Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Dàn ý Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Dàn ý Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh giải thích về một hiện tượng tự nhiên
Dàn ý Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - mẫu 1
- Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích.
- Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.
+ Vì sao hiện tượng tự nhiên đó xuất hiện.
+ Hiện tượng tự nhiên đó xuất hiện như thế nào?
+ Hiện tượng tự nhiên đó kết thúc như thế nào? Gây nên kết quả gì
+ Nhận xét:
Hiện tượng tự nhiên đó có diễn ra thường xuyên không?
Hiện tượng tự nhiên đó có ảnh hưởng, tác động tốt/xấu gì cho con người hay không?
- Phần kết thúc: có thể trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích.
Dàn ý Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu tổng quan về hiện tượng núi lửa:
Nêu lý do và mục đích của bài viết:
2. Thân bài
Khái niệm và đặc điểm của núi lửa:
Nguyên nhân hình thành núi lửa:
Phân loại núi lửa:
Cơ chế phun trào của núi lửa:
Biện pháp đối phó với núi lửa:
3. Kết bài
Tóm tắt lại nội dung đã trình bày:
Kêu gọi hành động:
Dàn ý Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - mẫu 3
1. Mở bài
Giới thiệu về hiện tượng tự nhiên trong đời sống:
Mục đích của bài viết:
2. Thân bài
Khái niệm và đặc điểm của núi lửa:
Cơ chế hình thành núi lửa:
Phân loại núi lửa:
Hiện trạng núi lửa trên thế giới:
Lợi ích của núi lửa:
Tác hại của núi lửa:
3. Kết bài
Tóm tắt lại nội dung đã trình bày:
Kêu gọi hành động:
Dàn ý Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - mẫu 4
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề thiên tai tại Việt Nam:
Mục đích của bài viết:
2. Thân bài
Khái niệm và phân loại lũ lụt:
Nguyên nhân gây ra lũ lụt:
Hậu quả của lũ lụt:
Các biện pháp phòng chống lũ lụt:
3. Kết bài
Tóm tắt nội dung đã trình bày:
Kêu gọi hành động:
Dàn ý Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - mẫu 5
1. Mở đầu
Giới thiệu về hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày:
Mục tiêu của bài viết là:
2. Phần thân bài
Khái niệm và đặc điểm của núi lửa:
Cơ chế hình thành núi lửa:
Phân loại núi lửa:
Tình hình núi lửa toàn cầu:
Lợi ích của núi lửa:
Tác động tiêu cực của núi lửa:
3. Kết luận
Tóm tắt nội dung đã trình bày:
Kêu gọi hành động:
Dàn ý Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - mẫu 6
1. Mở bài
Giới thiệu về thiên tai ở Việt Nam:
Mục tiêu của bài viết:
2. Thân bài
Khái niệm và phân loại lũ lụt:
Nguyên nhân gây lũ lụt:
Hậu quả của lũ lụt:
Các biện pháp ứng phó với lũ lụt:
3. Kết luận
Tóm tắt nội dung đã được trình bày:
Kêu gọi hành động:
Dàn ý Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - mẫu 7
1. Mở đầu
Giới thiệu tổng quan về hiện tượng núi lửa:
Xác định lý do và mục đích của bài viết:
2. Thân bài
Khái niệm và đặc điểm của núi lửa:
Nguyên nhân hình thành núi lửa:
Phân loại núi lửa:
Cơ chế phun trào của núi lửa:
Tác động của núi lửa:
Biện pháp đối phó với núi lửa:
3. Kết bài
Tóm tắt nội dung đã trình bày:
Kêu gọi hành động:
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - mẫu 1
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực). Biến đổi khí hậu trên trái đất khiến băng tan nhanh chóng và mực nước biển dâng cao. Việc này vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí có thể khiến nhiều thành phố ven biển biến mất. Trong đó có cả những thành phố thuộc Việt Nam.
Nguyên nhân của hiện tương băng tan
Nguyên nhân tự nhiên
Trái Đất nóng lên toàn cầu là do việc phát thải lượng lớn khí metan quá mức cho phép ở ngưỡng giới hạn nhất định từ Bắc Cực và các vùng đất ẩm ướt. Mà khí metan chính là loại khí nhà kính giữ nhiệt.
Hiện tượng núi lửa phun trào cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng băng tan. Bởi với khối lượng hàng tấn tạo thành tro bụi mỗi lần phun trào. Đây chính là 1 trong những nguyên nhân làm cho khí hậu nóng lên toàn cầu.
Đặc biệt, khi nhiệt độ trung bình của Trái Đất nóng lên thì sẽ làm cho lượng băng ở Nam Cực và Bắc Cực tan ra. Khi lượng băng tan thì sẽ làm lộ ra lớp băng CO2 vĩnh cửu. Lớp băng này sẽ bặt đầu tham gia vào quá trình tuần hoàn CO2 trên Trái Đất. Khi đó, cây xanh sẽ ngày càng ít đi, không có khả năng để điều hòa lượng khí CO2. Vì lượng khí lúc này đã quá tải, vượt quá mức giới hạn của tự nhiên nên Trái Đất càng ngày càng nóng lên. Và cuối cùng lại lặp lại một chu kì như trên.
Nguyên nhân nhân tạo
Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên chủ yếu là do con người. Con người hoạt động công nghiệp xả khí thải ra môi trường, hoạt động giao thông, chặt phá rừng bừa bãi, làm khí hậu toàn cầu bị biến đổi. Các khí nhà kính bị tích lũy quá nhiều mà chủ yếu là metan và CO2. Theo đó, những khí này khi thải vào khí quyển sẽ ngăn bức xạ mặt trời phản xa ra ngoài làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên. Một số nguyên nhân cụ thể như:
- Quá trình công nghiệp hóa
+ Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ. Cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí CO2.
+ Các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…). Cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.
+ Khi lượng khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào. Làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.
- Rừng bị tàn phá
+ Nếu như khí CO2 thải ra thì theo quy luật tự nhiên sẽ được cây xanh quang hợp. Để cung cấp lượng oxi cần thiết cho con người. Tuy nhiên, số lượng cây xanh đã bị tàn phá hết nên đã không thể phân giải hết lượng khí CO2 trong môi trường. Khiến cho Trái Đất càng ngày càng nóng lên rõ rệt.
+ Diện tích rừng bị tàn phá ngày càng rộng nên tia nắng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại. Nên khi chiếu xuống mặt đất sẽ hình thành nên những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán.
Điều đó gây nên những thay đổi về khí hậu làm ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống, bầu khí quyển và khí hậu nói chung. Không những thế nó còn làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Và tác động trực tiếp đến đời sống của con người.
Hậu quả khi băng tan
- Biến đổi khí hậu
Khoảng hàng trăm triệu tấn khí mêtan, đang bị nhốt dưới tầng đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực. Một trong những mối lo ngại lớn nhất là: hiện tượng băng tan vào mùa hè ở biển Bắc Cực, và nhiệt độ gia tăng nhanh chóng trên toàn bộ khu vực, sẽ làm cho lượng khí mêtan không lồ đang bị mắc kẹt có thể bất ngờ phát thải vào khí quyển, dẫn đến sự biến đổi khí hậu (trên phạm vi toàn cầu) nhanh chóng và nghiêm trọng.
- Nắng nóng kéo dài
Các đợt nắng nóng kéo dài khiến đất đai khô cằn, gây ra tình trạng khan hiếm nước sạch, cháy rừng lan rộng mất kiểm soát, bão bụi và lũ quét. Ở nhiều nơi trên thế giới, việc thiếu nước dẫn tới bệnh dịch nghiêm trọng. Trái lại, mưa lớn khiến sông hồ tràn nước, phá hủy nhà cửa. Làm nguồn nước uống nhiễm bẩn, rác thải lan tràn và không khí ô nhiễm. Đồng thời, điều kiện nóng ẩm cũng tạo thuận lợi cho bệnh dịch lây lan qua nước và thức ăn phát triển.
- Ảnh hưởng tới tàu thuyền qua lại trên biển
Hiện tượng băng tan sẽ tạo nên những tảng băng lớn. Làm ảnh hưởng tới tàu thuyền qua lại. Khi các con thuyền đi trên biển va phải các tảng băng trôi cò kích thước lớn sẽ làm tàu bị hư hỏng nặng. Thậm chí có thể bị nhấn chìm.
- Mực nước biển dâng cao
Các nhà khoa học đã tính toán rằng, khi toàn bộ băng trên hành tinh tan chảy vì biến đổi khí hậu. Mực nước biển sẽ tăng lên 65m. Có thể dẫn đến hiện tượng “biển lấn” – nước biển xâm nhập sâu vào trong đất liền. Dẫn đến tình trạng các vùng đất ven biển, ven sông nhiễm mặn ngày càng nhiều. Đặc biệt, nó còn thiếu cả nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. Hơn nữa các đảo, quần đảo và các vùng ven biển cũng có thể sẽ bị nhấn chìm, con người sẽ mất đất, mất nhà.
Bên cạnh đó, nước biển cũng có độ axit cao hơn, phần lớn là do hấp thụ khí thải. Nếu nồng độ này tiếp tục tăng lên, hệ sinh vật dưới biển sẽ phải đối mặt với nguy cơ diệt vong lớn. Nhất là các loài có vỏ hoặc xương như thân mềm, cua, san hô,…
- Ảnh hưởng tới dộng vật
Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050. Nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.
- Tác động của băng tan tới con người
Và con người cũng không thể nào tránh được những hậu quả mà chính họ góp phần tạo nên. Ví dụ như bệnh dịch, thiên tai, mùa màng thất bát,… Chúng đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới đời sống của nhân loại. Nhân loại sẽ phải đối mặt với khó khăn lớn đe dọa tới sự sống trên Trái Đất.
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - mẫu 2
Mưa là những giọt nước xinh đẹp mà bầu trời ban tặng cho con người. Có thể chúng chỉ là những hạt nước nhỏ bé, nhưng khi nhiều hạt như thê tập hợp lại thì chúng tạo ra một sức mạnh ghê gớm. Mưa là một hiện tượng thời tiết có ích, nhưng nó cũng có thể tạo ra những cơn lũ lụt giết chết nhiều sinh mạng và tàn phá hơn bất kì một thiên tai nào khác. Đó chính là sức mạnh đáng sợ của những cơn mưa.
Châu Âu vào đầu những năm 1985 bị ảnh hưởng bởi những cơn mưa như trút nước. Phần lớn người dân Hà Lan bị ngập trong nước và họ phải chống chọi cật lực để bảo vệ nhà cửa và tài sản của họ, một cuộc chiến mà con người luôn phải đối mặt từ xưa đến nay. Cách đây không lâu, dòng sông Mi-xi-xi-pi vỡ bờ dẫn đến một trận lụt tồi tệ nhất nước Mĩ trong vòng 66 năm qua. Những trận lũ lụt như thế sẽ làm thiệt hại rất lớn, nhất là khi con người không được cảnh báo.
Một trận lũ bất ngờ đã xảy ra tại một hẻm núi ở bang Cô-lô-ra-đô vào ngày 31-7-1976, khi mà mọi người đang tập trung ở đó nghỉ ngơi nhân dịp 100 năm ngày thành lập bang này. Khi đó dự báo cho biết sẽ có mưa vào buổi chiều, nhưng hầu như không ai chuẩn bị gì để đối phó với tin thời tiết xấu này. Hơn 3000 người rải rác dọc các hẻm núi, họ vui chơi và ca hát một cách vô tư. Vào lúc chiều tôi, một cơn bão xuất hiện, trút xuồng hẻm núi một lượng nước cao hơn 250mm so với mức trung bình. Nước nhanh chóng dâng lên, tạo nên những dòng thác lũ. Chỉ trong 5 phút, những căn lều, những quán cà phê, những ngôi nhà bị cuốn theo dòng nước đang cuồn cuộn gào thét, va vào cây cối rồi vỡ tung thành những mảnh vụn. Khi trời sáng, những chiếc trực thăng vẫn tiếp tục tìm kiếm những người mất tích hay bị kẹt trên các hẻm núi. Hơn 145 người chết, hơn 400 ngôi nhà bị phá hủy, 300 ngôi nhà bị hỏng nặng. 13 ô tô bị chìm sâu dưới đáy sông, mức thiệt hại lên đến 35,5 triệu đô la.
Lũ lụt vẫn tiếp tục hoành hành ở khắp nơi trên đất Mĩ. Năm 1997, ỏ' Têch-dát, một cơn lũ đã cuốn trôi một trường Tiểu học khiến cho 10 em bị chết đuối dù những đội cứu hộ đã hết sức cố gắng.
Sức mạnh của nước nằm ở trọng lượng của nó. Chỉ cần dòng lũ cao 60cm là có thể cuốn trôi một chiếc ô tô dễ dàng. Hơn 60% số người chết trong những trận lũ là do họ mắc kẹt trong xe và bị lũ cuốn đi.
Mưa không chỉ đem lại cho con người tai họa mà nó cũng là yếu tố mang lại sự sống trên trái đất. Không có mưa, trái đất sẽ trở thành sa mạc. Câu chuyện của mưa bắt đầu từ mặt đất, từ những đại dương. Chúng ta biết rằng nước chiếm % bề mặt diện tích của trái đất và dưới ánh nắng mặt trời, nước bốc hơi bay lên cao. Những cơn sóng bắn những hạt nước nhỏ vào không khí góp phần tạo ra hơi nước nhiều hơn. Hơi nước khi lên cao gặp lạnh tạo thành những mảng mây và ngưng tụ thành hạt rồi rơi xuống mặt đất. Nếu chúng ta tập hợp những giọt nước từ một cơn mưa thì một đám mây bình thường cũng có thể nặng khoảng 500 tấn. Trong mỗi đám mây là những hạt nước nhỏ, hàng triệu giọt li ti đó mới tạo thành một giọt nước mưa.
Đo kích thước của một giọt nước mưa từng là một thách thức đối với các nhà khí tượng học khi nghiên cứu về mưa cho đến khi họ tìm ra một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Họ sàng phấn hoa vào một cái khay, để nó dưới mưa trong vài giây và sau đó làm khô trong 20 phút với nhiệt độ 177 độ c. Cuối cùng họ sàng lọc một lần nữa để thu lây những hạt mưa hoàn hảo. Những hạt mưa đạt 0,5mm mới được công nhận là mưa còn nếu nhỏ hơn thì được xem là mưa phùn. Mưa phùn có xu hướng hình thành từ những đám mây mỏng. Những hạt mưa lớn thường hình thành trong vùng nhiệt đới khi mà những đám mây ở độ cao nhất và nơi có thể những cơn bão mạnh nhất trên trái đất. Hệ thống rừng nhiệt đới phụ thuộc vào những cơn mưa. Có những vùng mưa suốt 365 ngày trong một năm, nhưng cũng có những nơi không bao giờ mưa hàng trăm năm.
Tuy mưa nhiều, nhưng lũ lụt thì lại rất hiếm khi xảy ra vì mặt đất và những cánh rừng nhiệt đới tựa như những miếng xốp hút nước nhanh chóng. Mưa chỉ là một trạng thái tạm thời của nước. Những hạt mưa thâm qua đất rồi tạo thành những dòng suối đổ ra các đại dương, những giọt nước bốc hơi để bắt đầu một cuộc đời mới.
Mưa có ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, mưa không phân biệt văn hóa, tôn giáo và xã hội. Nó có sức mạnh khủng khiếp, nó có thể tạo ra sự sống nhưng cũng chính là kẻ hủy diệt. Mưa là món quà tuyệt vời nhất nhưng cũng là mối nguy hiểm lớn nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - mẫu 3
Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Khi Trái Đất nóng dần lên kéo theo các thảm kịch vô cùng lớn, với sự xuất hiện của các kiểu thời tiết cực đoan nguy hiểm.
Trái Đất nóng lên là gì?
Trái Đất hiện nay càng ngày càng nóng lên. Trong vòng 100 năm quá Trái Đất đã tăng thêm độ C. Ấm lên toàn cầu hay nóng lên toàn cầu, là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây.
Nhiệt độ Trái Đất đã có sự thay đổi từ nhiều năm trước đây. Nhưng kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, thế giới đã chứng kiến sự gia tăng nhiệt độ chưa từng có, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây. Cụ thể, 19 năm ấm nhất được ghi nhận kể từ năm 2001 và nhiệt độ hiện tại đang cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp khoảng 1 độ C.
Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), nhiệt độ trung bình của Trái Đất ở cuối thế kỉ 19 đã tăng 0,8 độ C và thế kỷ 20 tăng 0,6 ± 0,2 độ C. Các dự án mô hình khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 độ C trong suốt thế kỷ 21.
Theo đó, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã nghiên cứu sự gia tăng nồng độ khí nhà kính sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ 20. IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên như bức xạ mặt trời và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên từ giai đoạn tiền công nghiệp đến năm 1950 và có sự ảnh hưởng lạnh đi sau đó.
Sự thay đổi của khí hậu trên Trái Đất có liên quan với sự sống và sản xuất của con người. Các nhà khoa học trải qua việc quan sát nghiên cứu khí hậu trên toàn cầu cho thấy. Hơn 100 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm nhiệt độ trên toàn cầu đã tăng từ 0,5 – 0,6 độ C, đồng thời xu thế tăng nhiệt độ vẫn còn mạnh lên.
Nguyên nhân khiến Trái Đất ngày càng nóng lên
Nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu thường được phân thành 2 loại - các nguyên nhân tự nhiên và các nguyên nhân nhân tạo. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là kết quả của việc gia tăng lượng khí thải nhà kính do hoạt động của con người gây ra. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày nay. Loại phát xạ này đã trở thành một nguy hiểm thực sự và mối đe dọa cho sự sống của hành tinh và đó là lý do tại sao hầu hết các chuyên gia tìm kiếm giải pháp tức thời để đánh bại những tác động tàn phá như vậy.
Tăng phát thải khí nhà kính
Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Cùng với đó nếu sự phát thải lượng nhiệt ra thì sẽ khó mà kiểm soát được nhiệt độ của Trái Đất. Nó sẽ không còn tăng theo một quy luật nào nữa mà sẽ gây ra nhiều đột biến dẫn đến nhiều tai họa khó lường cho con người.
Các khí thải carbon dioxide này là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Và là phần lớn sự đốt cháy này là do sản xuất điện và do khí đốt những người sử dụng ô tô hàng ngày trên các con đường trên thế giới. Khi năm tháng trôi qua và dân số Trái Đất tăng lên, sẽ ngày càng có nhiều nơi bị đốt cháy. nhiên liệu hóa thạch, tác động tiêu cực đến môi trường và sự nóng lên toàn cầu, đạt đến thời điểm nhiệt độ khá cao gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong toàn bộ dân số thế giới.
Ngoài ra, các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống Trái Đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh.
Quá trình công nghiệp hóa
Trong quá trình công nghiệp hóa sinh ra hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỉ xe cộ dùng nguyên liêu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khí CO2. Khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.
Rừng bị tàn phá
Theo tự nhiên khí CO2 sẽ được cây xanh quang hợp để tái tạo ra oxy nhưng do rừng bị tàn phá càng ngày càng nhiều nên không đủ cây xanh để phân giải CO2 làm cho Trái Đất cũng càng ngày càng nóng.
Rừng bị tàn phá hết khiến ánh nắng mặt trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên chiếu trực tiếp xuống mặt đất, hình thành những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng giữ nước nên xảy ra lũ lụt tới mùa khô thì hết nc nên hạn hán.
Phá rừng cũng kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học do sự chia cắt và phá hủy môi trường sống tự nhiên của nhiều loài. Tốc độ phá rừng không ngừng và dự kiến đến năm 2050, hơn một nửa diện tích rừng nhiệt đới Amazon sẽ bị tàn phá.
Tất cả các nguyên nhân trên làm tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất nên làm băng ở 2 cực Trái Đất tan ra, làm lộ ra lớp băng CO2 vĩnh cửu, và nó sẽ tham gia vào quá trình tuần hoàn của CO2 trên Trái Đất cứ như thế và nhiệt độ Trái Đất ngày càng ngày càng tăng lên.
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - mẫu 4
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
Mặt Trời giả có thể xuất hiện như một đốm màu của ánh sáng ở bên trái hoặc bên phải của mặt trời, vị trí 22° và tại cùng một khoảng cách trên đường chân trời như Mặt Trời, trong quầng sáng băng. Chúng có thể được nhìn thấy ở bất cứ đâu trên thế giới trong bất cứ mùa nào, nhưng chúng không luôn luôn rõ ràng hoặc sáng. Mặt Trời giả dễ thấy nhất khi mặt trời ở vị trí thấp.
Hiện tượng Mặt Trời giả xuất hiện khi ánh sáng Mặt Trời trên cao đi qua các tinh thể băng trong không khí. Ngoài Mặt Trời thật ở vị trí trung tâm, người quan sát còn nhìn thấy hình ảnh phản chiếu ở hai bên.
Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ thấp hơn -30 độ C, không khí có nhiều hơi nước và các tinh thể băng.
Quầng tinh thể được nhìn thấy khi Mặt Trời ở gần đường chân trời, trên cùng mặt phẳng theo phương ngang của người quan sát và các tinh thể băng. Khi ánh sáng xuyên qua tinh thể băng, nó bị bẻ cong một góc khoảng 22 độ trước khi phản chiếu đến mắt.
Mặt trời giả được hình thành khi những tinh thể băng hình lục giác trong những đám mây ti ở trên cao và lạnh trong điều kiện thời tiết rất lạnh, bởi những tinh thể băng trôi dạt trong không khí ở cao độ thấp. Những tinh thể này tác dụng như những lăng kính, làm bẻ cong các tia sáng đi qua chúng. Khi các tinh thể rơi trong không khí, chúng bị canh thẳng đứng, làm khúc xạ ánh sáng mặt trời theo phương ngang nên mặt trời giả xuất hiện.
Khi mặt trời dâng lên cao, mặt trời giả thật sự có thể trôi giạt ra khỏi điểm 22 độ. Cuối cùng, mặt trời leo lên đến một điểm đủ cao thì mặt trời giả hoàn toàn biến mất.
Người Hi Lạp cổ đại đã nhận ra rằng mặt trời giả là điềm báo mưa khá chính xác. Những tinh thể băng tạo ra vầng hào quang và mặt trời giả cũng hình thành nên những đám mây ti, chúng tạo nên loại mây tiêu biểu báo trước sự ngưng tụ nước ấm áp.
Ngoải hiện tượng Mặt Trời giả còn có hiện tượng Mặt Trăng giả xuất hiện bên cạnh mặt trăng và hình thành do ánh sáng mặt trời đi xuyên qua các tinh thể băng. Mặt trăng giả, hay paraselenae, không xuất hiện thường xuyên như mặt trời giả vì chúng chỉ được nhìn thấy khi mặt trăng chiếu sáng và vì chúng xuất hiện vào ban đêm
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - mẫu 5
Núi lửa là một hiện tượng thiên nhiên khá quen thuộc đối với chúng ta. Tuy nhiên đã bao giờ bạn tự hỏi núi lửa được hình thành như thế nào và hoạt động ra sao chưa?
Núi lửa là gì?
Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.
Trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động.
Theo hình thức hoạt động, núi lửa được chia thành ba loại: Núi lửa đang hoạt động. Núi lửa đang hồi dung nham. Núi lửa đã không hoạt động nữa.
Cấu tạo của núi lửa: Một núi lửa hoàn chỉnh có cấu tạo gồm nhiều bộ phận như: nguồn dung nham, ống dẫn, đường dẫn nhanh, ngưỡng, lỗ thoát, cổ họng núi lửa, miệng núi lửa. Các sản phẩm núi lửa phun ra bên ngoài bao gồm lớp tro bụi, dòng dung nham, khói.
Nguyên nhân hình thành núi lửa: Do hiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu trong lòng Trái Đất, nhiệt độ càng tăng lên cao, thậm chí lên đến 6000 độ C, có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng.
Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa
Tuy nhiên, núi lửa cũng có những lợi ích và tác hại riêng. Khi chúng ta hiểu rõ hơn về núi lửa, con người sẽ có thêm những hiểu biết về hiện tượng tự nhiên này để có các biện pháp phòng tránh và bảo vệ môi trường tự nhiên.