Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em
Đề bài: Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em
Dàn ý Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em
1. Mở bài:
- Giới thiệu câu chuyện định kể.
2. Thân bài:
- Ngày xưa có một cặp mẹ con nghèo khó nhưng sống bên nhau êm đềm, không may người mẹ bị bệnh nặng không thuyên giảm, người con rất lo lắng và thương mẹ.
- Thấy tấm lòng hiếu thảo của người con Phật đã biến thành một ông lão tặng cho người con đóa hoa cúc 5 cánh, dặn đem về chăm sóc, hoa có bao nhiêu cánh, mẹ sống được từng ấy năm.
- Thấy hoa chỉ có 5 cánh người con đã xé nhỏ vụn từng cánh cho đến khi không còn đếm được nữa, kể từ đó người mẹ khỏi bệnh và hai mẹ con sống với nhau hạnh phúc.
3. Kết bài:
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 1
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa, tính nết dịu dàng. Nhà vua hết mực yêu thương nên muốn tìm cho con một người chồng xứng đáng.
Nghe tin nhà vua muốn kén rể, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Người còn lại tài năng cũng không hề thua kém: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Tên của chàng là Thủy Tinh.
Cả hai người đều vô cùng xuất chúng nên vua Hùng không biết chọn ai. Vua bèn ra lệnh:
- Hai người đều vừa ý ta cả. Vậy nên nếu ngày mai ai mang được sính lễ đến trước sẽ được rước dâu về. Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, lấy được Mị Nương. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ liền nổi giận, đem theo quân đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Thấy vậy, Sơn Tinh bốc từng quả đồi dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước lũ.
Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt, thần nước đành rút quân. Từ đó càng thêm oán nặng thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng đều thua trận.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 2
Ngày xưa, có một người con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân thuộc giống rồng. Thần có sức khỏe vô địch, lại nhiều phép lạ. Thần giúp dân trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở. Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ. Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.
Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăn trứng, nở ra trăm người con, người nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường. Lạc Long Quân vốn quen sống ở dưới nước, nên thường xuyên trở về dưới thuỷ cung.
Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ chồng khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:
- Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?
Lạc Long Quân nói:
- Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao. Nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi được lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc gì cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vợ chồng, con cái.
Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:
- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.
Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:
- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.
Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:
- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.
Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:
- Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.
Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.
Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 3
Hùng Vương thứ sáu muốn truyền ngôi cho một trong số những người con trai nên đã đưa ra điều kiện:
- Không nhất định phải là con trưởng, chỉ cần làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho.
Các hoàng tử cho người đi đến khắp nơi tìm kiếm những của ngon vật lạ để đem về dâng lên vua cha.
Lang Liêu là con vua, nhưng lại sống giản dị quen với việc chăm lo đồng áng, trồng lúa trồng khoai. Mẹ của Lang Liêu trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, sau đó mất đi để lại một mình chàng. So với các anh em, chỉ có Lang Liêu là thiệt thòi nhất. Chàng không biết lấy gì để dâng lên Tiên vương.
Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ và được thần mách bảo rằng:
- Trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Hãy lấy gạo mà làm bánh lễ Tiên vương.
Khi tỉnh dậy biết mình được thần báo mộng. Chàng lấy gạo nếp vo sạch, lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, gói bằng lá dong thành hình vuông, đem luộc một ngày một đêm. Và cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, đem giã nhuyễn rồi nặn thành hình tròn. Bánh hình vuông tượng trưng cho Trời đặt tên là bánh chưng, còn bánh hình tròn tượng trưng cho Đất đặt tên là bánh giầy.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử dâng lên biết bao của ngon vật lạ. Đến lượt Lang Liêu, chàng đem hai loại bánh dâng lên cúng Tiên vương. Vua Hùng rất hài lòng và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Kể từ đó, hằng năm, cứ mỗi khi Tết đến, bánh chưng bánh giầy là món ăn không thể thiếu.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 4
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có lấy một mụn con.
Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.
Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:
- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.
Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:
- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.
Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.
Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sĩ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.
Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.
Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế hệ học trò.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 5
Vào thời giặc Minh xâm lược nước ta, chúng coi nhân dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược. Bấy giờ ở vùng núi Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần thất bại. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.
Hồi ấy, ở Thanh Hóa, có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Đến khi kéo lưới lên thấy nằng nặng, nghĩ rằng sẽ kéo được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá thì chỉ thấy một thanh sắt. Chàng vứt xuống sông, rồi lại thả lưới ở chỗ khác. Kì lạ thay, liên tiếp ba lần đều vớt được thanh sắt nọ. Thận liền đưa thanh sắt lại mồi lửa thì phát hiện ra đó là một thanh gươm.
Về sau, Thận gia nhập vào nghĩa quân Lam Sơn. Một lần nọ, chủ tướng Lê Lợi cùng tùy tùng đến thăm nhà Thận. Bỗng nhiên thấy phía góc nhà lóe sáng, Lê Lợi tiến đến gần xem là cầm lên xem là vật thì gì thì thấy hai chữ “Thuận Thiên”. Song lại không ai nghĩ đó là lưỡi gươm thần.
Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút mỗi người một ngả. Lúc đi ngang qua một khu rừng, Lê Lợi thấy có ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc quý giá. Bỗng nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ông mang chuôi về tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.
Một năm trôi qua, nhờ có gươm thần giúp sức, nghĩa quân của Lê Lợi đánh đến đâu thắng đến đó. Thanh thế ngày một vang xa. Quân Minh được dẹp tan. Lê Lợi lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ. Vua cho cưỡi thuyền trên hồ Tả Vọng thì thấy Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần:
- Việc lớn đã thành. Xin bệ hạ trả lại gươm báu cho đức Long Quân.
Sau khi nghe Rùa Vàng nói, Lê Lợi bèn đem gươm báu trả lại rồi nói:
- Xin cảm tạ ngài cùng đức Long Quân đã cho mượn gươm báu để đánh tan quân giặc, bảo vệ nước nhà.
Nghe xong, Rùa Vàng gật đầu rồi lặn xuống hồ. Từ đó, người dân đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 6
Bấy giờ, giặc Minh đô hộ nước ta. Chúng coi nhân dân như cỏ rác, bọc lột đến tận xương tủy. Thiên hạ đều căm hận. Ở vùng Lam Sơn, có nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu lực lượng còn yếu, thiếu thốn đủ bề nên phải nhận thất bại. Thấy vậy, đức Long Quân mới cho mượn gươm thần để họ đánh giặc.
Ở Thanh Hoá, có người làm nghề đánh cá. Tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận đi thả lưới như thường lệ. Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Thận nghĩ rằng đánh được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.
Đến lần thứ hai cũng thấy nặng tay, Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Thấy lạ, Thận đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem. Chàng reo lên:
- Thì ra là một lưỡi gươm!
Sau này, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tùng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Nhưng vẫn không ai không hay biết gì.
Đến một lần nọ, bị giặc phục kích, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, ông bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. lê Lợi trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, ông rút lấy chuôi giắt vào lưng.
Mấy ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người, trong đó có Lê Thận. Lê Lợi đem chuyện chuôi gươm kể cho họ nghe. Rồi đem chuôi gươm tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.
Lê Thận quỳ xuống, nâng gươm lên rồi nói:
- Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đi theo minh công, cùng với thanh gươm đền báo Tổ quốc.
Kể từ khi có thanh gươm quý, nhuệ khí của nghĩa quân mỗi lúc một tăng. Quân Minh bại trận liên tiếp. Đất nước được độc lập. Chủ tướng Lê Lợi lên ngôi vua.
Một năm sau, nhà vua cho cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó, đức Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm báu. Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.
Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Rùa liền há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Kể từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 7
Ngày xửa ngày xưa, vào thời vua Hùng Vương thứ mười sáu, có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng vẫn chẳng có lấy một mụn con. Hai ông bà lão nổi tiếng là người hiền lành, đôn hậu ở làng Gióng nhưng không hiểu sao lại chịu sự không may mắn như vậy. Cho đến một ngày, khi bà lão đi ra đồng thì chợt thấy một dấu chân to khổng lồ. Lấy làm ngạc nhiên, bà lão đưa chân mình vào ướm thử để đo xem dấu vết chân đó to đến cỡ nào. Thời gian thấm thoát trôi đi, bà lão chẳng còn nhớ đến vết chân ngày xưa nữa thì bỗng một ngày bà có thai. Hai vợ chồng bà lão mừng lắm, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Ấy thế mà đứa trẻ đó từ khi sinh ra lại chẳng biết nói, cũng không biết cười, không biết đi, chỉ đặt đâu thì nó nằm đấy. Hai ông bà từ mừng rỡ khi sinh được con đến lo lắng, buồn bã không hiểu sao lại như vậy.
Lúc bấy giờ, giặc Ân tràn sang xâm lược nước ta. Chúng khiến cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, tình cảnh đất nước lúc này đang ở thế “nghìn cân treo sợi tóc”. Nhà vua sai sứ giả đi rao tin khắp nơi, nhằm tìm người tài đứng lên cứu giúp đất nước. Sứ giả đi rao tin cuối cùng cũng đến làng Gióng. Nghe tiếng sứ giả, cậu bé bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ: “Mẹ ơi, mẹ hãy mời sứ giả vào đây cho con”. Thấy đứa con mình suốt bao nhiêu ngày tháng không nói, không cười bỗng dưng hôm nay lại cất tiếng gọi mẹ, hai ông bà lão mừng lắm, liền mời sứ giả vào ngay.
