Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Ngôi kể thứ nhất là gì? Tác dụng, đặc điểm của ngôi kể thứ nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Ngôi kể thứ nhất là gì? Tác dụng, đặc điểm của ngôi kể thứ nhất
1. Ngôi kể trong văn tự sự
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
- Văn tự sự thường có ba cách sử dụng ngôi kể.
+ Sử dụng ngôi thứ ba.
+ Sử dụng ngôi thứ nhất.
+ Phối hợp ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất.
2. Ngôi kể thứ nhất là gì?
- Người kể ngôi thứ nhất thường xưng “tôi”, trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, trải qua thể hiện suy nghĩ tình cảm của mình.
Ví dụ:
- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được kể bằng ngôi thứ nhất. Kể về cuộc gặp gỡ và chia xa giữa hai cha con ông Sáu và bé Thu, truyện đã khái quát tình cảm cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài được kể bằng ngôi thứ nhất. Kể chuyện về thế giới loài vật thông qua hành trình của nhân vật Dế Mèn, tác giả đã gửi gắm những bài học về cách sống của con người.
3. Tác dụng của ngôi kể thứ nhất
Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là người kể chuyện xưng “tôi” - được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Các tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này.Hai người phát ngôn tự sự cùng nằm trong một tầng câu chuyện, có sự giao lưu hai chiều, mang tính đối ngẫu. Nếu không có sự dẫn dắt và giao lưu của “tôi”, tính cách không được thể hiện một cách trọn vẹn. Ngược lại, nhờ có quá trình giao lưu với các nhân vật chính mà tính cách của “tôi” với vai trò là nhân vật phụ cũng hiện lên một cách tự nhiên, chân thực. Qua tiếp xúc với các nhân vật, người đọc dễ dàng nhận thấy, cả hai người phát ngôn tự sự trong hai tác phẩm đều là những trí thức thất bại, đang trong tâm trạng cô độc, chán chường, hoang mang, khắc khoải. Tất cả đều ẩn chứa những nét nào đó gần gũi với ý thức, tư tưởng và tình cảm của tác giả
Như vậy, vẫn mang đặc điểm chung của các truyện kể ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến kể theo điểm nhìn của ý thức nhân vật. Ở đây, các trạng thái tinh thần: ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác… thường vẫn nổi lên trên chuyện. Người kể không phải chỉ kể chuyện (miêu tả những gì “tôi thấy”) mà còn kể tâm trạng (miêu tả những gì “tôi cảm”, “tôi nghĩ”). Những cái “tôi” ấy không bao giờ đứng yên mà nó “đang tư duy”, “đang cảm thấy”, nó đồng thời đảm nhiệm hai chức năng: nhận thức xã hội và ý thức về bản thân. Do đó, nó luôn luôn sống động và hết sức phức tạp. Kể và suy ngẫm, kể và tự ý thức, kể và độc thoại là những biểu hiện đặc biệt của cách kể chuyện
Nói tới lối kể chuyện theo ngôi thứ nhất, bên cạnh những ưu điểm của nó, người ta thường nói tới mặt hạn chế: dễ đem lại cho người đọc cảm giác đơn điệu, nhàm chán, bởi khi trần thuật, tác phẩm thường dừng lại ở góc nhìn của một nhân vật, tạo nên cái nhìn nhiều chiều hấp dẫn. Có thể nói, với lối tự sự nhiều người kể, đề cao thế giới bên trong nhân vật, vừa mang âm hưởng khách quan khi kể về người khác, vừa gợi lên những ý nghĩ, tâm trạng có tính chất chủ quan của người kể, các tác phẩm nhìn chung mang giọng điệu đa âm với những cặp đặc điểm đối nghịch: sắc lạnh - tình cảm, tỉnh táo nghiêm nhặt - chan chứa trữ tình. Bởi vậy, chúng có khả năng tác động tới cả lý trí và tình cảm người đọc, cùng lúc khơi dậy nơi họ nhiều xúc cảm và suy ngẫm.
Ví dụ:
"Tôi đứng trên bờ biển, nhìn ra xa. Cát dưới chân ấm áp, hơi mặn của biển hòa quyện với gió. Tôi cảm thấy thật bình yên. Những con sóng vỗ rì rào vào bờ như một bản nhạc du dương. Tôi nhắm mắt lại, tận hưởng khoảnh khắc này."
Trong đoạn văn trên, người kể sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ cảm xúc của mình khi đứng trước biển. Nhờ đó, người đọc có thể hình dung rõ nét về khung cảnh và cảm xúc của nhân vật.
4. Đặc điểm của ngôi kể thứ nhất
Người kể là nhân vật: Người kể chuyện thường là một nhân vật trong câu chuyện, trực tiếp tham gia vào các sự kiện và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình.
Góc nhìn hạn chế: Vì chỉ kể lại những gì mình nhìn thấy, nghe thấy và trải nghiệm nên thông tin trong câu chuyện thường bị giới hạn bởi góc nhìn của người kể.
Tạo cảm giác chân thực: Ngôi kể thứ nhất giúp người đọc dễ dàng đồng cảm với nhân vật, hình dung rõ nét về tâm lý, suy nghĩ và hành động của họ.
Tăng tính chủ quan: Câu chuyện được kể theo quan điểm cá nhân của người kể, có thể có những thiên lệch hoặc sai sót.
5. Vai trò của ngôi kể thứ nhất trong văn tự sự
Ngôi kể thứ nhất: có hai kĩ năng.
– Nhân vật “tôi”, chính là tác giả (thường gặp trong hồi kí, tự truyện).
– Nhiều khi “tôi” không phải là tác giả mà hoàn toàn do tác giả sáng tạo ra. Khi ấy “tôi” chỉ là một nhân vật trong truyện tự kể về mình, về những điều mình tai nghe, mắt thấy…
– Khi đã sử dụng ngôi thứ nhất, tác giả vẫn có thể thay đổi người kể, nhân vật kể chuyện.
– Ưu điểm: mang đậm tính chủ quan.
– Nhược điểm: thiếu tính khách quan.
6. Bài tập về ngôi kể thứ nhất
Bài 1: Hãy cho biết đoạn văn sau được kể theo ngôi thứ mấy?
Con ngựa khôn ngoan
Một người Mường cứ mỗi tháng hai phiên đem các đồ vật ra chợ bán. Người ấy cưỡi ngựa, hai bên mình ngựa đeo hai cái giỏ đựng hàng đằng trước cổ đeo một cái bị, hễ bán được đồng tiền nào là bỏ ngay vào đấy.
Một hôm, người Mường đi qua nhà kia, bán được ít mộc nhĩ, rồi nhảy lên mình ngựa đi, nhưng thúc thế nào mà con ngựa cũng không chịu đi. Người ấy lại phải nhảy xuống, để xem con ngựa làm sao. Khi nhìn thấy cái bị thì sực nhớ ngay lại rằng bán mộc nhĩ quên chưa lấy tiền. Chắc con ngựa biết thế vì nó chưa nghe thấy tiếng tiền bạc bỏ vào bị.
Quả nhiên, lúc đòi tiền bỏ vào bị rồi, con ngựa lại rảo bước đi ngay. Thế nó có khôn ngoan không?
(Trích Quốc văn giáo khoa thư)
Gợi ý
Kể chuyện theo ngôi thứ nhất
Khi tự xưng là “tôi” kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói lên tâm tư, tình cảm của mình. “Tôi” trong tác phẩm có thể là chính tác giả, cũng có thể là một người nào đó.
Bài 2: Em hãy tưởng tượng và kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy theo ngôi thứ nhất?
Gợi ý:
Tham khảo bài viết sau:
Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. So với các hoàng tử khác, ta là người thiệt thòi hơn cả.
Một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu, cha đã già sức khỏe không còn được tốt nên muốn truyền ngôi nhưng cha ta có tận hai mươi người con trai nên không biết chọn ai cho xứng đáng. Nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng cha ta thì cha sẽ cho người ấy ngôi báu
Những hoàng tử anh em của ta ai ai cũng đua nhau làm cỗ thật hậu, sơn hào hải vị trên núi, dưới biển thật ngon đem về lễ Tiên Vương. Còn ta, nhìn quanh nhà cũng chỉ có mỗi khoai, lúa là nhiều. Nhưng ta thấy khoai lúa thì tầm tường quá, biết làm sao bây giờ? Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với ta là lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh. Thần bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành...
Đến ngày lễ Tiên Vương có biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Cuối cùng vua cha của ta nói:Ta sẽ nối ngôi cha xin Tiên Vương chứng giám.
Đúng vậy, kể từ hôm lên ngôi ta đã truyền trong dân gian tục lệ ấy – tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy mỗi khi Tết đến.
Bài 3: Thế nào là ngôi kể trong văn tự sự?
A. Chính là vị trí giao tiếp, vị trí trò chuyện mà người kể chuyện sử dụng để kể chuyện
B. Là lời kể chuyện của nhân vật phụ
C. Là lời đối thoại của nhân vật
D. Là lời của nhân vật chính
Đáp án: A
Bài 4: Có mấy loại ngôi kể
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án B
Bài 5: Trong truyện Bánh chưng, bánh giầy ngôi kể thứ nhất, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án B
→ Bánh chưng bánh giầy kể theo ngôi thứ 3
Bài 6: Người kể chuyện là “tôi” trong các câu chuyện có phải là tác giả không?
A. Tác giả
B. Không nhất thiết là tác giả
Đáp án B
Bài 7: Tác giả để con vật, đồ vật xưng “tôi” khi kể chuyện, như vậy tác giả sử dụng biện pháp gì?
A. Nhân hóa
B. Phóng đại
C. Ẩn dụ
D. Tượng trưng
Đáp án A
Bài 8: Tác dụng của ngôi kể thứ nhất trong truyện là gì?
A. Giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giàu sự tin tưởng hơn
B. Giúp nhân vật bộc lộ được tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn
C. Giúp người đọc hiểu rõ về nhân vật hơn
D. Giúp tác giả đạt được dụng ý nghệ thuật của mình
Đáp án D
Bài 9: Trong truyện cổ tích người ta hay thuật truyện theo ngôi thứ ba mà không phải ngôi thứ nhất vì?
A. Truyện đề cập tới các nhân vật, khác nhau, mỗi nhân vật tham gia vào một sự kiện nên không thể lúc nào cũng hóa thân vào ngôi thứ nhất được
B. Vì không gian truyện có nhiều không gian khác nhau, nếu kể theo ngôi thứ nhất, sẽ không thể có mặt trong các không gian
C. Cả A và B
D. Tại không ngôi kể số 1 không hấp dẫn
Đáp án C
7. Kể lại kỉ niệm sâu sắc về tình bạn theo ngôi kể thứ nhất
Dàn ý chi tiết
I. Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm sâu sắc về tình bạn
Những người bạn thân để chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của bạn có thể là nam hay nữ, những người bạn cho rằng có thể tin tưởng và trao niềm tin của mình cho họ. bạn thân là người mà bạn có thể chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng nhau. Đôi khi bạn thân chỉ là ăn chung, đi học chung, chơi chung, học chung,… tất cả mọi chuyện đều làm cùng nhau. Những kỉ niệm sâu sắc về tình bạn có vô số kể và là những kỉ niệm không bao giờ quên. Một kỉ niệm tôi nhớ nhất với người bạn thân tôi là cùng nhau tắm mưa trên đường đi học về.
II. Thân bài: Kể lại kỉ niệm sâu sắc về tình bạn
1. Câu chuyện bắt đầu như thế nào?
Đó là một buổi chiều mùa hạ
Chúng tôi đang đi học trên đường về
Tôi và bạn tôi đạp hai chiếc xe đạp bên cạnh nhau
Hai đứa nói chuyện inh ỏi cả đường đi
Trời bỗng đổ mưa to
2. Kết quả của câu chuyện
Chúng tôi bị mắc mưa.
Không vào trú mưa và chúng tôi đạp xe trong mưa.
Những hạt mưa rơi lã chã nhưng chúng tôi ngước mặt lên trời tận hưởng rồi cùng nhau cười hả hê.
Ngày mai cả hai đều nghỉ học vì bị cảm lạnh.
III. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về kỉ niệm sâu sắc về tình bạn
Đó là một kỉ niệm với người bạn thân của tôi, kỉ niệm ấy vẫn đi theo tôi bao tháng năm. Tôi không bao giờ quên được kỉ niệm đẹp ấy.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “kể lại kỉ niệm sâu sắc về tình bạn theo ngôi kể thứ nhất” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. Hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
Bài mẫu tham khảo
Trong cuộc sống của mỗi con người được sống và yêu thương trong vòng tay của gia đình, người thân là một điều vô cùng hạnh phúc, may mắn. Nhưng có một thứ tình cảm cũng vô cùng thiêng liêng và quan trọng sẽ theo ta đến hết cuộc đời này ấy chính là tình bạn. Tình bạn đi cùng chúng ta qua những năm tháng trưởng thành, có lẽ đẹp nhất ấy chính là tình bạn thuở học sinh vì đó là khoảng thời gian hồn nhiên, thơ ngây và chân thành không vương chút tạp niệm, vướng bận nhất. Tôi cũng đã có một tình bạn đẹp với kỉ niệm đáng nhớ sâu sắc cùng Vy- người bạn thân hồi cấp 2 của tôi.
Đó là năm tôi học lớp 7 ở trường cấp hai của xã, hôm ấy là một ngày mùa thu trong trẻo, bầu trời xanh cao vời vợi- ngày đầu tiên tôi gặp Vy. Khi tiếng trống báo hiệu vào lớp vang lên chúng tôi nhanh chóng ổn định chỗ ngồi để chờ cô giáo vào như thường lệ. Nhưng hôm đó vào lớp không phải chỉ có mình cô mà đi cùng còn có một bạn nữ dong dỏng người, gương mặt bầu bĩnh đầy vẻ ngượng ngùng e thẹn. Chúng tôi lúc đó đều xôn xao, tò mò hỏi nhau không biết bạn ấy là ai. Để chấm dứt những thắc mắc của chúng tôi cô giáo đã mỉm cười dịu dàng rồi giới thiệu :
- Đây là bạn Hải Vy, bạn mới chuyển từ trong TP Hồ Chí Minh ra và sẽ học cùng lớp chúng ta từ hôm nay. Vì bạn mới đến nên sẽ còn nhiều bỡ ngỡ chưa quen, chúng ta cùng giúp đỡ bạn nhé các em.
Một tràng pháo tay vang lên, chúng tôi ai ai cũng vui vì lớp có thêm một người bạn mới rất dễ thương, tôi vẫn nhớ khi thấy chúng tôi vỗ tay Vy đã cười rất tươi không còn vẻ e thẹn bẽn lẽn như lúc đầu. Vì lúc đó bạn ngồi cạnh tôi mới chuyển lớp, chỗ bên cạnh tôi đang trống nên cô giáo đã xếp Vy xuống ngồi cạnh tôi. Thật bất ngờ lúc đó Vy đã không ngại ngùng mà bạn ấy mỉm cười rất dịu dàng bắt chuyện với tôi trước :
- Chào cậu, mình tên là Hải Vy, từ hôm nay mình sẽ được học cùng các cậu rồi.
- Ừ mình là Khánh Linh, rất vui được học cùng cậu.
- Vậy từ nay chúng ta sẽ là bạn tốt nhé!
- Nhất trí!
Vy và tôi cùng nhìn nhau cười rạng rỡ. Chất giọng miền Nam ngọt ngào, dễ thương cùng nụ cười hồn hậu đã làm tôi có cảm giác quý mến Vy ngay từ lúc đầu. Chỉ cuộc nói chuyện ngắn ngủi ấy mà đã bắt đầu một tình bạn vô cùng đẹp của chúng tôi trong những năm tháng cấp hai đầy đáng nhớ. Về sau khi thân thiết hơn Vy có kể với tôi rằng vì tính chất công việc bố của bạn ấy hay phải đi công tác xa nên từ nhỏ bạn ấy cùng đã quen với việc chuyển chỗ ở và vì thế Vy cũng không có nhiều bạn. Chúng tôi rất hợp nhau từ sở thích vẽ tranh đến cả thói quen ăn uống. Vy có rất nhiều tài lẻ, bạn ấy biết đánh đàn piano rất giỏi, tôi đã rất vui khi vào ngày sinh nhật của mình Vy đã đàn bài hát chúc mừng sinh nhật tôi và tặng tôi một bộ sáp màu rất đẹp, tôi vẫn luôn giữ gìn nó cẩn thận đến bây giờ. Hai chúng tôi thường xuyên giúp đỡ nhau trong học tập, tôi học tốt môn Văn hơn còn Vy thì giỏi Tiếng Anh nên chúng tôi hay sang nhà nhau học nhóm để cùng nhau tiến bộ. Bố mẹ Vy rất quý tôi, bác gái còn nấu cho tôi ăn những món ăn Nam Bộ rất ngon mà từ bé tôi chưa từng được thưởng thức. Bố mẹ tôi cũng luôn khen Vy vừa xinh xắn vừa ngoan ngoãn, cứ như vậy chúng tôi trở thành một đôi bạn thân cùng trải qua những năm tháng tuyệt vời thời niên thiếu. Bẵng đi đến một ngày cuối năm lớp 9, khi cả 2 đứa đang cùng nhau đạp xe đến trường, Vy đã kể với tôi bằng một giọng buồn rầu nhẹ bẫng, rằng vài hôm nữa bạn ấy sẽ lại chuyển vào trong Sài Gòn, và có thể sẽ định cư hẳn vì bố bạn ấy sẽ làm việc luôn trong đó. Lúc đó tôi đã rất buồn vì nghĩ rằng có lẽ sẽ không được gặp Vy nữa. Tối hôm ấy về nhà tôi đã khóc rất nhiều nhưng Vy đã gọi điện cho tôi và bảo rằng hai đứa vẫn có thể gọi điện tâm sự với nhau như thế này dù ở xa nên tôi cũng đã đỡ buồn đi rất nhiều. Hôm Vy chuyển đi, bố đưa tôi ra tận ga tàu để tiễn Vy, tôi đã tặng Vy một cuốn sổ tự tay tôi trang trí với rất nhiều ảnh và hình của 2 đứa để làm kỉ niệm. Chúng tôi đã ôm nhau và cùng khóc nhưng đều hẹn sau này nhất định sẽ gặp lại nhau.
Đó là chuyện của 3 năm trước rồi hiện tại tôi đã lên lớp 10, tôi và Vy hầu như tuần nào cũng gọi điện và viết thư để tâm sự, kể cho nhau nghe về cuộc sống, học tập và những người bạn mới của mình. Hè này nhờ kết quả học tập tốt tôi đã được bố thưởng cho một chuyến du lịch vào Sài Gòn, tôi đã hẹn gặp Vy rồi. Nhất định khi gặp lại tôi sẽ nói với bạn ấy rằng tôi đã nhớ bạn ấy rất nhiều. Tình bạn của chúng tôi có nhiều kỉ niệm đẹp như vậy đó.