TOP 20 Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha 2025 SIÊU HAY

3.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha

Đề bài: Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 1

Phan Thị Kim Phúc, “em bé Napalm” trong bức ảnh gây chấn động thế giới về chiến tranh Việt Nam, đã phải chịu những vết thương sâu sắc cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi trưởng thành, Kim Phúc đã tha thứ cho những người ở bên kia chiến tuyến, những kẻ đã trực tiếp gây ra những nỗi đau cho cô. Kim Phúc nói: Sự tha thứ giải thoát tôi khỏi lòng thù hận. Vẫn còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi, và sự đau đớn vẫn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng tâm tôi nay đã được an lành.

TOP 20 Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha 2025 SIÊU HAY (ảnh 1)

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 2

Thay vì trừng phạt những kẻ bại trận (Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ), trong buổi lễ sau khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc, Abraham Lincoln đã phát biểu: “Chúng tôi không ác tâm với bất kỳ ai, hãy để chúng tôi nỗ lực làm trọn công việc của mình để hàn gắn đất nước”.

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 3

John Wast, cựu binh Mỹ, sau cuộc chiến đã mang trả lại kỉ vật cho gia đình liệt sĩ Bùi Đức Hưng, người lính Bắc Việt đối đầu với ông năm xưa. Khi đó, cánh chim bồ câu được khắc khéo léo ở mặt trong chiếc mũ lỗ chỗ vết đạn ấy làm ông giật mình, nhận ra tình yêu hòa bình lớn lao trong lòng người lính bên kia chiến tuyến. Suốt 46 năm qua, cựu binh Mỹ đặt kỷ vật chiến trường ấy trên kệ sách và coi như lời nhắc về giá trị của hòa bình, cho đến khi trao trả lại cho gia đình liệt sĩ Hưng, như một lời tạ tội.

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 4

Người dân Việt Nam ta, trong chiến tranh, lính Mỹ đã làm rất nhiều việc độc ác nhưng khi họ bị thương hoặc rơi vào hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc. Những người nông dân Việt Nam ta vẫn sẵn lòng bao dung, vị tha và đối xử tốt với họ. Để rồi khi hoà bình lập lại, những người lính Mỹ năm xưa đã quay trở lại Việt Nam để nói lên lời cảm ơn chân thành nhất.

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 5

Người xưa có câu “Một điều nhịn chín điều lành”, tục ngữ đó là bài học vô vô cùng bổ ích về lòng vị tha. Đứng ở vị trí một người cần tha thứ ta sẽ thấy ý nghĩa của lòng vị tha quan trọng đến nhường nào. Vì vậy nhịn là đức tính nhẫn nại, nhún nhường để nhận lại những điều bổ ích nhất.

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 6

Mahatma Gandhi là thủ lĩnh tinh thần phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ, là một vị lãnh tụ đáng kính được cả dân tộc tôn kính. Nhưng đáng tiếc thay, ông lại bị sát hại bởi chính người Ấn. Trước lúc ngã xuống, Gandhi đã để tay lên trán mình. Sau khi tìm hiểu tôi mới hiểu rằng hành động này trong Ấn Độ giáo có nghĩa là "Tôi tha thứ cho bạn". Gandhi không hề nói ra thành lời nhưng ông đã thể hiện lòng bao dung bằng tất cả chút sức lực mà ông còn lại. Còn chuyện gì khó hơn là tha lỗi cho chính kẻ đã tước đoạt mạng sống của mình? Gandhi có thể lựa chọn cách ứng xử khác là thù hận và kêu gọi trả thù người đã bắn mình. Nhưng làm vậy thì ông liệu có thanh thản ra đi? Có lẽ chính vì muốn tâm hồn được an nhiên, nhẹ nhõm, không còn bận tâm chuyện gì trong phút cuối cùng nên ông đã làm như thế. Chính lòng vị tha đã càng tô đậm thêm vẻ đẹp phẩm chất của người thủ lĩnh, khắc tạc lên sức sống bất diệt của ông, là tấm gương để thế hệ sau noi theo và chính là đỉnh cao của sự trả thù. Người đã ra tay với Gandhi chắc hẳn rất bất ngờ về hành động của ông và trong giây phút đó, có lẽ hắn nhận ra lỗi lầm to lớn của mình. Nhưng rồi vị tha cũng đã cho con người ta cơ hội sám hối và kéo chúng ta bên bờ vực của sự sa ngã, ranh giới giữa người và quỷ. Vị tha là một phương thuốc chữa lành kỳ diệu.

TOP 20 Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha 2025 SIÊU HAY (ảnh 2)

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 7

Trong lịch sử dân tộc, lòng khoan dung vẫn luôn là một truyền thống tốt đẹp của dân ta. Giống như khi quân và dân ta anh dũng đánh bại giặc Minh, dù thắng nhưng ta không diệt giặc đến cùng mà vẫn mở cho họ con đường sống, để họ trở về với cuộc sống lương thiện. Hành động đẹp đó đã được thi sĩ Nguyễn Trãi khắc họa lại trong thi phẩm Bình Ngô Đại Cáo:

 

"Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền
Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa"

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 8

Theo lời dạy của nhà Phật: “Hận thù nên gỡ bỏ, không nên giam cầm". Thật vậy, hận thù chỉ nên gỡ bỏ chứ đừng giam cầm nó. Cũng như khi ta biết tha thứ cho người khác, ta sẽ cảm thấy tâm hồn mình được bình yên và thanh thản hơn rất nhiều, lòng khoan dung sẽ đem đến cho ta một niềm hạnh phúc đích thực và to lớn.

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 9

Cha mẹ là người luôn dành sự khoan dung, vị tha cho con cái. Khi chúng ta mắc lỗi, cha mẹ chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở, khuyên bảo để giúp nhận ra sai lầm. Dù con cái có mắc lỗi lầm lớn, nhưng cha mẹ vẫn dành sự vị tha, dang rộng vòng tay chào đón chúng ta về nhà.

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 10

Elizabeth Fry sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả. Cô đã đến thăm nhà tù Newgate, thấy họ bị đối xử tệ, cuộc sống khổ cực. Bằng tình yêu thương và lòng khoan dung, cô đã tình nguyện giúp đỡ họ.

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 11

“Nhân bất thập toàn” - ý chỉ đã là con người thì chẳng ai có thể hoàn hảo hay tốt đẹp đến mức tuyệt đối. Ai trong mỗi người chúng ta cũng từng hơn một lần mắc lỗi với những người xung quanh hay với chính mình. Sai lầm đó có thể đến từ những suy nghĩ, hành động bồng bột, nông nổi hoặc do hoàn cảnh khách quan tác động,... Nhưng nếu ta cứ luôn trách móc, chê bai, chế giễu lỗi lầm của người khác thì sẽ ra sao? Không chỉ không cảm thấy bình yên nơi tâm hồn, mà chính cá nhân ta sẽ ngày một tiêu cực đi bởi hành động soi mói, trì triết sai phạm của người khác. Vì vậy hãy rộng lượng bỏ qua sai lầm và trao cho họ cơ hội để sửa đổi bởi lẽ ẩn sâu bên trong mỗi con người đều có những đức tính tốt đẹp, đáng được trân trọng và nâng niu.

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 12

Sự khoan dung thể hiện trong lý tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời, Người chỉ mong muốn xây dựng một đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Những phẩm chất cao quý ấy được hội tụ và tỏa sáng trong tư tưởng, cử chỉ, lời nói và việc làm của Người, mà bất cứ ai, bất cứ người nào, khi gặp, tiếp xúc với Người đều yêu mến, ngưỡng mộ. Nhà báo Xô viết Ôxíp Manđenxtam đã viết: “Dân tộc An Nam đáng yêu, một dân tộc rất lịch thiệp và độ lượng, rất ghét những gì thái quá. Dáng dấp của con người đang ngồi trước mặt tôi đây, Nguyễn Ái Quốc cũng đang tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị… Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai.”

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 13

Một lần, trường học tổ chức đi chơi dã ngoại. Do mẹ đang bị ốm, bố thì đi làm xa, em gái không ai trông nom nên em không thể đi với lớp được. Hạnh dù biết hoàn cảnh em như vậy nhưng vẫn cố tình nói với các bạn rằng em tiếc tiền và không muốn chơi với các bạn trong lớp. Sau hôm đó, một số bạn xa lánh và không còn chơi với em. Sau đó mấy hôm, trong một lần Hạnh đang chơi trò nhảy dây thì bị ngã, em liên chạy vội lại cõng bạn lên phòng y tế băng bó, Hạnh cảm ơn và ân hận về hành động của mình. Trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, Hạnh đã xin phép cô giáo đứng dậy xin lỗi em và nói rõ sự thật để các bạn không còn hiểu lầm em nữa. Em tha lỗi cho bạn và mọi người lại chơi vui vẻ với nhau.

Dẫn chứng về sự bao dung lòng vị tha - mẫu 14

Lãnh tụ Ấn Độ Mahatma Gandhi đã thể hiện lòng vị tha khi đối xử với các nhà cầm quyền Anh và những người chống đối ông. Thay vì căm phẫn và báo thù, ông luôn khuyến khích phương pháp phi bạo lực và tôn trọng tất cả mọi người, thể hiện lòng vị tha và sự nhân từ.

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 15

Thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa lỗi lầm mà bạn gây ra cho mình.

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 16

Bạn vẫn đối xử tốt với người đã đối xử tệ bạc với mình.

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 17

Không khoan dung chúng sinh, không tha thứ chúng sinh, khổ là chính mình. (Phật học Trung Hoa)

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 18

Bỏ qua lỗi nhỏ của một bạn trong lớp đối xử không tốt với mình.

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 19

Sự khoan dung là món quà lớn nhất của tâm hồn; nó đòi hỏi nỗ lực của bộ não cũng nhiều như khi bạn phải giữ thăng bằng khi đi xe đạp. (Helen Adams Keller)

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 20

Sự khoan dung là sợi dây xích vàng gắn kết xã hội lại với nhau. (William Blake)

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 21

Trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp, Bác Hồ đã đề cao tinh thần vị tha và khoan dung đối với quân địch. Bác đã ra lệnh không phạm tội dân và tù binh Pháp, đồng thời tạo điều kiện cho những binh sĩ Pháp muốn chuyển hóa và tham gia vào cuộc sống mới.

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 22

Trong cuộc đối thoại với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bác Hồ đã tha thứ cho những sai lầm của Đại tướng trong quá trình chiến đấu, đồng thời khuyến khích và động viên ông tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp cách mạng.

Dẫn chứng về sự bao dung, lòng vị tha - mẫu 23

Bạn tha thứ cho người mà trước kia đã hiểu lầm và nói xấu bạn.

Bài văn viết về sự bao dung, vị tha - mẫu 1

Có người từng nói: “Tâm hồn chúng ta sẽ bị gánh nặng to lớn nhất khi chúng ta mang theo sân hận và thù ghét”. Trong một thời đại hiện nay, nơi cá nhânism trỗi dậy, chúng ta cần trân trọng hơn giá trị của lòng bao dung trong cuộc sống.

Bao dung, đó là một việc thiêng liêng, khi ta sẵn lòng tha thứ cho lỗi lầm của một ai đó mà không đặt điều kiện. Chúng ta làm điều này vì muốn người khác có cơ hội hồi hướng, sửa chữa sai lầm và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Không chỉ vậy, bao dung cũng là vì chính bản thân ta. Tha thứ cho người khác giúp tâm hồn ta trở nên nhẹ nhàng, thanh thản, không phải chịu gánh nặng của sân si, thù hận. Từ đó, cuộc sống của ta trở nên tích cực và ý nghĩa hơn.

Có thể kể đến sư cô Giác Lệ Hiếu như một minh chứng sống động cho lòng khoan dung. Trong suốt quá trình thuyết giảng, sư cô luôn phải đối mặt với những bình luận tiêu cực, thậm chí là những lời lẽ xúc phạm, tấn công. Nhưng sư cô vẫn luôn tiếp nhận mọi ý kiến, “nếu họ nói đúng, ta sửa; còn nếu họ nói sai, ta tha thứ cho họ”.

Những người có lòng bao dung luôn hướng mọi hành động của mình về phục vụ người khác, phục vụ xã hội. Luôn hành động vì lợi ích chung của mọi người, đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Trong công việc, họ tự giác và không né tránh trách nhiệm, luôn chịu gánh vác phần của mình, không lười biếng. Khi gặp khó khăn, họ sẵn sàng gánh vác trọng trách mà không sợ hãi, không ganh tỵ hay tính toán.

Lòng bao dung mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Chỉ thông qua sự hy sinh, tinh thần tự bỏ đi, mới có thể đánh bại được lòng vị kỷ và chủ nghĩa cá nhân. Lòng bao dung giúp ta sống an lành và thanh thản, tâm hồn được yên bình. Sống với lòng bao dung giúp môi trường xã hội trở nên hòa thuận hơn, cuộc sống chung được nâng lên tầm cao mới.

Lòng bao dung còn có khả năng lan tỏa sự tha hóa, giúp những người đã lạc lối tìm lại niềm tin vào bản thân và trở lại cuộc sống đạo đức. Lòng bao dung cũng có thể biến hoàn cảnh khó khăn trở nên tươi đẹp hơn. Bởi đó là lối sống phù hợp với tinh thần bao dung không phải là sự chấp nhận, che giấu những việc làm sai trái, những hành động ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. Không bao dung mù quáng, chỉ tha thứ cho những ai biết nhận ra sai lầm và sẵn lòng sửa chữa. Nhưng không tha thứ cho những người liên tục mắc lỗi và không học được từ sai lầm, đi ngược lại với tinh thần bao dung mà ta dành cho họ, những người đó sẽ phụ thuộc vào sự dung túng của ta và không có cơ hội học hỏi, đồng nghĩa với việc ta làm người trung gian đễ họ tiếp tục mắc lỗi.

Tóm lại, lòng bao dung là một phẩm chất đạo đức cao quý, là di sản quý báu của dân tộc ta. Lòng bao dung là sự chấp nhận những sai lầm mà người khác gây ra cho mình, giúp chúng ta biết tha thứ. Vì vậy, để cuộc sống thêm tươi đẹp và giàu lòng người hơn, mỗi người hãy sống chân thành, luôn bao dung và độ lượng, trân trọng lòng bao dung với mọi người.

Bài văn viết về sự bao dung, vị tha - mẫu 2

Tyler Perry đã từng nói rằng: “Khi bạn không tha thứ cho một ai đó, tức là bạn đang quay lưng lại với tương lai của mình. Khi bạn bao dung, điều đó có nghĩa bạn đang tiến về phía trước”. Quả thật đúng như vậy, trong cuộc sống bộn bề những lo toan, với biết bao điều có thể xảy đến, bao cảm xúc phải trải qua sợ hãi, tức giận, điên cuồng,… thì lòng bao dung là điều vô cùng cần thiết để chúng ta cân bằng cuộc sống, để cho tâm hồn thanh thản và dễ chịu hơn.

Bao dung là khi biết tha thứ những lỗi lầm của người khác với mình; bao dung là bỏ qua những sai phạm, là cho họ một cơ hội để sửa sai; bao dung không chỉ đối với người khác, mà bao dung còn đối với chính bản thân mình. Bao dung là điều cần thiết trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Biểu hiện của lòng bao dung thật phong phú, với muôn hình vạn trạng khác nhau. Bao dung là khi ai đó vô tình dẫm vào chân bạn trên xe buýt, thay vì cáu gắt bạn sẽ nở nụ cười thật tươi để đáp lại. Bao dung là khi bạn bị người khác hiểu nhầm nhưng không tỏ ra tức giận, mà bình tĩnh giảng giải, để cả hai tìm được tiếng nói chung. Bao dung cũng có thể là không chỉ nhìn thấy điểm hạn chế của người khác mà còn thấy cả điểm mạnh, để cổ vũ động viên họ vươn lên trong cuộc sống,…

Vậy tại sao trong cuộc sống chúng ta cần phải bao dung với mọi người? Mỗi chúng ta là một thực thể vô cùng đa dạng, phức tạp với vô số những xấu tốt, đúng sai. Chẳng ai mãi mãi đúng và cũng không ai mãi mãi sai. Có những lúc ta sai lầm, ta vấp ngã và người khác cũng như vậy. Khoan dung với người khác cũng chính là đang khoan dung với chính mình. Bao dung với người khác còn thể hiện là một người ứng xử có văn hóa, biết nhìn nhận mọi sự việc, vấn đề trong cuộc sống. Bao dung với người khác còn cho thấy bạn là người có trái tim ấm áp, nhân hậu, rộng mở với những người xung quanh. Bởi chỉ khi con người biết mở rộng tấm lòng, nhân ái, bao dung với người khác thì khi ấy bạn mới có thể quên đi những tổn thất, thiệt hại mà người khác gây ra cho chính mình.

Sống bằng sự bao dung với mọi người xung quanh, sẽ đem lại cho bạn một cuộc sống thoải mái, thanh thản, bởi không phải suy nghĩ về những lầm lỗi của người khác với chính mình. Khi sống trong trạng thái cảm xúc đó nó chẳng khác nào liều thuốc độc giết bạn một cách từ từ mà bạn không hề hay biết. Sống bao dung vị tha còn khiến những người xung quanh luôn yêu quý, kính trọng bạn. Lối sống lành mạnh, tích cực này sẽ lan tỏa đến những người xung quanh. Nếu cả xã hội sống trong sự bao dung vậy thì sẽ tốt biết bao, sẽ không còn chiến tranh, bạo loạn, cãi vã, chỉ còn cuộc sống thanh bình phủ kín khắp mọi nơi.

Bên cạnh những người luôn sống bao dung, vị tha với mọi người lại có những kẻ luôn sống hẹp hòi, ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân. Khi người khác mắc sai lầm thi luôn soi mói, đay nghiến khiến họ cảm thấy càng trở nên mệt mỏi, bế tắc hơn. Đồng thời, tính hẹp hòi ấy cũng như một căn bệnh, mài mòn tâm hồn và sức khỏe của chính bản thân người đó.

Nhưng bao dung ở đây không đồng nghĩa là chúng ta bỏ qua cho cái xấu, cái ác, để chúng mặc sức hoành hành. Khi nhìn thấy cái xấu ở xung quanh chúng ta phải ra tay trừng trị, để chúng không ảnh hưởng đến những người xung quanh và sự an toàn của xã hội.

Bài văn viết về sự bao dung, vị tha - mẫu 3

     Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo. Ai cũng mang trong mình những yếu đuối rất con người. Và vì thế ai cũng cần được khoan dung...

     Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình...

     Khoan dung - ấy là khi bạn bỏ qua cho người lạ vừa vô tình dẫm lên chân bạn trên xe buýt. Khoan dung - ấy là khi tôi chân thành đón nhận lời xin lỗi của người bạn vừa khiến tôi buồn. Khoan dung - là khi người mẹ giang rộng vòng tay ôm lấy đứa con trai sau những chuỗi ngày lang thang, nay đã ân hận trở về. Khoan dung, nhiều cách biểu hiện, chung một trái tim: Nhân ái!!!

     Vậy... tại sao phải khoan dung?

     Trước hết, khoan dung là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương. Bởi, chỉ khi biết mở rộng tấm lòng, chỉ khi tình yêu được nhân ái hoá, con người ta mới có thể quên đi những thiệt hại, những tổn thất của mình mà tha thứ cho người khác. Hãy xem cách dân tộc Việt Nam tha thứ cho kẻ thù xâm lược để thấy đưọc truyền thông nhân đạo, nhân ái của ông cha ta đáng khâm phục đến nhường nào. Trong "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi viết:

     Mã Kì, Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyền

     Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa.

     Trong "Tuyên ngôn độc lập” Bác đã khẳng định: "Tuy vậy, dân tộc Việt Nam trước sau vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo với kẻ thù thất thế"...

     Hẳn là khi viết lại những hành động khoan dung, nhân đạo ấy của dân tộc ta, các tác giả phải tự hào biết bao!

     Không chỉ là biểu hiện của một tấm lòng nhân ái cao đẹp, lòng nhân ái đã thấm đượm tình người, khoan dung còn là phẩm chất của một con người biết mình biết ta. Không ai là không phạm sai lầm. Chính khi khoan dung với người khác là bạn đang chuẩn bị cho mình "một lối đi về”... Bởi cũng sẽ đến lượt bạn sa ngã, bạn phạm lỗi. Ai sẽ tha thứ cho bạn nếu bạn không từng biết tha thứ? Ai sẽ chấp nhận bạn nếu bạn từng không đoái hoài đến sự ăn năn hối lỗi của người khác? Và ai sẽ khoan dung với bạn nếu bạn chưa từng khoan dung với kẻ khác đây?

     Vậy, không khoan dung với người khác là tàn nhẫn với chính mình...

     Không những thế, bất cứ khi nào bạn khoan dung cho người khác là bạn đang rộng mở một đường về cho chính họ. Lòng khoan dung sẽ cảm hoá được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa. Chỉ cần một ánh mắt thiện cảm thôi cũng đủ cho những người từng là tù nhân cảm thấy được đón nhận, sống có ý nghĩa hơn, chỉ cần một nụ cười khuyến khích cũng đủ đẻ những thanh niên vừa ra trại thấy mình không bị bỏ rơi, lạc lõng..

     Tôi cực kì lên án thái độ thờ ơ lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay. Đối với những người đã từng phạm sai lầm giờ đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ, mòn mỏi sống trong sự ghẻ lạnh của không ít người. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, chính lòng ích kỷ thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Như thế là đúng sao? Là văn minh, tiến bộ sao?

     Những ánh mắt ghẻ lạnh ấy, những con người vô cảm ấy đang khiến xã hội này ngày càng thêm lạnh! Thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,... tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm… Nhưng, vẫn còn đó những tấm lòng nhân ái, sống vì mọi người, biết tha thứ biết khoan dung góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, phát triển hơn, nhân ái hơn,...

     Và chắc hẳn những người biết khoan dung đó sẽ luôn nhận được tình yêu thương, sự kính trọng của mọi người.

     Khoan dung với người khác, rất cần thiết, nhưng chưa đủ! Tôi đau lòng khi không ít người tự dằn vặt mình, hành hạ tâm hồn và thể xác mình... vì họ cho rằng mình đã làm sai, mình không đáng được tha thứ. Đừng như thế. Biết nhận ra lỗi lầm là điều tốt, nhưng cứ sống mãi trong hoài niệm thế có tốt không? Tại sao không tự tha thứ và bắt đầu lại... một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn...?

     Tuy nhiên cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Thật đáng buồn khi nhiều người tiếp tay cho tội ác mà cứ nghĩ là khoan dung. Nhìn thấy người bạn thân quay cóp bài, một lần, hai lần, rồi ba lần... làm ngơ bỏ qua, hi vọng bạn tự biết sửa chữa. Khoan dung đây ư?

     Xin nhắc lại, khoan dung là tha thứ chứ không là bao che.

     Khoan dung - là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sữa chữa - không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa, cũng là điều rất quan trọng.

     Vâng! Tôi cũng không phải là một người hoàn hảo. Bản thân tôi cũng từng mắc sai lầm... đó là khi tôi không học bài và bị điểm kém.... tôi đã vô tình khiến bố mẹ và thầy cô thất vọng... Là khi tôi trách nhầm đứa bạn... là khi tôi đã dửng dưng trước những ánh mắt thơ ngây cầu xin sự giúp đỡ của những em bé đánh giầy tội nghiệp…

     Nhưng nhờ đó tôi cũng rút ra bài học cho bản thân mình... đó là khi nhìn thấy ánh mắt buồn của mẹ, tôi biết mình cần cố gắng. Là khi nhận được lời giải thích, cái ôm xiết chặt của nhỏ bạn, tôi biết mình cần suy nghĩ chín chắn hơn. Là khi tôi nhận được sự giúp đỡ của những em nhỏ đánh giầy nhặt giúp tôi chiếc ví mà tôi đã vô ý đánh rơi, tôi biết mình cần rộng lượng... Sau những vấp ngã, tôi vẫn được đón nhận, được yêu thương.

     Chính tình yêu, sự tha thứ của mọi người khiến tôi đứng lên sau những thất bại. Và tôi tin là lòng khoan dung có sức mạnh cảm hoá mãnh liệt...

     Chính vì vậy, để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn. Mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng với những người xung quanh. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đẹp và ý nghĩa.

Bài văn viết về sự bao dung, vị tha - mẫu 4

     Con người ai ai mà chẳng khi mắc phải lỗi lầm, quan trọng là ta biết sửa chữa và khắc phục lỗi lầm. Và quan trọng hơn cả là, đứng trước những lỗi lầm của người khác, ta có mở rộng tấm lòng của mình mà bao dung, tha thứ cho họ hay không ? Lòng bao dung có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?

      Vậy bao dung có nghĩa là gì? Lòng bao dung có nghĩa là rộng lượng, tha thứ cho người mắc phải lỗi lầm. Người có tấm lòng bao dung thường là những người luôn tôn trọng và sẵn sàng tha thứ cho người mắc phải lỗi lầm nhưng biết ăn năn, hối hận và chịu sửa chữa lỗi lầm đó. Ví dụ như, trong lớp học, ta phát hiện được một bạn ăn cắp tiền của một bạn học khác trong lớp, chúng ta phát hiện bắt tận tay. Nếu bạn biết ăn năn, hối hận, và trả lại số tiền đó, hứa rằng sẽ không tái phạm nữa thì đóng vai trò là một giáo viên thì chúng ta cũng nên bao dung mà tha thứ cho em học sinh vi phạm ấy nhưng đồng thời cũng phải nhắc nhở em không được làm như thế nữa.

