TOP 20 Phân tích truyện ngắn Áo Tết 2025 SIÊU HAY

10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích truyện ngắn Áo Tết hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Phân tích truyện ngắn Áo Tết

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Áo Tết của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Dàn ý phân tích truyện ngắn Áo Tết

I. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm truyện và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của miền đất Nam Bộ. Bà là cây bút đa tài, sáng tác thành công ở nhiều thể loại như truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết. Văn phong của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng, mộc mạc, thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương….

- Truyện ngắn "Áo Tết" kể về tình bạn đẹp giữa bé Em và bé Bích. Đó là những đứa trẻ có tâm hồn trong sáng, giàu tình yêu thương. Đọc truyện, chúng ta cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tấm lòng nhân hậu của những bạn nhỏ, từ đó biết trân trọng tình bạn.

II. Thân bài

Luận điểm 1: Truyện ngắn “Áo Tết” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa chân thực, sinh động tình cảm yêu thương giữa những người bạn tốt, đó là câu chuyện về tình bạn đẹp của bé Em và Bích rất đáng trân trọng, ngưỡng mộ.

- Tình cảm chân thành, trong sáng, ấm áp yêu thương của bé Em đối với bé Bích – một cô bạn nhà nghèo đã hấp dẫn người đọc ngay từ đầu câu chuyện:

+ Bé Em được sinh ra trong một gia đình khá giả, có cuộc sống đầy đủ, được mẹ yêu thương, chăm sóc và chuẩn bị tất cả điều kiện về vật chất. Còn bé Bích không được may mắn như vậy, gia đình bé khó khăn, em phải sớm chia sẻ công việc gia đình với mẹ. Mặc dù có sự cách biệt về hoàn cảnh sống thế nhưng điều đó không trở thành bức tường cản tình cảm ấm nồng của đôi bạn nhỏ tuổi này. Bé Em và bé Bình chơi thân với nhau từ nhỏ, ngồi cùng bàn học từ lớp một đến hết lớp năm, lúc nào cũng tíu tít như đôi chim sẻ, đi đâu cũng có nhau.

Chính điều này đã thắt chặt tình cảm của hai cô bé, chúng biết yêu thương, thấu hiểu tâm tư, tính cách của nhau và vì thế nên có cách ứng xử rất đẹp, rất đáng trân trọng.

+ Đến ngày tết, bé Em được mẹ mua cho một chiếc váy hồng nơ hoa rất xinh trong số bốn bộ váy mới cô được mẹ mua để mặc tết. Cô rất yêu thích và tưởng tượng cảnh mình diện chiếc váy hồng xinh xắn này thì thật là tuyệt vời biết bao. Bởi đó là bộ đồ rất sang trọng, là niềm mơ ước của biết bao đứa trẻ được một lần khoác lên mình chiếc váy xinh đẹp như các nàng công chúa trong các câu chuyện cổ tích. Phải là người am hiểu thế giới tâm hồn trẻ thơ, thấu hiểu được niềm hạnh phúc của các em nhỏ thì nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mới khắc họa sinh động, chính xác tâm lí của những đứa trẻ có được bộ đồ đẹp mặc khoe với bạn bè trong những ngày tết đến vậy.

+ Niềm vui khi có bộ đồ mới, người đầu tiên bé Em muốn chia sẻ là Bích – cô bạn thân: “Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó.”. Nhưng khi đến nhà Bích, trò chuyện với Bích về chuyện quần áo mới đi chơi tết thì: “Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không.”. Trong cái cảm giác “mất hứng” ấy của bé Em có cả tình yêu, sự thương cảm, sẻ chia của cô bé đối với hoàn cảnh nghèo túng, thiếu thốn của gia đình Bích. Bởi, hơn ai hết, bé Em hiểu được gia đình Bích nghèo, đông anh em; mẹ làm lụng quanh năm vất vả thì việc sắm sửa cho con cái bộ đồ mới ngày tết đó là cả một điều khó khăn.

