Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích bài thơ Lá đỏ hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Phân tích bài thơ Lá đỏ
Đề bài: Phân tích bài thơ Lá đỏ
Dàn ý Phân tích bài thơ Lá đỏ
1.Mở bài
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê ở Hà Nội, là một nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học, nhạc sĩ.
Giới thiệu về bài thơ Lá đỏ.
+ Hoàn cảnh ra đời: : tháng 12 năm 1974 – thời điểm cuộc kháng chiến thống nhất đất nước bước vào giai đoạn cuối, toàn dân ta đang dồn sức cho tiền tuyến.
2.Thân bài
Phân tích theo bố cục của bài thơ (3 phần)
Phần 1: 2 câu thơ đầu tiên: không gian nơi hai người gặp nhau.
+ Trên cao.
+ Lộng gió.
+ Rừng lá đỏ.
Phần 2: 4 câu thơ tiếp theo: hình ảnh con đường Trường Sơn.
+ Em đứng bên đường.
+ Quàng Súng.
+ Đoàn quân vội vã.
+ Bụi Trường Sơn.
Phần 3: 2 câu thơ cuối: lời hứa hẹn của hai người khi phải chia tay.
+ Lời chào với em gái tiền phương.
+ Lời hứa hẹn gặp giữa Sài Gòn.
Nghệ thuật sử dụng bài thơ: thể thơ tự do, bút pháp so sánh, ngôn ngữ thơ chân thực, gần gũi với người đọc.
- Bài thơ có những điểm khác lạ trong cách sử dụng ngôn ngữ:
+ Bài thơ viết theo thể tự do. Trong 9 câu thơ có 7 câu là thể lục ngôn.
+ Nhịp điệu thơ dồn dập, vững bền, chắc khoẻ như bước chân hành quân, như cái vội vã của chiến trường khói lửa
+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đan cài tạo sức hấp dẫn cho bài thơ.
+ Ngôn ngữ chân thực, giản dị, tự nhiên, danh từ chiếm ưu thế khiến bài thơ giàu tính tạo hình, động từ, tính từ tuy ít hơn nhưng có tính chọn lọc cao gây ấn tượng đặc biệt về hành động và đặc điểm tạo vật.
3.Kết bài:
Cảm nhận chung về bài thơ.
- Bài thơ giúp người đọc hiểu được sự khốc liệt của chiến tranh, sự hy sinh của dân tộc ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
Phân tích bài thơ Lá đỏ - mẫu 1
Lá đỏ là một sáng tác hay của Nguyễn Đình Thi. Với bài thơ này ta có cảm giác như đang vượt thời gian cùng với nhà thơ. Chỉ bằng 8 câu thơ rất ngắn mà Lá đỏ đã có thể tái hiện lại cả một quá khứ về cuộc hành quân hào hùng, vĩ đại của nhân dân ta.
Đó là những năm tháng của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc – đó là cuộc hành quân trên chiến trường Trường Sơn khi vào giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và cảm nhận bài thơ Lá đỏ bạn nhé!
“Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai ác bạc quàng súng trường.
Ðoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn.”
Bài thơ Lá đỏ là một sáng tác hay đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Sở dĩ bài thơ này mang nhiều cảm hứng tới vậy bởi nó được viết trước khi đoàn quân Việt Nam bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đọc nó ta có cảm giác về một thắng lợi tất yếu của dân tộc ta.
Cũng chỉ bằng 8 câu thơ mà Lá đỏ đã có thể tái hiện lại cuộc hành quân vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đó cũng chính là những năm tháng hành quân trên đường Trường Sơn. Cũng là khi tiến vào Sài Gòn, giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Và bài thơ này được viết khi ông đến và sống với Trường Sơn. Đây cũng chính là một minh chứng cực kỳ chân thực và sinh động với chất liệu Trường Sơn.
Với Nguyễn Đình thi đó là một nơi đẹp đẽ, đứng trên cao nguyên lộng gió có thể cảm nhận được một khoảng không gian vô cùng khoáng đạt. Từ đó có thể mở tầm nhìn ra một khoảng không bao la rộng lớn. Và đó cũng chính là mạch cảm xúc tương tự như trong thơ của Tố Hữu: “Trường Sơn đông nắng tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa rõ mình” (Nước non ngàn dặm).
“Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ”
Từ Trường Sơn ông đã nhận thức rõ mình và cũng chính là nhận thức được sức mạnh của nhân dân của dân tộc Việt Nam. Và hiển hiện trước mắt chính là một vẻ đẹp lạ lùng với ào ào lá đỏ. Và cũng chính là bao nhiêu lá đỏ cũng là bao nhiêu tâm tình. Chính những chiếc lá đỏ trên nền trời xanh ất đã chạm vào trái tim của nhà thơ. Nó làm nên trận mưa lá đỏ đổ xuống như chính sức sống của người Trường Sơn.
Phân tích bài thơ Lá đỏ - mẫu 2
Bài thơ Lá Đỏ của tác giả Nguyễn Đình Thi là một tác phẩm nổi tiếng trong văn chương Việt Nam, được viết dưới hình thức thơ tự do, với nội dung và hình ảnh chân thực, sống động, diễn tả cảm xúc của tác giả đối với những người lính trẻ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
“Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn”
Bài thơ mở đầu với hình ảnh của một cảnh tượng đầy hoang sơ, bình yên, tuy nhiên nó vẫn mang trong mình sự khắc nghiệt của chiến tranh. Tác giả gặp gỡ một cô gái trẻ bên đường, người đang đeo trên vai ác bạc và quàng súng trường – đó là một hình ảnh của những người lính đang đi trên chiến trường. Cô gái vẫy tay chào, đôi mắt rực rỡ, tươi cười nhưng cũng mang trong mình một nỗi buồn sâu thẳm.
Sau đó, tác giả hẹn gặp cô gái ở Sài Gòn, một nơi hoạt động sầm uất của cuộc chiến. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh của đôi mắt trong của cô gái trẻ, đó là một tình cảm chân thành, tình người trong cuộc chiến đấu cho tự do.
Bài thơ được viết dưới hình thức thơ tự do, không giới hạn số lượng câu, số lượng từ trong mỗi câu hay độ dài của các câu.Tác giả sử dụng hình ảnh tươi sáng, sống động như “rừng lạ ào ào lá đỏ”, “vai ác bạc quàng súng trường” để mô tả hình ảnh cô gái trẻ bên đường.
Những hình ảnh này giúp cho người đọc cảm nhận được cảnh vật và diễn tả nét đẹp của con người trong những thời điểm khó khăn, đau đớn. Tác giả sử dụng các từ ngữ giản dị, dễ hiểu để truyền tải tâm trạng, cảm xúc của mình như “hẹn gặp nhau”, “vẫy cười”.
Phân tích bài thơ Lá đỏ - mẫu 3
Nguyễn Đình Thi là nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm của ông có thể kể đến bài thơ “Lá đỏ”.
“Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ”
Cuộc gặp gỡ diễn ra trong không gian với “em” diễn ra ở rừng Trường Sơn “lộng gió”, “rừng lạ ào ào lá đỏ”, “bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, gợi ấn tượng vừa lãng mạn, hào hùng dữ dội. Những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận lá đổ ào ào như trút trong gió lộng trên những đỉnh núi cao giữa mùa thu của đại ngàn Trường Sơn, lửa bụi chiến tranh bay nhòa trời.
Bốn câu thơ tiếp theo là hình ảnh con đường Trường Sơn mùa ra trận. Mở đầu là hình ảnh cô thanh niên xung phong đứng bên đường. Nhắc đến con đường Trường Sơn không thể thiểu hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong, vì lòng yêu nước mà sẵn sàng lên đường.
“Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc, quàng súng trường”
Cách gọi “em gái tiền phương” nghe thật gần gũi, nhưng cũng đầy sự trân trọng. Hình ảnh của những cô gái hiện lên gợi cảm giác vừa thân thương, gần gũi, giản dị; vừa dũng cảm, kiên cường, vững vàng khi làm nhiệm vụ. Hình ảnh “em gái tiền phương” được so sánh với “như quê hương” trở thành biểu tượng của quê hương, đất nước. Họ cũng chính là biểu tượng cho cuộc chiến tranh nhân dân của dân tộc, cho khát vọng tự do, hòa bình của nhân dân.
“Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.”
Hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến gợi lên không khí hào hùng, thần tốc trong khung cảnh “bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Từ láy “vội vã” đã làm nổi bật tinh thần khẩn trương, tranh thủ từng phút giây hành quân ra tiền tuyến cho kịp bước vào chiến trận cuối cùng, bất chấp gian khổ hiểm nguy. Hình ảnh đoàn quân là kết tinh của ý chí, tinh thần, khát vọng độc lập, tự do và chiến thắng của dân tộc.
Hai câu thơ cuối của bài thơ là lời chào tạm biệt và lời hứa hẹn gặp lại giữa Sài Gòn khi đất nước ta thống nhất.
“Chào em em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn…”
Lời chào nghe thì rất đơn giản nhưng ẩn sâu bên trong lời chào đấy là lời hứa hẹn về ngày trở lại khi đất nước đã giành được độc lập. Chiến dịch cuối cùng của cuộc trường chinh ấy sẽ mang tên Bác, gặp nhau giữa Sài Gòn là gặp nhau trong ngày toàn thắng.
Bài thơ “Lá đỏ” đã c a ngợi tình yêu đất nước, những đóng góp to lớn của người anh hùng chưa biết tên đã tạo ra sức mạnh dân tộc, góp phần làm nên chiến thắng trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
Phân tích bài thơ Lá đỏ - mẫu 4
Nguyễn Đình thi là nhà thơ miệt mài, cần cù trong suốt hành trình nghệ thuật của mình, hơn 60 năm cầm bút ông đã để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ thuộc nhiều loại hình khác nhau, song thơ là lĩnh vực ông dành nhiều tâm huyết nhất. Mỗi bài thơ của ông đều mang bản sắc riêng rõ nét, “Lá đỏ” là một điển hình, tiêu biểu cho cả nội dung và nghệ thuật thơ Nguyễn Đình Thi.
Bài thơ được sáng tác năm 1974, giai đoạn đất nước ta chuẩn bị tổng tiến công, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bài thơ có nội dung, cảm hứng chủ đạo là niềm tin vào sự chiến thắng của dân tộc. Tác phẩm như một lời dự cảm về ngày mai tươi sáng của đất nước, khi chúng ta đã giành được độc lập, tự do, hòa bình.
Chỉ với tám dòng thơ ngắn gọn và súc tích, Nguyễn Đình Thi đã tái hiện cả một cuộc hành quân trường kì, vĩ đại của đất nước ta trong cuộc chiến tranh khốc liệt để bảo vệ Tổ quốc. Đó là cuộc hành quân trên đường Trường Sơn, bộ đội tiến vào Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bài thơ được viết khi nhà thơ được trực tiếp đến và trải nghiệm cuộc sống ở Trường Sơn – cũng là lí do cho những dòng viết chân thực và sống động trong thơ ông.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ:
“Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ”
Có thể cảm nhận được vị trí nơi nhà thơ đứng là đỉnh Trường Sơn “cao lộng gió”, một nơi có thể phóng tầm mắt nhìn ra bao la, rộng lớn và bao quát. “Trên cao” còn có hàm ý về vị thế trong tư tưởng, tình cảm – tức cao quý, cao cả. Hai chữ “lộng gió” tựa như lòng người rộng mở, niềm tin phơi phới, đón chào những luồng gió Cách mạng.
Từ đỉnh núi, ông thấy được cảnh thiên nhiên đẹp lạ lùng: “Rừng lạ ào ào lá đỏ”. Từ láy “ào ào” được sử dụng độc đáo, gợi ra cảnh một cơn cuồng phong làm nên trận “mưa” lá đỏ tuôn trào, mãnh liệt như sức sống Trường Sơn. Màu đỏ của lá tựa như màu đó của lá cờ Tổ quốc, của dòng máu chảy trong mỗi trái tim người con đất Việt.
Hai câu thơ tiếp theo xuất hiện bóng dáng con người, hình ảnh thật đẹp trong cuộc chiến tranh nhân dân – “em gái tiền phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong:
“Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc, quàng súng trường.”
Sự có mặt của những cô gái trên đỉnh Trường Sơn đã góp phần tạo nên một thời kì huy hoàng của Tổ quốc, một cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, trong đó có cả những cô gái trẻ trung, xinh đẹp mà lẽ ra được hưởng cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Hình ảnh những cô gái bên đường Trường Sơn gợi nhắc về hình ảnh những cô thanh niên xung phong trên cao điểm trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê).
Có biết bao chàng trai, cô gái ngày đêm không ngừng nghỉ, thậm chí hi sinh cả tính mạng vì sự nghiệp của Tổ quốc, tất cả đã cùng làm nên những trang lịch sử chói lọi, làm nên “Đất Nước muôn đời”. Hình ảnh “vai áo bạc, quàng súng trường” thật giản dị, thân thương. Đó là chứng tích sau biết bao tháng ngày dầm mưa dãi nắng; cũng là hình ảnh nổi bật giữa núi rừng Trường Sơn “ào ào lá đỏ”.
Trong những năm tháng máu lửa của thời kì kháng chiến chống Mỹ, Trường Sơn đã trở thành trận địa thiêng liêng:
“Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”
Con đường hành quân đầy gian khổ, khốc liệt. Ta nhớ về hình ảnh con đường hành quân của những người lính Tây Tiến nơi núi rừng Tây Bắc: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm/Heo hút cồn mây, súng ngửi trời”. Con đường càng đi như các thách thức ý chí của những người chiến sĩ. Song, đoàn quân “vẫn đi vội vã” với những bước chân hối hả, trùng điệp, rung chuyển đất trời: “Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Câu thơ gợi khung cảnh hào hùng, không khí sử thi hào tráng ở những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh.
Những đoàn quân cứ thế, nối tiếp nhau không ngừng nghỉ, nhà thơ – chiến sĩ chỉ kịp ghi lại dáng hình quê hương rồi gửi lời chào và hẹn gặp:
“Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.”
Sài Gòn – cái đích của cuộc hành quân, cuộc tiến công đã thật gần, con đường chạm tới chiến thắng, độc lập, tự do không còn xa. Lời chào, lời hẹn ước ấy chưa đựng biết bao nhiệt huyết của tuổi trẻ, khát khao, lý tưởng cao đẹp.
Không chỉ tạo ấn tượng sâu sắc về nội dung, bài thơ cũng mang những yếu tố hình thức nghệ thuật đặc sắc. Yếu tố chính làm nên thành công của bài là hình ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ thơ. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh sống động: lá đỏ, cô em gái tiền phương, đoàn quân – có sức gợi tả, khái quát cao cho vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.
Về nhịp điệu, cơ bản xuyên suốt bài thơ là nhịp điệu của bước chân hành quân dồn dập, chắc khỏe. Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi và chân thực, hình ảnh cuộc sống nơi chiến trường hiện lên tự nhiên, sống động.
Những cuộc kháng chiến đã qua đi, thời gian cũng dần phủ bụi nhưng kí ức về những năm tháng ấy có lẽ không bao giờ có thể xóa nhòa. Nhiều năm sau, độc giả vẫn sẽ nhớ về những năm tháng ấy, nhớ về tuyến đường Trường Sơn “ào ào lá đỏ”, nhớ hình ảnh những cô gái tiền phương, những chàng trai chiến sĩ với những bước đi rung chuyển đất trời. Có lẽ vì vậy mà Balzac đã từng nói những người nghệ sĩ làm văn, viết thơ là “thư kí trung thành của thời đại”.
Phân tích bài thơ Lá đỏ - mẫu 5
Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê ở Hà Nội, ông là một nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học, nhạc sĩ. Thơ ông tự do, phóng khoáng, đồng thời cũng hàm súc, giàu chất suy tư, dạt dào cảm hứng yêu nước. Thể loại mà ông tâm huyết nhất vẫn là thơ, bởi đối với ông thơ như là một đứa con tinh thần mà cả cuộc đời của ông hướng tới và theo đuổi.
Thơ của ông thường mang cảm hứng về đất nước, con người trong thời kì kháng chiến. Ông viết về đất nước gian khổ đau thương, con người chiến đấu để giành lại độc lập trong thời kì chiến tranh gian khổ. Một số tác phẩm tiêu biểu: Diệt phát xít (1945), Người Hà Nội (1947), Đất nước (1955)……
Bài thơ Lá đỏ được sáng tác tháng 12 năm 1974 – thời điểm cuộc kháng chiến thống nhất đất nước bước vào giai đoạn cuối, toàn quân và dân ta đang dồn sức cho tiền tuyến. Ông đã chứng kiến hiện thực của cuộc chiến tranh khốc liệt “giữa nghìn tiếng nổ rung đêm lửa”. Sự hy sinh mất mát, đớn đau do chiến tranh gây ra và con người lại chính là những cá thể bị tổn hại nhiều nhất…
Nhưng cũng chính từ những tổn thất, đau thương, mất mát ấy lại hiện lên một vẻ đẹp diệu kỳ, lãng mạn của bức tranh thiên nhiên Trường Sơn bao la, với sắc đỏ phủ trời xanh của màu lá đỏ. Xúc động trước cảnh thiên nhiên Trường Sơn lá đỏ ào ào tung bay trong gió và trong khoảnh khắc đó bài thơ được ra đời, và trở thành khúc ca ra trận dọc theo chiều dài đất nước. Bài thơ còn được nhạc sỹ Hoàng Hiệp phổ nhạc và thành bài hát thể hiện khung cảnh oai hùng của đoàn quân ra trận.
“Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn”
(Trường Sơn, 12/1974)
Mở đầu bài thơ là hình ảnh gặp em trên cao, trên cao ở đây đầu tiên là nói về vị trí địa lý có thể là lúc đó tác giả đã gặp được em từ trên núi cao, đèo cao. Trên cao ở đây không chỉ nói về vị trí địa lý mà còn nói đến vị trí về tình cảm trong lòng của tác giả, tình cảm thiêng liêng này được đặt trên cao hơn mọi tình cảm khác. Đó là một nơi đẹp đẽ, thoáng đãng, đứng từ trên cao nguyên lộng gió ta cảm nhận được một khoảng không vô tận, bao la. Và thể hiện trước không gian đó là hình ảnh rừng lá đỏ ào ào, bay trong gió.
Giữa khung cảnh bầu trời xanh mát mẻ, nổi bật lên là hình ảnh là đỏ, màu lá đỏ như tô điểm thêm cho bầu trời Trường Sơn giữa lúc khói lửa mịt mù, do bom đạn thả xuống đất Trường Sơn, phải chăng chính hình lá đỏ đó đã chạm đến trái tim của tác giả. Bao nhiêu chiếc là đỏ đó cũng là bấy nhiêu những tâm tư, tình cảm của tác giả gửi vào trong đó.
Mùa lá đỏ nên thơ ấy đã tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm hùng tráng và màu đỏ ấy cũng đã vẽ lên sức sống cho con đường Trường Sơn mùa ra trận. Giữa lúc đất nước đang diễn ra cuộc chiến đấu cam go và khốc liệt, màu lá đỏ như tiếp thêm sức mạnh cho những người lính trên chiến trường có thêm sức mạnh để chiến đấu vì quê hương, đất nước thân yêu của mình.
Bốn câu thơ tiếp theo là hình ảnh con đường Trường Sơn mùa ra trận. Mở đầu là hình ảnh cô thanh niên xung phong đứng bên đường. Nhắc đến con đường Trường Sơn không thể thiểu hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong, vì lòng yêu nước mà sẵn sàng lên đường.
“Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc, quàng súng trường”
Hình ảnh cô gái trẻ trung, xinh đẹp, dồi dào sức trẻ. Đáng lẽ ra những cô gái này phải được hưởng cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Thế nhưng, vì đất nước còn đang có giặc xâm chiếm nên những cô gái ấy sẵn sàng lên đường, đôi vai gầy vẫn sẵn sàng quàng súng xông ra chiến trường. Nhắc đến các cô gái thanh niên xung phong cũng rất nhiều nhà thơ lấy cảm hứng để viết. Trong bài thơ “Cái điểm sáng ấy” của tác giả Trần Nhật Thu cũng đã viết về những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
“Mấy năm rồi chạy trên tuyến Trường Sơn
Có đêm nào như đêm nay nhớ mãi
Những cọc tiêu là những cô em gái
Thanh thản đứng bên đường trọng điểm – xe lên.”
Hình ảnh con đường Trường Sơn được tác giả nhắc đến trong hai câu thơ.
“Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.”
Đó là con đường đầy gian khổ và khắc nghiệt. Nhưng đoàn quân ta vẫn bước chân chập trùng, hối hả. Nó như rung chuyển đạp lên mọi khó khăn, thử thách. “Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa” bầu trời, khung cảnh Trường Sơn mịt mù, không phải do sương hay do cát bụi mà đây là do bom đạn, súng pháo bay nghi ngút. Khung cảnh thật khốc liệt làm sao. Qua câu thơ này ta có thể cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng cũng vô cùng khốc liệt và máu lửa. Đó là một không gian đẹp và cũng chính là một biểu tượng của chiến tranh đã được bài thơ khắc họa.
Hai câu thơ cuối của bài thơ là lời chào tạm biệt và lời hứa hẹn gặp lại giữa Sài Gòn khi đất nước ta thống nhất.
“Chào em em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn….”
Hình ảnh em ở đây vừa hiện diện của hậu phương đang dồn mọi sức lực cho tiền tuyến vừa là đóng vai trò người lính ở tiền phương. Một lời chào nghe thì rất đơn giản nhưng ẩn sâu bên trong lời chào đấy là lời hứa hẹn về ngày trở lại khi đất nước đã giành được độc lập. Chiến dịch cuối cùng của cuộc trường chinh ấy sẽ mang tên Bác, gặp nhau giữa Sài Gòn là gặp nhau trong ngày toàn thắng. Không còn khói bụi rực trời nữa mà là khung cảnh vui mừng khôn xiết khi đất nước ta giành được độc lập.
Bằng thể thơ tự do, giọng thơ chân thực. Hình ảnh của bài thơ cũng rất gần gũi, khái quát được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam ta. Đặc biệt hình ảnh lá đỏ tạo cảm giác mạnh, mang ý nghĩa biểu trưng cho những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. Bài thơ Lá đỏ là một bài thơ hay và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Phân tích bài thơ Lá đỏ - mẫu 6
Nguyễn Đình Thi là một nhà văn hóa, một nghệ sĩ đa tài. Ông có nhiều tác phẩm hay, trong đó phải kể đến bài thơ Lá đỏ:
“Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ”
Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa khung cảnh gặp gỡ của nhân vật trữ tình với “em”. Không gian hiện lên qua các hình ảnh “trên cao lộng gió”, “rừng lạ ào ào lá đỏ”, “bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, gợi ấn tượng vừa lãng mạn, hào hùng dữ dội với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận lá đổ ào ào như trút trong gió lộng trên những đỉnh núi cao giữa mùa thu của đại ngàn Trường Sơn, lửa bụi chiến tranh bay nhòa trời.
“Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc, quàng súng trường”
Trong hoàn cảnh đó, “em” xuất hiện”. Ở câu thứ nhất, tác giả so sánh “em” với “như quê hương”. Có thể thấy, họ chính là biểu tượng cho quê hương, đất nước Việt Nam. Ở câu thứ hai, hình ảnh “em” hiện lên với hành động thể hiện sự mạnh mẽ, dũng cảm và kiên cường nhưng tôi cũng cảm nhận được sự dịu dàng, thân thương. Họ đại diện cho sức mạnh của dân tộc, khát vọng tự do của nhân dân.
Tiếp đến, nhà thơ khắc họa vẻ đẹp của rừng Trường Sơn trong ngày ra trận. Đoàn quân trên đường ra tiền tuyến gợi lên không khí hào hùng, thần tốc trong khung cảnh “bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Từ láy “vội vã” đã làm nổi bật tinh thần khẩn trương, tranh thủ từng phút giây hành quân ra tiền tuyến cho kịp bước vào chiến trận cuối cùng, bất chấp gian khổ hiểm nguy. Hình ảnh đoàn quân là kết tinh của ý chí, tinh thần, khát vọng độc lập, tự do và chiến thắng của dân tộc:
“Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.”
Hai câu cuối là lời chào tạm biệt nhưng cũng là lời hứa hẹn gặp lại giữa Sài Gòn khi đất nước ta thống nhất:
“Chào em em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn…”
Ngay cả nhan đề “Lá đỏ” gợi ra nhiều ý nghĩa. Mỗi chiếc lá gợi liên tưởng đến một cá nhân, cả rừng lá đỏ ào ào gợi lên hình ảnh hào hùng của cả dân tộc, đất nước; tô đậm hình ảnh lá đỏ nhà thơ muốn nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa đóng góp của mỗi cá nhân vào thắng lợi đất nước.
Bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi giàu cảm xúc, gửi gắm thông điệp về tình yêu quê hương, đất nước.
Phân tích bài thơ Lá đỏ - mẫu 7
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ lớn, một tài năng toàn diện đặc biệt bởi năng lực sáng tạo và thành công trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Ông viết tiểu tuyết, truyện ngắn, tiểu luận, phê bình văn học, viết kịch, soạn nhạc và sáng tác thơ, ở thể loại nào cũng tạo được dấu ấn đặc sắc.
Riêng với thơ, Nguyễn Đình Thi là một trong số những người luôn đi tiên phong trong việc thể nghiệm tìm kiếm khai phá con đường mới cho thơ Việt Nam. Kết hợp nhuần nhuyễn sáng tạo giữa thơ truyền thống với hiện đại, thơ Nguyễn Đình Thi đằm thắm, tinh tế, giàu nội tâm nhưng cũng sắc sảo đầy thuyết phục bởi tư duy trí tuệ.
Cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Đình Thi là cảm hứng về đất nước. Ông viết về đất nước gian khổ đau thương quật khởi và ngời sáng với chiều sâu lịch sử và mang tính khái quát bởi tầm cao thời đại. Và chính những bài thơ đất nước đã làm nên vóc dáng nhà thơ.
