Từ Hán Việt là gì? Đặc điểm từ Hán Việt; Phân loại từ Hán Việt

147

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Từ Hán Việt là gì? Đặc điểm từ Hán Việt; Phân loại từ Hán Việt giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Từ Hán Việt là gì? Đặc điểm từ Hán Việt; Phân loại từ Hán Việt

I. Từ Hán Việt là gì?

- Khái niệm:

+ Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Việt.

+ Từ Hán Việt có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh và âm đọc là âm đọc tiếng Việt (không phải âm đọc tiếng Hán).

- Ví dụ: Gia đình, phụ mẫu,...

- Ví dụ về từ Hán Việt: Các từ thiếu nữ, giáo dục, hữu thủy,...

- Ví dụ: băng hà, bằng hữu, thiên thư, thiên niên kỉ, phi công,...

II. Đặc điểm của từ Hán Việt

- Sắc thái ý nghĩa: Tăng và mở rộng vốn từ, giúp từ mang thêm nhiều sắc thái, biểu hiện khác nhau.

+ Thể hiện được sắc thái ý nghĩa mang tính trừu tượng và khái quát hơn.

Ví dụ: Thổ huyết (hộc máu), viêm (loét), thảo mộc = cây cỏ, lâm = rừng

- Sắc thái biểu cảm: Từ Hán Việt còn thể hiện được cảm xúc tốt hơn.

Ví dụ: băng hà (chết), phu nhân (vợ), quốc vương = vua một nước, băng hà = vua chết, từ trần = qua đời

- Sắc thái phong cách: Từ Hán Việt được sử dụng trong các lĩnh vực như hành chính, chính trị, khoa học, chính luận giúp sắc thái câu văn trang trọng hơn.

Ví dụ: thiên thu (ngàn năm), huynh đệ (anh em), bằng hữu = bạn bè, huynh đệ = anh em, vô sinh = không sinh nở được, xuất huyết…

III. Từ Hán Việt có mấy loại?

- Phân loại: Từ Hán Việt được chia làm 3 loại:

+ Từ Hán Việt cổ:

Những từ Hán Việt này được sử dụng từ trước thời nhà Đường. Phần lớn các từ Hán Việt cổ đều có nguồn gốc từ tiếng Hán của thời nhà Hán.

Ví dụ:

Bố trong (bố mẹ), có âm Hán việt cổ chữ “父” và âm Hán Việt là chữ “phụ”.

Ví dụ như “tươi” có âm Hán Việt là “tiên”. Bố với âm Hán Việt là “phụ”.  Xưa với âm Hán Việt cổ là “sơ”. Búa với âm Hán Việt sẽ là “phủ”. Buồn với âm Hán Việt chính là “phiền”. Còn Kén trong âm Hán Việt nghĩa là “giản”. Chè trong âm Hán Việt thì là “trà”.

+ Từ Hán Việt:

Những từ Hán Việt này được sử dụng trong tiếng Việt từ giai đoạn thời nhà Đường đến nước ta vào khoảng thời gian đầu thế kỷ thứ X.

Ví dụ: Tự nhiên, lịch sử, gia đình, trọng vọng…

+ Từ Hán Việt Việt Hóa:

Từ Hán Việt Việt hóa có quy luật biến đổi âm không giống hoàn toàn với từ Hán Việt và từ Hán Việt cổ. Chính vì thế, việc phân biệt từ Hán Việt việt hóa và từ Hán Việt cổ vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ:

Từ cầu trong “cầu đường” âm Hán Việt đọc là “kiểu”.

Ví dụ như Gương có âm Hán Việt là “kính”. Goá âm Hán Việt sẽ là “quả”. Cầu trong “cầu đường” tương ứng với âm Hán Việt là “kiều”. Vợ với âm Hán Việt sẽ là “phụ”. Cướp với âm Hán Việt là từ “kiếp”. Trồng, giồng có âm Hán Việt là “chúng”. Thuê với âm Hán Việt sẽ là “thuế”.

IV. Nhận diện từ Hán Việt

* Căn cứ mặt ngữ âm

- Căn cứ vào phụ âm đầu và thanh điệu: Các âm tiết sau đây thuộc từ Hán-Việt:

+ Các âm tiết có phụ âm đầu l, m tắc-thanh hầu-vô thanh /ʔ/ và mang thanh điệu bổng (ngang, hỏi, sắc), ví dụ: an, án, am,...;

+ Các âm tiết có phụ âm đầu /z/ nhưng được viết bằng chữ cái kép gi- và mang thanh điệu bổng, ví dụ: gia, giá, giả, gian, gián,... ;

+ Các âm tiết có phụ âm đầu /C/ và mang thanh điệu bổng, ví dụ: chu, chú, chủ, chương, ... ;

+ Các âm tiết có phụ âm đầu /X/ và mang thanh điệu bổng, ví dụ: khai, khái, khải,... ;

+ Các âm tiết Hán-Việt có phụ âm đầu /m/, /n/, /ɲ/, /v/, /l/, /z/ (d), /ŋ/ đều mang các thanh điệu “ngang”, “ng.”, “nặng”, ví dụ: mao, mo, mạo, nơ,...

+ Các âm tiết có phụ âm đầu /ʐ / và /ɣ/ là thuần Việt, không phải là âm tiết Hán-Việt;

- Căn cứ vào vần:

+ Các vần chỉ có trong từ ngữ Hán - Việt: -uyn (trừ ngoại lệ: chuyền, chuyện), -uyêt, -ưu, -uy.

+ Những âm tiết có vần – êt đều là thuần Việt, trừ kết.

+ Các âm tiết có vần - âm thuộc cả hai loại: thuần Việt và Hán - Việt. Cụ thể: tâm, tẩm, cẩm,…là từ Hán - Việt. Có thể dựa vào trật tự cú pháp của từ ngữ và ý nghĩa khái quát để phân biệt các từ ngữ thuần Việt và Hán - Việt trong trường hợp này.

+ Các âm tiết có kết hợp âm - oa, -oan/ -uan, -oat thuộc về thuần Việt và cả Hán-Việt; nhưng khi chúng đi với phụ âm đầu /n/ thì chỉ có trong từ ngữ Hán-Việt, cụ thể: noa (thê noa), noãn (trong noãn sào, noãn cầu,…); có vần được viết là - uan, chỉ có trong từ Hán-Việt, và chỉ gồm hai tiếng: quan, quản.

* Căn cứ mặt ngữ pháp

- Các từ ngữ Hán - Việt chưa bị Việt hóa hoàn toàn thường có cấu trúc ngược cú pháp Việt, cụ thể yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau, ví dụ: lục quân, hải phận,...

- Đối với các từ ghép đẳng lập Hán - Việt thường thường ta không thể thay đổi trật tự giữa các thành tố, trừ một vài trường hợp ngoại lệ như: đơn giản → giản đơn, tranh đấu → đấu tranh.

* Căn cứ mặt ngữ nghĩa

Các từ ngữ Hán-Việt thường có. nghĩa khái quát, trừu tượng; có tính mơ hồ về nghĩa.

* Căn cứ mặt phong cách

Các - từ ngữ Hán - Việt thường có sắc thái trang trọng, cổ kính, tĩnh tại; nó thường được dùng trong phong cách sách vở.

V. Hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt

- Khái niệm: Hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt là hiện tượng các yếu tố Hán Việt thường cùng âm, nhưng nghĩa khác xa nhau và không có liên quan với nhau.

- Ví dụ:

+ Giới, với nghĩa là "cõi, nơi tiếp giáp" trong các từ như: giới hạn, giới thuyết,...

+ Giới, với nghĩa "răn, kiêng" trong các từ như: giới nghiêm, cảnh giới,...

+ Giới, với nghĩa "ở giữa, làm trung gian" trong các từ như: giới thiệu, môi giới...

+ Giới, với nghĩa "đồ kim khí, vũ khí" trong các từ như: cơ giới, cơ giới hoá,...

+ Giới, với nghĩa chỉ "một loài cây": kinh giới.

VI. Lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt

Lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt

- Nói viết đúng các từ gần âm giữa Hán Việt và thuần Việt để tránh sai nghĩa.

- Cần phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa các từ Hán Việt gần âm, đồng âm.

- Cần hiểu đúng nghĩa của từ Hán Việt.

- Sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Tránh lạm dụng sử dụng từ Hán Việt để đảm bảo độ thuần Việt và dễ hiểu trong tiếng Việt.

VII. Ví dụ mở rộng vốn từ Hán Việt

1. Các yếu tố chỉ số

- Nhất: một (nhất thời, hợp nhất, độc nhất…); nhất còn có nghĩa là ở vị trí trên hết trong sự sắp xếp (giải nhất, nhất hạng…)

- Nhị: hai (nhị diện, nhị thể, độc nhất vô nhị…)

- Tam: ba (tam cấp, tam giác, tam thể...)

...

2. Các yếu tố chỉ màu sắc

- Bạch: trắng (bạch cầu, chuột bạch…)

- Hoàng: vàng (hoàng anh, hoàng cúc…)

- Hồng: đỏ (hồng kì, hồng cầu, hồng ngọc…)

...

3. Các yếu tố chỉ cây cối và các bộ phận cây cối

- Diệp: lá (diệp lục, vàng diệp… )

- Căn: rễ (căn bản, thâm căn cố đế...)

- Chi: cành (chi tiết, kim chi ngọc diệp...)

...

4. Các yếu tố chỉ cảnh vật thiên nhiên

- Thiên: trời (thiên tài, thiên tai, bắn chỉ thiên…)

- Địa: đất (địa hình, địa danh, địa đạo…)

- Hải: biển (hải cảng, hải sản, hải quân…)

...

5. Các yếu tố chỉ tổ chức xã hội

- Quốc: nước (quốc kì, quốc huy, ái quốc...)

- Gia: nhà (gia chủ, gia tài, tang gia...)

...

VIII. Bài tập về từ Hán Việt

Bài 1. Chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng về từ Hán Việt?

A. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng nhất của tiếng Việt.

B. Tất cả những từ mượn tiếng Hán được gọi là từ Hán Việt.

C. Yếu tố cấu tạo nên từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt.

D. Trong lớp từ Hán Việt không có hiện tượng đồng âm.

Câu 2. Đoạn văn sau có bao nhiêu từ Hán Việt?

Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển ông ảnh đủ màu: xanh lá mạ, tim phớt, hồng, xanh biếc,... Có quãng biển thâm xì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.

A. Một.

B. Hai.

C. Ba.

D. Bốn.

Trả lời:

Câu

1

2

Đáp án

C

B

Bài 2. Tìm các từ Hán Việt có trong các câu sau:

A. Chiều hôm qua, Chủ tịch nước Lào và phu nhân đã đến thăm Việt Nam.

B. Cố đô Huế vẫn giữ nguyên vẹn một vẻ đẹp trầm mặc theo thời gian.

Trả lời:

Các từ Hán Việt:

a. tổng thống, phu nhân

b. cố đô, nguyên vẹn, trầm mặc, thời gian

Bài 3. Tìm nhanh những từ Hán Việt có các yếu tố nghĩa sau: thiên (trời), giang (sông), nhân (người).

Trả lời:

- Thiên (trời): thiên địa, chỉ thiên, thiên tài, thiên cổ, thiên tai, thiên đường,...

- Giang (sông): giang sơn, trường giang, tràng giang đại hại,...

- Nhân (người): nhân nghĩa, nhân đức, nhân hậu, nhân dân, thi nhân, danh nhân, nhân loại,...

Bài 4. Giải thích nghĩa các từ: hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa

Trả lời

- Hữu ích: hữu là có, ích là ích lợi

- Thi nhân: thi là thơ, nhân là nguoi

- Đại thắng: đại là lớn, thắng là thắng lợi

- Phát thanh: phát là phát ra, thanh là tiếng

- Bảo mật: bảo là giữ gìn, mật là kín đáo

- Tân binh: tân là mới, binh là lính

- Hậu đãi: hậu là sau, đại là cư xử, đối đãi

- Phòng hỏa: phòng là ngăn ngừa, hỏa là lửa

Bài 5. Từ Hán Việt là những từ như thế nào?

A. Là những từ được mượn từ tiếng Hán

B. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: B

Bài 6. Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng

A. Xã tắc

B. Ngựa đá

C. Âu vàng

D. cả A và C

Đáp án A

→ Xã tắc( non sông, đất nước, quốc gia, dân tộc)

Bài 7. Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Đáp án: A

→ Từ Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ

Bài 8. Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

A. Người lính mới

B. Binh khí mới

C. Con người mới

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án: A

5. Khi sử dụng từ

Bài 9. Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

→ Khi sử dụng từ Hán Việt cần chú ý tới hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng cũng như mục đích giao tiếp

Bài 10. Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập

A. Xã tắc

B. đất nước

C. Sơn thủy

D. Giang sơn

Đáp án: B

Bài 11. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt sau:

A. Tiều phu

B. Viễn du

C. Sơn thủy

D. Giang sơn

Đáp án: Tiều phu (người đốn củi); viễn du (đi chơi ở phương xa); sơn thủy (núi sông); giang sơn (đất nước, non sông)

Bài 12. Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

A. Gia vị

B. Gia tăng

C. Gia sản

D. Tham gia

Đáp án: C

→ gia sản (tài sản của gia đình)

Bài 13. Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?

A. Thiên lí

B. Thiên kiến

C. Thiên hạ

D. Thiên thanh

Đáp án: B

→ Thiên trong thiên kiến có nghĩa là lệch, nghiêng ngả

Bài 14. Tìm các từ Hán Việt có chứa những yếu tố sau:

A. Hoài:

B. Chiến

C. Mẫu

D. Hùng

Đáp án:

A. Hoài: hoài niệm, hoài tưởng, hoài nghi, hoài niệm, hoài bão, hoài dựng

B. Chiến: chiến tích, chiến thắng, chiến đấu, chiến mã, chiến trận…

C. Mẫu: mẫu mã, mẫu hậu, mẫu chỉ, thánh mẫu…

D. Hùng: hùng cường, hùng dũng, hùng hổ, anh hùng…

Đánh giá

0

0 đánh giá