+ Dù rất thích chiếc váy mẹ tặng và rất muốn được trưng diện với bạn bè trong ngày tết nhưng bé Em lại không dùng đến chỉ vì nghĩ đến Bích - người bạn thân của mình. Đến ngày tết, cả hai tung tăng sánh bước vui vẻ bên nhau, cùng tươi cười đón chào năm mới, cùng nhau đến chúc tết cô giáo; trong lòng bé. Em chợt trào dâng cảm xúc; “Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân.”. Cách ứng xử của bé Em thật văn hóa, rất đáng trân trọng.

=> Bé Em là một cố bé có tâm hồn trong sáng, trái tim nhân hậu, biết trân trọng tình bạn rất đáng ngợi ca.

- Truyện ngắn “Áo Tết” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư còn khiến người đọc cảm phục trước vẻ đẹp tâm hồn của bé Bích. Đó là một cô bé có tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm và hiểu chuyện, biết giúp đỡ mẹ công việc nhà.

+ Bích còn là một đứa trẻ nhưng sinh ra trong gia đình nghèo: “Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền”. Bích sớm nhận thức được hoàn cảnh gia đình khốn khó nên thương mẹ, chia sẻ công việc gia đình với mẹ: “Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo.”.

+ Do gia đình không có điều kiện, lại có nhiều em nên bé Bích nhường quần áo mới cho các em vì vậy bé chỉ có duy nhất một bộ quần áo mới để mặc tết.

Từ nhỏ, bé Bích đã luôn mặc lại quần áo cũ của anh trai, ít khi được mặc một bộ quần áo mới dành cho riêng mình: “Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại.”. Bé Em nhìn thấy được điều đó nhưng cũng không thể giúp gì được bạn. Nhưng bản thân Bích cũng không cảm thấy điều đó làm nó buồn, bởi gia đình bé Bích ai cũng vậy: “Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách.”.

+ Dù sinh ra trong một gia đình nghèo, thế nhưng cách anh em Bích sống và chia sẻ với nhau thật đáng trân trọng. Điều đặc biệt là, tất cả anh em cô bé đều yêu thương nhau, hiểu chuyện nên: “Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới,…”.

+ Đối với bé Em, Bích dành tình cảm chân thành và rất tôn trọng bạn. Bởi Bích cảm nhận được tình yêu thật lòng, sự quan tâm chu đáo của bé Em đối với mình. Ở bên bé Em, Bích cảm nhận được sự ấm áp yêu thương của tình bạn.

Bởi vậy, dù bé Em có mặc đồ đẹp, sang trọng hơn Bích thì: “Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn quý bé Em. Thiệt đó.”.

=> Bé Bích tuy còn nhỏ nhưng hiểu chuyện, trưởng thành trong suy nghĩ và cũng là một cố bé giàu nghị lực sống, biết trân quý tình bạn, rất đáng để chúng ta noi gương, học tập.

* Luận điểm 2: Để làm nổi bật được tình bạn đẹp của bé Em và bé Bích trong câu chuyện “Áo Tết”, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng những hình thức nghệ thuật đặc sắc.

- Cách kể chuyện tự nhiên, sử dụng ngôi kể thứ ba, giọng kể nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, ấm áp tình người làm rung động trái tim người đọc.

- Cốt truyện đơn giản, xoay quanh những sự việc bình dị trong cuộc sống đời thường của những người bạn nhỏ nhưng có sức truyền thấm mạnh mẽ về giá trị của tình bạn.

- Tình huống truyện độc đáo, gợi nhiều liên tưởng, nghĩ suy cho người đọc về những đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo phải chịu nhiều thiệt thòi so với bạn bè.

- Sử dụng ngôn ngữ đối thoại ngắn phù hợp với tính cách nhân vật và giúp người đọc cảm nhận được tâm hồn trong sáng, nhân hậu của những đứa trẻ.

- Đọc truyện, chúng ta bị lôi cuốn bởi cách sử dụng ngôn ngữ địa phương Nam Bộ rất dễ thương của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Điều này cũng làm nên đặc trưng phong cách rất riêng của nhà văn.

- Nhan đề của truyện phù hợp với tâm lí trẻ thơ, gợi nhiều tò mò cho bạn đọc trẻ; góp phần thể hiện chủ đề của truyện: ca ngợi tình bạn đẹp.

III. Kết bài

- Với cách kể chuyện dung dị, chất văn nhẹ nhàng mà thấm đẫm dư vị đời sống thường nhật; cách cho nhân vật trò chuyện tâm tình để bộc lộ được vẻ đẹp tâm hồn của bé Em và bé Bích; nhà văn Nguyễn ngọc Tư đã truyền thấm vào trái tim, tâm hồn, suy nghĩ bạn đọc một bức thông điệp giàu giá trị nhân văn về tình bạn đẹp, đáng trân trọng ở mỗi người.

- Câu chuyện “Áo Tết” có dung lượng ngắn nhưng giàu ý nghĩa sâu xa, gợi nhắc ở mỗi chúng ta cách ứng xử đẹp với bạn bè.

TOP 20 Phân tích truyện ngắn Áo Tết 2025 SIÊU HAY (ảnh 1)

Phân tích truyện ngắn Áo Tết - mẫu 1

Nhà văn với phong cách dung dị, gần gũi Nguyễn Ngọc Tư đã đem đến cho văn chương nước nhà một làn gió mới, không phải khung cảnh hào hoa tráng lệ hay hiện thực u ám tàn khốc, các sáng tác của nhà văn mang tới hình ảnh quen thuộc chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả trong cuộc sống hàng ngày. Truyện ngắn Áo Tết cũng là một trong những đứa con tinh thần của nhà văn, kể về cuộc trò chuyện ngắn ngủi của hai nhân vật bé Em và Bích, đưa người đọc vào trong những suy nghĩ sâu lắng, nhận thức tình bạn sâu đậm chân chính.

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh vui vẻ, náo nhiệt trước ngày lễ tết, khi mà mọi gia đình dù có hoàn cảnh giàu sang hay nghèo khó đều cố hết sức sắm đồ cho năm mới, những đứa trẻ tết đến cũng hào hứng vì được mua quần áo mới. Bé Em như bao bạn trẻ đồng trang lứa được mẹ mua cho những bộ đồ xinh xắn mặc từ mùng một đến mùng năm tết bởi vốn dĩ nhà em khá giá hơn nhà các bạn, đặc biệt là chiếc đầm mới thắt nơ, bầu viền kim tuyến, Bé em rất thích chiếc váy đó nên ngay lập tức muốn đem khoe cho người bạn thân tên Bích của mình.

Gia cảnh của Bích trái ngược với Bé Em, sinh ra trong một gia đình bình thường lại đông anh em nên sinh hoạt có đôi phần khó khăn, hồi nhỏ Bích chỉ toàn mặc lại đồ của anh trai, áo nó thì chuyền cho mấy đứa em đến đứa út thì đã cũ mèm, mỏng tanh. Đến khi Bé Em hỏi về đồ tết lần này thì Bích chỉ đáp rằng được một bộ còn lại nhường cho hai em nhỏ của mình, câu trả lời khiến Bé Em có chút hụt hẫng không muốn khoe ra bộ đồ mình được nhận và xót cho hoàn cảnh của bạn. Đến mùng hai sang nhà cô giáo chúc tết, Bé Em liền thay đổi chiếc váy mới nổi bật của mình, mặc một chiếc áo in hình mèo bự giống với áo của Bích – áo trắng bâu sen, cô giáo thấy vậy liền khen hai bạn lớn nhanh, xinh xắn hơn.

Bé Em thầm tự hào với quyết định thay đổi của bản thân, em nhận ra rằng nếu mà mình mặc nổi trội hơn Bích thì sẽ khiến bạn bị dìm và tủi thân, mối quan hệ của cả hai cũng sẽ trở nên khó xử hơn, là bạn thân thì nên quan tâm, chia sẻ niềm vui với nhau. Còn đối với Bích, em không hiểu được những suy nghĩ trưởng thành của Bé Em nhưng vẫn cảm nhận được lòng tốt của bạn thân dành cho mình và em không quan tâm đến chuyện Bé Em sẽ mặc như thế nào, rực rỡ hơn mình bao nhiêu vì em vẫn sẽ mãi luôn yêu quý Bé Em.

Câu chuyện “Áo Tết” khép lại đã để lại bài học nhân văn sâu sắc đối với những độc giả quý mến truyện về tình yêu thương, đồng cảm, quan tâm và biết sẻ chia của những đứa trẻ nhỏ qua hình tượng đôi bạn thân Bé Em và Bích. Tuy tuổi còn nhỏ, suy nghĩ hẵng còn non nớt, có đồ mới sẽ luôn nghĩ tới việc đem khoe với bạn thân nhưng Bé Em lại là một cô bé khéo léo, tinh tế, cư xử và hành động một cách văn minh.

Là một bạn nhỏ sinh ra trong gia đình khá giả nhưng em lại không có những suy nghĩ phân biệt giàu nghèo mà còn có cho mình nhân cách thuần khiết, nhân hậu, động lòng trắc ẩn, điều đó được lí giải qua việc người bạn thân nhất của em có hoàn cảnh nghèo khó, bần cùng nhà lại đông đúc nên cuộc sống vẫn còn túng quẫn nhưng em vẫn luôn chơi với bạn thay vì có hành vi tiêu cực, ruồng bỏ, chê bai. Khi em có ý định khoe chiếc váy hết sức dễ thương của mình cho ngày tết với bạn Bích, nhận ra rõ khoảng cách khác biệt của cả hai liền lập tức ngạt bỏ ý định khoe khoang đó và đến ngày thì lại mặc một chiếc áo giản dị tương tự người bạn của mình, điều đó làm hai đứa trẻ gần gũi, thấu hiểu nhau hơn. Nhân vật Bích cũng không thể thiếu đối với nội dung câu chuyện, em đóng vai một người con hiếu thảo, một người chị yêu thương biết nhường nhịn các em và là một người bạn thân rộng lượng, tốt bụng, em trở thành một tấm gương sáng để mọi người nhìn vào, loại bỏ đi đức tính xấu về sự ích kỉ, suy nghĩ nông cạn, hẹp hòi.

Với ngôi kể chuyện thứ ba, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sử dụng ngòi bút tài hoa của bản thân phác họa nên bức tranh theo chiều sâu không gian, thời gian đồng thời dễ dàng hòa nhập được với dòng cảm xúc, tâm tư nhỏ bé của hai đứa trẻ. Đối với một số tác phẩm, thường đem lại dấu ấn cho người đọc bởi những tình tiết gay cấn, ly kì nhưng với nhà văn đề bạt sự bình dị và gần gũi cuộc sống con người. Với ý đồ nghệ thuật xây dựng nên một tình huống rất đỗi quen thuộc trong đời sống hằng ngày và sự khám phá, phân tích tâm lý, cảm xúc về mối quan hệ giữa bạn bè thì tác phẩm “Áo Tết “ chảy trôi như những dòng sông êm dịu, bình yên song lại chứa đựng những chiếc thuyền thông điệp gửi đến bạn đọc thông qua từng hành động, lời nói để từ đó mà chúng ta tìm ra được cách hành xử sao cho đúng mực nhất, giữ gìn được tình bạn vĩnh cửu bền chặt.

Truyện ngắn “Áo Tết” đem lại hi vọng về một tương lai tươi sáng, một xã hội văn minh, mở ra cánh cổng nhận thức giúp người đọc cũng như người nghe ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

TOP 20 Phân tích truyện ngắn Áo Tết 2025 SIÊU HAY (ảnh 2)

Phân tích truyện ngắn Áo Tết - mẫu 2

Một truyện ngắn đơn giản với những tình tiết rất giản dị, đời thường thế nhưng Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư vẫn được người đọc đánh giá cao bởi những giá trị ý nghĩa được gửi gắm trong tác phẩm. Đó là một câu chuyện xúc động về tình người của những đứa trẻ, nó khiến cho mỗi người phải suy ngẫm về cách hành xử làm sao cho thật phù hợp.

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh vui vẻ, náo nhiệt trước ngày lễ tết, khi mà mọi gia đình dù có hoàn cảnh giàu sang hay nghèo khó đều cố hết sức sắm đồ cho năm mới, những đứa trẻ tết đến cũng hào hứng vì được mua quần áo mới. Bé Em như bao bạn trẻ đồng trang lứa được mẹ mua cho những bộ đồ xinh xắn mặc từ mùng một đến mùng năm tết bởi vốn dĩ nhà em khá giá hơn nhà các bạn, đặc biệt là chiếc đầm mới thắt nơ, bầu viền kim tuyến, Bé em rất thích chiếc váy đó nên ngay lập tức muốn đem khoe cho người bạn thân tên Bích của mình.

Thế nhưng Bé Em có hoàn cảnh gia đình khá giả hơn còn Bích nhà nghèo lại đông anh em nên mọi thứ đều phải rất tằn tiện. Năm mới đến Bé Em hí hửng sang khoe với Bích về những bộ quần áo mẹ sắm cho mình, đặc biệt là chiếc đầm mới thắt nơ, bầu viền kim tuyến. Nhưng khi hỏi Bích có quần áo mới không Bích chỉ lí nhí rằng có một bộ, mặc cả bốn ngày, vì mẹ nghèo quá không có tiền sắm áo mới. Thế là ngày hai đứa sang chơi nhà cô Bé Em đã chọn một chiếc áo bình thường cổ trun có in hình mèo bự, gần giống chiếc áo của Bích. Cô khen hai bạn lớn nhanh, xinh xắn và đáng yêu. Bé Em tự cười trong lòng vì đã không mặc chiếc váy hồng để khiến bạn bị tủi thân.

Tác phẩm ngắn nhưng đã xây dựng thành công nhân vật hai đứa trẻ Bé Em và Bích, đặc biệt là nhân vật Bé Em. Đó là một đứa trẻ có xuất thân khá giả nhưng có cách sống hòa đồng, không phân chia giai cấp với những bạn nhỏ nghèo xung quanh mình. Còn rất nhỏ nhưng chúng đã biết cư xử với nhau một cách văn minh, biết quên đi niềm vui của bản thân để không làm người khác buồn, chúng đã cư xử với nhau đúng với nghĩa của tình bạn, đó là không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, chơi với nhau bằng tất cả tình cảm yêu thương, chân thành. Tình bạn của những đứa trẻ thật đáng để mỗi người chúng ta tự suy ngẫm.

Tác phẩm không sử dụng tình tiết lôi cuốn, gay cấn hay ly kỳ, nó vẫn giữ được chất đặc trưng của văn Nguyễn Ngọc Tư. Đó là khai thác từ những chất liệu rất đời thường của cuộc sống để gửi gắm thông điệp, ý đồ nghệ thuật. Chi tiết áo Tết vốn rất gần gũi, quen thuộc đi vào trong tác phẩm trở thành một hình ảnh ẩn dụ để soi chiếu tính cách của các nhân vật. Nhờ chiếc áo tết người đọc đồng cảm hơn với hoàn cảnh nghèo nàn của gia đình cái Bích, thương em hơn vì sự hy sinh của em cho đàn em nhỏ của mình. Nhờ chiếc áo Tết mà Bé Em đã thể hiện được phẩm chất tốt đẹp của mình, biết yêu thương và san sẻ những khó khăn với bạn, hy sinh vì bạn.

Phân tích truyện ngắn Áo Tết - mẫu 3

Tác phẩm Áo Tết của tác giả Nguyễn Ngọc Tư dù chỉ là truyện ngắn nhưng vẫn đọng lại ấn tượng sâu đậm với người đọc bằng câu chuyện kể về một tình bạn đẹp của hai đứa trẻ. Câu chuyện như gửi gắm tấm lòng của nhà thơ đến độc giả về những hoàn cảnh khác nhau của hai nhân vật. Tình bạn hồn nhiên, ngây thơ luôn hiểu cho hoàn cảnh khó khăn của nhau giữa nhân vật "em” và bạn của mình. Lòng thông cảm mà cả những người lớn cũng chưa chắc có thể cư xử văn minh được như vậy trong tình huống đó.

Truyện ngắn kể về nhân vật bé Em có được một hoàn cảnh khá giả hơn so với bạn của mình - Bích. Hoàn cảnh của Bích không được đủ đầy như nhân vật "em” khi mà Má của Bích thì đi bán bếp nướng. Nhân vật Bích có tích cách hiền lành và vì cả hai đã ngồi cùng bàn từ hồi lớp một nên chơi với nhau rất thân. Câu chuyện bắt đầu khi mà Tết đến thì bé Em nôn nao sang tìm bạn muốn khoe về bộ đồ mặc vào ngày Tết của mình. Nhưng mà khi nghe được Bích nói là chỉ có một bộ đồ mặc Tết thì bé Em đã lựng khựng không biết nên khoe nữa hay không. Nhân vật Em thấy rằng mình được mua cho bốn bộ mặc bốn ngày Tết còn bạn chỉ có một bộ thì nếu nói ra sẽ khiến bạn tổn thương, buồn tủi hơn nữa. Bé Em cảm thấy đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn của bạn và càng quý mến bạn hơn. Mọi suy nghĩ hay lời nói của nhân vật đều không muốn làm bạn chạnh lòng, tủi thân. Bé Em thật khôn khéo bởi còn ở một độ tuổi rất nhỏ mà đã có thể hiểu và cảm thương cho bạn của mình. Nhân vật Bích lại càng khiến người đọc thương hơn khi mà em hiểu được hoàn cảnh của gia đình mình nên không hề than vãn và đua đòi. Bích giỏi giang và hiếu thảo, chấp nhận chuyện các em được mua hai bộ còn mình chỉ có một mà vẫn tỏ ra vui vẻ. Và cuối cùng thì khi Tết đến, hai bé đã gặp nhau với một bộ trang phục tương xứng. Bé Em quyết định mặc một chiếc áo thun có in hình mèo bự còn Bích thì mặc áo trắng bâu sen. Quyết định của hai nhân vật không hề được thông qua trước mà vẫn trùng khớp nhau. Nhân vật bé “Em” đã từ bỏ mặc chiếc áo mới của mình cho ta thấy tình bạn của họ đầy sự sẻ chia, luôn cảm thông hiểu rõ cho hoàn cảnh của bạn bè. Cả hai nhân vật đều còn rất nhỏ và không phải ai ở độ tuổi đó cũng có thể suy nghĩ được như vậy. Mỗi nhân vật đều có những đức tính tốt đẹp khác nhau mà mọi người nên học hỏi để phát triển bản thân. Học được sự thấu hiểu không trách móc gia đình và chấp nhận không ganh đua với bạn, trân trọng bạn dù cho bạn có mặc áo mới của Bích. Hay là đức tính hòa đồng, không kỳ thị phân biệt hoàn cảnh của người khác, tin tưởng lắng nghe và sẻ chia cùng bạn của bé Em. Điều quan trọng rèn luyện nên đức tính tốt của hai bé chắc chắn là do sự dạy bảo của gia đình. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng nên tâm hồn trẻ thơ của hai nhân vật. Trong hành trình trưởng thành các em đã được dạy bảo rất tốt về cả lối suy nghĩ và hành động.

Truyện ngắn Áo tết đã khép lại nhưng những bài học, ẩn ý của tác giả sẽ còn được lưu truyền và thu hút nhiều bạn đọc hơn. Với việc tạo dựng tình huống về cái áo mặc tết nhà thơ Nguyễn Ngọc Tư đã gửi gắm một thông điệp đầy ý nghĩa của cuộc sống, sự nhân văn cao cả đầy đức hi sinh, lòng thấu hiểu ở tình bạn đẹp của hai em bé

Phân tích truyện ngắn Áo Tết - mẫu 4

Tác giả tâm sự rằng: “Tôi hay nghĩ về sức mạnh của những giọt nước mắt’’. Chính vì vậy các tác phẩm của chị luôn hướng đến những tình cảm gần gũi, thân thuộc với hình ảnh vô cùng giản dị. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho quan niệm sáng tác là truyện ngắn ‘’Áo Tết’’ của Nguyễn Ngọc Tư.

Trong truyện ngắn "Bài Áo Tết" của Nguyễn Ngọc Tư, tác giả tinh tế tái hiện mối quan hệ đẹp đẽ giữa hai nhân vật chính là bé Em và bé Bích, qua đó thể hiện tình bạn chân thành và sự đồng cảm. Tác phẩm bắt đầu bằng việc miêu tả sự khác biệt về hoàn cảnh gia đình giữa hai bé. Bé Em được mẹ mua cho nhiều bộ quần áo mới, trong khi bé Bích chỉ có một bộ đồ mới cho dịp Tết. Sự đối lập này không chỉ làm nổi bật sự giàu có và khó khăn mà còn tạo nên cơ sở cho sự hiểu biết và đồng cảm giữa hai nhân vật. Một điểm đặc biệt của câu chuyện là hành động nhân văn của bé Em. Dù có cơ hội để tỏa sáng trong chiếc váy mới rực rỡ, bé Em lại chọn mặc bộ đồ đơn giản để không làm bé Bích cảm thấy tủi thân. Hành động này là minh chứng cho tình bạn chân thành và lòng tự tôn của bé Em, đồng thời làm cho độc giả cảm nhận được sự ấm áp và tình cảm giữa hai nhân vật. Hành động của bé Em trong việc từ bỏ chiếc váy mới để đồng cảm với bé Bích là một minh chứng rõ ràng cho lòng nhân ái và tình bạn chân thành. Bé Em không chỉ nói bằng lời mà còn thể hiện qua hành động cụ thể. Bé Em không chỉ hiểu và đồng cảm với hoàn cảnh của bé Bích mà còn có khả năng tìm ra giải pháp phù hợp để giúp đỡ bạn bè một cách nhẹ nhàng mà không làm tổn thương lòng tự tôn của họ. Bé Em và bé Bích không chỉ là bạn thân mà còn là những người bạn có thể tin tưởng và chia sẻ mọi điều trong cuộc sống.

Tình bạn này được xây dựng trên sự hiểu biết, tôn trọng và đồng cảm. Cuối cùng, thông qua việc hai em chơi đùa với nhau một cách vui vẻ, tác giả làm nổi bật ý nghĩa của tình bạn, không phụ thuộc vào điều kiện vật chất hay sự phân cấp giữa tầng lớp xã hội. Dù khác biệt về hoàn cảnh, bé Em và bé Bích vẫn có thể tìm thấy niềm vui và sự ấm áp trong mối quan hệ của họ. Qua đây ta thấy bé Em là một nhân vật có tính cách đẹp, được miêu tả qua hành động đầy lòng nhân ái và sự đồng cảm với bạn bè, đồng thời cũng thể hiện sự thông minh và kiên nhẫn trong xử lý các tình huống khó khăn trong cuộc sống.

Truyện ngắn ‘’Áo Tết" của tác giả Nguyễn Ngọc Tư là một truyện ngắn sâu sắc với thông điệp về tình bạn, lòng tự tôn và đồng cảm, làm cho độc giả suy ngẫm về ý nghĩa của sự đồng cảm và tình bạn trong cuộc sống.

Phân tích truyện ngắn Áo Tết - mẫu 5

Một truyện ngắn đơn giản với những tình tiết rất giản dị, đời thường thế nhưng Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư vẫn được người đọc đánh giá cao bởi những giá trị ý nghĩa được gửi gắm trong tác phẩm. Đó là một câu chuyện xúc động về tình người của những đứa trẻ, nó khiến cho mỗi người phải suy ngẫm về cách hành xử làm sao cho thật phù hợp.

Câu chuyện xoay quanh chiếc áo tết của Bé Em và Bích. Bích và Bé Em vốn học cùng lớp, lại ngồi cùng bàn nên chơi rất thân với nhau. Thế nhưng Bé Em có hoàn cảnh gia đình khá giả hơn còn Bích nhà nghèo lại đông anh em nên mọi thứ đều phải rất tằn tiện. Năm mới đến Bé Em hí hửng sang khoe với Bích về những bộ quần áo mẹ sắm cho mình, đặc biệt là chiếc đầm mới thắt nơ, bầu viền kim tuyến. Nhưng khi hỏi Bích có quần áo mới không Bích chỉ lí nhí rằng có một bộ, mặc cả bốn ngày, vì mẹ nghèo quá không có tiền sắm áo mới. Thế là ngày hai đứa sang chơi nhà cô Bé Em đã chọn một chiếc áo bình thường cổ trun có in hình mèo bự, gần giống chiếc áo của Bích. Cô khen hai bạn lớn nhanh, xinh xắn và đáng yêu. Bé Em tự cười trong lòng vì đã không mặc chiếc váy hồng để khiến bạn bị tủi thân.

Với nội dung như vậy tác phẩm Áo Tết đã thể hiện tình yêu thương, đồng cảm, sự sẻ chia của những đứa trẻ nhỏ. Còn rất nhỏ nhưng chúng đã biết cư xử với nhau một cách văn minh, biết quên đi niềm vui của bản thân để không làm người khác buồn, chúng đã cư xử với nhau đúng với nghĩa của tình bạn, đó là không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, chơi với nhau bằng tất cả tình cảm yêu thương, chân thành. Tình bạn của những đứa trẻ thật đáng để mỗi người chúng ta tự suy ngẫm.

Tác phẩm ngắn nhưng đã xây dựng thành công nhân vật hai đứa trẻ Bé Em và Bích, đặc biệt là nhân vật Bé Em. Đó là một đứa trẻ có xuất thân khá giả nhưng có cách sống hòa đồng, không phân chia giai cấp với những bạn nhỏ nghèo hèn xung quanh mình. Bé Em cũng có những niềm vui rất trẻ con khi thích thú đi khoe với bạn về chiếc áo tết mới, khi trong lòng thầm nghĩ “tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn” Nghĩ là làm Bé Em vội vàng đi sang nhà cái Bích để khoe về quần áo tết bằng một niềm vui rất đời thường của con trẻ. Thế nhưng khi chứng kiến gia cảnh của Bích, thấy được sự khó khăn, đói nghèo của người bạn, mọi ý định khoe khoang về chiếc áo tết bỗng biến mất hẳn. Bé Em đã tinh tế chọn cho mình một chiếc áo gần giống với của bạn để đi chúc tết nhà cô với một suy nghĩ đơn giản “mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân” Đó là vẻ đẹp của sự nhân hậu, của lòng trắc ẩn, của sự đồng cảm và sẻ chia rất đáng quý của cô gái đáng yêu ấy.

Áo Tết được nhà văn Nguyễn Ngọc Tư kể lại theo ngôi kể thứ ba, việc sử dụng ngôi kể này giúp người kể chuyện dễ dàng thâm nhập vào bên trong ngõ ngách tâm hồn của nhân vật để khám phá, người kể chuyện cũng không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, việc kể dễ dàng hơn. Có đôi lúc người kể chuyện như đã hoá thân thành nhân vật Bé Em để nói hộ những suy tư, tình cảm của cô bé này. Tác phẩm không sử dụng tình tiết lôi cuốn, gay cấn hay ly kỳ, nó vẫn giữ được chất đặc trưng của văn Nguyễn Ngọc Tư. Đó là khai thác từ những chất liệu rất đời thường của cuộc sống để gửi gắm thông điệp, ý đồ nghệ thuật. Chi tiết áo Tết vốn rất gần gũi, quen thuộc đi vào trong tác phẩm trở thành một hình ảnh ẩn dụ để soi chiếu tính cách của các nhân vật. Nhờ chiếc áo tết người đọc đồng cảm hơn với hoàn cảnh nghèo nàn của gia đình cái Bích, thương em hơn vì sự hy sinh của em cho đàn em nhỏ của mình. Nhờ chiếc áo Tết mà Bé Em đã thể hiện được phẩm chất tốt đẹp của mình, biết yêu thương và san sẻ những khó khăn với bạn, hy sinh vì bạn.

Có thể nói văn bản “Áo Tết” của Nguyễn Ngọc Tư là một truyện ngắn xuất sắc cho thấy cái nhìn ấm áp và nhân hậu của nhà văn về cuộc sống. Thông qua trang văn người đọc khâm phục cái tâm và đặc biệt là cái tài của nhà văn khi đã có sự khám phá và phân tích tâm lý nhân vật trẻ em rất đặc sắc

Đánh giá

0

0 đánh giá