TOP 30 Phân tích bài thơ Hội Tây 2025 SIÊU HAY

138

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích bài thơ Hội Tây hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Phân tích bài thơ Hội Tây

Đề bài: Phân tích bài thơ Hội Tây của Nguyễn Khuyến.

TOP 30 Phân tích bài thơ Hội Tây 2025 SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý Phân tích bài thơ Hội Tây

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ Hội tây và nhà thơ Nguyễn Khuyến

b. Thân bài:

* Giới thiệu chung về nhà thơ Nguyễn Khuyến

– Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.

– Ông là một người tài năng, yêu nước thương dân.

– Thơ của ông nói lên tấm lòng yêu nước sâu đậm, thiết tha đồng thời thể hiện rõ thái độ chống đối thực dân Pháp.

– Và bên cạnh đó, tình yêu với thiên nhiên, đất nước, tình bạn, tình cảm gia đình cũng đều là chất liệu được ông đem vào thơ ca.

– Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

* Giới thiệu chung về tác phẩm Hội Tây

– Bài thơ Hội Tây miêu tả không khí vui vẻ, sự hào hứng của những người tham gia hội Tây, qua đó khơi dậy nỗi nhục mất nước.

– Bài thơ còn thể hiện lòng yêu nước, sự lo lắng trước vận mệnh đất nước của Nguyễn Khuyến.

* Phân tích bài thơ Hội Tây

– Hai câu thơ mở đầu: tái hiện lại khung cảnh nhộn nhịp, náo nhiệt của ngày hội lớn của người Pháp

– Bốn câu thơ tiếp: lễ hội hiện lên thật tươi vui và sống động.

– Hai câu kết: sự lố bịch của lễ hội

* Đánh giá giá trị nội dung nghệ thuật

– Giọng thơ

– Thể Thơ

– Biện pháp chơi chữ

c. Kết bài: Khái quát lại giá trị tác phẩm

Phân tích bài thơ Hội Tây - Mẫu 1

Quê hương là tiếng gọi tha thiết nhất cất lên từ trái tim của mỗi con người. Có thể nói rằng quê hương với những cảnh vật quen thuộc luôn là đề tài gợi nhiều cảm xúc nhất đối với các nhà văn, nhà thơ trong mọi thời đại. Cuộc sống và cảnh vật nơi thôn dã ấy đã đi vào thơ ca và trở thành nguồn cảm hứng dào dạt sáng tạo nên những hình ảnh, những tâm hồn mang đậm bản sắc Việt Nam. Tất cả những cảnh trí thiên nhiên, cuộc sống con người, những tình cảm gắn bó sâu đậm qua những trang thơ càng trở nên sâu sắc, tha thiết và gợi cho ta biết bao cảm xúc đáng trân trọng. Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ quê cảnh Việt Nam. Qua bài thơ “Hội Tây”, làng cảnh quê hương Việt Nam hiện lên thật sâu sắc.

“Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo

Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.

Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,

Thằng bé lom khom nghé hát chèo.

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.

Khen ai khéo vẽ trò vui thế,

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!”

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Ông là một người tài năng, yêu nước thương dân. Ông ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan. Tuy nhiên, sau đó ông đã về quê ở ẩn. Ở thời bấy giờ Nguyễn Khuyến không chỉ được coi là nhân cách tiêu biểu Việt Nam thời bấy giờ, mà ông còn là một nhà thơ đau với nỗi đau của nhân dân, ông buồn cho cái sự nghèo đói, ông đau đớn khi nhìn thấy cảnh nước mất nhà tan. Thơ của ông nói lên tấm lòng yêu nước sâu đậm, thiết tha đồng thời thể hiện rõ thái độ chống đối thực dân Pháp. Và bên cạnh đó, tình yêu với thiên nhiên, đất nước, tình bạn, tình cảm gia đình cũng đều là chất liệu được ông đem vào thơ ca. Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, , Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

Bài thơ “hội Tây” của Nguyễn Khuyến là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Bài thơ Hội Tây miêu tả không khí vui vẻ, sự hào hứng của những người tham gia hội Tây, qua đó khơi dậy nỗi nhục mất nước. Bài thơ còn thể hiện lòng yêu nước, sự lo lắng trước vận mệnh đất nước của Nguyễn Khuyến.
Hai câu thơ mở đầu, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã tái hiện lại khung cảnh nhộn nhịp, náo nhiệt của ngày hội lớn của người Pháp:

“Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo,

Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo”

Có lẽ đây là một ngày hội lớn của bọn thực dân Pháp ngay trên đất Việt ta. Thật nhố nhăng khi Đất nước ta bị bọn thực dân phong kiến chiếm đóng, chúng đã bày ra những trò chơi để người dân ở xứ An Nam được chung vui, được hưởng “ké” niềm vui của mẫu quốc. Bầu không khí của lễ hội trở nên rạo rực với “cờ kéo” và “đèn treo”. Đây là hai món đồ trang trí đến từ Tây phương. Sự hiện diện của nó đã gián tiếp khẳng định đây chỉ là lễ hội của người Pháp chứ chẳng phải của người Việt chúng ta. Qua lời kể của Nguyễn Khuyến, lễ hội hiện lên thật tươi vui và sống động.

“Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,

Thằng bé lom khom nghé hát chèo,

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo”

Dù là lễ hội Tây, nhưng các trò chơi xuất hiện vẫn mang đậm truyền thống văn hóa của nước ta, như hát chèo, đánh đu, bơi lội, leo cột… khiến cho người đọc dễ dàng tưởng tượng được không khí vui tươi, náo nhiệt của ngày hội. Thế nhưng chính giọng điệu hóm hỉnh ấy đã nói lên thực trạng đen tối của xã hội, lên án những hành động của bọn thống trị. Mấy bà quan vốn sang trọng, quý phái thì lại được miêu tả với dáng vẻ tênh nghếch kém duyên. Trái ngược với đó là dáng vẻ lom khom của thằng bé xem chèo. Trong sân hát chèo, nơi biểu diễn nghệ thuật truyền thống, thì lại có mấy thằng bé phải lom khom nghe hát chèo. Sao chúng lại phải lom khom để nghe hát, dù sân chèo rộng đến vậy? Hai từ “tênh nghếch” đối lập với “lom khom”, một bên là bà quan với uy cao quyền lớn, một bên là cậu bé đáng thương. Qua đó thấy được thực tại xót xa của đất nước trong nô lệ. Càng xót xa hơn nữa, khi chính những con người bị chà đạp ấy lại không nhận thức được nỗi nhục mất nước mà còn bị chúng cuốn vào những trò chơi nhố nhăng, mụ mị làm ngu dân của bọn thực dân Pháp. Các anh thì hớn hở trèo lên các cột bôi mỡ vì tiền đang treo trên ngọn cây. Tính từ “tham” được đẩy ngay lên đầu câu, đã nhấn mạnh động cơ, mục đích của người tham gia chơi hội. Tất cả tạo nên một bầu không khí nhốn nháo, lộn xộn.

“Khen ai khéo vẽ trò vui thế,

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!”

Nhà thơ như đứng từ xa để cảm nhận sự lố bịch của lễ hội. Từ “vui” đã diễn tả không khí nhộn nhịp, vui vẻ của lễ hội. Nhưng lễ hội lại được khen “khéo vẽ trò”. Câu thơ mang tính chất mua vui, giải trí của lễ hội theo chiều hướng tiêu cực. Biện pháp chơi chữ được sử dụng khéo léo trong hai câu thơ trên nhấn mạnh ý chê cười khinh bỉ trò chơi. Nguyễn Khuyến nhận ra nỗi nhục của cảnh nô lệ, nỗi nhục mất nước. Cặp quan hệ từ tăng tiến” bao nhiêu – bấy nhiêu” đã khiến người đọc cảm nhận được sự phẫn uất của nhà thơ khi chứng kiến người dân mình bỏ mặc danh dự, nhân phẩm đi làm trò mua vui cho kẻ ngoại xâm. Từ đó, nhà thơ đã cảnh tỉnh cho người dân Việt Nam đang bị chúng làm cho mờ mắt.

Qua những câu thơ thơ trên, nhà thơ đã mang lại tiếng cười hóm hỉnh cho người đọc. Đó là tiếng cười lên án, phê phán một xã hội phong kiến, hoàn cảnh mất nước của dân tộc. Giọng thơ Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng hóm hỉnh nhưng lại rất thâm thúy chua cay. Bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Nhà thơ đã lên án, phê phán bọn quan lại thực dân lố bịch và cảnh tỉnh người dân An Nam mất nước.

TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Hội tây (2025) SIÊU HAY

Phân tích bài thơ Hội Tây - Mẫu 2

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nôm suất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Với lối viết thơ văn sáng tạo, ngôn ngữ giàu màu sắc, giọng thơ gợi cảm xúc với thiên nhiên, con người và quê hương. Trong thơ nôm ông là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình nhuộm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Sống trong thời kỳ nước mất nhà tan, triều đại nhà Nguyễn đang ở giai đoạn lụi tàn. Con người Việt Nam bị chà đạp, đói rét lầm than. Ông còn là một nhà thơ thấu hiểu với những nỗi đau của nhân dân, ông buồn vì sự nghèo đói của họ, cảm thấy day rứt của một người ưu thời mẫn thế. Ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng hỏm hỉnh, nhiều cung bậc. Bài thơ “hội Tây” của Nguyễn Khuyến là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam, với ngôn ngữ hài hước, nhẹ nhàng nhưng là lời mỉa mai, châm biếm sâu cay phê phán xã hội thực dân phong kiến thời kỳ đó:

"Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo,

Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.

Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,

Thằng bé lom khom nghé hát chèo,

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.

Khen ai khéo vẽ trò vui thế,

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu !"

Hiện thực xã hội xấu xa cần phải vạch trần không chỉ ở lũ quan lại mà cả ở cả hiện tượng lố lăng trong thời buổi giao thời. Mở đầu tác phẩm là khung cảnh nhộn nhịp, náo nhiệt của ngày hội lớn của người Pháp:

“Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo,

Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo”

Đây là một ngày hội lớn của bọn thực dân Pháp ngay trên đất Việt. Thật nhố nhăng khi đất nước đang bị bọn thực dân chiếm đóng, thực dân Pháp đã bày ra những trò chơi để mị dân. Trong hoàn cảnh như thế, lễ hội vẫn diễn ra với âm thanh rộn rã của tiếng pháo reo, với màu sắc lấp lánh của cờ kéo, đèn treo. Ngay cả con người cũng hòa chung nhịp vui ấy, thật lại một hiện thực không thể chấp nhận được:

“Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,

Thằng bé lom khom nghé hát chèo,

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo”

Nguyễn Khuyến đã khéo léo đưa vào những hình ảnh đậm sắc thái của lễ hội như bơi trải, hát chèo,... Khiến cho người đọc dễ dàng tưởng tượng được không khí vui tươi, náo nhiệt của ngày hội. Thế nhưng chính giọng điệu hóm hỉnh ấy đã nói lên thực trạng đen tối của xã hội, lên án những hành động của bọn thống trị. Bà quan thật nực cười trong cái “tênh nghếch” trái ngược với dáng vẻ “lom khom” của thằng bé. Hai từ “tênh nghếch” đối lập với “lom khom”, một bên là bà quan với uy cao quyền lớn, một bên là cậu bé đáng thương. Qua đó thấy được thực tại xót xa của đất nước trong nô lệ, sống dưới gót giày của lũ thực dân xâm lược. Càng xót xa hơn nữa, khi chính những con người bị chà đạp ấy lại không nhận thức được nỗi nhục mất nước mà còn bị chúng cuốn vào những trò chơi nhố nhăng, mụ mị làm ngu dân của bọn thực dân Pháp. Cụ thể lý do tham gia trò chơi của mọi người là cậy sức đối với tham tiền, cây đu đối với cột mỡ, nhiều đối với lam, chị đối với anh, nhím đối với leo. Một trò chơi hết sức nực cười, thể hiện thái độ phê phán châm biếm sâu cay qua những lời thơ tưởng chừng như rất hài hước hóm hỉnh ấy

“Khen ai khéo vẽ trò vui thế,

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu !”

Nhà thơ như đang đứng từ xa, cảm nhận rõ sự lố bịch của trò chơi. Các trò chơi trong ngày hội không có gì là vui vẻ cả, vì đó chính là nơi bọn thực dân Pháp bày ra để mị dân. Biện pháp chơi chữ được sử dụng khéo léo trong hai câu thơ trên nhấn mạnh ý chê cười khinh bỉ trò chơi. Nguyễn Khuyến nhận ra nỗi nhục của cảnh nô lệ, nỗi nhục mất nước. Từ đó cảnh tỉnh cho người dân Việt Nam đang bị chúng làm cho mờ mắt. Có lẽ ta chưa gặp bài thơ nào mà thái độ châm biếm của Nguyễn Khuyến lại được thể hiện trực tiếp như vậy. Trần Tế Xương cũng đã từng vạch trần bộ mặt xấu xa của xã hội đặc biệt là bọn quan lại trong bài “năm mới chúc nhau”.Sau mỗi lần câu chúc được viết ra là một lần Trần Tế Xương thể hiện thái độ khinh bỉ, ghen ghét, mỉa mai bọn người đáng ghét ấy. Thế nhưng nếu nhà thơ Tế Xương mang đến cho người đọc những câu thơ trào phúng cay độc, chửi thẳng vào bộ mặt xã hội thì Nguyễn Khuyến lại mang đến một hồn thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà thâm túy sâu cay.

Qua những trang thơ trên, Nguyễn Khuyến đã mang đến cho người đọc tiếng cười của một bậc bề trên, ông luôn ý thức được cái hơn hẳn người đời về tài, đức. Giọng thơ Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng hóm hỉnh nhưng lại rất thâm túy chua cay. Giọng cười ấy chỉ để che giấu đi nỗi đau, sự bất lực trước thời thế. “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho”. Mặc dù chứng kiến xã hội lố lăng, đen tối ấy thế nhưng Nguyễn Khuyến vẫn chọn viết thơ trào phúng để thể hiện thái độ của mình trước cuộc đời.

Qua những dòng thơ trong bài “hội Tây”, Nguyễn Khuyến đã mang đến một tiếng cười đau đớn trước xã hội. Qua đó tác giả lên án xã hội thực dân phong kiến, thức tỉnh những người dân đang bị bọn thực dân Pháp làm cho mụ mị. Mạnh mẽ lên án tố cáo thực trạng xã hội, mang đến những bài học sâu sắc cho mọi người.

Phân tích bài thơ Hội Tây - Mẫu 3

Quê hương luôn là nguồn cảm hứng vô tận, một phần không thể thiếu trong tâm hồn của mỗi con người. Đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó với những kỷ niệm, những tình cảm sâu nặng. Quê hương không chỉ là một không gian địa lý, mà còn là tiếng gọi tha thiết từ trái tim, là mạch nguồn nuôi dưỡng những tình cảm cao đẹp. Chính vì vậy, đối với các nhà thơ, viết về quê hương không phải chỉ là việc tái hiện cảnh vật, mà là sự thể hiện những xúc cảm dạt dào, những trăn trở về số phận con người, về những biến đổi của đất nước. Nguyễn Khuyến, một trong những nhà thơ lớn của văn học Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những vần thơ ngợi ca vẻ đẹp quê hương và những tình cảm chân thành về đất nước. Qua bài thơ “Hội Tây”, nhà thơ đã thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ, đầy chua xót trước cảnh đất nước rơi vào tay kẻ xâm lược. Từ việc miêu tả lễ hội bề ngoài rực rỡ, ông đã khéo léo lột tả sự mỉa mai, đau đớn về tình cảnh nô lệ của dân tộc dưới ách thống trị của thực dân Pháp.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một bức tranh sôi động của lễ hội “Hội Tây” do thực dân Pháp tổ chức:

“Kìa hội Thăng Bình tiếng pháo reo,

Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.”

Với những hình ảnh “tiếng pháo reo”, “cờ kéo” và “đèn treo”, Nguyễn Khuyến đã khắc họa một không gian lễ hội tràn ngập sắc màu, nhưng lại đầy ẩn ý mỉa mai. Lễ hội này không phải là niềm vui tự nhiên của người dân, mà là một trò diễn được dựng lên để người dân Việt Nam tham gia, như một cách để lừa dối họ về cái gọi là "hòa bình" mà thực dân mang đến. Những chi tiết này không chỉ gợi lên hình ảnh một lễ hội lố bịch, mà còn thể hiện sự chiếm đóng, sự thống trị của thực dân Pháp, khi chúng không chỉ cai trị bằng vũ lực mà còn tìm cách "đồng hóa" người dân qua những trò chơi giải trí nhảm nhí. Chính những hình ảnh này đã gợi lên một cảm giác chán chường và xót xa.

Bài thơ tiếp tục miêu tả những cảnh tượng tại hội:

“Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,

Thằng bé lom khom nghé hát chèo.”

Lúc này, không gian lễ hội hiện lên với sự đối lập rõ rệt giữa người thống trị và người bị trị. Những bà quan, vốn có địa vị cao trong xã hội, lại được miêu tả với dáng vẻ “tênh nghếch”, thiếu duyên dáng. Đây không chỉ là một sự khôi hài, mà còn là sự châm biếm đắng cay về tầng lớp thống trị của người Pháp, với sự thô kệch và vô cảm. Ngược lại, thằng bé "lom khom" xem hát chèo, một hình ảnh tượng trưng cho người dân nghèo khổ, bị áp bức. Việc “lom khom” không chỉ là một tư thế thấp hèn, mà còn phản ánh tình trạng bất lực, sự thiếu thốn quyền lợi của những con người dưới chế độ thực dân.

Ngay sau đó, nhà thơ tiếp tục khắc họa sự khốn cùng, sự ngớ ngẩn của các trò chơi tại lễ hội:

“Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.”

Nguyễn Khuyến không chỉ khắc họa không khí lễ hội, mà còn chỉ trích những hành vi tham lam, vô nghĩa của người tham gia. Việc "tham tiền" khi “leo cột mỡ” chính là biểu tượng cho sự tha hóa, sự mất nhân phẩm của con người trong xã hội dưới ách thống trị. Những trò chơi này thực chất là những chiêu trò để các thực dân áp đặt quyền lực lên dân chúng, khiến họ quay cuồng trong sự thiếu thốn, mờ mắt vì lợi ích nhỏ bé, mà không nhận ra được nỗi nhục mất nước.

Cuối bài thơ, Nguyễn Khuyến đã thể hiện nỗi đau và sự mỉa mai qua những câu thơ đầy ẩn ý:

“Khen ai khéo vẽ trò vui thế,

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!”

Những từ ngữ như “khen” hay “vui” tưởng chừng như mang lại một cảm giác nhẹ nhàng, nhưng thực chất lại chất chứa một sự chua xót. Lễ hội này, dù vui vẻ bề ngoài, lại là sự nhục nhã đối với dân tộc Việt. “Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu” là sự đối lập sâu sắc, thể hiện sự phẫn uất của nhà thơ trước thực trạng mà đất nước đang phải đối mặt. Đó là nỗi đau của dân tộc, khi người dân bị lôi cuốn vào những trò vui của kẻ xâm lược, mà không nhận thức được sự nhục nhã của chính mình.

Bài thơ “Hội Tây” là một bản cáo trạng đanh thép đối với thực dân Pháp và bọn quan lại tay sai. Đằng sau những hình ảnh vui tươi của lễ hội, Nguyễn Khuyến đã khéo léo vạch trần sự lố bịch, sự tha hóa của một xã hội bị chiếm đóng. Thơ của ông là sự kết hợp giữa tiếng cười và nỗi đau, giữa sự nhẹ nhàng và sự phẫn uất, thể hiện tình yêu nước sâu sắc, lòng trăn trở về vận mệnh của đất nước. Qua đó, bài thơ không chỉ lên án thực dân Pháp mà còn là lời cảnh tỉnh, nhắc nhở con người về lòng tự tôn dân tộc, về ý thức bảo vệ quê hương, đất nước.

Phân tích bài thơ Hội Tây - Mẫu 4

Nguyễn Khuyến là một cây bút trào phúng nổi bật trong làng văn học trung đại Việt Nam. Bút pháp trào phúng của ông nhẹ nhàng, kín đáo nhưng vô cùng sâu cay. Đọc tác phẩm Hội Tây, em mới thực sự cảm nhận được đỉnh cao trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyễn.

Hội tây là một tác phẩm thơ thất ngôn bát cú mẫu mực về cấu tứ và nội dung. Ở ngay câu thơ đầu tiên, tác giả đã giới thiệu đến người đọc một sự kiện tưng bừng gọi nôm na là hội Tây:

“Kìa hội Thăng Bình tiếng pháo reo”

“Hội Thăng Bình” là ngày hội vui mừng do các quan Tây tổ chức tại Thăng Bình. Trong thời gian làm Bố Chánh ở Quảng Nam, Nguyễn Khuyến đã có dịp trực tiếp quan sát các lễ hội này. Nhưng cũng có người lại cho rằng, hội Thăng Bình này là lễ hội người Pháp tại Hà Nội tổ chức để ăn mừng Cách mạng Pháp thành công tại mẫu quốc. Và họ tổ chức lễ hội cho dân đen ở xứ An Nam được chung vui, được hưởng “ké” niềm vui của mẫu quốc. Dù là theo nghĩa nào, thì lễ hội được nhắc đến ở câu thơ đầu cũng chẳng phải một lễ hội truyền thống của dân tộc ta, của người Việt ta tổ chức.

“Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.

Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,

Thằng bé lom khom nghé hát chèo.

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.”

Bầu không khí của lễ hội trở nên rạo rực với “cờ kéo” và “đèn treo” - hai món đồ trang trí đến từ Tây phương. Sự hiện diện của nó đã gián tiếp khẳng định đây chỉ là lễ hội của người Pháp mà thôi, chứ chẳng phải của chúng ta. Qua lời kể của Nguyễn Khuyến, lễ hội hiện lên thật tươi vui và sống động. Dù là lễ hội Tây, nhưng các trò chơi xuất hiện vẫn mang đậm truyền thống văn hóa của nước ta, như hát chèo, đánh đu, bơi lội, leo cột… Tuy nhiên, cách cách trò chơi được tả lại thì thật là khác lạ. Nhà thơ sử dụng rất nhiều các tính từ giàu sức gợi, sức tả cho người đọc mặc sức tưởng tượng về lễ hội. Mấy bà quan vốn sang trọng, quý phái thì lại được miêu tả với dáng vẻ tênh nghếch kém duyên. Phận nữ nhi lại tụ tập đi xem người ta cởi trần bơi lội, đã vậy lại còn là các mệnh phụ phu nhân quyền quý. Đối với xã hội phong kiến đương thời thì thật là thiếu đứng đắn. Trong sân hát chèo, nơi biểu diễn nghệ thuật truyền thống, thì lại có mấy thằng bé phải lom khom nghe hát chèo. Sao chúng lại phải lom khom để nghe hát, dù sân chèo rộng đến vậy? Chắc bởi các quan Tây, các phú ông phú bà đã chiếm hết chỗ ngồi, còn chúng phải đứng hầu, rồi tranh thủ nghe hát nên mới phải lom khom. Đến trò chơi đánh đu quen thuộc vào các hội xuân cũng được xuất hiện trong lễ hội. Động tác di chuyển của người chơi được khắc họa bằng từ “cậy sức” làm cho trò chơi vốn mang đến không khí tươi vui, tràn ngập sức sống phút chốc lại trở nên thô thiển, kém duyên dáng của các chị. Còn các anh thì hớn hở trèo lên các cột bôi mỡ vì tiền đang treo trên ngọn cây. Tính từ “tham” được đẩy ngay lên đầu câu, đã nhấn mạnh động cơ, mục đích của người tham gia chơi hội. Tất cả tạo nên một bầu không khí nhốn nháo, lộn xộn.

“Khen ai khéo vẽ trò vui thế,

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!”

Lễ hội vui vẻ, nhộn nhịp đó được khen là “khéo vẽ trò”. Cụm từ đó khẳng định tính chất mua vui, giải trí của lễ hội theo chiều hướng tiêu cực. “Vẽ trò” là cụm từ mà dân gian thường nói khi nhắc đến một sự kiện được tổ chức rầm rộ, cầu kì nhưng chẳng có ý nghĩa, giá trị gì cả. Hội Tây được khắc họa trong bài thơ này cũng vậy. Người Tây tổ chức lễ hội để mua vui cho chính họ. Và kẻ được đem ra mua vui chính là những người dân An Nam vì tham tiền, ham vui mà mặc kệ danh dự, nhân phẩm, liều mình phấn đấu tham gia. Chúng gom hết những trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc từ từ hát chèo đến leo cột, rồi đánh đu. Những trò chơi đặc sắc của dân tộc ta, là niềm tự hào của nền văn hiến nghìn năm, nay bị đem ra làm trò mua vui cho những kẻ xâm lược. Ấy thế mà các nam thanh nữ tú vẫn nhiệt tình tham gia, phô bày dáng vẻ kệch cỡm, kém duyên để đem lại tiếng cười cho lũ thực dân Pháp. Vui sao? Càng vui bao nhiêu thì càng nhục bấy nhiêu. Cặp quan hệ từ tăng tiến bao nhiêu - bấy nhiêu đã khiến người đọc cảm nhận được sự phẫn uất của nhà thơ khi chứng kiến đồng bào mình bỏ mặc danh dự, nhân phẩm đi làm trò mua vui cho kẻ ngoại xâm. Tinh thần tự tôn của dân tộc bị đạp xuống dưới những đồng tiền bẩn thỉu của lũ ngoại bang. Vậy mà họ lại không hề thấy nhục nhã chút nào, vẫn vui vẻ, vẫn hào hứng lắm. Dường như chẳng ai hay về cái thực tại ê chề đang diễn ra ở trước mắt mình.

Ngay từ nhan đề “Hội Tây”, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã nhấn mạnh về chủ quyền của ngày hội. Ông phân biệt rành rọt đó là hội của người chứ chẳng phải hội của ta. Từ các vần thơ, hình ảnh tả thực, tác giả đã châm biếm sâu cay về cách tham gia hội người vô cùng hăng hái đến quên mất tự tôn, danh dự của người dân ta. Từ đó, ông vạch trần tấm màn che giả dối nhân danh quyền con người của lũ thực dân Pháp. Bởi khi chúng đem người dân An Nam ra làm trò mua vui, thì nghĩa là chúng chẳng hề xem họ là con người, chẳng hề đối xử bình đẳng với họ. Đó cũng là cái tát thẳng vào những con người đã tự biến mình thành trò vui. Để đánh thức lương tri, lòng tự tôn dân tộc trong chính họ. Đó chính là ngụ ý cao cả của nhà thơ thông qua những vần thơ châm biếm trong Hội Tây.

Phân tích bài thơ Hội Tây - Mẫu 5

Nguyễn Khuyến (1835-1909) là một trong những nhà thơ lớn của văn học trung đại Việt Nam. Với tài năng và cái nhìn sắc bén về xã hội, những tác phẩm của ông luôn mang đậm những suy tư sâu sắc về đất nước, con người và thời cuộc. Nguyễn Khuyến không chỉ được biết đến với những bài thơ viết về thiên nhiên, làng quê, mà còn với những tác phẩm phê phán mạnh mẽ những thói hư tật xấu của xã hội phong kiến, trong đó có bài thơ "Hội Tây". Bài thơ này được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả đã từ quan và lui về sống ẩn dật nơi quê nhà, phản ánh sự chán ngán và thất vọng của ông đối với xã hội, với những giá trị giả tạo, hư ảo mà con người tôn sùng trong những cuộc hội hè, lễ tết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích bài thơ "Hội Tây" của Nguyễn Khuyến dưới các góc độ: hoàn cảnh sáng tác, nội dung chủ đề và nghệ thuật.

Bài thơ "Hội Tây" được sáng tác trong hoàn cảnh Nguyễn Khuyến từ quan, sống một cuộc sống thanh nhàn ở quê. Đây là thời gian ông cảm nhận rõ sự khác biệt giữa cuộc sống ồn ào, giả tạo của chốn quan trường và những ngày tháng thanh tịnh nơi làng quê. Đặc biệt, những lễ hội, hội hè trong xã hội lúc bấy giờ càng khiến ông thêm chán chường. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, thể thơ truyền thống của văn học trung đại Việt Nam, với cấu trúc đối xứng chặt chẽ, nhịp điệu đều đặn, khiến cho những suy tư, cảm xúc của tác giả được thể hiện một cách trọn vẹn và sâu sắc. Chủ đề của bài thơ "Hội Tây" chủ yếu xoay quanh sự phê phán những giá trị giả tạo trong xã hội phong kiến thông qua hình ảnh của một cuộc hội hè. Cuộc hội trong bài thơ không đơn thuần là một sự kiện vui chơi, mà là biểu tượng cho những gì hư ảo, giả dối trong xã hội phong kiến. Nguyễn Khuyến không trực tiếp lên án những cuộc hội ấy mà dùng một ngôn từ nhẹ nhàng, mỉa mai để thể hiện sự bất mãn. Qua đó, ông chỉ trích việc con người chỉ quan tâm đến hình thức bên ngoài mà quên đi những giá trị tinh thần, chân chính. Cuộc hội trong bài thơ, mặc dù có vẻ ngoài lộng lẫy nhưng lại trống rỗng, thiếu vắng sự chân thành, khiến cho tác giả cảm thấy mệt mỏi và chán ngán.

Đi sâu vào nội dung bài thơ, Nguyễn Khuyến sử dụng hình ảnh của một cuộc hội hè diễn ra với sự tham gia của những người có địa vị xã hội cao, mang lại cảm giác vui vẻ và huyên náo. Tuy nhiên, qua những hình ảnh sắc sảo, ông chỉ ra rằng, dù bên ngoài có vẻ hoa lệ nhưng thực chất những cuộc hội này lại thiếu đi sự chân thành và những giá trị đích thực của con người. Người tham gia không đến để tìm kiếm sự thanh thản hay ý nghĩa trong cuộc sống, mà chỉ nhằm khoe khoang tài sản, địa vị hay tôn thờ những giá trị vật chất. Nguyễn Khuyến không chỉ muốn lên án những lễ hội này mà còn phản ánh sự mệt mỏi, chán chường của một người trí thức đối diện với những giá trị xã hội hời hợt. Ông cảm thấy những giá trị tinh thần, những điều tốt đẹp bị lãng quên trong xã hội ấy. Chính vì vậy, Nguyễn Khuyến đã sử dụng hình ảnh của những cuộc hội tôn vinh vật chất để phản ánh sự nghèo nàn về tư tưởng và đạo đức trong xã hội.

Về mặt nghệ thuật, bài thơ "Hội Tây" có nhiều nét đặc sắc. Đầu tiên là hình ảnh và biện pháp ẩn dụ mà Nguyễn Khuyến sử dụng. "Hội Tây" không chỉ đơn giản là mô tả một cuộc hội hè mà còn mang tính chất ẩn dụ sâu sắc, chỉ trích sự giả tạo, phù phiếm trong xã hội phong kiến. Hình ảnh "ngựa xe", "lửa" hay "đèn sáng mà không thấy trăng" đều mang tính tượng trưng, thể hiện sự mâu thuẫn giữa vẻ ngoài hoành tráng và sự trống rỗng bên trong. Những biện pháp tu từ như đối, đối lập và tương phản cũng được sử dụng khéo léo để làm nổi bật sự giả dối của những cuộc hội. Cách miêu tả "có lửa nhưng chẳng có than" hay "đèn sáng mà không thấy trăng" càng khiến người đọc cảm nhận rõ ràng hơn sự mâu thuẫn giữa những gì con người thấy và thực chất là gì. Những hình ảnh này không chỉ phản ánh hiện thực xã hội mà còn là sự mỉa mai, châm biếm sâu sắc của tác giả đối với những thói xấu của xã hội. Giọng điệu của bài thơ cũng rất đặc biệt. Nguyễn Khuyến không hẳn lên án trực tiếp, mà sử dụng một giọng điệu nhẹ nhàng, trầm tĩnh, nhưng lại chứa đựng sự châm biếm sâu cay. Ông dùng những câu thơ đậm chất mỉa mai để phản ánh những suy nghĩ, tâm trạng của mình về xã hội. Mặc dù giọng điệu của bài thơ không gay gắt, không sắc bén, nhưng lại làm nổi bật được sự bất mãn của tác giả đối với những cuộc sống phù phiếm và những giá trị giả tạo của xã hội phong kiến.

Tóm lại, bài thơ "Hội Tây" của Nguyễn Khuyến không chỉ là một bài thơ phản ánh thực tế xã hội phong kiến mà còn là một sự phản ánh về những giá trị đích thực trong cuộc sống. Thông qua những hình ảnh sắc sảo, những biện pháp nghệ thuật đặc biệt, Nguyễn Khuyến đã thể hiện rõ thái độ bất mãn và chán ngán của mình đối với một xã hội chỉ chú trọng đến hình thức mà bỏ qua những giá trị sâu xa, chân chính. Bài thơ còn là lời nhắc nhở cho con người cần phải tìm về những giá trị tinh thần, cần phải sống chân thật và có ích cho xã hội, thay vì chạy theo những ảo tưởng, những giá trị vật chất giả tạo. "Hội Tây" không chỉ phản ánh những trăn trở của Nguyễn Khuyến mà còn là tiếng nói đại diện cho những người trí thức, những người có tư tưởng cao cả giữa một xã hội đầy biến động. Bài thơ vẫn giữ nguyên giá trị tư tưởng và nghệ thuật, luôn là nguồn cảm hứng và suy ngẫm sâu sắc cho người đọc.

Phân tích bài thơ Hội Tây - Mẫu 6

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá