Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ
Đề bài: Phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ của Nhất Băng
Phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ - mẫu 1
“Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được trời cao
Đố ai đếm được công lao mẹ già”
(Ca dao)
Mẹ là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca và văn chương, cũng bởi từ xưa đến nay mẹ là một người phụ nữ vô cùng đặc biệt. Mẹ là người luôn hi sinh, bảo bọc và yêu thương con cái, có thể nói mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đối với cuộc đời của mỗi con người. Nhắc đến đây, người đọc nhớ đến câu chuyện Cúc áo của mẹ của tác giả người Trung Quốc nổi tiếng đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc về tình mẫu tử thiêng liêng.
Nhất Băng là một tác giả người Trung Quốc với phong cách sáng tác đặc biệt, để lại rất nhiều dấu ấn khó phai trong trái tim độc giả. Câu chuyện Cúc áo của mẹ cũng là một câu chuyện xuất sắc như thế khi lồng ghép tình mẫu tử thiêng liêng vào từng câu văn, nhưng điều đặc biệt chính là câu truyện đã để lại trong lòng người đọc sự tiếc nuối, nỗi băn khoăn, suy nghĩ về mẹ của mình.
Câu chuyện viết về một người con trai dù đã lớn khôn và trưởng thành, thành công và đã đạt được thành tựu trong cuộc sống nhưng vẫn nhớ về một lần lầm lỗi với mẹ. Anh đã nhận ra một điều rằng mẹ luôn quan tâm, chăm sóc, hi sinh và dành cả đời tần tảo vì con, thế nhưng anh lại không hề nhận ra điều đó và làm mẹ buồn lòng. Cho đến khi mẹ qua đời thì anh mới nhận ra và cảm thấy vô cùng hối hận, buồn bã vì đã làm phiền lòng mẹ trong quá khứ.
Khi ngày xưa, gia đình còn nhiều khó khăn vất vả thì mẹ đã dành cho anh những điều tốt đẹp nhất bằng cách đan cho anh một chiếc áo với hàng cúc chữ “V” nhưng cậu bé lại cảm thấy vô cùng xấu hổ, bị khinh thường khi mình mặc một chiếc áo rẻ tiền. Cậu đã trách mẹ của mình nhưng không biết rằng mẹ đã cố gắng dành những điều tốt nhất của mình cho con. Khi nhận ra những suy nghĩ của con thì người mẹ đã lao vào làm việc cực nhọc, hết mình cho công việc vì biết rằng bản thân không thể đem đến cho con cuộc sống an nhàn, bình yên và hạnh phúc.
Vì làm việc quá vất vả nên người mẹ đã lâm bệnh nặng và qua đời, cho đến tận lúc này thì người con mới nhận ra sai lầm của bản thân trong quá khứ. Dù rất muốn xin lỗi người mẹ thân yêu của mình nhưng đã quá muộn. Anh ra sức học tập và làm việc thật chăm chỉ, hằng năm anh đều đến trước mộ của mẹ và chăm sóc, thể hiện sự hiếu thuận của mình nhưng tiếc rằng giờ đây mẹ đã không còn ở bên anh nữa. Trong một lần tham dự một buổi trình diễn thời trang, anh vô tình thấy hàng cúc áo chữ V giống với chiếc áo mẹ mình đan năm xưa, anh đã không khỏi xúc động và òa khóc nức nở. Lúc này đây, ta mới nhận ra được tình yêu mà người con dành cho mẹ là vô bờ bến, đồng thời tác giả còn gửi gắm thông điệp rằng phải hiểu cho bố mẹ của mình, không nên suy nghĩ phiến diện và bày tỏ sự bất kính với đấng sinh thành.
Đồng thời, câu truyện còn có một chi tiết rất đắt giá, gợi cho người đọc rất nhiều suy ngẫm đó chính là hàng cúc áo chữ V được sáng tạo bởi nhà thiết kế nổi tiếng, được mặc bởi những người mẫu hàng đầu thì lại được trân trọng. Qua đó có thể cảm nhận được thông điệp: thứ cao quý thì đôi khi vẫn bị cho là điều tầm thường, người đáng lí được coi trọng đôi khi cũng bị coi khinh. Ta cần phải cân nhắc trước khi hành động và nói điều gì.
Sự thành công của tác phẩm là sự hòa quyện giữa tình mẫu tử thiêng liêng và những triết lí sâu sắc. Khi đọc xong tác phẩm người đọc vẫn ấn tượng mãi không nguôi, đọng lại rất nhiều bài học để ghi nhớ và học tập. Qua đó, bạn đọc các thêm trân trọng và yêu thương mẹ của mình.
Câu chuyện Cúc áo của mẹ là một trong những câu truyện hay nhất viết về đề tài của mẹ và chắc chắn những giá trị mà tác phẩm đem lại sẽ mãi mãi in sâu trong trái tim bạn đọc.
Phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ - mẫu 2
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
Nếu tình yêu của người mẹ trong tác phẩm “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy được thể hiện một cách ấm áp và ngọt ngào qua những lời hát ru nhẹ nhàng thì tình yêu của người mẹ trong tác phẩm “Cúc áo của mẹ” lại được Nhất Băng thể hiện dưới một phương diện khác. Người mẹ này là một người phụ nữ vô cùng đặc biệt, mẹ hy sinh cả cuộc đời, thậm chí là cả sức khỏe để lo cho con cái. Tình mẫu tử thiêng liêng trong tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Nhất Băng là nhà văn chuyên nghiệp người Trung Quốc, tên khai sinh là Lỗ Nghĩa Bân. Ông là hội viên của Hội Nhà văn tỉnh Hồ Bắc, ông đã được trao nhiều giải thưởng quốc gia về truyện cực ngắn. Ông đã để lại nhiều tác phẩm giá trị cho nền văn học với phong cách sáng tác đặc biệt, để lại nhiều dấu ấn khó phai trong trái tim độc giả. Một trong những tác phẩm tiêu biểu và thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là tác phẩm “Cúc áo của mẹ”. Tác phẩm là một điểm nhấn nổi bật trong bộ sưu tập các tác phẩm về người mẹ của nền văn học nói chung. Tình mẫu tử thiêng liêng đã trải dài và thấm đượm trong từng câu văn của ông, từ đó câu truyện đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc mà đặc biệt là cảm xúc tiếc nuối, day dứt và băn khoăn khó tả.
Câu chuyện kể về chiếc áo cậu bé được tặng nhân ngày sinh nhật của tuổi 12, tưởng chừng như đó là chiếc áo mới mà người mẹ dành tặng cho mình nên cậu đã hãnh diện khoe với bạn bè. Đến khi phát hiện đó chỉ là một chiếc áo được may lại thì cậu liền tức giận với chính người mẹ của mình. Nhìn thấy người con của mình phải sống trong nghèo khổ nên người mẹ đã không quản đến sức khỏe để làm việc, bù đắp cho người con. Người mẹ đã làm việc đến kiệt sức, cho đến khi người mẹ mất đi thì người con mới nhận ra sai lầm của mình. Cậu quyết tâm sống thật tốt, thật thành công. Vào một buổi triển lãm nọ, cậu được nhìn thấy chiếc áo có hàng cúc giống với chiếc áo mà mẹ đã dành tặng cho mình. Cậu òa khóc trước mặt tất cả mọi người trong hội trường và kể lại câu chuyện về cuộc đời mình khiến cho mọi người đều phải lặng thinh, trầm ngâm suy nghĩ.
Người mẹ luôn hết lòng yêu thương con, luôn dành cho người con sự quan tâm và lo lắng vô điều kiện. Nhận thức được sự thiệt thòi của con khi trong suốt 12 năm phải mặc lại quần áo cũ, với tâm lý của một đứa trẻ chúng cũng chỉ biết nghĩ rằng tại sao chúng không được mặc quần áo mới như các bạn của chúng. Những đứa trẻ ấy khó co thể hiểu được những nỗi khổ của người làm cha, làm mẹ, nôic khổ cơm áo gạo tiền đeo bám họ. Ấy thế nhưng, người mẹ vẫn thấu hiểu cho nỗi buồn của con trai mình, người mẹ đã dốc tâm huyết may cho người con một chiếc áo mới mà con yêu thích. Có thể nói, tuy những người mẹ họ không thường xuyên nói họ yêu thương con họ nhiều như nào nhưng hành động của họ đã thể hiện tất cả. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng của những người mẹ cao cả. Tuy nhiên, những đứa con lại không hiểu người mẹ của mình, khi bị các bạn trêu chọc đã cắt nát món quà sinh nhật mà mẹ tặng. Khi chứng kiến cảnh chính con trai mình cắt nát vụn tình yêu thương của mình, người mẹ trong lòng vỡ vụn nhưng vẫn không nỡ đánh con. Phải chăng, chính người mẹ cũng đã quá bất lực với cái nghèo, cũng hiểu được nỗi lòng của người con trai mà người mẹ đã nhẫn nhịn giấu cảm xúc vào trong.
Người mẹ luôn cố gắng hết mình để cho con mình có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sau những sự việc đã xảy ra, người mẹ đã rất buồn lòng, và để con trai có thể có cuộc sống tốt hơn, đầy đủ hơn, không bị thiệt thòi so với các bạn đồng chăng lứa người mẹ đã làm việc hết sức mình. Người mẹ đã làm việc bất kể ngày hay đêm, làm việc quên ăn quên ngủ nhiều đến mức gầy sọp đi, đổ bệnh và ra đi mãi mãi mà không một lời từ biệt. Sự hy sinh của người mẹ lớn lao như thế nhưng đến cuối cùng vẫn chưa được đền đáp xứng đáng. Dù người con rất muốn xin lỗi mẹ nhưng đến bây giờ thì đã quá muộn màng. Mãi đến khi chiếc áo có hàng cúc chữ V được đưa lên sàn diễn thời trang như một tác phẩm nghệ thuật thì người con trai ấy mới nhận ra người mẹ thân yêu của mình vốn cũng là một người nghệ nhân tài giỏi.
Qua tác phẩm có thể thấy nghệ thuật kể chuyện của tác giả được thể hiện một cách rất tinh tế, sâu sắc. Những chi tiết nhỏ như cúc áo, hương sắc, những kỷ niệm tuổi thơ đã được khắc sâu trong tâm trí nhân vật, tạo nên một bức tranh đẹp đẽ về tình yêu thương gia đình. Cùng với cách kể chuyện dựa trên những kí ức, cảm xúc, Nhất Băng đã tạo ra một không gian ấm áp, đầy cảm xúc cho độc giả. Những câu chuyện nhỏ nhặt nhưng đầy ý nghĩa về tình mẹ con, về sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ đã khiến cho người đọc không khỏi xúc động. Qua nghệ thuật kể chuyện, tác giả không chỉ diễn đạt mà còn truyền đạt những thông điệp về tình yêu, sự hy sinh và sự quý trọng gia đình.
Có thể nói, thế giới mà ta sống có một loại tình yêu không hề bình thường- một tình yêu không điều kiện, thầm lặng và luôn chào đón ta đó là tình yêu của mẹ. Tác phẩm “Cúc áo của mẹ” đã thực sự tôn vinh lên tình mẫu tử thiêng liêng ấy. Nhất Băng quả là một nhà văn có tài khi khai thác chủ đề người mẹ qua một góc nhìn và qua một câu chuyện sâu sắc. Nhất Băng đã tạo nên một thi phẩm để lại dấu ấn in sâu trong trái tim bạn đọc cũng như để lại dấu ấn trên diễn đàn văn học. Hãy trân trọng và yêu thương người mẹ cao cả của chúng ta bởi họ là những người luôn luôn yêu ta vô điều kiện. Như James Joyce đã từng nói: “Bạn có thể không chắc chắn về bất cứ thứ gì trong thế giới hỗn độn và đầy lừa lọc này, trừ tình yêu của mẹ”.
Xem thêm các nội dung khác: