TOP 20 Phân tích truyện ngắn Đói của Thạch Lam 2025 SIÊU HAY

36

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích truyện ngắn Đói của Thạch Lam hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Phân tích truyện ngắn Đói của Thạch Lam

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Đói của Thạch Lam.

Dàn ý Phân tích truyện ngắn Đói của Thạch Lam

A. Mở bài

- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả, thể loại): “Đói” là một trong những truyện ngắn hay nhất của Thạch Lam viết về những ảnh hưởng nghiệt ngã mà cái đói mang đến cho cuộc sống của con người; sự đối mặt, giằng xé của con người trước cái đói.

- Nêu nhận xét chung về tác phẩm: Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi triết lý nhẹ nhàng mà câu chuyện mang đến. Đó chính là niềm hy vọng về một cuộc sống biết yêu thương và sẻ chia, để không còn ai phải đi vào đường cùng như nhân nhân vật Mai và Sinh.

B. Thân bài

1. Tóm tắt tác phẩm

Như chính nhan đề của tác phẩm, “Đói” kể về một câu chuyện vô cùng oái ăm của một cặp đôi tiểu tư sản trí thức thất thời trong xã hội cũ, đó chính là Mai và Sinh. Sinh vốn là một là một người có cuộc sống rất ổn định, có công việc đầy đủ, cuộc sống hạnh phúc. Nhưng bây giờ, khi đã mất việc, cuộc sống của chàng rơi vào tình trạng sa sút, không có cái ăn. Chàng vẫn may mắn vì có vợ luôn đồng hành và yêu thương chồng. Mai đã phải chạy vạy khắp nơi, rời nhà từ lúc còn sáng sớm với mong muốn sẽ vay mượn được ít tiền để qua đợt khó khăn, đói khát này. Nhưng cuộc sống thật nghiệt ngã, ngay cả những người đã từng được vợ chồng chàng giúp đỡ cũng không hề đoái hoài đến họ. Lâm vào đường cùng, Mai đã đau đớn chấp nhận đi làm gái để lấy tiền sinh sống. Trở về, nàng đã mua rất nhiều đồ ăn ngon và nói dối chồng là được bà Hiếu giúp đỡ cùng với việc từ nay nàng sẽ đi buôn cau. Nhưng Sinh đã phát hiện ra những lời nói dối ấy, bởi một tờ giấy hẹn từ người đàn ông. Chàng cảm thấy đau đớn và phẫn nộ đến tột cùng, mắng nhiếc và đuổi Mai ra khỏi nhà mặc cho sự cầu xin của nàng. Sau khi Mai đi, do bị cái đói hành hạ, Sinh đã nhặt nhạnh những miếng thức ăn đang lăn lóc trên sàn ăn vội vàng. Truyện kết thúc ở sự đau đớn, xót xa đến bất lưực của Sinh.

2. Phân tích nội dung chủ đề của tác phẩm

Qua câu chuyện nghiệt ngã của cặp vợ chồng Sinh và Mai, truyện ngắn “Đói” chứa đựng rất nhiều vấn đề về ý nghĩa của cuộc sống, là một câu chuyện chân thực về hậu quả của cái nghèo đói trong xã hội cũ. Truyện ngắn là bức tranh về cuộc sống của con người bị đè bẹp bởi cái đói trước Cách mạng tháng Tám. Dù trong hoàn cảnh ấy, cái mà họ còn sót lại duy nhất chính là tình yêu dành cho nhau, nhưng đến cuối cùng, chỉ vì để thoát ra khỏi hoàn cảnh, Mai đã phải bán đi thân mình, để đổi về những bữa ăn no. Con người đã không thể chiến thắng được hoàn cảnh, họ đã trở thành nô lệ cho hoàn cảnh. Thạch Lam không đơn giản chỉ là tái hiện lại bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, mà qua những trang văn ấy, ta nghe thấy cả một hồi chuông cảnh tỉnh, tố cáo một xã hội luôn đè nén, áp bức con người, một xã hội thiếu đi sự sẻ chia, thiếu đi tình yêu thương, khiến cho con người phải đi vào bước đường cùng.

2.1. Cuộc sống của con người trước sự rình rập của cái đói

*Nhân vật Sinh: một chàng trai trí thức tiểu tư sản thất nghiệp, bất đắc chí, quyết giữ cho mình trong sạch trước hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống, nhưng đến cuối cùng cũng phải đầu hàng trước số phận của mình.

- Sinh xuất hiện trong một hoàn cảnh vô cùng éo le; chàng bị thất nghiệp, bị cái đói bủa vây. Trước đây, chàng có một công việc đầy đủ, thu nhập khá dư dả, nên cuộc sống khá sung túc. Nhưng từ khi tai họa ập đến, anh bị đuổi việc, cả hai vợ chồng đều không làm ra tiền. Chính vì thế, cái nghèo đói ập đến với cuộc đời của anh.

* Nhân vật Mai: một người phụ nữ xinh đẹp, nhẹ nhàng, yêu thương chồng hết mực, luôn nghĩ đến cảm nhận và suy nghĩ của chồng nhưng bị cái đói dày vò khiến gầy gò, mệt mỏi

- Hoàn cảnh xuất hiện: trong con mắt của Sinh, từ âm thanh nghe tiếng vợ về, tiếng vén rèm cho đến thân hình “mảnh dẻ, gầy gò trong chiếc áo the mỏng phong phanh”

- Mai vốn là cô gái sống phong lưu, sung sướng ở xóm cô đầu; sau khi cưới Sinh sống hạnh phúc ân ái. Thế nhưng, hiện tại, cô ngày ngày chạy vạy đi hỏi vay tiền, vay gạo… nhằm duy trì cuộc sống tối thiểu cho gia đình; điều đó làm thân hình cô gầy gò, đôi mắt cô “buồn rầu và sầu lo”, mệt mỏi với tình cảnh của mình.

* Hoàn cảnh sống hiện tại của hai nhân vật: Tất cả những đồ đạc trong căn phòng nhỏ, nơi mà họ đang sống chỉ còn là “Một cái bàn con xiêu vẹo bên góc tường, một cái chõng tre đã gãy dăm ba năm, một cái ấm tích mất bông và mấy cái chén mẻ, nước màu vàng… Trong cùng, một cái hòm da, dấu vết còn lại, của cái đời phong lưu độ trước…” Chỉ là những món đồ tồi tàn, tất cả những thứ có giá trị đều đã được họ mang đi cầm cắm để đổi lấy những bữa ăn qua ngày.

=> Hai nhân vật đang lâm vào tình trạng khốn khó, khổ sở vì bị cái đói dày vò. Họ không còn gạo, không còn tiền, đi vay khắp nơi mà không được, điều kiện tối thiểu của cuộc sống cũng không thể đáp ứng được.

2.2. Cái đói đã làm thay đổi suy nghĩ và cách sống của con người

Hoàn cảnh sống khổ sở, bị dày vò bởi cái đói đã khiến suy nghĩ và cách sống của con người thay đổi, điều này thể hiện rõ nhất qua nhân vật Sinh. Những suy nghĩ trái ngược trước và sau biến cố đã khiến Sinh hiểu ra nhiều điều.

- Trước đây, những thứ đơn giản như vài ba miếng đậu, hay một con cá rán trên chảo là những món ăn rất tầm thường đối với Sinh, thì giờ đây, khi quá đói, chàng lại cảm thấy chúng trở nên đáng giá đến lạ thường.

- Chàng thấy nhớ về những ngày trước: “Trước kia, khi nghe chuyện người ta tranh giành nhau vì miếng ăn, chàng vẫn mỉm cười khinh bỉ. Chàng cho rằng miếng ăn là một sự không đáng kể, chỉ có cái thanh cao trong sạch của linh hồn mới là cần”. Ấy vậy mà, khi nhìn lại bản thân của thực tại, mới nhận ra rằng “cái cần mạnh mẽ của miếng ăn là thế nào”, lúc này thì “sự trong sạch của linh hồn” cũng khó mà níu giữ được bản năng của con người trước cái đói.

- Cách nhìn nhận của chàng về những con người thuộc tầng lớp nghèo đói của xã hội: Chàng đã từng khinh ghét họ “chàng vẫn khinh và tự hỏi không biết họ sống để làm gì, sống để mà khổ sở, để mà đói rét, không biết sống đối với họ có ý nghĩa gì mà còn ham mê quyến luyến.” Thế nhưng, bây giờ “chàng lại ao ước được một miếng ăn như họ để sống qua cái rét mướt bây giờ…” vì chàng bị cái đói dằn vặt, hành hạ.

=> Chính sự thay đổi của hoàn cảnh sống đã giúp Sinh nhận ra được những điều ý nghĩa, những giá trị khác nhau của các vấn đề trong cuộc sống. Giúp Sinh thay đổi cách nhìn về con người và về cách sống của chính mình, thể nghiệm cách sống và sự khốn khổ của tầng lớp bình dân mà chàng vẫn coi thường; để chàng hiểu thêm về cuộc đời này.

2.3. Cái đói – nguyên nhân dẫn đến bi kịch của vợ chồng Sinh

* Nhân vật Sinh: là một người yêu thương vợ, nhưng lại thiếu đi sự chia sẻ và thấu hiểu, ích kỉ chỉ nghĩ cho tự tôn của bản thân. Tình yêu thương đó đã bị đè bẹp bởi hiện thực, vì cái đói dẫn đến bi kịch của vợ chồng Sinh.

- Sinh là một người rất yêu thương vợ, đã bất chấp mọi phản đối và cưới vợ từ xóm cô đầu, sau đó sống hạnh phúc, ân ái.

- Khi thất nghiệp, đói kém; suy nghĩ lại về chính cuộc đời của mình, Sinh lại cảm thấy thương vợ của mình hơn bao giờ hết: “Nghĩ đến, Sinh lại đem lòng thương, thương người đàn bà xưa nay vẫn quen thói đài điếm phong lưu, mà bây giờ phải chịu khổ vì chàng…”. - Khi chứng kiến sự vất vả chạy đôn chạy đáo của Mai, chàng rất đau lòng. Tuy thế, chàng không vất vả cùng vợ để lo cho cuộc sống, mà chỉ ở nhà để trông mong vợ xoay sở được.

- Khi phát hiện ra được người vợ của mình vì muốn kiếm tiền để mua đồ ăn mà đã sẵn sàng bán thân thể của mình, Sinh đã giận dữ chửi mắng vợ và đuổi vợ ra khỏi nhà. Vì điều đó mâu thuẫn với quan điểm thà chết đói cũng phải giữ mình trong sạch của Sinh.

- Tuy chửi mắng và đuổi vợ đi, nhưng rõ ràng Sinh không thể chiến thắng được cái đói. Chàng đã chấp nhận để phẩm giá, tự trọng của mình đầu hàng mà “Khẽ đưa tay như ngập ngừng, sợ hãi, Sinh vớ lấy miếng thịt hồng hào”. Chàng vẫn không thể chiến thắng được cái đói, vẫn phải chấp nhận đầu hàng số phận mà lấy những miếng thức ăn đã bị chính chàng vứt bỏ đưa lên miệng ăn, để nuôi lấy chính mình.

* Nhân vật Mai

- Trước đây, Mai vốn là một người phụ nữ sống trong sung sướng, phong lưu, vô cùng yêu thương chồng. Hiện nay, khi bị cái đói hành hạ, dày vò; nàng phải sống khổ sở trong tình trạng căn phòng tuyềnh toàng; ngày ngày chạy vạy vay tiền, đi hỏi hết người này đến người khác mà vẫn không thể vay mượn được để có bữa ăn.

- Đến bước đường cùng, Mai phải bỏ qua liêm sỉ, bán thân để ấy tiền mua đồ ăn cho chồng, cho mình. Lúc này, cái đói đã khiến Mai đã phải chấp nhận bỏ qua lòng tự trọng của cá nhân, bán rẻ danh tiết của mình.

=> Như vậy, thông qua câu chuyện bi kịch của vợ chồng Sinh, Thạch Lam đã gửi đến cho bạn đọc một thông điệp về cùng ý nghĩa về cuộc sống. Chỉ vì quá đói mà đã khiến cho hai vợ chồng vốn yêu thương nhau trở nên mâu thuẫn. Chỉ vì quá đói mà khiến họ phải giẫm đạp lòng tự trọng, bán rẻ cả phẩm giá của mình.

=> Truyện ngắn đã khơi dậy lòng trong tâm hồn người đọc lòng nhân ái và sự sẻ chia để có thể xây dựng lên một xã hội nhân ái và văn minh hơn. Tác phẩm là một câu chuyện, một lời khuyên ý nghĩa về việc đừng để đánh mất những giá trị của bản thân. Và cũng qua đó, Thạch Lam đã phản ánh thực trạng của xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, khi nhiều người còn không có nổi bát cơm để ăn qua ngày.

3. Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

3.1. Xây dựng tình huống truyện độc đáo

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo là một trong những lý do làm nên sự thành công của tác phẩm, giúp cho nhân vật bộc lộ được tính cách cũng như phẩm chất của mình.

- Trong tác phẩm, Thạch Lam đã đặt nhân vật vào trong một hoàn cảnh vô cùng oái ăm, mang tính đối lập: từ một chàng trí thức giàu có, sung sướng; Sinh trở nên nghèo đói kiệt quệ đến mức không có nổi bữa ăn cho ra hồn. Từ một con người luôn khinh ghét bình dân đến lúc ao ước cuộc sống của họ. Từ một gia đình yêu thương thuận hòa dẫn đến cãi vã, đuổi đi, tan tác. Tất cả chỉ do cái đói.

- Tình huống truyện éo le, có vấn đề, đòi hỏi chính nhân vật phải đưa ra những cách giải quyết để giải cứu cho chính số phận của mình. Và cũng chính từ đó mà tính cách và các phẩm chất của nhân vật được bộc lộ rõ nét nhất: sự ích kỉ gia trưởng của Sinh, sự hi sinh và yêu thương của Mai.

3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo

- Đặc điểm chung của nghệ thuật xây dựng nhân vật của Thạch Lam là tập trung vào phác họa tâm lí và cảm giác của nhân vật.

- Trong tác phẩm này, chỉ qua một vài đoạn đi sâu vào thể hiện cảm xúc của Sinh đã thấy được tài năng của Thạch Lam:

+ Khi nằm trên gác mà lắng nghe mọi âm thanh của cuộc sống phía dưới, vào đúng bữa cơm chiều, khơi gợi lại suy nghĩ trước đây và hiện tại của Sinh về những người nghèo khổ bình dân…có thể thấy được sự tinh tế của tác giả, vì đã nắm bắt được mọi cung bậc cảm xúc, sự thay đổi tâm trạng dù là nhỏ nhất của nhân vật; từ đó làm nổi bật dụng ý nghệ thuật của hình tượng nhân vật.

+ Đoạn miêu tả sự giận dữ của Sinh khi phát hiện vợ chàng đi làm gái để lấy tiền mua đồ ăn; sự đấu tranh nội tâm gay gắt giữa việc có nên bỏ qua lòng tự trọng để ăn những thức ăn được mua từ “những đồng tiền dơ bẩn” với hiện thực là cái đói đang dày vò ghê gớm…

- Từ sự miêu tả cận cảnh tâm lí đầy sắc sảo này đã thấy được nét rất riêng trong phong cách xây dựng nhân vật của Thạch Lam, đó là đi sâu vào khắc họa nội tâm và cảm giác của nhân vật.

3.3 Một vài đặc sắc khác về mặt nghệ thuật

- Lời văn chân thực, gần gũi, giản dị, đời thường.

- Giọng điệu lúc tâm tình, nhẹ nhàng, lúc lại trở nên sâu sắc, chân thành.

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, các chi tiết, hình ảnh được chọn lọc rất kĩ càng. Diễn biến truyện hợp lí theo sát tâm trạng của nhân vật.

C. Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm: Nhận xét về các tác phẩm của Thạch Lam, Hà Văn Đức đã từng cho rằng: “Trái tim Thạch Lam đã không biết bao lần thổn thức trước những thân phận nhỏ bé, khổ đau ở cõi đời này”. Quả thật, đúng như vậy, Thạch Lam là một trong những nhà văn lớn thường hay dùng ngòi bút của mình để cảm thương cho số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội. Và “Đói” chính là một trong những tuyệt tác văn học thể hiện điều đó.

- Liên hệ bản thân, thời đại: Truyện ngắn là một câu chuyện rất ý nghĩa, sự thấm đẫm chất nhân văn là một trong những lí do giúp tác phẩm ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc bao thế hệ.

TOP 20 Phân tích truyện ngắn Đói của Thạch Lam 2025 SIÊU HAY (ảnh 1)

Phân tích truyện ngắn Đói của Thạch Lam - mẫu 1

Cùng với "Dưới bóng hoàng lan", "Gió lạnh đầu mùa", "Hai đứa trẻ",... "Đói" là một trong những tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam viết về hiện thực cuộc sống và số phận của tầng lớp tiểu tư sản, trí thức tiểu tư sản trong thời kì thực dân nửa phong kiến. Nhân vật Sinh trong câu chuyện để lại cho chúng ta nhiều vỡ lẽ về cuộc đời.

Sinh có hoàn cảnh sống vô cùng éo le, thất nghiệp, mất việc, với cái đói bủa vây cuộc đời anh. Trước đây anh cũng có một công việc ổn định ở Sở, một công việc là ao ước của biết bao nhiêu người. Thu nhập của anh cũng rất khá, có thể nói là dư dả, vợ chồng anh có cuộc sống sung túc, hạnh phúc. Nhưng tai hoạ ập đến với Sinh khi công việc mất, anh trở thành một kẻ thất nghiệp, cái đói ập đến. Hai vợ chồng túng quẫn khiến Sinh đâm ra u uất, đau khổ, không còn chỗ bấu víu vào đâu.

Anh ngửi thấy mùi thơm của vài miếng đậu rán, con cá rán trên chảo, trước đây với Sinh là những đồ tầm thường sao giờ đây lại trở nên đáng giá đến thế. Vợ anh xuất hiện một người phụ nữ vốn cũng rất vương giả nhưng cũng vì hoàn cảnh của chồng mà giờ đây phải lao đao, khốn khó chạy ngược xuôi để vay tiền. Anh trách mình và cũng trách đời vì miếng đói mà vợ chàng đã bán rẻ tấm thân của mình.

Sinh đại diện cho những người trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám, những con người bị đẩy vào cảnh khốn khổ nhưng vẫn cố giữ cho mình phẩm chất trong sạch, cốt cách thanh cao. Thông qua nhân vật Sinh nhà văn Thạch Lam đã phơi bày hiện thực nghiệt ngã của xã hội, đã đẩy con người vào "bước đường cùng".

Phân tích truyện ngắn Đói của Thạch Lam - mẫu 2

Người ta nhắc nhiều đến nhà văn Thạch Lam nhờ những trang văn đậm chất thơ, bàng bạc chất trữ tình trong trẻo đằm thắm như Dưới bóng hoàng lan, Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ… những tác phẩm dù có hiện thực nhưng không hề nghiệt ngã. Thế nhưng truyện ngắn Đói của ông lại là một câu chuyện ngắn đầy nghiệt ngã về cuộc sống hiện thực, về số phận của những tiểu tư sản, trí thức như chàng trai Sinh trong câu chuyện. Có thể nói truyện ngắn đã xây dựng thành công nhân vật Sinh và qua đó gửi gắm rất nhiều những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống này.

Sinh xuất hiện trong một hoàn cảnh vô cùng éo le, thất nghiệp, mất việc, với cái đói bủa vây cuộc đời mình. Trước đây anh cũng có một công việc rất ổn định ở Sở, một công việc phải nói là ao ước của biết bao nhiêu người. Chính vì công việc ổn định nên thu nhập của anh cũng rất khá, có thể nói là dư dả, nên cuộc sống khá sung túc, vợ của anh cũng sung sướng. Hai vợ chồng có cuộc sống phải nói là hạnh phúc. Nhưng tai hoạ ập đến với Sinh khi công việc mất, anh đang sung sướng ổn định bỗng chốc trở thành một kẻ thất nghiệp, túng quẫn khi cả hai vợ chồng đều không làm ra tiền. Cái đói ập đến với cuộc đời anh.

Chính trong hoàn cảnh ấy Sinh bỗng chốc trở thành một kẻ tay trắng, cũng chẳng bao lâu mà phải đầu đường xó chợ. Hai vợ chồng túng quẫn khiến Sinh đâm ra u uất, đau khổ, không còn chỗ bấu víu vào đâu.

Trước tiên Sinh xuất hiện vào buổi sáng khi bắt đầu tỉnh giấc, khi cái gió lạnh len lỏi vào làn chăn mỏng, khi cái lạnh khiến anh phải co quắp suốt đêm trên chiếc phản gỗ cứng. Sinh tỉnh dậy và lúc này một cảm giác chán nản bao trùm con người anh, cái nặng nề đè nén tâm hồn của anh.

Lúc này là lúc Sinh nghĩ đến thực tại chua xót của cuộc đời mình “ thất nghiệp”, “ cảnh nghèo nàn” khốn khó của mình “một cái bàn con xiêu vẹo bên góc tường, một cái chõng tre đã gãy dăm ba nan, một cái ấm tích mất bông và mấy cái chén mẻ, nước màu vàng... Trong cùng, một cái hòm da, dấu vết còn lại, của cái đời phong lưu độ trước…” những chi tiết liệt kê, miêu tả đã cho thấy cuộc đời khốn khó đến bi đát của nhân vật khi lâm vào bước đường cùng.

Cái đói ùa đến khiến Sinh đau khổ, chàng nhìn xuống dưới tầng nhà mùi thơm của thức ăn từ đâu bay đến những món ăn tầm thường, vài miếng đậu rán, con cá rán trên chảo, trước đây với Sinh là những đồ tầm thường sao giờ đây lại trở nên đáng giá đến thế. Bất giác Sinh nhớ lại khoảng thời gian trước kia khi mình vẫn còn cuộc sống trưởng giả, lúc này cái ăn, cái mặc với Sinh thật tầm thường “Chàng cho rằng miếng ăn là một sự không đáng kể, chỉ có cái thanh cao trong sạch của linh hồn mới là cần. Nhưng bây giờ, trong cái phút đói này, chàng mới thấy rõ cái cần mạnh mẽ của miếng ăn là thế nào” chao ôi hiện thực cuộc đời mới nghiệt ngã với chàng làm sao.

Rồi vợ chàng xuất hiện một người phụ nữ vốn cũng rất vương giả nhưng cũng vì hoàn cảnh của chồng mà giờ đây phải lao đao, khốn khó chạy ngược xuôi để vay tiền. Sinh nhìn dáng vẻ gầy yếu, khốn khổ của vợ thấy thương vợ và cũng tự trách mình. Vợ chàng đang chạy khắp nơi để vay tiền đong gạo vì cái hũ gạo nhà chàng đã sạch từ bữa trước, rồi tiền nhà cũng sắp đến lúc phải đóng, buổi trưa khi bếp nhà ai cũng đỏ lửa thì bếp nhà chàng vẫn còn tro lạnh. Thế nhưng đói khổ là thế hai vợ chồng chàng vẫn chưa bao giờ cắn quẩn nhau mà vẫn dành cho nhau những tình cảm mặn nồng, đối xử tử tế với nhau bằng tất cả tình cảm chân thành nhất. Những lúc hoạn nạn thế này Sinh lại càng cảm thấy yêu thương vợ nhiều hơn. Thế nhưng tất cả đã thay đổi khi vợ chàng trót túng quá hoá liều.

Chàng đau khổ, dằn vặt, hận đời, trách mình và cũng trách đời vì miếng đói mà vợ chàng đã bán rẻ tấm thân của mình. Sinh xô ngã vợ, quăng đồ đạc trút tất cả nỗi căm giận, uất ức của mình vào đó. Cả bọc thịt, miếng giò thơm phức mà nãy chàng xuýt xoa cũng bị quăng vèo ra giữa nhà cùng với loảng xoảng bàn ghế, đồ đạc và người vợ của mình. Chàng chửi vợ, hận vợ đã bán rẻ nhân cách của mình vì cái đói. Trong lời chửi đó có cả những nỗi day dứt, oán hận chính bản thân mình. Chửi vợ và cũng là chửi đời, tất cả bao nhiêu nỗi đau khổ chàng dồn cả vào đó. Nhưng khi vợ đi rồi vì cái đói anh đã vứt hết liêm sỉ vơ miếng thịt mỡ vào mồm, ngấu nghiến nhai rồi lại ôm mặt khóc.

Chúng ta thấy nhân vật Sinh được khai thác chủ yếu qua suy nghĩ, hành động và đặc biệt là nội tâm. Nhân vật có những suy nghĩ và trăn trở rất đời, rất người, rất giống với chúng ta những người ở vào hoàn cảnh giống như vậy. Chỉ khi trong cái đói, trong hoàn cảnh hoạn nạn con người mới nhận thấy những giá trị đích thực của cuộc sống, mới có dịp nhìn lại những gì mình đã qua và trân trọng nó. Miêu tả nhân vật Sinh Thạch Lam đã đạt đến độ đỉnh cao của nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật. Những giằng xé, day dứt của anh trước cái đói, trước sự hy sinh đến đáng ghét của vợ làm người đọc cũng như đau cùng với nỗi đau của nhân vật.

Nhân vật Sinh đại diện cho những người trí thức tiểu tư sản những năm trước cách mạng tháng 8, những con người bị lâm vào cảnh khốn khổ, bước đường cùng vì cái đói và cái rét nhưng vẫn cố giữ cho mình phẩm chất trong sạch, cốt cách thanh cao. Thông qua nhân vật Sinh nhà văn Thạch Lam đã phơi bày hiện thực nghiệt ngã của xã hội, đã đẩy con người đi đến bước đường cùng như vợ Sinh phải bán mình để đổi lấy vài đồng bạc trụ qua cơn đói.

Khép lại trang văn nhưng những nỗi đau khổ uất ức của Sinh vẫn còn day dứt mãi, và ám ảnh mãi với người đọc. Với nhân vật Sinh Thạch Lam đã góp thêm hình tượng về nhân vật trí thức tiểu tư sản trước cách mạng bên cạnh các nhân vật nổi tiếng trên trang văn của Nam Cao. Cũng có thể khẳng định với truyện ngắn đói Thạch Lam đã chứng tỏ ngòi bút hiện thực xuất sắc cùng khả năng phân tích tâm lý nhân vật bậc thầy của mình.

Phân tích truyện ngắn Đói của Thạch Lam - mẫu 3

“Đói” là một trong những truyện ngắn hay nhất của Thạch Lam viết về những ảnh hưởng nghiệt ngã mà cái đói mang đến cho cuộc sống của con người; sự đối mặt, giằng xé của con người trước cái đói. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi triết lý nhẹ nhàng mà câu chuyện mang đến. Đó chính là niềm hy vọng về một cuộc sống biết yêu thương và sẻ chia, để không còn ai phải đi vào đường cùng như nhân nhân vật Mai và Sinh.

Như chính nhan đề của tác phẩm, “Đói” kể về một câu chuyện vô cùng oái ăm của một cặp đôi tiểu tư sản trí thức thất thời trong xã hội cũ, đó chính là Mai và Sinh. Sinh vốn là một là một người có cuộc sống rất ổn định, có công việc đầy đủ, cuộc sống hạnh phúc. Nhưng bây giờ, khi đã mất việc, cuộc sống của chàng rơi vào tình trạng sa sút, không có cái ăn. Chàng vẫn may mắn vì có vợ luôn đồng hành và yêu thương chồng. Mai đã phải chạy vạy khắp nơi, rời nhà từ lúc còn sáng sớm với mong muốn sẽ vay mượn được ít tiền để qua đợt khó khăn, đói khát này. Nhưng cuộc sống thật nghiệt ngã, ngay cả những người đã từng được vợ chồng chàng giúp đỡ cũng không hề đoái hoài đến họ. Lâm vào đường cùng, Mai đã đau đớn chấp nhận đi làm gái để lấy tiền sinh sống. Trở về, nàng đã mua rất nhiều đồ ăn ngon và nói dối chồng là được bà Hiếu giúp đỡ cùng với việc từ nay nàng sẽ đi buôn cau. Nhưng Sinh đã phát hiện ra những lời nói dối ấy, bởi một tờ giấy hẹn từ người đàn ông. Chàng cảm thấy đau đớn và phẫn nộ đến tột cùng, mắng nhiếc và đuổi Mai ra khỏi nhà mặc cho sự cầu xin của nàng. Sau khi Mai đi, do bị cái đói hành hạ, Sinh đã nhặt nhạnh những miếng thức ăn đang lăn lóc trên sàn ăn vội vàng. Truyện kết thúc ở sự đau đớn, xót xa đến bất lực của Sinh.

Qua câu chuyện nghiệt ngã của cặp vợ chồng Sinh và Mai, truyện ngắn “Đói” chứa đựng rất nhiều vấn đề về ý nghĩa của cuộc sống, là một câu chuyện chân thực về hậu quả của cái nghèo đói trong xã hội cũ. Truyện ngắn là bức tranh về cuộc sống của con người bị đè bẹp bởi cái đói trước Cách mạng tháng Tám. Dù trong hoàn cảnh ấy, cái mà họ còn sót lại duy nhất chính là tình yêu dành cho nhau, nhưng đến cuối cùng, chỉ vì để thoát ra khỏi hoàn cảnh, Mai đã phải bán đi thân mình, để đổi về những bữa ăn no. Con người đã không thể chiến thắng được hoàn cảnh, họ đã trở thành nô lệ cho hoàn cảnh. Thạch Lam không đơn giản chỉ là tái hiện lại bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, mà qua những trang văn ấy, ta nghe thấy cả một hồi chuông cảnh tỉnh, tố cáo một xã hội luôn đè nén, áp bức con người, một xã hội thiếu đi sự sẻ chia, thiếu đi tình yêu thương, khiến cho con người phải đi vào bước đường cùng.

Để có thể làm nổi bật lên tư tưởng chủ đề chính của tác phẩm, Thạch Lam đã tái hiện lại một cách rất chân thực cuộc sống của những con người nghèo khổ trước cái đói. Nhân vật Sinh là một chàng trai trí thức tiểu tư sản thất nghiệp, bất đắc chí, quyết giữ cho mình trong sạch trước hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống, nhưng đến cuối cùng cũng phải đầu hàng trước số phận của mình. Sinh xuất hiện trong một hoàn cảnh vô cùng éo le: chàng bị thất nghiệp, bị cái đói bủa vây. Trước đây, chàng có một công việc đầy đủ, thu nhập khá dư dả, nên cuộc sống khá sung túc. Nhưng từ khi tai họa ập đến,bị đuổi việc, cả hai vợ chồng đều không làm ra tiền nên cái nghèo đói ập đến với cuộc đời của Sinh. Nhân vật Mai là một người phụ nữ xinh đẹp, nhẹ nhàng, yêu thương chồng hết mực, luôn nghĩ đến cảm nhận và suy nghĩ của chồng nhưng bị cái đói dày vò khiến gầy gò, mệt mỏi. Mai xuất hiện trong con mắt của Sinh, từ âm thanh nghe tiếng vợ về, tiếng vén rèm cho đến thân hình “mảnh dẻ, gầy gò trong chiếc áo the mỏng phong phanh”. Mai vốn là cô gái sống phong lưu, sung sướng ở xóm cô đầu; sau khi cưới Sinh sống hạnh phúc ân ái. Thế nhưng, hiện tại, cô ngày ngày chạy vạy đi hỏi vay tiền, vay gạo… nhằm duy trì cuộc sống tối thiểu cho gia đình; điều đó làm thân hình cô gầy gò, đôi mắt cô “buồn rầu và sầu lo”, mệt mỏi với tình cảnh của mình. Hiện tại cả hai nhân vật phải sống trong cảnh đói khổ. Tất cả những đồ đạc trong căn phòng nhỏ, nơi mà họ đang sống chỉ còn là “Một cái bàn con xiêu vẹo bên góc tường, một cái chõng tre đã gãy dăm ba năm, một cái ấm tích mất bông và mấy cái chén mẻ, nước màu vàng… Trong cùng, một cái hòm da, dấu vết còn lại, của cái đời phong lưu độ trước…” Chỉ là những món đồ tồi tàn, tất cả những thứ có giá trị đều đã được họ mang đi cầm cắm để đổi lấy những bữa ăn qua ngày. Họ đang lâm vào tình trạng khốn khó, khổ sở vì bị cái đói dày vò. Họ không còn gạo, không còn tiền, đi vay khắp nơi mà không được, điều kiện tối thiểu của cuộc sống cũng không thể đáp ứng được.

Hoàn cảnh sống khổ sở, bị dày vò bởi cái đói đã khiến suy nghĩ và cách sống của con người thay đổi, điều này thể hiện rõ nhất qua nhân vật Sinh. Những suy nghĩ trái ngược trước và sau biến cố đã khiến Sinh hiểu ra nhiều điều. Trước đây, những thứ đơn giản như vài ba miếng đậu, hay một con cá rán trên chảo là những món ăn rất tầm thường đối với Sinh, thì giờ đây, khi quá đói, chàng lại cảm thấy chúng trở nên đáng giá đến lạ thường. Chàng thấy nhớ về những ngày trước: “Trước kia, khi nghe chuyện người ta tranh giành nhau vì miếng ăn, chàng vẫn mỉm cười khinh bỉ. Chàng cho rằng miếng ăn là một sự không đáng kể, chỉ có cái thanh cao trong sạch của linh hồn mới là cần”. Ấy vậy mà, khi nhìn lại bản thân của thực tại, mới nhận ra rằng “cái cần mạnh mẽ của miếng ăn là thế nào”, lúc này thì “sự trong sạch của linh hồn” cũng khó mà níu giữ được bản năng của con người trước cái đói. Cách nhìn nhận của chàng về những con người thuộc tầng lớp nghèo đói của xã hội: Chàng đã từng khinh ghét họ “chàng vẫn khinh và tự hỏi không biết họ sống để làm gì, sống để mà khổ sở, để mà đói rét, không biết sống đối với họ có ý nghĩa gì mà còn ham mê quyến luyến.” Thế nhưng, bây giờ “chàng lại ao ước được một miếng ăn như họ để sống qua cái rét mướt bây giờ…” vì chàng bị cái đói dằn vặt, hành hạ. Chính sự thay đổi của hoàn cảnh sống đã giúp Sinh nhận ra được những điều ý nghĩa, những giá trị khác nhau của các vấn đề trong cuộc sống. Giúp Sinh thay đổi cách nhìn về con người và về cách sống của chính mình, thể nghiệm cách sống và sự khốn khổ của tầng lớp bình dân mà chàng vẫn coi thường; để chàng hiểu thêm về cuộc đời này.

Cái đói chính là nguyên nhân dẫn đến bi kịch của vợ chồng Sinh. Có thể nhận ra rằng, Sinh là một người rất yêu thương vợ nhưng lại thiếu đi sự chia sẻ và thấu hiểu, ích kỉ chỉ nghĩ cho tự tôn của bản thân. Tình yêu thương đó đã bị đè bẹp bởi hiện thực, vì cái đói dẫn đến bi kịch của vợ chồng Sinh. Chàng là một người rất yêu thương vợ, đã bất chấp mọi phản đối và cưới vợ từ xóm cô đầu, sau đó sống hạnh phúc, ân ái. Khi thất nghiệp, đói kém; suy nghĩ lại về chính cuộc đời của mình, Sinh lại cảm thấy thương vợ của mình hơn bao giờ hết: “Nghĩ đến, Sinh lại đem lòng thương, thương người đàn bà xưa nay vẫn quen thói đài điếm phong lưu, mà bây giờ phải chịu khổ vì chàng…”. Khi chứng kiến sự vất vả chạy đôn chạy đáo của Mai, chàng rất đau lòng. Tuy thế, chàng không vất vả cùng vợ để lo cho cuộc sống, mà chỉ ở nhà để trông mong vợ xoay sở được. Khi phát hiện ra được người vợ của mình vì muốn kiếm tiền để mua đồ ăn mà đã sẵn sàng bán thân thể của mình, Sinh đã giận dữ chửi mắng vợ và đuổi vợ ra khỏi nhà, vì điều đó mâu thuẫn với quan điểm thà chết đói cũng phải giữ mình trong sạch của Sinh. Tuy chửi mắng và đuổi vợ đi, nhưng rõ ràng Sinh không thể chiến thắng được cái đói. Chàng đã chấp nhận để phẩm giá, tự trọng của mình đầu hàng mà “Khẽ đưa tay như ngập ngừng, sợ hãi, Sinh vớ lấy miếng thịt hồng hào”. Chàng vẫn không thể chiến thắng được cái đói, vẫn phải chấp nhận đầu hàng số phận mà lấy những miếng thức ăn đã bị chính chàng vứt bỏ đưa lên miệng ăn, để nuôi lấy chính mình. Còn Mai, trước đây, Mai vốn là một người phụ nữ sống trong sung sướng, phong lưu, vô cùng yêu thương chồng. Hiện nay, khi bị cái đói hành hạ, dày vò; nàng phải sống khổ sở trong tình trạng căn phòng tuyềnh toàng; ngày ngày chạy vạy vay tiền, đi hỏi hết người này đến người khác mà vẫn không thể vay mượn được để có bữa ăn. Đến bước đường cùng, Mai phải bỏ qua liêm sỉ, bán thân để ấy tiền mua đồ ăn cho chồng, cho mình. Lúc này, cái đói đã khiến Mai đã phải chấp nhận bỏ qua lòng tự trọng của cá nhân, bán rẻ danh tiết của mình. Như vậy, thông qua câu chuyện bi kịch của vợ chồng Sinh, Thạch Lam đã gửi đến cho bạn đọc một thông điệp về cùng ý nghĩa về cuộc sống. Chỉ vì quá đói mà đã khiến cho hai vợ chồng vốn yêu thương nhau trở nên mâu thuẫn. Chỉ vì quá đói mà khiến họ phải giẫm đạp lòng tự trọng, bán rẻ cả phẩm giá của mình. Truyện ngắn đã khơi dậy lòng trong tâm hồn người đọc lòng nhân ái và sự sẻ chia để có thể xây dựng lên một xã hội nhân ái và văn minh hơn. Tác phẩm là một câu chuyện, một lời khuyên ý nghĩa về việc đừng để đánh mất những giá trị của bản thân. Và cũng qua đó, Thạch Lam đã phản ánh thực trạng của xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, khi nhiều người còn không có nổi bát cơm để ăn qua ngày.

Không chỉ hấp dẫn người đọc bởi thông điệp giàu ý nghĩa, truyện ngắn còn thu hút người đọc bởi những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật. Đầu tiên, phải nhắc tới nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo. Đây là một trong những lý do làm nên sự thành công của tác phẩm, giúp cho nhân vật bộc lộ được tính cách cũng như phẩm chất của mình. Trong tác phẩm, Thạch Lam đã đặt nhân vật vào trong một hoàn cảnh vô cùng oái ăm, mang tính đối lập: từ một chàng trí thức giàu có, sung sướng; Sinh trở nên nghèo đói kiệt quệ đến mức không có nổi bữa ăn cho ra hồn. Từ một con người luôn khinh ghét bình dân đến lúc ao ước cuộc sống của họ. Từ một gia đình yêu thương thuận hòa dẫn đến cãi vã, đuổi đi, tan tác. Tất cả chỉ do cái đói. Tình huống truyện éo le, có vấn đề, đòi hỏi chính nhân vật phải đưa ra những cách giải quyết để giải cứu cho chính số phận của mình. Và cũng chính từ đó mà tính cách và các phẩm chất của nhân vật được bộc lộ rõ nét nhất: sự ích kỉ gia trưởng của Sinh, sự hi sinh và yêu thương của Mai.

Bên cạnh đó, không thể không kể đến nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo của Thạch Lam. Trong tác phẩm này, chỉ qua một vài đoạn đi sâu vào thể hiện cảm xúc của Sinh đã thấy được tài năng của Thạch Lam trong xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật. Khi nằm trên gác mà lắng nghe mọi âm thanh của cuộc sống phía dưới, vào đúng bữa cơm chiều, khơi gợi lại suy nghĩ trước đây và hiện tại của Sinh về những người nghèo khổ bình dân…có thể thấy được sự tinh tế của tác giả, vì đã nắm bắt được mọi cung bậc cảm xúc, sự thay đổi tâm trạng dù là nhỏ nhất của nhân vật; từ đó làm nổi bật dụng ý nghệ thuật của hình tượng nhân vật. Đoạn miêu tả sự giận dữ của Sinh khi phát hiện vợ chàng đi làm gái để lấy tiền mua đồ ăn; sự đấu tranh nội tâm gay gắt giữa việc có nên bỏ qua lòng tự trọng để ăn những thức ăn được mua từ “những đồng tiền dơ bẩn” với hiện thực là cái đói đang dày vò ghê gớm… Từ sự miêu tả cận cảnh tâm lí đầy sắc sảo này đã thấy được nét rất riêng trong phong cách xây dựng nhân vật của Thạch Lam, đó là đi sâu vào khắc họa nội tâm và cảm giác của nhân vật.

Thạch Lam còn gây ấn tượng với người đọc bởi chất văn nhẹ nhàng thấm thía, lời văn chân thực, gần gũi, giản dị. Giọng điệu lúc tâm tình nhẹ nhàng, có lúc lại trở nên rất sâu sắc và chân thành. Cùng với đó là nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn và các chi tiết, hình ảnh cũng được được chọn lọc rất kĩ càng. Diễn biến truyện hợp lí theo sát tâm trạng của nhân vật. Chính nhờ những yếu tố nghệ thuật ấy, mà tác phẩm đã tạo nên được những dấu ấn riêng biệt.

Nhận xét về các tác phẩm của Thạch Lam, Hà Văn Đức đã từng cho rằng: “Trái tim Thạch Lam đã không biết bao lần thổn thức trước những thân phận nhỏ bé, khổ đau ở cõi đời này”. Quả thật, đúng như vậy, Thạch Lam là một trong những nhà văn lớn thường hay dùng ngòi bút của mình để cảm thương cho số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội. Và “Đói” chính là một trong những tuyệt tác văn học thể hiện điều đó. Truyện ngắn là một câu chuyện rất ý nghĩa, sự thấm đẫm chất nhân văn là một trong những lí do giúp tác phẩm ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc bao thế hệ.

Phân tích truyện ngắn Đói của Thạch Lam - mẫu 4

Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn xuôi hiện đại. Các tác phẩm của Thạch Lam thường mang đậm chất trữ tình, lãng mạn và sâu sắc. Trong số những tác phẩm đó không thể không kể đền truyện ngắn "Đói. Tác phẩm này đã khắc họa chân thực cuộc sống khốn khổ của người dân nghèo trong xã hội cũ.

Truyện ngắn "Đói xoay quanh câu chuyện về gia đình bà cụ Thi - một gia đình nông dân nghèo khó đang phải đối mặt với nạn đói hoành hành. Bà cụ Thi già yếu, bệnh tật, không còn sức lao động, con trai thì đi làm ăn xa, con dâu thì ốm đau liên miên. Cả gia đình chỉ trông chờ vào mấy đồng tiền ít ỏi mà con trai gửi về. Nhưng năm ấy lại là nằm mất mùa, giá cả tăng cao, tiền bạc chẳng đủ để mua gạo. Gia đình bà cụ Thi dần rơi vào cảnh đói khát. Họ phải ăn rau dại, củ chuối, thậm chí là bắt chuột để cầm hơi. Cuộc sống của họ trở nên bế tắc, tuyệt vọng.

Trong hoàn cảnh đó, tình cảm gia đình càng được bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết. Bà cụ Thi thương con dâu ốm đau, thương cháu nội thiếu thốn. Con dâu cũng thương mẹ chồng, thương chồng con. Họ cùng nhau cố gắng vượt qua khó khăn, nhưng cuối cùng vẫn không thoát khỏi cái chết. Cái chết của họ là lời tố cáo đanh thép cho xã hội bất công, tàn bạo.

Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm, Thạch Lam đã tái hiện chân thực cuộc sống khốn khổ của người dân nghèo trong xã hội cũ. Ông đã lên án mạnh mẽ chế độ phong kiến thổi nát, tàn bạo đã đẩy người dân vào cảnh bần cùng, khốn khổ. Đồng thời, ông cũng ca ngợi tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của những người dân nghèo.

Truyện ngắn "Đói là một tác phẩm hay, giàu ý nghĩa nhân văn. Nó đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc và khó quên.

Đánh giá

0

0 đánh giá