Khi sứ giả vào nhà, cậu bé đã ngay lập tức yêu cầu sứ giả hãy về chuẩn bị đủ những vũ khí để đi đánh giặc: Ngựa sắt, áo sắt và tấm giáp sắt để phá tan lũ giặc xâm lược. Sứ giả mừng rỡ vội về tâu lên cho nhà vua chuẩn bị. Nhà vua cũng đồng ý theo lời của cậu bé. Càng lạ lùng thay, Thánh Gióng từ khi gặp được sứ giả của nhà vua thì lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ thổi bao nhiêu cậu ăn cũng không đủ no, quần áo chẳng mấy chốc đều chật hết cả. Cậu bé chẳng mấy chốc hóa thành một chàng trai cao lớn, khỏe mạnh, khí thế ngút trời.
Chẳng bao lâu, nhà mua sai người đem đến đủ cả những thứ mà Gióng yêu cầu. Thánh Gióng lên đường đánh giặc ngay. Cậu đi đến đâu đánh bại quân giặc đến đấy. Khi kiếm gãy, Gióng liền nhổ một bụi cỏ bên đường, quật ngã bọn giặc ngoại xâm. Một hồi, ngựa của Thánh Gióng đã đến chân núi Sóc Sơn, Thánh Gióng liền cởi bộ giáp sắt đang mặc trên người ra mà bay thẳng lên trời.
Để nhớ đến công lao của Thánh Gióng, nhà vua đã cho người lập đền thờ của vị tướng này tại quê nhà của ông là làng Gióng. Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều dấu tích năm xưa còn lưu lại và cứ tháng 4 hằng năm, người ta vẫn thường đến đền thờ Phù Đổng Thiên Vương để tưởng nhớ ông.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 8
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ. Họ sống hiền lành, phúc đức. Tuy tuổi đã cao nhưng vẫn chưa có con.
Một lần, người vợ ra thấy một vết chân to. Bà đặt chân vào ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà thì thụ thai. Đến mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Lạ thay, cậu bé lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười, ai đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ, giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua vô cùng lo lắng, bèn cho truyền sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài cứu nước. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng rao, liền nói với người mẹ:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!
Sứ giả vào, cậu bé nói:
- Ông hãy về tâu với đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc này.
Sứ giả nghe xong, vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, vội vã trở về tâu với vua. Nhà vua cho truyền thợ rèn ngày đêm làm gấp những thứ cậu bé yêu cầu. Kể từ hôm gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi cậu bé, phải chạy nhờ bà con làng xóm. Ai cũng vui vẻ giúp đỡ vì mong cậu đánh giặc cứu nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước đang lúc lâm nguy. Đúng lúc đó thì sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ. Mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt vô cùng. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ cưỡi ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác. Giặc chết như ngả rạ. Bỗng nhiên, roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ, bỏ chạy. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn. Tráng sĩ đuổi đến chân núi Trâu. Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời.
Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Những nơi ngựa phi qua để lại ao hồ. Rặng tre bị ngựa phun lửa cháy trở nên vàng óng còn có một làng bị ngựa phun lửa cháy được gọi là làng Cháy.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 9
Giặc Minh sang xâm lược nước ta. Chúng coi nhân dân như cỏ rác, bóc lột đến tận xương tủy. Lòng dân vô cùng oán giận. Lúc bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, có nghĩa quân nổi dậy, nhưng trong buổi đầu lực lượng còn yếu, thiếu thốn đủ bề nên phải nhận thất bại.
Thấy vậy, đức Long Quân mới cho mượn gươm thần để họ đánh giặc. Ở vùng Thanh Hóa có một người tên là Lê Thận làm nghề đánh cá. Lê Thận khi kéo lưới thấy nặng tưởng rằng cá to. Hóa ra khi vớt lên chỉ thấy một thanh thanh sắt, liền vứt xuống sông. Liên tiếp ba lần như vậy, Lê Thận thấy kỳ lạ nên đã quyết định đem về nhà. Về sau, Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn, chiến đấu vô cùng dũng cảm. Lần nọ, Lê Lợi cùng tùy tùng đến thăm nhà Lê Thận. Bỗng nhiên thấy phía góc nhà lóe sáng, Lê Lợi tiến đến gần xem là cầm lên xem là vật thì gì thì thấy hai chữ “Thuận Thiên”. Nhưng không ai nghĩ đó là một lưỡi gươm.
Một hôm, bị giặc phục kích, Lê Lợi và các tướng rút mỗi người một ngả. Lúc đi ngang qua một khu rừng, Lê Lợi thấy có ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc quý giá. Bỗng ông nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, liền mang chuôi về tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.
Một năm trôi qua, nhờ có gươm thần giúp sức, nghĩa quân Lam Sơn đánh đến đâu thắng đến đó. Thanh thế ngày một vang xa. Quân Minh được dẹp tan. Lê Lợi lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Lê Thái Tổ.
Một ngày nọ, nhà vua cho cưỡi thuyền trên hồ Tả Vọng thì thấy một con Rùa Vàng nổi lên. Rùa không sợ người, nổi lên mặt nước nói với vua:
- Việc lớn đã thành. Xin bệ hạ trả lại gươm báu cho đức Long Quân.
Sau khi nghe Rùa Vàng nói, nhà vua bèn đem gươm báu trả lại rồi nói:
- Xin cảm tạ ngài cùng đức Long Quân đã cho mượn gươm báu để đánh tan quân giặc, bảo vệ nước nhà.
Nghe xong, Rùa Vàng gật đầu rồi lặn xuống hồ. Từ đó, người dân đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Gươm (hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm).
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 10
Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng hiền lành, phúc đức. Họ đã lớn tuổi mà vẫn chưa có con.
Một hôm, người vợ ra đồng, thất một vết chân rất to. Bà đặt chân vào ướm thử. Về nhà, bà mang thai. Đến tháng mười hai mới sinh ra một cậu bé. Lên ba tuổi cậu vẫn không biết nói, biết cười.
Thuở đó, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh khiến nhà vua rất lo lắng. Vua cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giúp nước. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng rao của sứ giả, liền cất tiếng nói đầu tiên, bảo mẹ:
- Mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con!
Sứ giả vào, cậu bé liền nói:
- Ông hãy về tâu với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc này.
Sứ giả nghe xong thì ngạc nhiên lắm, vội vã về kinh. Nhà vua nghe xong liền cho thợ rèn ngày đêm làm những món đồ cậu bé yêu cầu. Sau hôm gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi, phải nhờ đến sự giúp đỡ của bà con làng xóm. Ai cũng vui vẻ giúp đỡ vì mong cậu đánh tan quân giặc.
Lúc này, giặc đã đến chân núi Trâu, thế nước đã rất nguy. Đúng lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bé vùng dậy, vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắp, cầm roi sắt rồi cưỡi lên lưng ngựa.
Ngựa hí dài mấy tiếng, rồi phun lửa vào quân giặc. Giặc hoảng hốt bỏ chạy. Tráng sĩ phi ngựa đến đâu, quân giặc bại trận đến đó. Roi sắt gãy, tráng sĩ liền nhổ bụi tre đánh tan quân giặc. Thua trận, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn. Lúc này, một mình tráng sĩ cưỡi ngựa lên núi. Đến đây, tráng sĩ c ởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời.
Để tưởng nhớ công ơn, nhà vua đã phong cho tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Những nơi ngựa phi qua để lại ao hồ. Rặng tre bị ngựa phun lửa cháy trở nên vàng óng còn có một làng bị ngựa phun lửa cháy được gọi là làng Cháy.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 11
Ngày xưa, vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nổi tiếng là chăm chỉ, phúc đức. Hai ông bà mong ước có một đứa con. Một hôm, người vợ ra đồng trông thấy một vết chân rất to. Bà liền đặt chân vào ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà lại mang thai. Mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Nhưng kì lạ thay, cậu bé lên ba tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười, ai đặt đâu thì nằm đấy.
Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua vô cùng lo lắng, sai sứ giả đi tìm người tài giúp nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng cất tiếng nói:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!
Sứ giả vào, cậu liền bảo với sứ giả:
- Ông về tâu với nhà vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Kì lạ hơn, từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ, phải nhờ đến sự giúp sức của bà con hàng xóm. Ai cũng vui vẻ giúp vì mong muốn cậu bé đánh giặc cứu nước.
Giặc đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bé vùng dậy, vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội, rồi phun lửa vào đám giặc. Giặc hoảng sợ bỏ chạy. Tráng sĩ phi ngựa đến đâu, dẹp tan quân giặc đến đó. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ nhỏ bụi tre cạnh đường quật vào quân giặc. Giặc tan vỡ, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc.
Đến đây, một mình tráng sĩ cưỡi ngựa lên đỉnh núi. Tráng sĩ cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Những nơi ngựa phi qua để lại ao hồ. Rặng tre bị ngựa phun lửa cháy trở nên vàng óng còn có một làng bị ngựa phun lửa cháy được gọi là làng Cháy.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 12
Từ những ngày còn bé, chúng ta lớn lên bằng những câu chuyện mà bà và mẹ kể, những câu chuyện về lịch sử hào hùng cũng như những truyền thuyết li kì. Từ những câu chuyện đấy đã gieo trong chúng ta những niềm tự hào và tôn kính những người anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết kể về một vị anh hùng oai phong, lẫm liệt của dân tộc.
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão nọ chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Ấy vậy mà hai người mãi không có lấy nổi một mụn con. Một ngày nọ, khi bà lão ra đồng bỗng trông thấy một vết chân rất to, bà lại đặt chân mình lên ướm thử. Kì lạ thay, khi về bà lại thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một người con trai rất khôi ngô. Hai vợ chồng vô cùng mừng rỡ.Thế nhưng thời gian thấm thoắt trôi qua, đứa trẻ lên ba tuổi nhưng vẫn không biết nói cười, cũng chẳng biết đi, chỉ đặt đâu là nằm đó.
Hồi bấy giờ giặc Ân đến xâm chiếm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo lắng nên sai sứ giả đi tìm người tài cứu nước. Thần kì thay, khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả, đứa bé bỗng dưng lại nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Khi sứ giả đến, đứa bé bảo: "Ông hãy về tâu với vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này". Sứ giả vừa vô cùng kinh ngạc. vừa mừng rỡ vội vàng về tâu lên vua. Nhà vua đã cho những người thợ gấp rút ngày đêm làm những vật phẩm mà cậu bé yêu cầu.
Lạ lùng hơn nữa, sau ngày gặp sứ giả cậu bé lại lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, quần áo vừa mặc vào đã đứt chỉ. Hai vợ chồng ông lão làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con nên phải nhờ cậy bà con làng xóm. Mọi người đều vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, chỉ mong rằng cậu sẽ giết giặc, trừ hoạ cho dân.
Ngày đó, khi mà giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khó tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng và đánh giết, giặc chết như ngả rạ. Bỗng dưng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường để quật vào giặc. Khi đánh cho chúng đến tan tác, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ đã lên đến đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, vái tạ mẹ rồi cả người lẫn ngựa đều từ từ bay lên người.
Để tưởng nhớ công ơn của tráng sĩ, vua đã phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà. Hiện nay, đền thờ vẫn còn ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích chứng minh cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 13
Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái. Nàng tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa, tính nết dịu dàng. Nhà vua muốn kén cho con một người chồng xứng đáng nên đã tổ chức lễ kén rể.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Người còn lại tài năng cũng không hề thua kém: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Chàng tên là Thủy Tinh. Cả hai người đều ngang sức ngang tài khiến vua vô cùng khó xử, không biết chọn ai. Vua bèn cho gọi các Lạc hầu vào bàn bạc, xong vua gọi hai chàng vào rồi nói:
- Hai người đều vừa ý ta cả, nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy nên nếu ngày mai ai mang được sính lễ đến trước sẽ được rước dâu về.
Cả hai cùng nghe xong, liền tâu hỏi đồ sính lễ gồm những gì. Vua Hùng liền nói:
- Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến trước. Nhà vua lấy làm hài lòng, quyết định gả Mị Nương cho Sơn Tinh. Còn Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem theo quân đánh Sơn Tinh. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên đánh Sơn Tinh. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Nhưng Sơn Tinh chẳng hề nao núng. Thần dùng phép lạ, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngắn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Cả hai đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt, thần nước đành rút quân. Kể từ đó, oán nặng thù sâu, năm nay, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng lần nào, Thủy Tinh cũng đều nhận phải lấy thất bại nặng nề.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 14
Ngày xửa ngày xưa, dưới thời vua Hùng Vương thứ 16, có một cặp vợ chồng đã già mà chưa có con. Hai ông già và bà lão ở làng Gióng nổi tiếng là những người hiền lành, tốt bụng nhưng không hiểu sao họ lại gặp phải điều không may mắn như vậy. Cho đến một ngày, bà lão đi ra đồng và bất ngờ nhìn thấy những dấu chân lớn. Bà lão ngạc nhiên và đặt chân vào đó để xem dấu chân đó to đến mức nào. Thời gian trôi qua, bà lão không còn nhớ đến bước chân xưa nữa nhưng một ngày nọ, bà đột nhiên có thai. Hai vợ chồng bà lão rất vui mừng và sinh ra một cậu bé khôi Ngô, tuấn tú. Tuy nhiên, kể từ khi đứa trẻ này chào đời, dù được đặt ở đâu, nó cũng không thể nói, cười hay đi lại. Hai vợ chồng bà lão từ khi vui sướng vì sinh được con mà bây giờ thì lo lắng, buồn bã không hiểu tại sao.
Lúc bấy giờ giặc Ân xâm lược nước ta. Chúng khiến xho đời sống người dân vô cùng khốn khổ, đất nước hiện đang trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhà vua sai sứ giả đi báo tin để kêu gọi những người hiền tài đứng lên giúp vua cứu nước. Người sứ giả cuối cùng đến làng Gióng. Khi cậu bé nghe thấy giọng nói của người sứ giả, cậu bất ngờ gọi mẹ. ''Mẹ ơi, mẹ hãy mời sứ giả vào đây cho con.'' Vợ chồng bà lão vô cùng ngạc nhiên khi biết bao ngày thấy con không nói hay cười mà hôm nay lại cất tiếng gọi mẹ. Ông bà lão rất vui mừng và liền mời sứ giả vào nhà.
Khi sứ giả vào nhà, cậu bé liền yêu cầu sứ giả chuẩn bị đủ vũ khí để đánh giặc: ngựa sắt, áo sắt, áo giáp sắt để phá tan quân xâm lược. Sứ giả vui mừng vội vàng về tâu lên nhà vua chuẩn bị vũ khí. Nhà vua đồng ý làm theo lời của cậu bé. Điều kỳ lạ hơn nữa là từ khi Thánh Gióng gặp sứ giả của nhà vua, cậu đã lớn rất nhanh, cha mẹ có cho bao nhiêu đồ ăn cũng không ăn đủ, chẳng bao lâu quần áo của cậu cũng trở nên chật chội hết. Cậu bé nhanh chóng lớn lên thành một người chàng trai cao lớn, cường tráng và khí thế ngút trời.
Chẳng mấy chốc, nhà vua sai người mang theo mọi thứ Gióng yêu cầu. Thánh Gióng liền lên đường đi đánh giặc. Cậu đi đến đâu đánh bại quân giặc đến đấy. Khi gươm gãy, Gióng nhổ bụi cây bên đường đánh bay giặc ngoại xâm. Một lúc sau, ngựa của Thánh Gióng đã tới chân núi Sóc Sơn, Thánh Gióng lập tức cởi bỏ bộ giáp sắt và bay thẳng lên trời. Để tưởng nhớ những chiến công của Thánh Gióng, nhà vua đã ra lệnh cho người dân của mình xây dựng một ngôi đền thờ vị tướng này tại quê hương làng Gióng của ông. Cho đến ngày nay, nhiều dấu vết xưa vẫn còn, người ta thường đến chùa Phù Đổng Thiên Vương vào tháng 4 hàng năm để tỏ lòng thành kính với ông.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 15
Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều những truyền thuyết hay, một trong số đó là truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Truyền thuyệt này có nhiều những chi tiết sinh động trong cuộc đấu đầy gay cấn để lấy được nàng Mị Nuơng xinh đẹp giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
Ngày xưa, vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Nàng đẹp như hoa, tính nết lại dịu hiền nên được vua cha yêu thương hết mực. Năm đó, khi mà Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng, nhà vua muốn kén được một chàng rể trí dũng, tài ba để xứng đáng với sắc đẹp của nàng.
Nghe tin nhà vua kén rể, có rất nhiều chàng trai mong muốn lấy được nàng công chúa xinh đẹp này. Một ngày nọ, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người đến từ vùng núi Tản Viên, người ta thường gọi chàng là Sơn Tinh. Chàng có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Một người kia đến từ miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Mọi người gọi chàng là Thuỷ Tinh. Cả hai người đều tài giỏi, xứng đáng trở thành rể của vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết lựa chọn ai nên cho mời các Lạc hầu và bàn bạc. Xong xuôi, vua phán rằng:
- Hai chàng đều xứng đáng làm con rể ta, tuy nhiên ta lại chỉ có một người con gái nên không thể gả cho cả hai chàng được. Vì vậy, ngày mai ai đem sính lễ đến trước thì ta sẽ gả con gái cho. Sính lễ gồm có: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi".
Ngày hôm sau, mới tờ mờ sáng Sơn Tinh đã mang đầy đủ các lễ vật đến để rước Mị Nương về. Mãi đến gần trưa Thuỷ Tinh mới đến, không lấy được vợ nên nổi giận, làm phép đuổi đánh Sơn Tinh đòi cướp lại Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Thế nhưng Sơn Tinh không hề nao núng, chàng dùng phép thuật của mình để bốc từng dãy núi, ngọn đồi đắp lên thành một con đê khổng lồ, vững chắc để ngăn chặn dòng nước lũ. Cuộc chiến này kéo dài tưởng chừng không có hồi kết, thế nhưng sức Thuỷ Tinh đã đuối mà Sơn Tinh vẫn vững vàng nên đã vội rút quân về.
Thuỷ Tinh vẫn mang một nỗi thù oán nặng sâu nên hằng năm vẫn dâng nước lên đánh Sơn Tinh mong cướp lại được Mị Nương về. Nhưng năm nào cũng vậy, Thuỷ Tinh đánh mãi cũng không thắng nổi Sơn Tinh nên lại rút quân về.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 16
Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái. Nàng tên là Mị Nương, vốn xinh đẹp tuyệt trần lại nết na hiền dịu. Nhà vua hết mực yêu thương, nên muốn tìm cho nàng một người chồng xứng đáng.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Tên của chàng là Sơn Tinh. Người còn lại tài năng cũng chẳng hề thua kém: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Tên của chàng là Thủy Tinh. Nhà vua thấy cả hai ngang sức, ngang tài thì vô cùng khó xử, không biết chọn ai. Vua cho gọi các Lạc hầu vào cung bàn bạc, rồi đưa ra quyết định:
- Cả hai người đều vừa ý ta, nhưng ta lại chỉ có một người con gái. Vậy nên, ngày mai, ai mang sính lễ đến trước sẽ được ta gả con gái cho.
Sơn Tinh và Thủy Tinh nghe xong, liền hỏi xem sính lễ cần gì. Vua Hùng nói rằng:
- Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Nghe xong, Sơn Tinh và Thủy Tinh liền cáo từ. Sáng hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, được đón Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, liền đem quân đuổi đánh Sơn Tinh.
Thần nước hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi. Cả thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước, dân chúng khắp nơi đều khổ sở. Sơn Tinh chẳng hề nao núng. Thần dùng phép lạ, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, chặn dòng nước lũ. Cứ thế, nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi lại dâng lên bấy nhiêu.
Suốt mấy tháng trời, hai thần vẫn giao chiến. Cuối cùng, sức cùng lực kiệt, Thủy Tinh đành phải rút quân. Nhưng kể từ đó, mối thù càng tăng thêm. Năm nào, Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng vẫn phải nhận lấy thất bại.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 17
Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn tìm người nối ngôi. Nhưng nhà vua có tới hai mươi người con, không biết truyền ngôi cho con nào cho xứng. Không như những đời vua Hùng trước chỉ truyền ngôi cho con trưởng, vua Hùng thứ sáu nghĩ rằng, người nối ngôi phải là người có tài, nối được chí vua, biết thương yêu dân chúng, không nhất thiết cứ phải là con trưởng. Nghĩ mãi, nghĩ mãi. Cuối cùng, vua gọi các con đến và nói:
- Giặc vẫn nhiều lần sang xâm lược nước ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, ta đều đánh đuổi được. Đất nước đã thanh bình. Nay ta đã già rồi, không còn sống bao lâu được nữa. Ta muốn tìm người nối ngôi để chăm lo cho dân chúng được ấm no, hạnh phúc. Người nối ngôi phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho người đó. Xin Tiên vương chứng giám.
Nghe vua nói, các lang ai cũng muốn ngôi báu về tay mình nhưng không ai biết ý vua như thế nào. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật ngon, đầy sơn hào hải vị cho vua cha vừa lòng.
Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám của vua Hùng. Mẹ mất sớm, chàng ra ở riêng từ nhỏ, suốt ngày chăm việc cấy cày. Trong khi các anh em sai người đi tìm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu chẳng có gì. Trong nhà chàng chỉ có khoai và lúa. Nhưng những thứ đó thì tầm thường quá.
Một hôm, chàng mơ thấy thần đến và bảo:
- Trên đời này, không gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo là hạt ngọc của trời. Hãy lấy gạo làm bánh để tế lễ Tiên vương.
Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Chàng suy nghĩ hồi lâu rồi lấy thứ gạo nếp trắng tinh, vo thật sạch, lấy đậu xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong xanh gói bánh. Để đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đổ lên giã nhuyễn. Bánh làm xong. Lang Liêu phân vân không biết gọi tên bánh là gì.
Đến ngày lễ Tiên vương, các lang đem đến biết bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Vua Hùng xem qua một lượt rồi dừng chân trước chồng bánh của Lang Liêu. Rất vừa ý, vua cha cho gọi chàng lên để hỏi. Lang Liêu bèn đem giấc mộng gặp thần ra kể. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
- Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lang Liêu đã làm vừa ý ta, Lang Liêu sẽ nối ngôi ta. Xin Tiên vương chứng giám.
Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu chúng là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 18
Thuở xưa, vào đời Hùng Vương thứ mười tám, nhà vua có một người con gái tên là Mị Nương. Nàng vừa xinh đẹp tuyệt trần, lại dịu dàng nết na. Vua Hùng hết mực yêu thương nên muốn tìm cho con một người chồng xứng đáng.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Người đến từ vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng là Sơn Tinh. Người đến từ vùng biển, tài năng cũng không hề thua kém: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Chàng là Thủy Tinh. Vua Hùng thấy cả hai đều tài giỏi, vô cùng khó xử. Vua cho gọi các lạc hầu vào bàn bạc, rồi phán:
- Hai người đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy nên nếu ngày mai ai mang được sính lễ đến trước sẽ được rước dâu về.
Hai chàng nghe xong, liền hỏi nhà vua sính lễ gồm những gì. Vua Hùng nói:
- Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sơn Tinh và Thủy Tinh trở về để chuẩn bị. Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến. Nhà vua liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận.
Thần Nước hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước dâng cao là ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước khiến dân chúng vô cùng khốn khổ. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngắn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Cuộc chiến diễn ra suốt mấy tháng trời. Đến cuối cùng, đội quân của Thủy Tinh sức cùng lực kiệt. Thần Nước phải cho rút quân về. Nhưng kể từ đó, oán nặng thù sâu. Năm nào, Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng Thần Nước vẫn không thể chiến thắng.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 19
Hùng Vương lúc về già, muốn tìm người nối ngôi. Nhưng nhà vua có tới hai mươi người con trai nên không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc bên ngoài đã dẹp yên, nhưng nhân dân có ấm no thì ngai vàng mới ấm. Nhà vua bèn gọi các con lại và nói:
- Tổ tiên ta từ khi dựng nước đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần đến xâm lược bờ cõi, nhưng nhờ phúc ấm Tiên vương, ta đều đánh đuổi được. Nhưng ta già rồi, không sống mãi được, người nối ngôi ta phải nối được chí ta. Không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho.
Các lang cố làm vừa ý cha, nhưng ý vua cha như thế nào không ai biết được. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu để đem lễ Tiên vương.
Duy chỉ có Lang Liêu là không biết làm sao. Chàng là con thứ mười tám. Mẹ chàng trước đây bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Những anh em của chàng sai người đi tìm của quý trên rừng dưới biển, còn Lang Liêu chỉ biết chăm lo công việc đồng áng. Trong nhà chỉ có khoai, lúa mà hai thứ này thì lại tầm thường quá.
Một đêm, Lang Liêu nằm mộng thấy thầy đến bảo:
- Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, mà không làm ra được. Vậy nên hãy lấy gạo mà làm bánh lễ Tiên vương.
Khi tỉnh dậy, Lang Liêu mừng lắm. Chàng thấy lời thần thật đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh. Hạt nào hạt nấy tròn mẩy đem vo thật sách. Sau đó, chàng lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, chàng cũng lấy thứ gạo nếp ấy, đồ lên rồi nhã nhuyễn, nặn thành hình tròn.
Vào ngày lễ Tiên vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng đến. Nhà vua xem một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu. Vua tỏ ra rất vừa ý, liền hỏi chuyện. Lang Liêu đem giấc mộng thấy thần kể lại cho vua nghe. Nhà vua nghĩ rất lâu, rồi quyết định đem thứ bánh của Lang Liêu lên tế thần.
Tế xong, vua họp mọi người lại nói:
- Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, thịt mỡ cùng với đậu xanh và lá dong tượng cầm thú, cỏ cây muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc bên ngoài ý chỉ đùm bọc, đoàn kết lẫn nhau. Lang Liêu dâng lễ vật rất vừa ý ta, nên sẽ nối ngôi ta.
Kể từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có Tục ngày Tết gói bánh chưng, bánh giầy. Thiếu hai món này, là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.
Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời của em - mẫu 20
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa, tính nết dịu dàng. Nhà vua hết mực yêu thương nên muốn tìm cho con một người chồng xứng đáng nên đã tổ chức
Nghe tin nhà vua muốn kén rể, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Người còn lại tài năng cũng không hề thua kém: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Tên của chàng là Thủy Tinh.
Cả hai người đều vô cùng xuất chúng nên vua Hùng không biết chọn ai. Vua bèn ra lệnh:
- Hai ngươi đều vừa ý ta cả. Vậy nên nếu ngày mai ai mang được sính lễ đến trước sẽ được rước dâu về. Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, lấy được Mị Nương. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ liền nổi giận, đem theo quân đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Thấy vậy, Sơn Tinh bốc từng quả đồi dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước lũ.
Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt, thần nước đành rút quân. Từ đó càng thêm oán nặng thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng đều thua trận.