Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Thơ tự do là gì? Đặc điểm và tác dụng của thơ tự do giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Thơ tự do là gì? Đặc điểm và tác dụng của thơ tự do
1. Khái niệm về thơ tự do
- Khác với thơ cách luật, thơ tự do không có thể thức nhất định, không bị dàng buộc về số dòng, số chữ, vần, ...
- Khác với thơ văn xuôi, thơ tự do có phân dòng.
- Bài thơ tự do có thể là sự kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhua hoặc tự do hoàn toàn.
- Thơ tự do cuất hiện do nhu cầu giải phóng cảm xúc khỏi sự ràng buộc chặt chẽ của các quy tắc về hình thức, phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ.
2. Đặc điểm của thể thơ tự do
* Nhân vật trữ tình:
- Là người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ.
- Một người hoặc một giọng nào đó nói lên những cảm nhận, rung động, suy tư... của bản thân về con người và cuộc sống.
- Là con người “đồng dạng” của tác giả - nhà thơ hiện ra từ văn bản nhưng không đồng nhất giản đơn với tác giả.
* Hình ảnh, ngôn từ và cảm hứng chủ đạo.
- Hình ảnh trong bài thơ hiện lên qua việc tác giả sử dụng:
+ Các từ ngữ: tượng thanh, tượng hình, từ láy,...
+ Các biện pháp tu từ -> gợi cho người đọc cảm nhận về bức tranh đời sống thông qua các giác quan (thị giác, thính giác). Giúp nhà thơ miêu tả sống động hoặc truyền tải tư tưởng, cảm xúc mạnh mẽ.
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ: Là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt, tràn đầy, bao trùm, xuyên suốt tác phẩm, gắn với một tư tưởng, một cách đánh giá của tác giả. Những dạng cảm hứng chủ đạo trong thơ có thể kể đến là cảm hứng anh hùng, cảm hứng tự hào, cảm hứng bị thương, cảm hứng trào lộng.....
- Tự do sáng tạo không gò bó: Thơ tự do tạo cho người viết một bãi đất hoàn toàn không gian để thể hiện ý tưởng, cảm xúc và tư duy của họ một cách tự do và độc đáo. Trong thế giới thơ tự do, nhà thơ không phải tuân theo bất kỳ quy tắc nào về hình thức hay cấu trúc, và điều này khơi gợi sự sáng tạo tuyệt đối.
- Sử dụng đa dạng kỹ thuật thơ: Thơ tự do có thể tự do sử dụng mọi loại kỹ thuật thơ, từ tu từ tinh tế, ẩn dụ sâu sắc, so sánh tưởng tượng, nói bóng đầy tính sáng tạo, nói giảm tạo nên sự bí ẩn, nói tránh để tạo cho bài thơ một tầng sâu và phức tạp. Việc sử dụng những kỹ thuật này làm tăng tính sáng tạo và độc đáo của bản thơ.
- Tự do về hình thức và khung cảnh: Thơ tự do không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy tắc nào về khổ thơ cố định. Mỗi bài thơ có thể tự do thay đổi số lượng dòng, từ ngữ, và cấu trúc tùy thuộc vào ý muốn và cảm nhận của tác giả. Tính đa dạng trong hình thức và khung cảnh của thơ tự do mở ra một không gian sáng tạo rộng lớn, giúp thể hiện đa dạng và sự tự do biểu đạt một cách tối đa.
- Âm thanh không giới hạn: Thơ tự do không bị ràng buộc bởi vần điệu hay nhịp điệu nhất định. Tác giả có tự do tuyệt đối để sử dụng bất kỳ từ hoặc âm tiết nào mà họ cảm thấy phản ánh tốt nhất ý muốn của mình. Điều này tạo ra một không gian âm thanh đa dạng và cho phép tạo ra hiệu ứng âm thanh độc đáo để làm nổi bật thông điệp thơ.
- Tự do về ngữ pháp và chính tả: Thơ tự do không bắt buộc tác giả phải tuân theo ngữ pháp hay chính tả chuẩn. Điều này mở ra cánh cửa cho sự đột phá và sáng tạo trong việc viết sai chính tả, cắt ngắn câu, lặp từ, hoặc thậm chí sử dụng các ký hiệu đặc biệt. Tất cả những thay đổi này có thể được sử dụng để tăng cường tính biểu cảm và đưa ra thông điệp một cách mạnh mẽ hơn.
- Tự do biểu đạt xã hội và cá nhân: Thơ tự do không chỉ là một phương tiện sáng tạo mà còn là một công cụ mạnh mẽ để thể hiện quan điểm về các vấn đề xã hội, chính trị, văn hóa, hay cá nhân. Tác giả có tự do tuyệt đối để phản ánh những vấn đề này một cách trung thực và khách quan, không bị ràng buộc bởi bất kỳ quan điểm hay định kiến nào đã có sẵn. Thơ tự do là một kênh biểu đạt tự do và thể hiện tinh thần sáng tạo trong việc thảo luận về các chủ đề quan trọng của cuộc sống.
3. Tác dụng của thơ tự do
Thể thơ tự do không giới hạn, như một bản hòa nhạc vô giới đang chờ những nhạc sĩ của từng ngôn ngữ đến để sáng tạo. Nó là một lối đi mở, không bị ràng buộc bởi các quy tắc cụ thể về số lượng, cấu trúc câu thơ, hay vần điệu. Thể thơ tự do không đòi hỏi nhà thơ phải tuân theo bất kỳ định luật nào, mà thay vào đó, nó mở cửa cho tác giả tự do biểu đạt ý tưởng và cảm xúc của mình theo cách mà họ thấy phù hợp.
Như một ngọn đèn sáng trong ngành nghệ thuật văn học, thể thơ tự do đã làm nên một cuộc cách mạng, đặc biệt là với các nhà thơ và tác giả. Nó đã mang lại sự độc đáo và linh hoạt, cho phép họ chạm vào tầm cao mới trong sáng tạo thơ ca. Thể thơ tự do là một mảng đất mở, cho phép ngôn ngữ bay cao và tự do, đánh thức tâm hồn và kích thích trí tưởng tượng. Đây không chỉ là một biểu tượng của sự đổi mới trong nghệ thuật thơ, mà còn là một nguồn cảm hứng cho những ai đam mê viết và sáng tạo bằng từ ngữ.
Thể thơ tự do, với tính độc đáo của nó, đã giúp các nhà thơ giải phóng tài năng sáng tạo của mình khỏi những ràng buộc cứng nhắc của thể thơ truyền thống. Nó mở ra một không gian sáng tạo rộng lớn, mời gọi họ vào cuộc phiêu lưu mà không bị bất kỳ quy tắc nào làm trở ngại. Thể thơ tự do không chỉ là một thư viện từ ngữ đa dạng, mà còn là một bức tranh vô tận, nơi những hình ảnh và biện pháp tu từ có thể tự do diễn ra mà không gặp bất kỳ sự cản trở nào. Những từ ngữ mới mẻ, những hình ảnh độc đáo, và những biện pháp tu từ đầy táo bạo bắt đầu trỗi dậy trong thế giới thơ tự do, phản ánh đời sống và tâm trạng của các nhà thơ một cách chân thực và độc đáo.
Thể thơ tự do không ngừng thách thức và kích thích những tài năng sáng tạo trong việc khám phá và phát triển những khía cạnh mới của ngôn ngữ. Nó là một cuộc hành trình sâu rộng qua vùng đất chưa được khám phá của từ ngữ, tạo ra những hiệu ứng âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa bất ngờ. Thể thơ tự do không chỉ là một biểu tượng của sự đổi mới trong nghệ thuật thơ, mà còn là một lời kêu gọi cho sự tự do và sáng tạo tối đa trong việc sáng tạo văn học. Thể thơ tự do không chỉ là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thơ, mà còn là một lực lượng biến đổi và phát triển nền văn hóa một cách to lớn. Nó không ngừng góp phần làm phong phú và đa dạng hóa nền văn học bằng cách đổ đầy sự sáng tạo và độc đáo vào thế giới thơ.
Thể thơ tự do đã tạo nên một đám mây màu sắc đa dạng trong bầu trời thơ ca. Nó không chỉ mang lại những sắc thái mới cho thơ, mà còn tạo ra những trường phái, phong cách và xu hướng mới trong văn học. Các nhà thơ tự do đã dũng cảm thách thức những quy tắc cố định, tạo ra những tác phẩm đầy thú vị, đa chiều, và đôi khi thậm chí gây tranh cãi. Những bài thơ tự do này đã làm tươi đẹp và phong phú thêm bức tranh văn học đương đại. Thể thơ tự do không chỉ là một biểu tượng của sự sáng tạo và đổi mới, mà còn là một công cụ để nâng cao giá trị nghệ thuật và truyền đạt của thơ ca. Nó đã giúp mở ra những cánh cửa tới những trải nghiệm và cảm nhận khác biệt và sâu sắc đối với người đọc. Các tác phẩm thơ tự do thường là một cuộc phiêu lưu ngôn ngữ, đưa ta vào một hành trình tinh thần đầy bất ngờ và tiềm năng.
4. Phân biệt thơ tự do với các thể thơ khác
Thể thơ |
Đặc điểm - Cách nhận biết |
Thơ tự do |
Là thể thơ hiện đại, thể hiện được sự cái tôi và sự phá cách, sáng tạo của người thi sĩ. Trong một bài thơ tự do, số chữ trong câu, số câu trong một khổ và số lượng khổ thơ của toàn bài đều không bị giới hạn. Các quy luật về hiệp vần, bằng trắc cũng vô cùng linh hoạt, tùy theo cảm xúc và chủ ý của người viết. |
Thơ lục bát |
- Là một trong những thể thơ lâu đời nhất của dân tộc. Thơ được đặc trưng bởi các cặp thơ gồm một câu thơ 6 chữ và một câu thơ 8 chữ, được sắp xếp nối tiếp và xen kẽ với nhau. Thông thường câu lục sẽ mở đầu bài thơ và câu bát dùng để kết bài. Một bài thơ lục bát không giới hạn số lượng câu. Thể lục bát xuất hiện nhiều nhất là ở các bài đồng dao, ca dao hay trong lời mẹ ru. - Luật bằng trắc trong thể lục bát được thể hiện như sau: + Câu 1, 3 và 5: Tự do về thanh + Câu 2, 4 và 6: Câu lục tuân theo luật B – T – B, câu bát tuân theo luật B – T – B – B - Cách gieo vần của thể thơ lục bát vô cùng linh hoạt. Có thể gieo vần bằng ở tiếng cuối câu lục, và tiếng cuối này lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát nối tiếp. Sau đó tiếng cuối của câu bát này lại hiệp với tiếng cuối của câu lục tiếp theo… Cứ như vậy cho tới khi hết bài thơ. |
Thơ bốn chữ |
- Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 4 chữ, trong bài không giới hạn số lượng câu. - Luật bằng – trắc trong thể thơ này là: chữ thứ 2 và chữ thứ 4 có sự luân phiên T – B hoặc B – T - Cách gieo vần: Thể thơ bốn chữ có cách gieo vần khá linh hoạt, có thể hiệp vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, vần lưng… |
Thơ năm chữ |
Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 5 chữ, trong bài số câu không bị giới hạn. Quy luật bằng trắc và cách gieo vần giống với thể thơ 4 chữ ở phía trên. |
Thơ thất ngôn bát cú |
Thể thất ngôn bát cú đường luật (gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ): Cấu trúc là 2 câu đầu (mở đề và vào đề), câu 3 và 4 (câu thực), câu 5 và 6 (câu luận), câu 7 và 8 (câu kết) |
Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật |
- Thơ đường luật là một thể thơ cổ bắt nguồn từ Trung Quốc. Khi được du nhập vào Việt Nam, ông cha ta đã có sự kế thừa những tinh hoa của thể thơ này và kết hợp với những yếu tố thuần Việt. - Tính quy luật của thể thơ này vô cùng nghiêm ngặt và không thể bị phá vỡ. Số chữ trong một câu và số câu trong cả bài thơ sẽ quyết định quy luật của bài thơ - Thể thất ngôn tứ tuyệt (gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ) |
5. Tập làm một bài thơ tự do
Mùa hè
Ve kêu đã tự khi nào
Mà ta cứ nghĩ mới vào đầu thu
Trường mới giờ đã thành xưa
Ngày nào mới đến giờ xa mất rồi
Bốn năm cứ nghĩ là dài
Cứ nghĩ học mãi học hoài chả xong
Bây giờ lại nhớ lại mong
Mái trường xưa cũ phượng hồng mùa thi.
Lẽ sống
Lẽ sống tình đời sống khắp nơi
Sống đời có ích tệ sống chơi
Ai làm trăm sự cho ta sống
Cớ sao tham sống chỉ hại đời
Lẽ sống tình đời sống khắp nơi
Sống đẹp xem ai quyết xây đời
Tự tránh xa hoa nơi đàng điếm
Trần thế không nên sống ham chơi
Vui sao sống đẹp mãi sáng ngời
Ghi dấu sáng danh nghĩa tình đời
Nhân văn ghi chép thiên niên kỷ
Nghĩa tình cao cả với con người.
6. Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
Mẫu 1 - Bài thơ Đợi mẹ
Bài thơ Đợi mẹ của nhà thơ Vũ Quần Phương là bài thơ viết theo thể thơ tự do mà em ấn tượng nhất. Bài thơ với các câu thơ dài ngắn bất đồng, không theo một quy luật cố định nào. Đặc biệt, có những câu thơ còn được tạo nên từ hai câu ngắn. Đặc điểm thú vị đó đã khiến bài thơ đồng nhất với mạch cảm xúc phập phồng của người con khi đang chờ mẹ về. Sự gắn kết giữa những dòng thơ với thủ pháp gieo vần lưng, đã nối các cung bậc cảm xúc ấy lại, tạo thành một dải nối liền. Nhân vật trữ tình là một em bé, đang chờ mẹ đi làm đồng chưa về. Điệp ngữ “em bé nhìn” xuất hiện ba lần đã khắc họa rõ hành động của em. Em đang chờ mẹ, chờ sự xuất hiện của mẹ từ các hướng xung quanh mình. Đầu tiên em nhìn lên cao, nhìn vâng trăng nhưng không thấy mẹ. Rồi em nhìn ra ra trước mặt, xa xắm - đó là cánh đồng lúa, nhưng nó đã lẫn vào bóng tối rồi nên em chẳng thấy mẹ. Cuối cùng em nhìn vào trong nhà, nơi vốn phải ấm áp nay lại lạnh lẽo trống trải, bởi mẹ vẫn chưa về, nên bếp lửa còn chưa nhen. Dường như, cả trăng, cả cánh đồng, cả bếp lửa và cả đom đóm đều cùng em bé nhớ mẹ. Tất cả nằm im, không làm gì cả, chỉ ngồi đó và khắc khoải chờ mẹ mà thôi. Cuối cùng, nỗi nhớ ấy đã được bộc bạch trực tiếp qua hình ảnh “chờ tiếng bàn chân mẹ”. Trời đã tối quá rồi, em không thể nhìn thấy dáng mẹ bằng mắt trong đêm đen, nên chuyển sang ngóng đợi tiếng bàn chân của mẹ. Đó là âm thanh mẹ đang lội bùn ì oạp ở đồng xa. Cuối bài thơ, người mẹ đã trở về nhà nhưng con đã ngủ quên mất. Người con ngủ say rồi nhưng vẫn còn chờ mẹ. Sự chờ đợi ấy đi theo em cả vào giấc mơ, ngự trị trong tâm trí non nớt của em. Chính vì vậy, mà tác giả đã hoán dụ hình ảnh người con trong “nỗi đợi vẫn nằm mơ”. Qua bài thơ Đợi mẹ, em cảm nhận được tình yêu thương thuần khiết và sâu sắc của người con dành cho mẹ của mình. Dù trời đã tối, dù xung quanh có những sự vật tươi đẹp như trăng non, đom đóm, hoa mận… thì em vẫn chỉ chăm chú đợi mẹ về. Mẹ là tất cả yêu thương, là tất cả nỗi mong chờ, là cả thế giới của em. Tình mẫu tử đã hiện lên qua bài thơ thiêng liêng như thế đó.
Mẫu 2 - Bài thơ Những cánh buồm
Bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông là một tác phẩm gợi lên trong em rất nhiều những rung động. Hình ảnh hai cha con trong bài thơ thật ấm áp và thân thiết. Hành động nắm lấy tay con, dắt con đi, rồi mỉm cười xoa đầu con nhỏ của người cha khiến em cảm động vô cùng. Những hành động ấy thật gần gũi và bình dị. Như người cha yêu dấu vẫn thường làm với em. Qua đó, em như cảm nhận được tình cảm ấm áp, yêu thương trìu mến mà người cha dành cho đứa con của mình. Chính ông đã khơi gợi lên những tò mò, thích thú về thế giới xa lạ ngoài kia cho đứa con của mình. Thôi thúc đứa trẻ ấy đứng lên và khám phá những điều mới mẻ. Đó chính là sự bao la của tình cha vĩ đại. Và người con lớn lên trong tình thương ấy, cũng quấn quít và yêu thương cha của mình. Trong suy nghĩ non nớt, đứa trẻ đã mong mỏi mượn của cha cánh buồm trắng để rong ruổi ra khơi. Chính suy nghĩ ấy đã cho thấy sự tin tưởng, kính yêu mà người con dành cho cha mình. Cũng như trong tâm trí em, người cha luôn là mái nhà kiên cố nhất có thể che chắn mọi điều, không nề hà khó khăn. Những rung cảm về tình phụ tử thiêng liêng và ấm áp ấy, đã được bài thơ Những cánh buồm khơi gợi và ấp ủ trong em.
Xem thêm các nội dung khác: