàu tình yêu thương.
Bài thơ dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân. Mở đầu bài thơ là hình ảnh anh đội viên chợt tỉnh giấc trong đêm, khi trời đã về khuya nhưng anh thấy Bác vẫn ngồi đó, chưa ngủ:
“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ”
Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Nhưng Bác vẫn còn ngồi đó bên ánh lửa bập bùng:
“Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”
Khổ thơ giúp chúng ta hình dung rõ hơn hình ảnh Bác Hồ hiện lên với nét mặt trầm ngâm như đang suy nghĩ, lo lắng về một điều gì đó. Khung cảnh trời mưa lâm thâm, với mái lều tranh xơ xác càng làm hiện rõ nên những trăn trở trong Bác.
Đọc những câu thơ tiếp theo, người đọc sẽ càng cảm động hơn trước những hành động của Bác:
"Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng"
Đêm đông lạnh giá, Bác đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngủ ngon giấc. Cách gọi “Người Cha mái tóc bạc” cho thấy một tình cảm gắn bó, thân thương như thể máu thịt. Đối với anh đội viên, Bác cũng giống như người cha luôn chăm lo cho những đứa con của mình. Hành động Bác đi “dém chăn” với những bước chân nhẹ nhàng để các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc. Hiếm thấy một vị lãnh tụ nào lại giản dị, gần gũi như vậy. Điều đó càng giúp người đọc cảm nhận rõ ràng hơn về lòng yêu thương, quan tâm và lo lắng sâu sắc của Bác dành cho các chiến sĩ.
Đặc biệt nhất, tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân còn được thể hiện dân qua lời bộc bạch trực tiếp:
“Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn”
Trước đó, anh đội viên rất ngạc nhiên khi thấy Bác còn thức. Anh nằng nặc đòi Bác phải đi ngủ sớm, vì lo cho sức khỏe của Bác. Nhưng đến khi nghe được lí do mà Bác vẫn còn thức, vì thương đoàn dân công thì anh càng cảm phục, yêu mến Bác nhiều hơn. Dù là một vị lãnh tụ, nhưng Bác vẫn quan tâm đến cuộc sống của đoàn dân công. Bác lo lắng cho họ từ miếng ăn, cái mặc đến giấc ngủ.
Từ những sự việc bình thường, với lối diễn đạt giản dị và trong sáng, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ - đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 18
Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ.
Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ.
Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ, là nguồn thi hứng để Minh Huệ sáng tác nên bài thơ này.
Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.
Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bài thơ của nhiều tác giả viết về Bác Hồ với những cách thể hiện khác nhau. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).
Bài thơ có thể tóm tắt như sau: Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, trên đường đi kiểm tra khâu chuẩn bị của chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đến thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân tại nơi đóng quân của bộ đội. Đêm khuya, trời mưa lâm thâm và rất lạnh. Anh đội viên thức dậy lần đầu, thấy Bác ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Trời đã gần sáng, anh tâm tình với Bác và thức luôn cùng Bác.
Trong bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ. Hình tượng trung tâm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người.
Qua đó, bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ với đồng bào, chiến sĩ và thể hiện tình cảm kính yêu, khâm phục của bộ đội, nhân dân đối với Bác Hồ.
Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh... Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.
Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.
Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, không sót một ai: Từng người, từng người một. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.
Thực và mộng đan cài vào nhau, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp về Bác. Lồng lộng bóng hình nhưng cũng là lồng lộng chiều rộng, chiều cao của tấm lòng Bác. Anh đội viên thấy mình như đang được nằm trong lòng Bác và anh sung sướng bồi hồi.
Càng bồi hồi anh càng lo lắng khi thấy đêm đã khuya rồi mà Bác vẫn chưa đi ngủ:
Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
Bác ơi Bác chưa ngủ
Bác có lạnh lắm không?
Xúc động cao độ, anh đội viên tha thiết mời Bác đi nghỉ. Nỗi lo Bác ốm cứ bề bộn trong lòng anh.
Bác không trả lời câu hỏi của anh mà ân cần khuyên nhủ:
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Vâng lời anh nhắm mắt nhưng vẫn thấp thỏm không yên:
Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn
Vì Bác vẫn thức hoài
Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi?
Nỗi lo lắng của anh thật thiết thực, bởi trong suy nghĩ của anh, Bác là linh hồn chiến dịch.
Bài thơ không kể về lần thứ hai anh đội viên thức dậy, mà từ lần thứ nhất chuyển ngay sang lần thứ ba. Điều này cho thấy trong đêm, anh đã nhiều lần tỉnh giấc và lần nào cũng chứng kiến cảnh Bác Hồ không ngủ. Từ lần thứ nhất đến lần thứ ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có sự biến đổi rõ rệt.
Lần đầu thức dậy, anh đội viên thấy Bác ngồi lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt Bác trầm ngâm như đang nghĩ ngợi chăm chú về một điều gì đó.
... Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Tư thế ấy biểu lộ Bác đang tập trung suy nghĩ cao độ.
Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn:
Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.
Nếu như ở đoạn thơ trên, nguyên nhân Bác không ngủ chỉ nằm trong những phán đoán của anh chiến sĩ thì đến đoạn này, Bác đã giải thích rõ ràng: Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ.
Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.
Được chứng kiến những hành động và lời nói biểu hiện tình thương và đạo đức cao cả của Bác Hồ, anh chiến sĩ thấy trong tâm hồn mình tràn ngập một niềm hạnh phúc.
Bác đã khơi dậy tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ, cao quý. Khi đã hiểu rõ tâm trạng của Bác thì người chiến sĩ: Lòng vui sướng mênh mông, Anh thức luôn cùng Bác.
Bài thơ thể hiện tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đó là niềm hạnh phúc được đón nhận tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần của Bác Hồ. Đồng thời là lòng tin yêu, biết ơn sâu sắc và tự hào về vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà bình dị.
Tình cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải suốt bài thơ. Riêng ở đoạn cuối, chúng ta thấy có sự hòa hợp khéo léo giữa suy nghĩ của nhà thơ và tâm trạng người chiến sĩ:
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Nhà thơ đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác – người Cha già thân thiết của quân đội và nhân dân Việt Nam. Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc.
Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.
Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.
Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối điễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ – đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.
Suốt một đời Bác có ngủ yên đâu (Hải Như). Trước lúc ra đi, Bác còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.
Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ - mẫu 19
Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã khắc học rõ nét hình ảnh về chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người vĩ đại với trái tim rộng lớn, giàu tình yêu thương. Bài thơ dựa trên sự kiện có thật diễn ra vào khoảng thời gian chiến dịch Biên giới cuối năm 1950. Lúc bấy giờ, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi, chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân.
Mở đầu bài thơ là câu chuyện kể về anh đội viên chợt tỉnh giấc trong đêm, khi trời đã về khuya nhưng anh thấy Bác vẫn ngồi đó, chưa ngủ:
“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ”
Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Nhưng Bác vẫn còn ngồi đó bên ánh lửa bập bùng:
“Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâmMái lều tranh xơ xác”
Khổ thơ giúp chúng ta hình dung rõ hơn hình ảnh Bác Hồ hiện lên với nét mặt trầm ngâm như đang suy nghĩ, lo lắng về một điều gì đó. Khung cảnh trời mưa lâm thâm, với mái lều tranh xơ xác càng làm hiện rõ nên những trăn trở trong Bác.
Đọc những câu thơ tiếp theo, người đọc sẽ càng cảm động hơn trước những hành động của Bác:
"Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng"
Đêm đông lạnh giá, Bác đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngủ ngon giấc. Cách gọi “Người Cha mái tóc bác” cho thấy một tình cảm gắn bó, thân thương như thể máu thịt. Đối với anh đội viên, Bác cũng giống như người cha luôn chăm lo cho những đứa con của mình. Hành động Bác đi “dém chăn” với những bước chân nhẹ nhàng để các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc. Hiếm thấy một vị lãnh tụ nào lại giản dị, gần gũi như vậy. Điều đó càng giúp người đọc cảm nhận rõ ràng hơn về lòng yêu thương, quan tâm và lo lắng sâu sắc của Bác dành cho các chiến sĩ.
Đặc biệt nhất, tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân còn được thể hiện dân qua lời bộc bạch trực tiếp:
“Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn”
Trước đó, anh đội viên rất ngạc nhiên khi thấy Bác còn thức. Anh nằng nặc đòi Bác phải đi ngủ sớm, vì lo cho sức khỏe của Bác. Nhưng đến khi nghe được lí do mà Bác vẫn còn thức, vì thương đoàn dân công thì anh càng cảm phục, yêu mến Bác nhiều hơn. Dù là một vị lãnh tụ, nhưng Bác vẫn quan tâm đến cuộc sống của đoàn dân công. Bác lo lắng cho họ từ miếng ăn, cái mặc đến giấc ngủ.
Bài thơ đã thể hiện tình cảm chung của toàn nhân dân ta dành cho Bác. Đó là niềm hạnh phúc được đón nhận tình yêu thương và sự lo lắng, chăm sóc tận tình của Bác. Đồng thời chính là niềm tin yêu, biết ơn sâu sắc, vô cùng kính trọng người lãnh tụ vĩ đại.