      Hiểu một cách khái quát hơn thì lòng bao dung chính là tấm lòng yêu thương con người, là sự chia sẻ, quan tâm đến những khó khăn của người khác. Để tha thứ cho một người mắc sai lầm mà ảnh hưởng đến ta quả thật rất khó khăn nhưng khi ta làm được điều đó sẽ giúp cho việc hàn gắn tình cảm giữa con người và con người với nhau. Khi ta tha thứ được cho một người phạm lỗi lầm, trong lòng ta chắc chắn sẽ dâng lên một niềm vui và hạnh phúc vì mình vừa làm được một việc tốt. Trong lịch sử xa xưa, dân tộc ta đã phải chịu biết bao hậu quả nặng nề do quân Minh xâm lược để lại, vậy mà sau khi giặc đầu hàng, ta còn mở rộng tấm lòng bao dung cung cấp cho chúng phương tiện và lương thực để trở về nước hay như trong trường lớp ta cũng cần tha thứ cho những người bạn đã làm những điều xấu xa, tồi tệ đối với mình như đánh mình, nghi oan mình là kẻ ăn cắp,… Những việc vừa nêu trên có thể nói đã minh chứng rất rõ cho lòng bao dung có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta.

      Thế nhưng, cuộc sống xã hội ngày nay hết sức phát triển kéo theo là lòng người thì đa đoan, thủ đoạn hơn. Có những kẻ thù dai, không biết mở rộng tấm lòng mình để mà tha thứ cho người khác dễ dẫn đến sứt mẻ tình cảm giữa con người với con người khiến cho mối quan hệ tình cảm bị rạn nứt. Có những người khi có cơ hội thì trả thù khi người khác mắc một lỗi nhỏ thì xé chuyện nhỏ ra to.

      Lòng bao dung là một trong những đức tính tốt, rất cần thiết cho con người. Ta cần tập luyện lòng bao dung bằng cách mở rộng tấm lòng của mình với mọi người xung quanh.

Bài văn viết về sự bao dung, vị tha - mẫu 5

   Hãy luôn bao dung cho những người đã làm cho cho bạn bị tổn thương. Bởi nóng giận hay bực tức nghĩa là tự trừng phạt mình bằng lỗi lầm của người khác. Khoan thứ, độ lượng là cách duy nhất để tìm kiếm một cuộc sống yên bình và vui vẻ.

      bao dung là rộng lòng tha thứ, tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Người có sống bao dung luôn biết lắng nghe để hiểu, biết tha thứ cho người khác. Họ luôn tôn trọng, thông cảm và chấp nhận ý kiến của người khác, không hẹp hòi khi nhận xét về người khác.

      Lòng bao dung được thể hiện qua những việc làm như: luôn sẵn sàng tha thứ, không đố kị những lỗi lầm dù to lớn đến mấy của những người xung quanh. Bởi vậy, người có tấm lòng bao dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt

      Sống ở trên đời ai cũng có những lầm lỗi. Lòng bao dung giúp con người mắc lỗi nhận ra lỗi lầm và sửa chữa. Lòng bao dung giúp mối quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp cuộc sống càng có ý nghĩa hơn. bao dung chính là thước đo phẩm chất của mỗi người.

      Nhờ có lòng bao dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Lòng bao dung có sức mạnh tạo động lực và niềm tin giúp người khác nhận rõ sai lầm và sửa đổi, khắc phục lỗi lầm và làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống này.

      Từ xưa đến nay, lối sống vị tha, bao dung, độ lượng vẫn mãi là truyền thống tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam. Truyền thống ấy khẳng định phẩm đức cao cao của dân tộc, là nguồn cội của tấm lòng nhân nghĩa, là sức mạnh chiến thắng kẻ thù xâm lược của dân tộc ta.

      Trách móc là một bản năng còn bao dung là một năng lực cần phải rèn luyện từng ngày. Nhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh là học tập, bởi thế, trước hết, mỗi học sinh phải chăm lo học tập thật tốt. không ngừng bồi dưỡng và rèn luyện nhân cách nhân phẩm, hoàn thiện bản thân, trở thành người có tri thức vững mạnh, nhân phẩm tốt đẹp.

      Biết tha thứ, động viên, khuyên bảo, nhắc nhở khi bạn gây ra lỗi lầm và giúp đỡ bạn bè khắc phục lỗi lầm. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người. Kính trọng, lịch sự, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi. Cư xử chân thành, rộng lượng, tôn trọng, chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác. Sống trung thực, khiêm tốn và không ngừng nỗ lực vươn lên.

      Lòng bao dung có thể cảm hóa kẻ xấu, giúp con người tìm thấy được ý nghĩa của cuộc sống. Chính lòng bao dung là sợi chỉ đỏ kết nối xã hội lại với nhau trong tình thân ái. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý sự tha thứ, độ lượng, vị tha phải đặt đúng chỗ mới có giá trị. Sự tha thứ, nhân nhượng sẽ trở thành tội lỗi khi dành cho cái ác. Hãy luôn bao dung với người khác nhưng phải nghiêm khắc với chính mình để không bao giờ sai lầm hoặc sa ngã.

      Kết quả cao nhất của giáo dục là sự bao dung. Hiểu được điều đó, mỗi chúng ta hãy luôn tự rèn luyện đức tính bao dung và xem nó như là hành trang không thể thiếu khi bước vào đời.

Bài văn viết về sự bao dung, vị tha - mẫu 6

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

      Ông cha ta đâu chỉ đang nhắc chuyện bầu, chuyện bí. Câu ca dao còn mang thông điệp nhân văn về lòng thương người, nhân ái, bao dung. Vậy thế hệ tiếp nhận bài học đó có còn hiểu và thực thi lòng bao dung trong cuộc sống đúng cách? Ba chữ “lòng bao dung” rất dễ hiểu. bao dung là sự rộng lòng tha thứ cho người có lỗi lầm. Tuy nhiên, nếu nói “lòng bao dung” thì bạn nên hiểu rộng hơn đó là bao dung, vị tha, biết đùm bọc, che chở, thậm chí hi sinh lợi ích cá nhân cho một điều gì đó xứng đáng. Đây là một đức tính tốt đẹp của con người.

      Đúng như nghĩa chính nhất của nó, bao dung biểu hiện ở cách bạn biết tha thứ lỗi lầm. Không ai sinh ra mà hoàn hảo cả. Trong cuộc sống, ít nhiều sẽ mắc lỗi, bản thân mỗi chúng ta đều hiểu điều đó. Khi bản thân bạn mắc lỗi, bạn cũng cần được tha thứ. Do vậy, hãy tha thứ cho một ai đó khi họ mắc phải lỗi lầm. Lấy ví dụ trong lớp học, môi trường gần gũi với chúng ta nhất. Giả sử trong lớp có bạn bị phát hiện trộm cắp một món đồ của một học sinh khác. Bạn đó biết lỗi và đã trả lại món đồ. Cô giáo và các bạn khác đã tha thứ, bỏ qua và lại quan hệ hòa đồng với nhau trở lại. Biết tha thứ và từ bỏ ý niệm xấu xa trong mình, điều đó không gì khác ngoài lòng bao dung.

      Bao dung biểu hiện cao cả hơn trong những vấn đề tế nhị hơn. Hãy nghĩ tới những ngày kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bão lửa. Khi giặc thua, đầu hàng, quân dân ta đã tha tội, thậm chí lo toan đủ miếng ăn, áo mặc và trả lính về với quê hương họ. Việc làm ấy khiến không ít bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Bản thân quân lính thua trận cũng tôn trọng quân và dân ta hơn.

      Tôi khá tâm đắc một câu nói của Nam Cao: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình”. Có thể coi đây là một định nghĩa khác cụ thể hơn về bao dung. bao dung biểu hiện trong cách bạn đối xử với người khác, đặc biệt là người yếu thế. Bạn sinh ra có một hình hài hoàn thiện, bạn đã là “kẻ mạnh” so với những người khiếm khuyết cơ thể. Hãy thương yêu, bao bọc lấy họ giống như cách mà Thị Nở đã đến và yêu thương mảnh hồn tàn tạ, méo mó Chí Phèo. Đôi khi, một vài yêu thương nhỏ bé lại có khả năng cứu rỗi một đời người.

      Như vậy, lòng bao dung đem lại cho chúng ta nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nó giúp ta sống hòa đồng, thiện chí với mọi người hơn. bao dung sẽ tiếp thêm sức mạnh cho người khác, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Tuy vậy, bao dung không đồng nghĩa với sự tha thứ mù quáng. Hãy đặt lòng bao dung đúng lúc, đúng chỗ. Bạn chỉ nên tha thứ cho những người thực sự muốn được tha thứ. Đối với những kẻ cố tình mắc sai lầm và không có ý định sửa chữa, bạn không nên đặt sự tha thứ nơi họ. Làm như vậy trái lại chỉ để cho lòng tốt của chúng ta bị lợi dụng mà thôi.

      Có câu “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, hãy bao dung nếu có thể. Điều đó tốt cho bạn và tốt cho mọi người. Khi bạn sống bao dung, bạn sẽ nhận được nhiều thứ hơn so với những gì bạn nghĩ. Với tôi, sống bao dung giúp tôi thanh thản hơn.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá