Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
Đề bài: Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
Dàn ý Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung lai
- Mở đoạn: Giới thiệu chung về bài thơ "Mẹ" (Đỗ Trung Lai) đã học
- Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn.
+ Em thích nhất câu, khổ thơ, đoạn thơ nào hay cả bài thơ?
+ Em thích chi tiết nội dung hay nghệ thuật đặc sắc nào trong bài thơ? Vì sao?
+ Câu, khổ, đoạn thơ hay chi tiết nội dung hay yếu tố nghệ thuật đó đã mang lại cho em cảm xúc gì?
- Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản than về yếu tố mang lại cảm xúc ấy.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 1
Mẹ là đề tài muôn thủa trong thi ca. Góp nhặt vào đề tài đó Đỗ Trung Lai thể hiện thành công nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực. Hình ảnh đó được thể hiện rõ nét qua những câu thơ:
“Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ”.
Cau khô là miếng cau chuyển từ màu xanh sang màu nâu và không thể ăn được nữa, không còn độ ngon nữa. Tác giả mượn hình ảnh cau khô để so sánh với mẹ. Nhìn miếng cau khô tác giả liên tưởng đến người mẹ già luống tuổi hanh hao mà lòng rưng rưng “không cầm được lệ”. Và hình ảnh so sánh độc đáo đó chứa sức gợi lớn trong lòng em, từ hình ảnh người mẹ của tác giả em lại nghĩ về người mẹ thân yêu của mình cũng ngày một già đi, vì thế mà em càng trân trọng mẹ và trân trọng tứ thơ này. Đoạn thơ ngắn gọn với biện pháp so sánh độc đáo đã thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động và tình thương mẹ sâu sắc của nhà thơ.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 2
Đọc bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai, em thấy rung động sâu sắc về tình cảm của người con dành cho người mẹ kính yêu. Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp hình ảnh người mẹ với tấm lưng gầy "Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng". Hai hình ảnh thơ trái ngược đã nhấn mạnh tâm trạng thảng thốt và nỗi đau thầm lặng trong lòng người con khi nhận ra mẹ đã già. Quy luật khắc nghiệt của thời gian một đi không trở lại làm lòng con càng thêm quặn thắt "Cau gần với trời/ Mẹ thì gần đất". Hình ảnh "cau bổ tám" càng ngày càng nhỏ gợi nên tuổi già móm mém của mẹ. Khi con dần trưởng thành cũng là lúc mẹ trở nên gầy yếu theo năm tháng: "Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ". Và con càng thêm kính trọng nâng niu tình mẹ "con nâng trên tay" nhưng lại không cầm được những giọt nước mắt yêu thương xót xa. Câu hỏi ở cuối bài thơ "Sao mẹ ta già?" như là lời tự vấn chính mình, đồng thời cũng gợi nỗi cô đơn trống trải trong lòng người con. Bằng hình ảnh thơ đối lập, ngôn ngữ mộc mạc và thể thơ 4 chữ ngắn gọn đã khắc họa cho chúng ta hình ảnh người mẹ già luôn tần tảo, đảm đang. Bài thơ như lời nhắc nhở mỗi người hãy biết yêu thương, quan tâm tới mẹ cùng những người thân trong gia đình.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 3
Bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai là một bài thơ viết về người mẹ với những hình ảnh đối lập giàu sức biểu cảm. Ở khổ thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để chỉ ra sự đối lập giữa hình ảnh "mẹ" và "cau": "Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng", "Cau - ngọn xanh rờn/ Mẹ - đầu bạc trắng". Hai hình ảnh, hai màu sắc trái ngược đã nhấn mạnh và làm nổi bật tâm trạng thảng thốt cũng như nỗi đau thầm lặng, quặn thắt trong lòng tác giả khi nhận ra mẹ đã già. Các khổ thơ cứ nối tiếp nhau với hai hình ảnh song song là mẹ và cau ấy. Để rồi tiếp theo đó, tác giả miêu tả mẹ gián tiếp bằng cách so sánh: "Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ". Cách miêu tả này không những gây xúc động mà còn tinh tế và có thể coi là một cách để chủ thể trữ tình lảng tránh khỏi nỗi buồn của chính mình trước hình ảnh mẹ đã già. Cả bài thơ với hai hình ảnh đối sánh là "mẹ" và "cau" đã làm nổi bật hình ảnh người mẹ và tình thương mẹ sâu sắc của nhà thơ.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 4
Khi đọc tác phẩm "Mẹ" của Đỗ Trung Lai, trái tim em như bị xuyên thấu bởi những cảm xúc sâu lắng và tinh tế của tình mẫu tử. Ngay từ những dòng đầu tiên, bài thơ đã tạo ra một không gian cảm xúc đặc biệt, nơi người đọc không chỉ đơn thuần là đọc từng dòng chữ mà còn là trải nghiệm sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả không chỉ sử dụng ngôn từ, mà còn dùng hình ảnh và so sánh một cách tinh tế để thể hiện tình cảm của người con đối với người mẹ. Sự đối chiếu giữa mẹ và cây cau qua các cụm từ như "Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng" và "Cau - ngọn xanh rợn, Mẹ - đầu bạc trắng" không chỉ là sự so sánh về ngoại hình mà còn là sự so sánh về tâm hồn, về sức mạnh và ý chí. Hình ảnh "Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ" không chỉ là sự mô tả về vẻ bề ngoại hình mà còn là biểu hiện của sự già nua và yếu đuối của tâm hồn mẹ. Đây là lời ca ngợi sâu sắc đến lòng mẹ, những năm tháng đã trôi qua và đã khiến cho người mẹ trở nên mong manh và đáng quý. Bài thơ không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình ảnh của mẹ, mà còn mở ra một tầm nhìn sâu xa về thời gian và sự thay đổi của cuộc sống. Câu hỏi cuối cùng "Ngâng hỏi trời vậy - Sao mẹ ta già" không chỉ là sự tò mò, mà còn chứa đựng sự tiếc nuối và sự nhận thức rõ ràng về sự tàn nhẫn của thời gian. Hình ảnh "mây bay về xa" không chỉ là một hình ảnh tĩnh lặng mà còn là biểu hiện của sự rời xa, của những khoảnh khắc không thể nắm giữ được. Với những cảm xúc sâu sắc và những suy tư chân thành về tình mẫu tử, bài thơ "Mẹ" không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một bức tranh sống động về tình yêu thương và hi sinh của người mẹ. Nó đã chạm đến trái tim của em, để lại những dấu ấn không thể phai mờ, và khắc sâu hình ảnh của một người mẹ trong lòng em mãi mãi.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 5
Một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ phải kể đến “Mẹ” của Đỗ Trung Lai. Khi đọc bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được đây là lời của người con đang bày tỏ cảm xúc về người mẹ của mình. Tác giả đã sử dụng hình ảnh cây cau vốn gần gũi và quen thuộc, để bộc lộ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già đi. Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng”, “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng” đã gợi ra sự liên tưởng về tuổi già của mẹ. Cùng với đó, nhà thơ còn sử dụng biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ” cho thấy sự già nua héo hắt của người mẹ. Trước hiện thực khắc nghiệt đó, người con đã bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp: “Con nâng trên tay/Không cầm được lệ” - đó là nỗi đau đớn, xót xa. Tất cả được dồn nén để rồi người con tự hỏi chính mình: “Ngẩng đầu hỏi giờ/Sao mẹ ta già?”. Câu hỏi không nhận được lời đáp. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Qua bài thơ, người đọc cũng hiểu được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đó là hãy trân trọng những giây phút được ở bên cạnh người mẹ, biết yêu thương và trân trọng người mẹ của mình.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 6
Tôi đắm chìm trong tác phẩm "Mẹ" của tác giả Đỗ Trung Lai, một bài thơ đầy cảm xúc dành cho người mẹ. Nó là một bản nhạc của tình thương, cung cấp cái nhìn sâu sắc về cuộc đời và tình yêu của người con đối với người mẹ. Bài thơ vẽ lên một hình ảnh độc đáo của mẹ thông qua những từ ngữ và biểu tượng mà tôi không thể quên. Trong bài thơ, người mẹ hiện lên trước mắt tôi như một tượng đài vĩ đại, một "cây cầu" trong cuộc đời. Hình ảnh này không chỉ là một biểu tượng, mà còn chứa đựng cả bài học về cuộc sống. Cuộc sống đã làm cho mẹ già đi, nhưng cau không, nó vẫn thẳng đứng. Sự đối lập giữa mẹ và cau thể hiện một sự bền bỉ, kiên định của người mẹ, còn cau, trong tất cả sự xanh tươi và cường tráng của nó, không thể hiện nhiều hơn sự thoáng qua của thời gian. Tôi đặc biệt ấn tượng với hình ảnh "Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ". Nó làm nổi bật sự giàu nua, héo hon của người mẹ và sự mâu thuẫn trong lòng người con. Động từ "nâng" và "cầm" không chỉ là một hành động, mà còn thể hiện tình cảm, lòng trân trọng và nâng niu của người con đối với người mẹ. Trong đó, "cầm" lại càng thêm thấm thía và đắng cay. Cuối bài thơ, câu hỏi "Ngẩng hỏi giời vậy - Sao mẹ ta già" không có câu trả lời. Nó chấm dứt bài thơ một cách thảm mà đẹp, như một đồng hồ biểu tượng đang quay đi không ngừng. Hình ảnh "mây bay về xa" giống như mái tóc mẹ bạc trắng và những ước mơ cao cả của mẹ bay lên cao thể hiện sự xót xa, tiếc nuối và lòng yêu thương sâu sắc của người con. Bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai không chỉ là một tác phẩm thơ ca, mà còn là một bài học về tình mẹ, sự hy sinh và lòng yêu thương vô điều kiện. Nó khắc sâu vào trái tim của tôi và khiến tôi trân trọng, yêu quý người mẹ hơn bao giờ hết.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 7
“Mẹ” của Đỗ Trung Lai là một tác phẩm đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc. Bài thơ là lời của người con bộc lộ nỗi xót xa, thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi. Cuộc đời của mẹ từng trải qua biết bao nỗi vất vả, nhọc nhằn. Tác giả đã mượn hình ảnh cây cau để nói về mẹ. Sự đối lập giữa mẹ và cau: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”, “Cau gần với giời - Mẹ thì gần đất” đã tạo ra một ám ảnh cho tiếng thơ tiếng lòng quặn bao nỗi thắt. Đặc biệt, hình ảnh “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” càng làm nổi bật sự giàu nua, héo hon của người mẹ. Điều đó khiến cho “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời ít mà vọng xa. Chính đây cũng là sự vận động cảm xúc để cuối bài nhân vật trữ tình đã tự hỏi: “Ngẩng hỏi giời vậy - Sao mẹ ta già?”. Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Bài thơ thật cảm động, bộc lộ nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh già nua của mẹ theo năm tháng.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 8
Bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một tuyệt tác về tình mẫu tử sâu sắc và huyền bí. Ngôn từ trong bài thơ không chỉ là những cụm từ được xếp thành câu, mà là những đợt sóng cảm xúc mạnh mẽ và sâu lắng, là ngôn ngữ của trái tim chạm đến trái tim. Từng cánh cây cau trong bài thơ trở thành biểu tượng cho cuộc sống, và cũng là biểu hiện của tình mẹ. Cây cau, mặc dù già nua và gầy còm, vẫn kiên định và vững bền, giống như tình yêu không điều kiện của người mẹ dành cho con cái. Sự so sánh giữa cây cau và mẹ, qua các hình ảnh như "lưng mẹ còng rồi - cau thì vẫn thẳng", thể hiện sự đối lập giữa ngoại hình đã thay đổi với thời gian nhưng tâm hồn mẹ vẫn trẻ trung, vẫn chứa đựng nhiều yêu thương và hi sinh. Câu thơ "một miếng cau khô - khô gầy như mẹ" không chỉ là một mô tả hình ảnh, mà còn là sự chạm đến sâu thẳm về tâm hồn và trạng thái tinh thần của người mẹ. Sự héo hon, già nua của mẹ được thể hiện rõ qua hình ảnh này, khiến cho người đọc không chỉ nhìn thấy bề ngoại hình mà còn cảm nhận được sự yếu đuối và vẻ đẹp riêng của tâm hồn mẹ. Những từ "nâng" và "cầm" trong bài thơ không chỉ là hành động vật chất, mà còn là hành động của trái tim và tâm hồn con người. Đó là tình cảm sâu sắc của người con dành cho người mẹ, là sự tri ân và trân trọng vô hạn. Câu hỏi "mẹ già, tại sao?" trở thành hồi chuông đầy xúc động về sự cô đơn và sự thất vọng trước sự tàn nhẫn của thời gian. Hình ảnh "mây bay về xa" càng làm cho cảm xúc của người đọc tràn ngập lòng xót thương, như một hình ảnh cuộc sống không ngừng thay đổi và chúng ta không thể ngăn cản được. Bài thơ "Mẹ" không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một tấm gương sáng về tình mẫu tử, là bức tranh đẹp và đầy ý nghĩa về sự hi sinh và yêu thương của người mẹ. Bằng cách nói lên những cảm xúc sâu sắc và chân thành, bài thơ đã chạm đến lòng người và để lại dấu ấn mãi mãi trong trái tim của những người đọc.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 9
Bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai thực sự là một tác phẩm thơ đầy cảm xúc và tận cùng lòng yêu thương. Điều đặc biệt về bài thơ này là cách tác giả đã sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh để kể về mẹ và mối quan hệ của người con với mẹ một cách rất chân thành. Hình ảnh "mẹ" trong bài thơ được vẽ ra như một biểu tượng của tình mẹ. Mẹ xuất hiện trước mắt người đọc với tấm lưng "còng" rồi, trong khi "cau thì vẫn thẳng." Sự so sánh này làm tôn lên sự đối lập giữa mẹ và cây cau. Mẹ đã sống qua nhiều năm tháng đầy khó khăn, và tuổi tác đã in dấu lên vóc dáng của mẹ. Hình ảnh "Mẹ còn ngại to" khiến con cảm thấy đau lòng và xót xa. Sự so sánh giữa miếng cau và mẹ bóc lột sự già nua của người mẹ. Miếng cau khô và mẹ già, "Khô gầy như mẹ," tạo ra một tương phản mạnh mẽ. Một trong những điểm đáng chú ý nhất trong bài thơ là cảm xúc của người con. Tình cảm của người con được thể hiện qua những từ ngữ và hành động như "nâng," "cầm," và "không cầm được lệ." Cảm xúc này khiến người đọc đồng cảm với nhân vật của người con trong bài thơ. Cuối cùng, câu hỏi tự vấn "Sao mẹ ta già?" thể hiện sự bất lực và đau xót của người con trước thời gian đang trôi đi và mẹ đang già đi. Bài thơ "Mẹ" đã sử dụng ngôn ngữ mạch lạc và hình ảnh rất tinh tế để vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh sâu sắc về tình mẹ. Bài thơ này khắc họa một tình mẹ vô điều kiện và sự quý trọng tình thương của mẹ, khiến người đọc thêm yêu thương và trân trọng mẹ nhiều hơn.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 10
Bài thơ Mẹ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh minh mẫn như ngày xưa. Bao nỗi đắng cay, buồn vui cuộc đời của mẹ đều được miếng trầu cau chứng kiến. Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã chọn hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm, không chỉ về hình thể bên ngoài mà cả sự sâu lắng bấm đốt thời gian thân phận của một đời người. Mẹ thì bao mong mỏi nhưng rồi thời gian khắc nghiệt như một quy luật luân hồi muôn đời: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”. Hai sắc màu trái ngược nhau, hai hình dáng tương phản nhau tạo ra một ám ảnh cho tiếng thơ tiếng lòng quặn bao nỗi thắt khi “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất”. Chỉ qua hình ảnh miếng cau: “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” cũng đủ bao cảm thông héo hắt khi “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời ít mà vọng xa. Chính đây cũng là sự vận động cảm xúc của bài thơ “Mẹ” dồn nén để buột ra câu cảm thán mang âm hưởng điệu hành trong thơ văn cổ: “Ngẩng trời hỏi vậy - Sao mẹ ta già”. Câu hỏi tự vấn đất trời cũng chính là tự vấn lòng mình. Thơ đã chạm được đến nỗi người, cõi người vừa đăm đăm vừa trống trải. Một sự cô đơn ngỡ như vô vọng: “Không một lời đáo - Mây bay về xa”. Như vậy, bài thơ là nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh gầy guộc già nua của mẹ theo năm tháng.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 11
Bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai thực sự là một tác phẩm đầy tình cảm và tận cùng lòng yêu thương dành cho người mẹ. Được viết từ góc độ của người con, bài thơ là một lời tôn vinh và tưởng nhớ đáng yêu đối với mẹ, và nó chứa đựng sâu trong đó nhiều cảm xúc và tình cảm tinh tế. Bài thơ giới thiệu mẹ qua một hình ảnh so sánh với cây cau. Cây cau thẳng và xanh tươi, trong khi mẹ có lưng "còng" và đầu "bạc trắng." Sự đối lập này tạo ra một hiện thực tình cảm, làm cho người đọc cảm thấy nỗi đau của người con trước sự già đi của mẹ. Hình ảnh "Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ" làm nổi bật sự già nua và héo hon của mẹ, và nó khiến cho "Con nâng trên tay - Không cầm được lệ." Sự trùng hợp của động từ "nâng" và "cầm" đã tạo ra một bức tranh về sự kính trọng và tận cùng sự xót xa của người con. Cuối cùng, bài thơ nêu ra câu hỏi tu từ "Ngẩng hỏi giời vậy - Sao mẹ ta già," thể hiện sự bất lực và tiếc nuối của người con khi đối diện với sự thay đổi của thời gian. Câu hỏi này không có câu trả lời, cho thấy guồng quay của thời gian và tàn nhẫn của cuộc sống. Hình ảnh "mây bay về xa" và mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao tạo ra một cảm giác cô đơn và tiếc nuối. Bài thơ "Mẹ" thực sự là một tác phẩm cảm động, nó thể hiện rõ sự tôn trọng và yêu thương mẹ của tác giả, và nó cũng khuyến khích người đọc yêu thương và trân trọng người mẹ trong cuộc sống của họ hơn.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 12
Tình mẫu tử thiêng liêng luôn là chủ đề được rất nhiều nhà thơ lựa chọn. Và mỗi tác giả sẽ có những cách biểu đạt cảm xúc khác nhau để thổi hồn vào tác phẩm của mình. Nếu như trong Mẹ và quả của tác giả Nguyễn Khoa Điềm, mẹ như một người nông dân miệt mài chăm sóc những đứa con như những chùm quả khôn lớn tháng ngày dài. Hay trong Đợi mẹ của Vũ Quần Phương, hình ảnh người mẹ tần tảo từ sớm đến khuya ngoài đồng. Nhưng trong Mẹ của Đỗ Trung Lai đã chọn hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm, không chỉ về hình thể bên ngoài mà cả sự sâu lắng bấm đốt thời gian thân phận của một đời người…Chỉ qua hình ảnh miếng cau: “Một miếng cau khô - Khô gần như mẹ” cũng đủ bao cảm thông héo hắt khi: “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Qua đó ta có thể cảm nhận được nỗi niềm rưng rưng, đau xót của người con.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 13
Tôi rất thích bài thơ “Mẹ” của tác giả Đỗ Trung Lai. Bài thơ là lời của người con bộc lộ tình cảm dành cho người mẹ. Người mẹ hiện lên với biết bao khổ cực, nhọc nhằn. Hình ảnh “cây cau” là biểu tượng cho người mẹ. Sự đối lập giữa mẹ và cau: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”, “Cau gần với giời - Mẹ thì gần đất”. Đặc biệt, hình ảnh “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” làm nổi bật sự giàu nua, héo hon của người mẹ. Điều đó khiến cho “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Động từ “nâng” và “cầm” không chỉ gợi ra hành động mà còn thể hiện được thái độ trân trọng, nâng niu của người con. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. Ở cuối bài thơ là câu hỏi tu từ “Ngẩng hỏi giời vậy - Sao mẹ ta già”. Câu hỏi không có câu trả lời, bởi làm sao có thể ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Bài thơ giúp tôi biết yêu thương, trân trọng người mẹ nhiều hơn.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 14
Tình mẫu tử thiêng liêng luôn là chủ đề dược rất nhiều nhà thơ lựa chọn để gửi gắm những dòng cảm xúc, những sự biết ơn cũng như nỗi nhớ về người mẹ kính yêu. Nếu như trong bài Nắng mới của Lưu Trọng Lư là một thước phim đượm buồn về những dòng kí ức về người mẹ quá cố thì đến với Mẹ của Đỗ Trung Lai ta lại bắt gặp những dòng thơ đầy biểu cảm tinh tế về hình tượng người mẹ cũng như tình cảm biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho mẹ. Với những câu hỏi tu từ – câu hỏi nhưng không có câu trả lời, chỉ có mây bay về xa như những nỗi niềm rưng rưng, dâng trào cảm xúc: Ngẩng hỏi giời vậy/ Sao mẹ ta già? Không một lời đáp/ Mây bay về xa. Bài thơ rất kiệm lời mà hàm chứa bao tình ý sâu xa, lời thơ dung dị, tự nhiên, không nhiều dụng công nghệ thuật nhưng vẫn gây xúc động người đọc bởi cảm xúc chân thành, chạm đến những gì thiêng liêng nhất của mỗi người.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 15
Bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai là một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh cây cau - một loài cây đã rất quen thuộc ở mỗi làng quê Việt Nam, đặt trong sự đối chiếu với hình ảnh người mẹ. Sự đối lập giữa mẹ và câu được thể hiện qua các cụm từ “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng”, “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”, “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất”. Từ đó, tác giả muốn nhấn mạnh vào sự thay đổi của người mẹ trước thời gian về tuổi tác, ngoại hình. Đặc biệt, hình ảnh so sánh “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” trong khổ thơ tiếp theo càng làm nổi bật sự giàu nua, héo hon của người mẹ. Từ “nâng” và “cầm” trong câu thơ tiếp theo đã thể hiện được tình cảm của người con dành cho mẹ. Càng yêu thương, trân trọng bao nhiêu, con lại cảm thấy xót xa bấy nhiêu. Cảm xúc dồn nén lại tuôn chảy thành những giọt nước mắt. Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Tôi cảm thấy rất xúc động khi đọc bài thơ này.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 16
Bài thơ "Mẹ" là một tác phẩm văn học đầy cảm xúc, lồng ghép những tâm trạng xót xa và thương cảm khi nhìn thấy người mẹ ngày càng già đi, tuổi cao sức yếu, không còn sức khỏe và tươi vui như ngày xưa. Mỗi trải nghiệm trong cuộc đời của mẹ, từ những niềm vui đến những đắng cay, đều được người con nhìn thấy qua hình ảnh của cây cau. Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã chọn lựa hình ảnh của cây cau để so sánh với người mẹ một cách tinh tế, sâu sắc, không chỉ về bề ngoại hình mà còn về cái sâu lắng của thời gian và số phận con người.
Người mẹ, với mọi hy vọng và ước mơ, nhưng cuối cùng, thời gian không thương tiếc như một quy luật vĩnh viễn: "Đôi vai mẹ uốn cong - Cau vẫn thẳng đứng" và "Cây cau xanh rờn, mẹ tóc bạc trắng". Sự đối lập giữa hai màu sắc, hai hình dáng tạo ra một cảm giác sâu lắng trong lòng người đọc, khi "Cây cau gần với trời - Mẹ lại gần với đất". Mỗi cặp biểu hiện song hành này mang đến một phần của lòng thương cảm, của niềm tiếc nuối sâu sắc.
Đặc biệt, hình ảnh của "Miếng cau khô - Khô gầy như mẹ" càng làm nổi bật sự mong manh, sự héo hon khi "Con nâng trên tay - Không kìm nổi những giọt lệ". Hai từ "nâng" và "kìm" thể hiện những động thái của tình yêu thương và lòng nhớ nhung. Nếu "nâng" mang trong đó sự trọng trách, lòng kính trọng thì "kìm" lại chứa đựng bao nỗi đắng cay. Mỗi cặp biểu hiện này cùng nhau tạo nên một diện mạo phong phú, lời thơ dường như càng trở nên hùng vĩ và xa xôi hơn.
Chính qua những dòng thơ như vậy, tác giả đã vén ra một bức tranh đầy cảm xúc, biểu lộ sự đau đớn, sự trăn trở của người con trước hình ảnh mẹ già nua theo năm tháng. Và bằng cách này, bài thơ "Mẹ" đã trở thành một lời than thở sâu lắng của con người trước vẻ đẹp mênh mông và đồng thời hóa giải bao nỗi buồn phiền, cô đơn trong cuộc đời.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 17
Trong kho tàng văn học, có vô số tác phẩm mô tả về tình mẹ con, sự quý trọng và lòng kính yêu. Trong đó, bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai là một trong những tác phẩm đặc sắc.
Bài thơ này đem lại hình ảnh một cách rất đặc biệt, khi so sánh người mẹ với một cây cau - loài cây quen thuộc mà ở mỗi ngóc ngách của làng quê Việt Nam, đồng thời, thể hiện sự đối lập và sự thay đổi của thời gian đối với hình dáng của mẹ:
“Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau - ngọn xanh rờn
Mẹ - đầu bạc trắng"
Bằng những câu văn đơn giản nhưng ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, tác giả đã muốn nhấn mạnh sự biến đổi của người mẹ trước sự trôi qua của thời gian, cả về tuổi tác và ngoại hình.
Đặc biệt, hình ảnh so sánh "Miếng cau khô - Khô gầy như mẹ" trong câu thơ tiếp theo làm nổi bật sự già nua, héo hon của người mẹ:
“Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ”
"Miếng cau khô" là biểu tượng cho sự héo hon, mất đi sức sống. Và khi tuổi già về, hình dáng của mẹ cũng trở nên mong manh, yếu đuối, do một cuộc sống dày công hy sinh cho con cái. Cảm xúc sâu sắc và tình cảm thương mẹ đọng lại thành những giọt nước mắt không ngừng rơi.
“Ngẩng đầu hỏi giời
Sao mẹ già ta?
Không một lời đáp
Mây bay về xa.”
Câu hỏi thầm kín không được đáp lại, để lại cảm giác cô đơn, hụt hẫng. Không ai trả lời được vì sao mẹ già đi, cũng không ai ngăn cản được sự trôi chảy của thời gian vô tình. Hình ảnh của "mây trắng bay về xa" cũng gợi lên hình ảnh mái tóc mẹ bạc phơ trên nền trời xanh, thể hiện một tâm trạng tiếc nuối, xót xa.
Tóm lại, bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai đã lồng ghép một cách tinh tế nỗi lo lắng, xót xa của con trước sự biến đổi của người mẹ theo thời gian.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 18
Có rất nhiều tác phẩm viết về người mẹ đã gửi gắm được tình yêu thương, sự trân trọng và niềm kính yêu. Và bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai là một trong số đó.
Trong bài thơ này, nhà thơ đã sử dụng hình ảnh cây cau - một loài cây đã rất quen thuộc ở mỗi làng quê Việt Nam, đặt trong sự đối chiếu với hình ảnh người mẹ:
“Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau - ngọn xanh rờn
Mẹ - đầu bạc trắng
Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!”
Sự đối lập giữa mẹ và câu được thể hiện qua các cụm từ “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng”, “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”, “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất”. Từ đó, tác giả muốn nhấn mạnh vào sự thay đổi của người mẹ trước thời gian về tuổi tác, ngoại hình.
Đặc biệt, hình ảnh so sánh “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” trong khổ thơ tiếp theo càng làm nổi bật sự giàu nua, héo hon của người mẹ.
“Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ”
“Miếng cau khô” gợi ra khô héo, không một sức sống. Và khi tuổi già kéo đến, hình dáng của mẹ dường như cũng trở nên hao gầy, bởi một cuộc đời hy sinh cho con cái. Từ “nâng” và “cầm” đã thể hiện được tình cảm của người con dành cho mẹ. Càng yêu thương, trân trọng bao nhiêu, con lại cảm thấy xót xa bấy nhiêu. Cảm xúc dồn nén lại tuôn chảy thành những giọt nước mắt.
“Ngẩng đầu hỏi giời
Sao mẹ già ta?
Không một lời đáp
Mây bay về xa.”
Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối.
Như vậy, bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai đã bộc lộ nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh già nua của mẹ theo năm tháng.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 19
Bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai là một bức tranh tâm hồn của người con, mở lên trước mắt chúng ta cảm xúc sâu sắc của sự thương cảm, xót xa khi chứng kiến người mẹ ngày càng già đi, tuổi thọ yếu đuối, không còn khỏe mạnh như trước. Mỗi giai đoạn của cuộc đời mẹ, bất kể là vui buồn, hạnh phúc hay đau khổ, đều được ghi lại trong miếng trầu cau của thời gian.
Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã chọn hình ảnh của cây cau để tương phản với người mẹ, một phát hiện tinh tế, phong phú về biểu cảm, không chỉ là về bề ngoại hình mà còn là về sự sâu lắng, cảm xúc chạm đến bản chất thời gian và số phận của một con người. Người mẹ, với những khao khát và hy vọng, nhưng rồi thời gian, khắc nghiệt như một quy luật tuần hoàn vô tận: "Lưng mẹ còng rồi - Cây cau vẫn thẳng" và "Cây cau - xanh tươi, Mẹ - tóc bạc trắng". Hai tương phản màu sắc, hai hình ảnh đối lập tạo ra một cảm giác sâu sắc, tiếng thở dài của lòng quặn đau khi "Cây cau gần bề trời - Mẹ thì gần bề đất".
Chỉ cần qua hình ảnh của miếng cau: "Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ" đã đủ để làm nổi lên sự thương cảm mất mát khi "Con nâng trên tay - Không thể nén được những giọt lệ". Hai từ "nâng" và "nén" đều là biểu thị của tình cảm. Nếu "nâng" là biểu tượng của sự tôn trọng và quý trọng không ngừng, thì "nén" lại là biểu thị cho sự chịu đựng những đắng cay bao la. Mỗi cặp biểu cảm đều đi kèm với sự giàu có, sâu sắc, lời nói ít mà ý nhiều. Chính điều này cũng là lý do tại sao bài thơ "Mẹ" đầy ẩn chứa, đầy cảm xúc, dồn nén để rồi bộc lộ thành những lời than thở mang đậm hơi thở cổ điển trong văn học: "Ngẩng đầu hỏi trời vậy - Sao mẹ lại già đi". Câu hỏi trăn trở với trời đất cũng chính là trăn trở trong lòng chính mình. Thơ đã chạm đến cảm xúc của con người, cảm xúc giữa sự sống và cái chết. Một sự cô đơn dường như vô vọng: "Không ai đáp lại - Mây bay đi xa". Như vậy, bài thơ là sự biểu lộ của nỗi thương cảm sâu sắc của người con trước hình ảnh mẹ già nua theo năm tháng.
Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 20
Trong văn chương, không ít tác phẩm đã tôn vinh tình mẹ, khắc họa sâu sắc sự hiếu thảo và vẻ đẹp vĩnh cửu của tình mẹ. Bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai được xem là một trong những tác phẩm đó.
Trong bài thơ này, nhà thơ đã sử dụng hình ảnh của cây cau - một loài cây phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy trong các ngôi làng Việt Nam, và đặt nó vào bối cảnh so sánh với người mẹ:
“Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau - ngọn xanh rờn
Mẹ - đầu bạc trắng
Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với trời
Mẹ thì gần với đất!”
Sự đối chiếu giữa hình ảnh của mẹ và cây cau được thể hiện rõ qua những cụm từ: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng”, “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”, “Cau gần với trời - Mẹ thì gần với đất”. Từ đó, tác giả muốn nhấn mạnh vào sự thay đổi của người mẹ qua thời gian, cả về tuổi tác và ngoại hình.
Đặc biệt, hình ảnh so sánh “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” trong khổ thơ tiếp theo càng làm nổi bật sự giàu nua, héo hon của người mẹ.
“Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ”
“Miếng cau khô” gợi ra hình ảnh của sự khô héo, mất màu sắc, không còn sức sống. Và khi tuổi già ập đến, hình dáng của mẹ cũng trở nên gầy gò hơn, do những năm tháng dày công hy sinh cho gia đình. Từ “nâng” và “cầm” đã thể hiện được tình cảm sâu sắc của người con dành cho mẹ. Mỗi lời yêu thương, trân trọng, lại càng làm con cảm thấy đau lòng. Cảm xúc đọng lại biến thành những giọt nước mắt.
“Ngẩng đầu hỏi trời
Sao mẹ già thế?
Không một lời đáp
Mây bay về xa.”
Câu hỏi khẽ nhẹ không được đáp lại, chỉ để lại sự cô đơn, hụt hẫng. Không ai trả lời được tại sao mẹ lại già đi, cũng không ai có thể dừng lại bước chân của thời gian vô tình. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc phủ cùng với những đám mây trắng trôi lững lờ trên bầu trời, thể hiện một cảm xúc tiếc nuối sâu sắc.
Như vậy, bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai đã lột tả một cách chân thực nỗi buồn sâu lắng của người con khi nhìn thấy người mẹ già nua theo năm tháng.