TOP 20 Dàn ý Nghị luận về tinh thần tự học 2024 SIÊU HAY

592

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Dàn ý Nghị luận về tinh thần tự học hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Dàn ý Nghị luận về tinh thần tự học

Đề bài: Lập dàn ý Nghị luận về tinh thần tự học

Dàn ý Nghị luận về tinh thần tự học - mẫu 1

I. Mở bài

Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi con người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng.

II. Thân bài

1. Giải thích và nêu biểu hiện của tinh thần tự học

  • Trước hết ta phải hiểu thế nào là “tinh thần tự học”? Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.
  • Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vấn là quan trọng nhất.

2. Bàn luận về tinh thần tự học

a. Từ cách giải thích ở trên ta thấy tinh thần tự học có ý nghĩa cao đẹp

  • Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.
  • Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân .
  • Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập, gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức.
  • Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa: Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền… Nhờ tự học họ đã trở thành những bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê hương, xứ sở.
 

b. Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những thành phần không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, ù lì, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.

3. Bài học nhận thức và hành động

Tự học có ý nghĩa quan trọng nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

III. Kết bài

  • Đánh giá chung về tinh thần tự học. Cảm nghĩ của bản thân.
  • Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Có lẽ bởi vậy mà Lênin đã từng đặt ra một phương châm: “Học , học nữa, học mãi”.

Dàn ý Nghị luận về tinh thần tự học - mẫu 2

a. Mở bài:

Muốn trở học tập thật tốt, mỗi học sinh chúng ta không chỉ tiếp thu những kiến thức mà thầy cô dạy mà chúng ta cần phải có cho mình một phương pháp học tập phù hợp, có tinh thần tự học, có ý thức trong học tập.

b. Thân bài:

- Giải thích :

  • "Tự học" nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
  • Tự học" là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.

Vậy tinh thần tự học là phương pháp học tập tốt giúp cho chúng ta tiến bộ trong học tập

- Bình luận:

  • Lợi ích của việc có tính thần tự học:
  • Tự học, đọc trước bài ở nhà trước khi đến lớp sẽ giúp chúng ta khi nghe thầy cô giảng sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn
  • Chuẩn bị bài, làm bài tập đầy đủ giúp chúng ta củng cố kiến thức đã học và rèn luyện bài học tốt hơn
  • "Tự học" là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
  • "Tự học" là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
  • Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
  • Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.

- Luận:

  • Nêu ra những tấm gương, ví dụ chứng minh cho tinh thần tự học đem lại hiệu quả lo lớn: Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
  • Mở rộng: Phê phán những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười học.
 

Bài học kinh nghiệm

Rút ra bài học cho bản thân và mọi người: Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần ý thức được việc học có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta để từ đó nêu cao ý thức, tinh thần tự học, tự tìm tòi khám phá, năng động sáng tạo, không lười nhác

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề một lần nữa:

  • Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
  • Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
  • Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.

Dàn ý Nghị luận về tinh thần tự học - mẫu 3

I. Mở bài

Lê nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .

II. Thân bài

1. Giải thích các khái niệm

  • Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức.
  • Các hình thức thu nhận kiến thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn…
  • Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.

2. Bình luận về tự học

a. Vai trò của tự học :

  • Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú
  • Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
  • Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.
  • Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.

b. Tự học như thế nào cho có hiệu quả:

  • Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.
  • Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo
  • Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội….
  • Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sống.
 

=> Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.

c. Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ hiện nay.

3. Bàn bạc mở rộng: Bài học cuộc sống

  • Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.
  • Mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

III. Kết bài

Đánh giá lại vai trò của việc tự học.

Dàn ý Nghị luận về tinh thần tự học - mẫu 4

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào tinh thần tự học.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện, trau dồi bản thân, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ sống. Tự học là một ý thức tự giác vô cùng tích cực mà mỗi người cần rèn luyện.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có tinh thần tự học:

  • Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.
  • Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình.
  • Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.

- Vai trò, ý nghĩa của việc tự học:

  • Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.
  • Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.
  • Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những người không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.

3. Kết bài

Đánh giá chung về tinh thần tự học và nêu cảm nghĩ, liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận về tinh thần tự học - mẫu 5

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

  • Có rất nhiều con đường để tích lũy tri thức: thụ động; chủ động; đối phó; qua nhiều phương tiện khác nhau.
  • Tự học là cách hữu hiệu nhất để tiếp thu tri thức

II. Thân bài:

1. Giải thích

  • Tự học là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không ỷ nại phụ thuộc vào bất kỳ người nào, cái gì.
  • Quá trình tự học diễn ra xuyên suốt trong quá trình học tập từ khi tìm tòi, trau dồi, tích lũy đến khắc sâu và áp dụng tri thức.
  • Tự học được thực hiện dưới nhiều cách thức khác nhau: tự học trên lớp, hỏi han bạn bè; tự tìm hiểu qua sách vở, phương tiện thông tin đại chúng, tự học tập qua những người xung quanh;…
  • Tùy vào mục đích và hoàn cảnh cụ thể tự học lại có những dạng biểu hiện khác nhau song ý nghĩa chung lại vẫn là chỉ sự chủ động, tinh thần tự giác; sáng tạo, đề cao vai trò của bản thân người học.

2. Tại sao cần có tinh thần tự học

- Ưu việt của tinh thần tự học :

  • Kho tàng tri thức nhân loại là vô tận, sự học là mãi mãi và không phải thời điểm nào cũng có người ở bên chỉ dạy cho ta. Nếu chúng ta không tự giác, không nhạy bén và tự tìm hiểu thì mãi mãi chúng ta cũng chỉ là những kẻ tụt hậu, ngu ngốc.
  • Tiếp thu kiến thức một cách thụ động nhồi nhét cũng giống như bản thân chỉ thấy được phần nổi của tảng băng trôi, không thể hiểu sâu và nắm chắc vấn đề.
  • Việc học theo một lối mòn sẽ khiến tư duy bị trì trệ, kéo đến nhiều hệ lụy về cuộc sống sau này.
  • Nếu ta không có tinh thần tự học thì chúng ta sẽ trở nên máy móc, sách vở, không thể áp dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Ý nghĩa của tinh thần tự học:

  • Tự học mang lại cho ta cảm giác hứng thú, say mê, trân trọng chiến thắng và động lực phấn đấu trên con đường chinh phục tri thức.
  • Tự học giúp chúng ta tích lũy kiến thức một cách chủ động tránh được những lỗi lầm không đáng có, bài trừ tình trạng lệch tủ, học vẹt, học tủ.
  • Tự học giúp chúng ta nắm rõ nắm sâu vấn đề mình tích lũy.
  • Tự học rèn cho con người bản năng tự giác, độc lập, không ỷ nại, có thể làm chủ và xử lí nhanh nhạy trong mọi tình huống xảy đến.
  • Tự học là cách tốt nhất phát triển khả năng sáng tạo, tìm tòi; thúc đẩy tư duy của con người.
  • Tự học rèn luyện khả năng kiên trì, cần mẫn và sức chịu đựng của bản thân.
  • Tự học giúp chúng ta có thể áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống một cách linh hoạt, có hiệu quả nhất.
  • Tự học là chìa khóa hữu hiệu nhất để con người chinh phục được kho tàng tri thức bao la của nhân loại.

3. Dẫn chứng

Từ xưa đến nay, trong lịch sử dân tộc có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần tự học:

  • Kỳ tài Mạc Đĩnh Chi: Hiểu được gia cảnh nghèo khổ và tấm lòng của mẹ, Mạc đình chi ngày đêm ra sức học hành, ông đọc sách mọi lúc mọi nơi kể cả khi đi kiếm củi, khi ăn cơm, mượn cả sách của thầy của bạn về nhà tự mình tim hiểu. Trời không phụ lòng người, sau những năm tháng khó khăn, vất vả, cần mẫn, Mạc đĩnh chi đã thi đô trạng nguyên khi chỉ mới 24 tuổi, làm quan phục vụ cho đất nước ở 3 triều vua Trần Minh Tông, Trần Anh Tông; Trần Hiến Tông và được người đời trọng vọng.
  • Hồ Chủ tịch ra đi tìm đường với hai bàn tay trắng. Nhưng với tinh thần tự học, ham tìm tòi khám phá, Bác đã đi khắp năm châu địa cầu học được nhiều điều hay, điều bổ ích đem về giúp dân giúp nước.
  • Thần đồng Đỗ Nhật Nam: Tuy còn nhỏ tuổi nhưng nhờ tinh thần chịu khó, chăm chỉ đọc sách, chủ động học hỏi mà em đã đạt được nhiều thành tích đáng coi trọng: giải nhất thuyết trình tại Mỹ; thần đồng Tiếng anh; giải Ba hạng mục quản trị kinh doanh;…

4. Mở rộng vấn đề

  • Phê phán học tủ, học vẹt, học theo lối mòn: Đây là những lối học thụ động, không mang đến hiệu suất vững bền.
  • Đề cao tinh thần tự học không đồng nghĩa với tinh thần tự cao, tự đại, ích kỉ, xa lánh mọi người. Tự học đó là tinh thần ham học hỏi từ những người xung quanh, luôn biết tiếp thu lắng nghe và chọn lọc ý kiến đóng góp từ mọi người để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.

5. Liên hệ bản thân

Là thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường thì việc rèn luyện cho bản thân tinh thần tự học là điều vô cùng cần thiết.

+ Đầu tiên cần phải xác định mục đích đúng đắn của việc học tập

+ Đề ra phương hướng, lộ trình học tập phù hợp với khả năng và mục tiêu của bản thân.

III. Kết bài

  • Tinh thần tự học là nhân tố cần thiết đối với sự nghiệp của mỗi người
  • Rèn luyện tinh thần tự học chính là ta đang tập dượt những bước đi vững chắc cho tương lai sau này.

Dàn ý Nghị luận về tinh thần tự học - mẫu 6

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về tinh thần tự học. Khái quát suy nghĩ, nhận định cá nhân về vấn đề này (tích cực, cần học tập,...).

II. Thân bài

- Giải thích khái niệm:

  • Tự học là gì? Tự tìm tòi, học tập những điều mà bản thân có nhu cầu hiểu biết nhằm làm rõ vấn đề, thu gặt và chiếm lĩnh tri thức mà không cần sự đốc thúc hay kiểm tra từ người khác.
  • Tinh thần tự học là tinh thần khát khao tri thức, chủ động học tập và rèn luyện bền bỉ, không ngại khó khăn, vất vả.

- Vai trò của việc tự học:

  • Rèn luyện và phát triển tư duy.
  • Tiếp thu và làm chủ kiến thức nhanh chóng.
  • Phát triển kĩ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.
  • Góp nhặt và tích lũy được nhiều kiến thức.
  • Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó....

- Lời khuyên:

  • Mỗi cá nhân nên xây dựng cho mình tinh thần tự học.
  • Không nên tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà nên tự kiểm chứng, tìm hiểu thêm để làm phong phú chúng.
  • Có kế hoạch tự học theo hướng dẫn hoặc theo hệ thống để đạt hiệu quả cao hơn
  • Học cách tư duy và chủ động tiếp cận nguồn tri thức....

III. Kết bài

Khẳng định lại suy nghĩ, nhận định của cá nhân về tinh thần tự học. Đúc kết bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Dàn ý Nghị luận về tinh thần tự học - mẫu 7

1. Mở bài

Tự học là một trong những thói quen tốt mà ai cũng cần rèn luyện để hoàn thiện bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tự học là việc mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc.

b. Phân tích

  • Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai. Từ đó, mỗi chúng ta sẽ trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.
  • Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mỗi người sẽ có cách tổng hợp, chọn lọc kiến thức khác nhau, biến kiến thức nền chung thành bài học riêng cho mỗi người và khi gặp trường hợp thực tiễn lại có những cách xử lí khác nhau.
  • Tự học ngoài việc giúp chúng ta có thêm kiến thức còn giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì vì đó là một quá trình dài đòi hỏi con người phải thật cô gắng thì mới cho kết quả tốt như mong muốn.

c. Dẫn chứng

  • Mạc Đĩnh Chi vốn là đứa trẻ nhà nghèo nhưng tinh thần ham học hỏi và khả năng tự học nên mặc dù phải bắt đom đóm làm đèn nhưng cuối cùng ông đã thi đỗ Trạng nguyên và làm quan dưới thời nhà Trần.
  • Trong thực tế, một tấm gương tự học không thể không nhắc đến đó là Bác Hồ. Từ một người lao động bình thường nhưng với tinh thần ham học hỏi của mình, Bác không chỉ thông thạo nhiều thứ tiếng mà còn tìm ra con đường cách mạng giúp nước nhà dành được độc lập.

d. Phản biện

Bên cạnh những tấm gương, những con người có tinh thần tự học đáng khen ngợi thì vẫn còn những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.

3. Kết bài

Tự học là một đức tính tốt mà mỗi chúng ta cần phải rèn luyện để nâng cao kiến thức cũng như giúp ích cho xã hội.

Dàn ý Nghị luận về tinh thần tự học - mẫu 8

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: "Tinh thần tự học"

2. Thân bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Học là gì?

- Tinh thần tự học là gì?

b. Phân tích biểu hiện của tinh thần tự học

c. Ý nghĩa, tác dụng của tinh thần tự học mang lại

- Kho tri thức của nhân loại vô cùng bao la, rộng lớn, bởi vậy con người cần học hỏi để làm chủ kiến thức.

- Tinh thần tự học sẽ giúp con người chủ động nắm bắt tri thức, đồng thời khả năng sáng tạo được phát huy.

- Tinh thần tự học đòi hỏi con người phải tích cực tư duy, tránh xa lối học vẹt, học tủ.

d. Bài học nhận thức và hành động

- Ý thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của việc học, từ đó nâng cao tinh thần học hỏi.

- Khi tiếp nhận một tri thức mới, cần tích cực tư duy, suy nghĩ để nắm bắt tri thức sâu hơn, vững vàng hơn.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa của tinh thần tự học trong mọi thời đại. Liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận về tinh thần tự học - mẫu 9

I. Mở bài

  • Giới thiệu tinh thần tự học là một thói quen tốt
  • Nêu suy nghĩ và nhận định cá nhân về vấn để tự học

II. Thân bài

1. Giải thích khái niệm

  • Giải thích khái niệm từ học: Tự học là việc tự tìm tòi những điều mà bản thân có nhu cầu hiểu biết mà không cần sự tác động từ người khác.
  • Trinh thần tự học xuất phát từ khao khát tri thức, chủ động học tập trong mọi lĩnh vực mà không ngại khó khăn hay gian khổ.

2. Vai trò của việc tự học

  • Giúp rèn luyện và phát triển tư duy
  • Phát triển các kĩ năng như tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin trong quá trình học.
  • Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ, tinh thần tự giác và nghị lực.
  • Không chỉ học trên ghế nhà trường, việc tự học còn giúp người học nắm chắc mọi vấn đề trong cuộc sống.

3. Lời khuyên về việc tự học

  • Tinh thần tự học là điều vô cùng cần thiết ở mỗi cá nhân.
  • Việc tự học cần tự kiểm chứng, không tiếp thu kiến thức thụ động và luôn luôn làm phong phú chúng.
  • Cần có kế hoạch tự học chi tiết.
  • Cốt lõi của việc tự học là chú ý vào cách tư duy và cách tìm nguồn kiến thức học tập.

4. Dẫn chứng

  • Trong thực tế có nhiều tấm gương tự học và đạt được những thành công đáng nể.
  • Nêu một vài tấm gương tiêu biểu và phân tích chi tiết.

5. Phản biện

  • Bên cạnh tinh thần tự học thì còn rất nhiều cá nhân ỷ lại từ thầy cô. Bị thụ động trong các vấn đề tự học.
  • Phê phán và lên án một bộ phận như vậy.

III. Kết bài

  • Khẳng định lại vai trò của việc tự học.
  • Đúc kết bài học kinh nghiệm cho cá nhân.

Dàn ý Nghị luận về tinh thần tự học - mẫu 10

I. Mở bài: 

Trong hành trình tích lũy tri thức, con người có nhiều lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, tại sao tinh thần tự học luôn nổi bật và được xem là cách hiệu quả nhất để chinh phục kiến thức? Hãy cùng tìm hiểu về sự quan trọng của tinh thần tự học trong cuộc sống và học tập của chúng ta.

II. Thân bài:

1. Giải thích

Tự học là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không phụ thuộc vào người khác hoặc phương tiện nào. Quá trình này kéo dài suốt cuộc đời, bao gồm việc tìm hiểu, trau dồi, tích luỹ, và áp dụng tri thức. Tự học có thể thể hiện qua nhiều cách khác nhau, như tự học trên lớp, thảo luận với bạn bè, tìm hiểu qua sách vở, phương tiện truyền thông, hoặc học từ những người xung quanh. Tuy hình thức khác nhau, nhưng tất cả đều thể hiện tinh thần chủ động, sáng tạo và tinh thần tự giác trong quá trình học tập.

2. Tại sao cần có tinh thần tự học

Tinh thần tự học mang lại nhiều ưu điểm quan trọng. Đầu tiên, nó giúp chúng ta tiếp thu tri thức một cách sâu rộng, tránh khỏi việc học thụ động và nhớ thuộc lòng mà không thể hiểu sâu vấn đề. Nó cũng giúp phát triển tư duy linh hoạt và tránh bị rơi vào lối mòn. Nếu ta không có tinh thần tự học, ta có thể trở thành máy móc chỉ biết nhớ và tái sử dụng kiến thức mà không hiểu rõ.

Tinh thần tự học giúp chúng ta tự giác, độc lập, và không ỷ nại. Nó rèn luyện khả năng sáng tạo, tìm kiếm, và thúc đẩy tư duy của con người. Hơn nữa, nó rèn luyện khả năng kiên nhẫn, sức chịu đựng, và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Cuối cùng, tinh thần tự học là chìa khóa để chinh phục kho tàng tri thức đa dạng của nhân loại.

3. Dẫn chứng

Lịch sử dân tộc đầy những tấm gương sáng về tinh thần tự học:

  • Mạc Đĩnh Chi, một kỳ tài hiểu rõ gia cảnh nghèo khó và quyết tâm học hành. Ông đọc sách ở mọi nơi, kể cả khi đi kiếm củi, và sau đó trở thành quan phục vụ cho đất nước.
  • Hồ Chủ tịch, với tinh thần tò mò và ham tìm tòi, đã đi khắp nơi trên thế giới để học hỏi và đem về kiến thức cho dân tộc.
  • Đỗ Nhật Nam, thần đồng trẻ tuổi, đã đạt được nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ thông qua tinh thần tự học và ham muốn khám phá.

4. Mở rộng vấn đề

Ngoài tinh thần tự học, học tủ và học vẹt cũng là những cách học. Tuy nhiên, chúng thường không đem lại hiệu suất học tập bền vững. Điều quan trọng là không nhầm lẫn tinh thần tự học với tinh thần tự cao, tự đại, hoặc ích kỷ. Tinh thần tự học đòi hỏi sự khiêm tốn, khả năng lắng nghe và học hỏi từ người khác, và khả năng lựa chọn thông tin cẩn thận.

5. Liên hệ bản thân

Nếu chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường, tinh thần tự học trở nên vô cùng cần thiết. Để rèn luyện tinh thần này, chúng ta cần:

  • Xác định mục tiêu học tập chính xác.
  • Lập kế hoạch học tập phù hợp với mục tiêu và khả năng cá nhân.
  • Tận hưởng quá trình học, lắng nghe giảng dạy, và tìm hiểu thêm ngoài lớp học.
  • Không ngần ngại hỏi khi gặp khó khăn hoặc không hiểu.
  • Hiểu sâu vấn đề và áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
  • Học từ nhiều nguồn khác nhau và luôn nâng cao tinh thần tự giác và yêu thích học hỏi.

III. Kết bài

Tinh thần tự học không chỉ là yếu tố quan trọng trong học tập, mà còn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và sự phát triển cá nhân. Rèn luyện tinh thần tự học là bước đầu tiên để xây dựng một tương lai vững chắc và thành công.

Bài văn Nghị luận về tinh thần tự học

Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà chẳng chịu học hành thì khôn lớn sẽ chẳng làm được việc gì có ích” hoặc “Nhân bất học bất tri lí”. Vậy thì chúng ta cần học thế nào cho đúng, cho có hiệu quả? Và qua kinh nghiệm bao đời được đúc kết, người ta đã nhận ra rằng chỉ có tự học mới là phương pháp hữu hiệu nhất.

Trước hết ta phải hiểu “tự học” là như thế nào? Nếu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của bản thân thì tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cho mình. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác. Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo … Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất. Học là một hành động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với xã hội thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Lê Nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng.

Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức ta đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. không những thế, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ nại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy, tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Thực tế đã cho ta thấy những tấm gương tự học như Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự ông đã trở thành một đại văn hào của Nga. Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo, không có tiền mua đầu thắp sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Hay nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa đó là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ đến người làm việc quét tuyết trong công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa và người đã trở thành một doanh nhân văn hóa thế giới… Những minh chứng trên phải chăng đã quá sáng tỏ để nhận ra rằng, có tự học, chúng ta mới xác định được năng lực của bản thân. Khổng Tử đã dạy: “Bể học không bờ”, vì thế ta không nên nản lòng khi thấy việc học của ta còn nông cạn, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và ta cần phải cố gắng bồi đắp bằng ý chí và nghị lực của mình bởi việc tích lũy kiến thức của con người như “Kiến tha lâu có ngày đầy tổ”.

Nhưng lại có một thành phần các bạn trẻ ngày nay được học ở trường dưới sự dìu dắt của thầy cô nhưng chỉ học chay, học vẹt, học dựa dẫm thì kết quả sẽ không có hoặc chỉ là những điểm ảo. Một khi các bạn ấy tự bơi vào biển rộng, họ sẽ chìm ngập vì không có phao, không có bàn tay của thầy cô nâng đỡ. Phải chăng đó là điều các bạn muốn? Để tự tin hơn trong học tập, cũng như cuộc sống sau này, mỗi người cần phải trang bị một khối lượng kiến thức cũng như một phương pháp học phù hợp, phải xác định đúng mục đích và động cơ học tập; học để nắm vững kiến thức cơ bản, học và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức… tham khảo trong cuộc sống để mở rộng vốn hiểu biết… Học ở sách là một trong những phương pháp tự học tốt nhất nhưng việc học này cần phải được thực hiện thật nghiêm túc, tức là đọc có chọn lọc, suy nghĩ, có hệ thống chứ không phải là chép, học thuộc để đối phó… Vẫn còn rất nhiều phương pháp tự học. Vì vậy, mỗi người cần phải chọn cho mình một cách học phù hợp và hiệu quả nhất.

Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình. Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và là duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ của mình trở thành hiện thực.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá