Cặp từ hô ứng lớp 5 là gì? Bài tập về Cặp từ hô ứng lớp 5

1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Cặp từ hô ứng lớp 5 là gì? Bài tập về Cặp từ hô ứng lớp 5 giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Cặp từ hô ứng lớp 5 là gì? Bài tập về Cặp từ hô ứng lớp 5

1. Cặp từ hô ứng là gì?

- Cặp từ hô ứng là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau, và hay dùng để nối vế trong các câu ghép

2. Tác dụng của cặp từ hô ứng

- Tác dụng: Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ, ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng như:

+  vừa…đã…;chưa…đã…;mới….đã…;vừa…vừa…; càng…càng…

+  đâu…đấy; nào… ấy; sao… vậy; bao nhiêu …bấy nhiêu

3. Ý nghĩa của cặp từ hô ứng

Chúng ta cần sử dụng cặp từ hô ứng trong các việc nối các vế câu ghép nhằm thể hiện mối quan hệ về nghĩa giữa các vế câu đó. Cặp từ hô ứng bao gồm những từ phối hợp nhau, thường đi đôi với nhau và được dùng để nối vế trong câu ghép. Đóng vài trò và liên kết giữa các vế câu và giúp cho người đọc hiểu hơn về quan hệ logic và nghĩa của các câu trong câu ghép.

Thể hiện mối quan hệ  về nghĩa giữa các câu, điều nay giúp cho câu ghép trở nên mạch lạc, logic và dễ hiểu hơn trong việc diễn đạt ý kiến và thông điệp. Nhờ các cặp từ hô ứng, người đọc có thể nhận biết được mối quan hệ tương quan, trái ngược hoặc song song giữa các ý trong câu ghép. 

- Những lưu ý khi sử dụng cặp quan hệ từ hô ứng trong viết câu hoặc viết văn:

+ Đồng nhất về hình thức: cặp từ hô ứng thường cần cùng thuộc loại từ ngữ, ví dụ như cùng là danh từ, tính từ hay động từ. Điều nay giúp tạo sự cân đối và hợp nhất trong câu.

+ Đúng nghĩa và ngữ cảnh: cặp từ hô ứng nên được chọn sao cho phù hợp với ý nghĩa của câu và ngữ cảnh. Điều này giúp truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và chính xác.

+ Cân đối về ý nghĩa: cặp từ hô ứng trong câu nên mang ý nghĩa tương đương hoặc trái ngược nhau, tạo sự cân đôi với biểu đạt một quan hệ nghĩa trong câu

+ Cẩn trọng với cặp từ hô ứng phức tạp: có những cặp từ hô ứng có cấu trúc phức tạp và chứa nhiều từ thành phần. Khi sử dụng các cặp từ này, cần chú ý đảm bảo sự rõ ràng và dễ hiểu cho người đọc. Việc sử dụng đúng cặp từ hô ứng là quan trọng vì: Tạo sự mạch lạc việc sử dụng đúng cặp từ hô ứng giúp tạo sự liên kết và liên thông giữa các phần của câu hoặc văn bản, đảm bảo mạch lạc trong viết. Truyền đạt ý nghĩa chính xác: cặp từ hô ứng giúp truyền đạt ý nghĩa của câu một cách rõ ràng và dễ hiểu cho người đọc. Tạo sự hấp dẫn và mang tính thẩm mỹ: sử dụng các cặp từ hô ứng một cách đúng đắn giúp tạo sự hấp dẫn và mang tính thẩm mỹ cho câu hoặc văn bản, làm tăng giá trị và truyền cảm hứng cho người đọc.

Tóm lại, việc sử dụng đúng cặp từ hô ứng không chỉ giúp tăng tính logic và cấu trúc cho câu hoặc văn bản, mà mang lại sự rõ ràng và chính xác trong truyền đạt ý nghĩa. Đây là yếu tố quan trọng để viết câu hoặc viết văn hiệu quả.

3. Bài tập về Cặp từ hô ứng

Bài 1: Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống :

a) Nó …về đến nhà , bạn nó … gọi đi ngay.

b) Gió …to, con thuyền ….lướt nhanh trên biển.

c) Tôi đi …nó cũng đi…

d) Tôi nói….., nó cũng nói….

Đáp án:

a)  vừa… đã…

b)  càng….càng…

c)  …. đâu…. đấy.

d)  …sao….vậy.

Bài 2: Tìm các cặp từ hô ứng thích hợp với mỗi chỗ trống:

a) Mưa ... to, gió... thổi mạnh.

b) Trời ... hửng sáng, nông dân ... ra đồng.

c) Thuỷ Tinh dâng nước cao ..., Sơn Tinh làm núi cao lên ...

Trả lời:

a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.

b) Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.

c) Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.

Bài 3: Xác định các vế câu, cặp từ hô ứng nối các vế câu trong từng câu ghép dưới đây :

a) Mẹ bảo sao / thì con làm vậy.

b) Học sinh nào chăm chỉ / thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập.

c) Anh cần bao nhiêu / thì anh lấy bấy nhiêu.

d) Dân càng giàu / thì nước càng mạnh.

Trả lời

a) Cặp từ hô ứng: sao…vậy

b) Cặp từ hô ứng: nào… đó

c) Cặp từ hô ứng: bao nhiêu… bấy nhiêu

d) Cặp từ hô ứng: càng…càng

Bài 4: Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép :

a) Mưa càng lâu,...

b) Tôi chưa kịp nói gì,....

c) Nam vừa bước lên xe buýt,...

d) Các bạn đi đâu thì....

Trả lời:

a) Mưa càng lâu, đường càng lầy lội.

b) Tôi chưa kịp nói gì, nó đã bỏ chạy.

c) Nam vừa bước lên xe buýt, xe đã chuyển bánh.

d) Các bạn đi đâu thì tôi theo đấy.

Đánh giá

0

0 đánh giá