“Lá đỏ” là một trong số những bài thơ như thế được viết trước khi những đoàn quân Việt Nam bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại, giải phóng hoàn toàn miền Nam nhưng đã tiên cảm được thắng lợi tất yếu của dân tộc.
Chỉ bằng tám câu thơ mà Nguyễn Đình Thi đã tái hiện cả một cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc – cuộc hành quân trên đường Trường Sơn, tiến vào Sài Gòn, giải phóng Miền Nam , thống nhất đất nước. Nguyễn Đình Thi như có duyên nợ với Trường Sơn. Vào những thập niên 30 của thế kỷ này, gia đình ông ở Luang Prabang Lào, đã vượt từ Tây Trường Sơn sang Đông Trường Sơn trở về Việt Nam sinh sống. Và, theo ghi chép trong cuốn sổ tay ông để lại: vào cuối năm 1974 đầu năm 1975 ông được đi dọc Trường Sơn đến đất Nam Bộ. Nêu lên chi tiết này để thấy rằng bài thơ “Lá đỏ” được viết khi nhà thơ trực tiếp đến và sống với Trường Sơn, nó minh chứng cho sự chân thực và sống động của “chất liệu Trường Sơn” trong bài thơ “Lá đỏ”.
Trường Sơn theo cảm nhận của Nguyễn đình Thi trước hết là một thiên nhiên hùng vĩ và tươi đẹp:
“Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ”
Nhà thơ đứng trên đỉnh Trường Sơn “lộng gió”, nơi không gian khoáng đạt, ở một thế đứng có thể mở được tầm nhìn rộng lớn, bao quát. Nhà thơ Tố Hữu từng viết “Trường Sơn đông nắng tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa rõ mình” (Nước non ngàn dặm). Thì đây , Nguyễn Đình Thi đã đứng ở trên cao của dải Trường Sơn, không chỉ “rõ mình” ông còn nhận ra sức mạnh của dân tộc Việt Nam, nhận ra thiên nhiên Trường Sơn đẹp lạ lùng: “Rừng lạ ào ào lá đỏ”. Bao nhiêu người làm thơ về Trường Sơn. Bao nhiêu tâm tính, vẻ đẹp, sắc màu Trường Sơn đã được nhiều nhà thơ khai thác.Vậy mà những chiếc lá đỏ rực nổi bật giữa màu xanh điệp trùng của đại ngàn Trường Sơn lại chỉ “bay” vào thơ của Nguyễn Đình Thi. Thật kỳ diệu và ngỡ ngàng. Cơn cuồng phong đã làm nên trận mưa lá đỏ ào ào tuôn đổ hào phóng và mãnh liệt như sức sống của Trường Sơn. Màu đỏ của lá phối lên bức tranh thiên nhiên nên thơ và hoành tráng, khảm vào tâm cảm chúng ta, lay động miền sâu thẳm tình yêu đất nước. Trường Sơn trở thành một địa chỉ thiêng liêng vì đó cũng là con đường dân tộc Việt Nam ra trận.
“Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”
Con đường ấy đầy gian khổ, khắc nghiệt. “Đoàn quân vẫn đi vội vã” với muôn bước chân mạnh mẽ điệp trùng, hối hả, nối dài như rung chuyển núi rừng, làm “nhòa trời lửa”, đạp bằng khó khăn, vượt lên nắng nôi, lửa đạn để tiến lên phía trước. Câu thơ diễn tả quang cảnh cuộc hành quân hào hùng thần tốc, gợi lên một không khí sử thi ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chuẩn bị Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Trong bối cảnh chung đó hiện lên một hình ảnh đẹp, một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân –“em gái tiền phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai, mà lẽ ra họ sinh ra để được sống yên bình.
“Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc, quàng súng trường”
Thơ ca những năm chống Mỹ đã khắc hoạ nhiều tư thế dáng đứng của người Việt Nam, như: dáng đứng của anh giải phóng quân trên đường băng Tân Sơn Nhất tạc vào thế kỷ ( thơ Lê Anh xuân). Tư thế của “O du kích nhỏ dương cao súng, Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu” (Thơ Tố Hữu). Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đi dọc Trường Sơn, gặp cô gái tiền phương đứng ở bên đường, ông vội vàng ghi lại bằng thơ cái hình ảnh rất tiêu biểu, rất đặc trưng, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Cái hình ảnh “vai áo bạc, quàng súng trường” rất đỗi bình dị gần gũi, thân thương như hình ảnh quê hương. Hình ảnh ấy cũng là tâm điểm nổi bật giữa rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ, như một dấu son lịch sử.
Những đoàn quân nối dài vô tận không ngừng nghỉ, nhà thơ – người chiến sĩ chỉ kịp ghi nhận cái hình dáng quê hương rồi gửi lời chào và hẹn gặp:
“Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn”
Người đứng lại bên đường như cột mốc, như điểm tựa và đoàn quân ra đi mang theo niềm vui phơi phới, niềm tin tất thắng. Sài Gòn, cái đích của cuộc tiến công đã rất gần, con đường đi đến chiến thắng chẳng còn bao xa. Sài Gòn, điểm hẹn của bao thế hệ Việt Nam. Lời chào, lời hẹn ấy chứa đựng nhiệt huyết của tuổi trẻ, của lý tưởng độc lập tự do, của niềm lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng.
Bài thơ “Lá đỏ” của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ rất thành công trong hệ thống những bài thơ viết về đất nước của ông và của cả nền thơ. Các yếu tố nghệ thuật chính làm nên thành công của “Lá đỏ” là hình ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ thơ.
Về hình ảnh bài thơ nêu ba hình ảnh: lá đỏ, em gái tiền phương và đoàn quân như những tâm điểm và đặc tả, có sức khái quát cao về vẻ đẹp của đất nước con người Việt Nam. Đặc biệt hình ảnh lá đỏ tạo cảm giác mạnh, mang ý nghĩa biểu trưng cho những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc.
Về nhịp điệu trong 8 câu thơ có 7 câu là thể lục ngôn ( 6 âm tiết) vì vậy về cơ bản là nhịp điệu của bước chân hành quân dồn dập, vững bền, chắc khoẻ. Riềng câu thứ ba có 7 âm tiết, khiến bài thơ chuyển nhịp đột ngột giữa chừng, tạo nên âm vực trầm tĩnh lắng sâu trong giây lát, như thể bước chân hành quân sững lại, ngỡ ngàng khi bất chợt gặp người em gái giữa Trường Sơn, rồi người chiến sĩ lại hoà vào đội ngũ, hối hả lên đường, vì mục tiêu cuối cùng là hướng về Sài Gòn.
Về ngôn ngữ câu chữ của bài thơ rất chân thực. Cuộc sống chiến trường sôi động, khắc nghiệt nhưng cũng rất trữ tình hiện lên một cách tự nhiên không một chút bóng bẩy, hào nhoáng. Bởi những lời thơ ấy đi ra từ một con người nặng lòng với đất nước quê hương.
Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm, nước non liền một dải. Con người Việt Nam đang cuốn vào nhịp sống hiện đại phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, hội nhập quốc tế với bao bận rộn, lo toan. Mỗi khi đọc lại bài thơ “Lá đỏ”, hay nghe ca khúc do nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ từ bài thơ này của Nguyễn Đình Thi, lại thức dậy trong chúng ta những tình cảm thiêng liêng cao đẹp: Tình yêu Tổ quốc, niềm tự hào về truyền thống cha ông. Tình cảm ấy chính là nội lực để người Việt Nam bước tiếp vững vàng trên chặng đường mới hôm nay.
Phân tích bài thơ Lá đỏ - mẫu 8
Lá đỏ là một trong những tác phẩm hay của Nguyễn Đình Thi. Mở đầu, tác giả đã khắc họa không gian diễn ra cuộc gặp gỡ tình cờ với “em” - giữa rừng Trường Sơn “lộng gió”, “rừng lạ ào ào lá đỏ”, “bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, gợi ấn tượng vừa lãng mạn. Bốn câu thơ tiếp theo là hình ảnh con đường Trường Sơn mùa ra trận. Hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong được khắc họa chân thực. Cách gọi “em gái tiền phương” nghe thật gần gũi, nhưng cũng đầy sự trân trọng. Hình ảnh của những cô gái hiện lên gợi cảm giác vừa thân thương, gần gũi, giản dị; vừa dũng cảm, kiên cường, vững vàng khi làm nhiệm vụ. Tiếp đến, hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến đã gợi lên không khí hào hùng, thần tốc trong khung cảnh “bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”. Hình ảnh đoàn quân là kết tinh của ý chí, tinh thần, khát vọng độc lập, tự do và chiến thắng của dân tộc. Hai câu thơ cuối của bài thơ là lời chào tạm biệt và lời hứa hẹn gặp lại giữa Sài Gòn khi đất nước ta thống nhất. Hai câu cuối là lời hứa hẹn về ngày trở lại khi đất nước đã giành được độc lập. Bài thơ “Lá đỏ” ca ngợi những đóng góp to lớn của người anh hùng chưa biết tên đã tạo ra sức mạnh dân tộc, góp phần làm nên chiến thắng trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Phân tích bài thơ Lá đỏ - mẫu 9
Tiếp nối bản hùng ca về cuộc kháng chiến của dân tộc, một khúc tráng ca đầy âm hưởng anh hùng ca, bằng tài năng, tâm huyết và kinh nghiệm của ông. Lê Minh Khuê thêm một nốt nhạc đẹp. Hình ảnh những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm trong văn học chống Mỹ cứu nước, nhưng với những sáng tạo rất hiện đại, họ đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu ước mơ và tỉnh thần dũng cảm trong cuộc sống. trận chiến gian khổ. Sự hy sinh hồn nhiên, lạc quan của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đưỡng Trường Sơn là hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Rõ ràng chúng ta thấy thế hệ trẻ đi kháng chiến thời chống Mỹ đa phần là học sinh, sinh viên đều có học, cư xử rất văn hóa, tế nhị, bây giờ chúng ta cùng thế hệ trẻ thời đại mới. Với thế kỷ XXI, chúng ta phải vượt ra khỏi lối suy nghĩ công nghiệp của chúng ta.
Phân tích bài thơ Lá đỏ - mẫu 10
Kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, không biết bao nhiêu con người đã ngã xuống. Hình ảnh “em gái tiền phương” thật nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió. Nhưng đồng thời lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi qua vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ. Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân. Hình ảnh “em gái tiền phương” là những nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đó nhưng những cô gái ấy vẫn trung kiên không sợ gì hết, những lúc nghỉ ngơi họ vẫn không ngới tiếng cười vang.
Phân tích bài thơ Lá đỏ - mẫu 11
Nguyễn Đình Thi không chỉ là một nghệ sĩ lớn mà còn là một tinh hoa của sự sáng tạo vượt thời đại. Với khả năng viết văn đa dạng, từ tiểu thuyết đến truyện ngắn, từ phê bình văn học đến viết kịch, từ soạn nhạc đến sáng tác thơ, ông luôn để lại dấu ấn riêng biệt trong lòng người đọc.
Trong lĩnh vực thơ, Nguyễn Đình Thi luôn dẫn đầu trong việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Những tác phẩm thơ của ông không chỉ đậm chất nội tâm mà còn sáng tạo và thuyết phục bởi tư duy sắc sảo.
Chủ đề chính trong thơ của Nguyễn Đình Thi là tình yêu quê hương. Ông viết về vẻ đẹp hùng vĩ của đất nước, về sự gian khổ và hy vọng của nhân dân Việt Nam. Các bài thơ về đất nước đã làm nên tên tuổi và phẩm chất của nhà thơ.
Bài thơ 'Lá Đỏ' đã tiên đoán được chiến thắng của dân tộc trước khi cuộc chiến giải phóng miền Nam bắt đầu. Chỉ với những dòng thơ ngắn gọn, Nguyễn Đình Thi đã tái hiện một cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc, với tất cả sự kiên định và hy vọng.
Trên đỉnh Trường Sơn, nhà thơ nhìn ra một cảnh tượng hùng vĩ và tươi đẹp, nơi mà sức mạnh của dân tộc Việt Nam hiện hữu mạnh mẽ nhất. Cây lá đỏ rực sáng giữa rừng xanh là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của đất nước.
Bài thơ không chỉ tả lịch sử mà còn gợi lên những hình ảnh sâu sắc về con người Việt Nam. Hình ảnh của cô gái tiền phương và đoàn quân vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc, là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và hy vọng vào tương lai.
Bài thơ 'Lá Đỏ' là một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Thi. Sự thành công của bài thơ này đến từ hình ảnh sống động, nhịp điệu sôi động và ngôn ngữ chân thực mà nhà thơ đã sử dụng.
Qua bài thơ 'Lá Đỏ', chúng ta nhớ lại những giá trị về tình yêu quê hương, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, và niềm tin vào tương lai của đất nước. Đó cũng là nguồn động viên mạnh mẽ để chúng ta tiếp tục bước đi trên con đường phát triển và thịnh vượng.
Phân tích bài thơ Lá đỏ - mẫu 12
Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học và nhạc sĩ gốc Hà Nội. Thơ ông tự do, phóng khoáng nhưng ngắn gọn, sâu lắng và đầy cảm hứng yêu nước. Thể loại mà Nguyễn Đình Thi dồn dồn hết tâm sức vẫn là thơ. Đối với ông, thơ như một đứa con tinh thần mà ông phấn đấu và theo đuổi suốt cuộc đời. Nhiều bài thơ của ông lấy cảm hứng từ đất nước, con người trong phong trào kháng chiến. Ông viết về những gian khổ, đau thương của một đất nước và người dân đang đấu tranh giành lại độc lập trong thời kỳ khó khăn của chiến tranh. Các tác phẩm chính: ‘Diệt phát xít’ (1945), ‘người Hà Nội’ (1947), ‘đất nước’ (1955)…
Bài thơ “Lá đỏ” được viết vào tháng 12 năm 1974. Đây là thời điểm cuộc kháng chiến thống nhất Tổ quốc đang bước vào giai đoạn cuối, quân và dân ta đang tập trung sức lực ra tiền tuyến. Ông đã trải nghiệm hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh “giữa hàng nghìn tiếng nổ làm rung chuyển màn đêm rực lửa”. Những hy sinh, mất mát, đau đớn do chiến tranh và con người gây ra là những người phải chịu đựng nhiều nhất…nhưng từ những mất mát, đau đớn ấy lại mang đến một vẻ đẹp kỳ diệu, sự lãng mạn của bức tranh thiên nhiên hùng vĩ Trường Sơn, với bầu trời xanh và lá cờ phủ đỏ. Bài thơ này ra đời vào thời điểm đó, xúc động trước khung cảnh thiên nhiên lá thu Trường Sơn đung đưa trong gió, đã trở thành bài ca chiến trận khắp cả nước. Bài thơ còn được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc, chuyển thể thành bài hát miêu tả cảnh anh hùng của đoàn quân ra trận.
Lá đỏ
‘Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn’
(Trường Sơn, 12/1974)
Bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh gặp em nơi đây trên cao. Trước hết là về vị trí địa lý, có lẽ tác giả đã gặp em từ trên núi cao, đèo cao. “Trên” ở đây không chỉ ám chỉ vị trí địa lý mà còn ám chỉ vị trí cảm xúc trong lòng tác giả. Cảm giác thiêng liêng này vượt qua tất cả những cảm giác khác. Đó là một nơi đẹp và thoáng mát. Khi đứng trên cao nguyên lộng gió, bạn sẽ cảm nhận được một không gian rộng lớn trải dài mãi mãi. Trước không gian rộng lớn này có hình ảnh một rừng lá mùa thu đung đưa trong gió. Hình ảnh màu đỏ nổi bật trên nền trời xanh mát, màu lá đỏ dường như tô điểm cho bầu trời Trường Sơn giữa khói lửa từ bom đạn rơi xuống mặt đất. Những chiếc lá đỏ này đã làm rung động trái tim của tác giả. Những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả được đưa vào nhiều như chiếc lá đỏ đó.
Lá thu mùa thơ mộng này càng làm cho khung cảnh thiên nhiên thêm hùng vĩ, đồng thời màu đỏ còn phản ánh sự sống động của đường Trường Sơn trong thời kỳ chiến đấu. Khi những trận chiến căng thẳng, ác liệt vẫn tiếp diễn, màu sắc của lá mùa thu dường như tiếp thêm cho những người lính trên chiến trường sức mạnh để chiến đấu vì quê hương, Tổ quốc thân yêu.
Bốn dòng thơ tiếp theo là hình ảnh đường Trường Sơn trong thời kỳ chiến đấu. Cảnh mở đầu cho thấy một cô thanh niên tình nguyện đứng bên vệ đường. Nhắc đến đường Trường Sơn, chúng ta không khỏi nhớ đến những cô gái trẻ đã xung phong ra đi vì lòng yêu nước.
‘Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc, quàng súng trường’
Hình ảnh một cô gái trẻ trung, xinh đẹp tràn đầy năng lượng. Lẽ ra họ phải tận hưởng một cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Tuy nhiên, đất nước vẫn bị kẻ thù xâm lược, các cô gái đã sẵn sàng lao ra chiến trường, vác vũ khí trên đôi vai gầy. Nhiều nhà thơ được truyền cảm hứng sáng tạo khi đề cập đến các nữ thanh niên tình nguyện. Bài thơ ‘Cái điểm sáng tác ấy’ của tác giả Trần Nhật Thu cũng viết về những cô gái trẻ xung phong trên tuyến Trường Sơn.
‘Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa’
Đó là một cuộc hành trình đầy khó khăn và vất vả. Tuy nhiên, quân ta vẫn tiến nhanh, vội vàng. Nó dường như rung chuyển và giẫm nát mọi khó khăn, thử thách. Dòng thơ ‘Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa’ hiện lên thật sống động, nhưng quang cảnh Trường Sơn mờ mịt không phải vì sương mù mà vì bom, đạn, đại bác bay qua. Thật là một cảnh khốc liệt. Qua bài thơ này, chúng ta có thể cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng đồng thời cũng rất hoang sơ và đẫm máu. Đây là một địa danh đẹp và cũng là biểu tượng của chiến tranh được khắc họa trong bài thơ.
Hai dòng cuối bài thơ là lời từ biệt và lời hẹn gặp lại ở Sài Gòn khi quê hương thống nhất.
‘Chào em em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn….’
Hình ảnh ‘em’ ở đây vừa là sự hiện diện của những người ở hậu phương phía sau cống hiến hết mình phía trước, vừa là vai trò của người lính ở phía trước. Những lời chào nghe có vẻ rất đơn giản nhưng ẩn sâu trong những lời chào đó là lời hứa rằng chắc chắn sẽ quay lại một khi đã đất nước đã được độc lập. Cuộc hành quân cuối cùng của cuộc chiến đấu dài này sẽ mang tên Bác Hồ. ‘Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn’ có nghĩa là cuộc mít tinh trong ngày toàn thắng. Bầu trời không còn khói bụi mà là cảnh tượng vô cùng hân hoan trước ngày độc lập của đất nước.
Bằng thơ tự do, bằng giọng thơ chân thật, hình ảnh trong bài thơ cũng rất gần gũi, tổng hợp được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam. Đặc biệt, hình ảnh lá đỏ tạo nên cảm xúc mạnh mẽ, tượng trưng cho điềm báo, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. Bài thơ “Lá đỏ” là một bài thơ hay, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Phân tích bài thơ Lá đỏ - mẫu 13
Có thể nói, Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ lớn và có tài năng toàn diện, đặc biệt nhờ khả năng sáng tạo và thành công trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Ông viết tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận, phê bình văn học, kịch, nhạc và thơ, ghi dấu ấn trong từng thể loại. Trong bài thơ “Lá đỏ” ông đã thể hiện những nét nghệ thuật hình thức độc đáo. “Lá đỏ” là một trong những bài thơ được viết trước khi quân đội Việt Nam bắt đầu ‘Chiến dich Hồ Chí Minh’, giải phóng hoàn toàn miền Nam nhưng đã báo trước một thắng lợi tất yếu của dân tộc.
Chỉ trong tám câu thơ, Nguyễn Đình Thi đã tái hiện lại cuộc tuần hành vĩ đại của nước ta trong Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, cuộc tuần hành đưa chúng ta từ đường Trường Sơn vào Sài Gòn, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Bài thơ này là một hình ảnh đẹp, một bài hát hùng tráng, chạm đến trái tim của những người ra trận. Ba hình ảnh chính trong bài thơ này là chiếc lá đỏ, cô gái nơi tiền tuyến và bộ đội mô tả rất khái quát cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của quân đội và nhân dân ta. Đặc biệt, hình ảnh lá đỏ tạo cảm xúc mạnh mẽ, tượng trưng cho điềm báo, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc.
‘Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ’
‘Trên cao’ trong bài thơ không chỉ đề cập đến vị trí địa lý (đồi cao, đèo cao) mà còn hàm ý tình cảm. “Cao” ở đây còn mang ý nghĩa cao quý.
Qua Trường Sơn, tác giả nhận thấy rõ mình và cũng nhận ra sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Và rồi, trước mắt chúng tôi hiện ra một vẻ đẹp kỳ lạ với những chiếc lá mùa thu. Và số lá đỏ cũng tượng trưng cho bấy nhiêu cảm xúc của tác giả. Điều làm rung động trái tim nhà thơ là những chiếc lá đỏ trên nền trời xanh. Một cơn mưa lá đỏ rơi đáp lại sức sống của người Trường Sơn. Câu tiếp theo là ‘Rừng lạ ào ào lá đỏ’. Chữ “lạ” trong bài thơ để lại ấn tượng trong tôi bởi tôi mới gặp, lần đầu tiên được nhìn thấy lá thu đỏ rực của cao nguyên miền Trung, nên có lẽ cũng lạ chăng? “Kỳ lạ” là một cảm xúc rất thật. ” Điều “kỳ lạ” là giữa chiến trường khốc liệt như vậy lại xuất hiện những chị em trẻ trung, mảnh khảnh nhưng rất kiên cường, ngày đêm phải đối mặt với nguy hiểm và lái ô tô của mình đi trên những con đường hiểm trở, khó khăn. Cảm giác lạ lùng này bỗng chốc biến mất khi nhà thơ nhận ra hình bóng của nàng rất gần gũi và thân thương với chúng ta. Vì đó là đứa con của quê hương, là nơi chúng ta trở về. Hơn nữa, hai chữ ‘lộng gió’ có ý nghĩa trái tim nhân dân sẽ rộng mở, niềm tin sẽ vỗ về họ đón những làn gió cách mạng thắng lợi
Nhân vật trữ tình của bài thơ đứng cao trên dãy Trường Sơn. Ở đó, nhìn thấy toàn bộ Trường Sơn hùng vĩ và cảm nhận được sức mạnh của con người Việt Nam, một khu rừng kỳ lạ với lá đỏ xào xạc. Ở đây có một mối liên hệ giữa lá mùa thu và quân đội. Liệu những chiếc lá sẽ chuyển sang màu đỏ, hay trái tim anh sẽ tràn đầy hận thù và anh sẽ lao vào trận chiến? Giữa mùa gió, Trường Sơn mênh mông. Gió thổi dữ dội, lá mùa thu rơi đầy trời. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã bước vào giai đoạn cuối, quân ta hành quân nhanh xông vào trận, bước chân uy lực làm rung chuyển núi đồi, bụi đỏ bay mù mịt, làm mờ bầu trời rực lửa. Đội quân Trường Sơn mờ ảo và lá đỏ hòa quyện trong khói lửa là hình ảnh có tính thẩm mỹ rất cao, thể hiện tài năng của nhà thơ. Nguyễn Đình Thi đã sử dụng ngôn từ chân thực và nhịp điệu thơ mạnh mẽ để dung bài thơ giản dị này mô tả những khung cảnh và không khí thật hào hùng, hùng vĩ và đầy màu sắc sử thi.
‘Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa’
Con đường này đầy chông gai. ‘Đoàn quân vẫn đi vội vã’, với nhiều bước tiến mạnh mẽ, vội vã, dài làm rung chuyển núi rừng, ‘làm nhòa bầu trời lửa”, vượt qua khó khăn, vượt qua nắng chói chang và đạn phía đằng trước. Bài thơ miêu tả cuộc hành quân hào hùng, thần tốc, gợi lên không khí hào hùng của giai đoạn cuối của cuộc chiến, chuẩn bị tổng tấn công và đồng loạt nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam. Trong bối cảnh chung này, xuất hiện những hình ảnh đẹp đẽ là biểu tượng của chiến tranh nhân dân – em gái tiền phương, bộ đội liên lạc hay những cô gái trẻ xung phong. Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn, nơi tiền tuyến của quê hương, nhắc nhở chúng ta về tương lai của cuộc đấu tranh mà tất cả mọi người đều tham gia, trong đó có những cô gái trẻ, xinh đẹp, mảnh mai lẽ ra phải được sống hoà bình.
Trong không khí sôi sục của cách mạng và ánh sáng của những lý tưởng mới, hình ảnh người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp mới hơn bao giờ hết. Đó là vẻ đẹp của con người hòa mình vào thế giới đó, được giải phóng khỏi xiềng xích bạo lực và xiềng xích của những lễ nghi phong kiến mà làm công việc chung của đất nước. Đây là những nữ thanh niên tình nguyện tại đường Trường Sơn máu lửa. ‘Vai áo bạc’ làm tác giả nhớ lại những ngày đã qua. Nhưng những cô gái mảnh mai này đã vượt qua tất cả và ở đây với khẩu súng trên vai.
Tuy nhiên, quân đội vẫn tiếp tục không ngừng nghỉ, và người lính nhà thơ chỉ có thời gian để ý đến tình trạng Tổ quốc, gửi lời chào và lời hứa.
‘Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn’
Người dân đứng bên đường như một biểu tượng, như một điểm mốc, đoàn quân ra đi cùng họ, hân hoan, tin vào chiến thắng Sài Gòn, mục tiêu tấn công đã rất gần và đường đến chiến thắng không còn xa. Sài Gòn là nơi hội tụ của nhiều thế hệ người Việt, là sự đón tiếp bao gồm lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, lý tưởng độc lập, tự do, sự lạc quan và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng.