Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích bài thơ Nghe tiếng giã gạo hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Phân tích bài thơ Nghe tiếng giã gạo
Đề bài: Phân tích bài thơ Nghe tiếng giã gạo của Hồ Chí Minh.
Phân tích bài thơ Nghe tiếng giã gạo - mẫu 1
Hồ Chủ tịch là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là một nhà tư tưởng, nhà giáo dục lớn. Những ý kiến của Người, dù dưới hình thức văn học hay chính luận cùng đều giúp cho mỗi chúng ta những bài học vô cùng thấm thía. Bài “Nghe tiếng giã gạo” trong tập “Nhật kí trong tù” mang một ý nghĩa sâu sắc đôi với việc rèn luyện phấn đấu của con người.
Qua bài thơ Bác nêu lên một hiện thực thông thường, ai cũng có thể nhìn thấy, quan sát, kiểm nghiệm được:
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.
Hạt gạo được xay, giã đã trở nên trắng tinh khiết. Ý thơ không chỉ dừng lại ở đây mà còn đi xa hơn. Tuy Bác chưa .bộc lộ trực tiếp ở hai câu đầu nhưng ý thơ đã được chuẩn bị sẵn sàng. Và công việc chuẩn bị đó thể hiện qua thủ pháp nhân hóa: Gạo cũng “đau đớn” trong quá trình xay giã. Từ một hiện trạng cụ thể dễ thấy dề nhìn, dễ quan sát, kiểm nghiệm ấy, Bác nâng lên ý khái quát:
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công
Tính chất triết lí đã bộc lộ rõ và toàn bộ ý nghĩa của bài thơ đọng lại ở câu cuối cùng. Chữ “thành công” mà Bác dùng ở đây mang một ý nghĩa rộng lớn nhiều mặt. Việc đạt tới những kết quả tốt đẹp trong sự nghiệp chính trị, trong việc tiếp thu và phát huy tri thức của nhân loại, trong tu dưỡng đạo đức, tác phong... Nghĩa là tất cả những sự nghiệp của con người, đều phải trải qua một quá trình lâu dài phấn đấu, phải chịu đựng những khó khăn, gian khổ, phải được tôi luyện với những thử thách ghê gớm, kế cả những lúc gặp thất bại hay phải hi sinh cả tính mạng... đều “phải vượt qua mới đi đến thành công, thắng lợi.
Tại sao con người muốn "thành công” lại phải chịu gian nan, “rèn luyện”? Bởi ở trên đời này, mọi điều tốt đẹp, chân chính không thế bỗng dưng mà có được. Cái mới, cái tốt...đều nẩy sinh và phát triển từ một quá trình lâu dài, từ những gian khổ, trở ngại. Chính sức mạnh này giúp dân tộc ta trở nên kiên cường bất khuất qua hai thời kì kháng chiến Và cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng về ý chí, nghị lực phi thường cho mỗi chúng ta noi theo. Bác đã phải vượt qua biết bao nhiêu gian khổ, trở ngại mới tìm thấy con đường cứu nước cứu dân. Bà Mari Curie phải chịu bao nhiêu cay đắng, thiếu thốn mới trở thành nhà bác học nổi tiếng. Điều đó cho ta thấy bài thơ mang một ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc về việc rèn luyện nghị lực và bản thân.
Hiểu giá trị thiết thực của bài thơ, mỗi chúng ta cần phải kiểm điểm lại bản thân mình, phải tự rèn luyện mình cho có được một kiến thức sâu rộng, một trình độ học vấn khả dĩ để bước vào đời. Ta nên xem những trở ngại khó khăn trong quá trình học tập cũng như quá trình xay giã hạt gạo vậy. Gạo giã xong thì trắng tựa bông. Con người ta vượt qua được gian nan thì sẽ đi đến thành công tốt đẹp.
Học thơ văn của Bác, chúng ta tiếp thu được rất nhiều điều bổ ích, mà điều trước tiên và cơ bản là đạo làm người. Chỉ nghe tiếng giã gạo mà Người có thể cảm nhận ra được một chân lí ở đời và lấy đó làm bài học giáo dục cho ta. Cái nhìn của người thật là sâu sắc! Ngày nay, việc rèn luyện tu dưỡng bản thân vẫn là bài học quý báu và tấm gương về cuộc đời của Bác mãi mãi là phương châm đẽ chúng ta nhìn vào đó mà học tập, mà tự rèn luyện phấn đấu cho bản thân.
Phân tích bài thơ Nghe tiếng giã gạo - mẫu 2
Thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh thường mang đậm tinh thần cách mạng, gần gũi với cuộc sống của nhân dân, thể hiện tình yêu thương và lòng tự hào về dân tộc Việt Nam. Bài thơ ‘’Nghe tiếng giã gạo’ nhắc nhở chúng ta không lùi bước trước khó khăn, thử thách.
Bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” nằm trong tập thơ “Nhật ký trong tù” (1942-1943) miêu tả quá trình giã gạo và nói lên nhiều ý nghĩa sâu sắc.
“Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông’’
Từ "gạo đem vào giã bao đau đớn" cho thấy việc này không chỉ là một công việc đơn giản mà còn gắn liền với những cảm xúc đau khổ, làm nổi bật sự đau đớn của công việc này. Hình ảnh "trắng tựa bông" không chỉ diễn đạt về màu trắng trong màu sắc mà còn nói lên sự tinh khiết và trong sáng. Từ này cũng có thể ám chỉ đến việc sau mọi khó khăn và đau đớn, cuộc sống có thể trở nên tươi sáng và mới mẻ. Bài thơ sử dụng tính chất tượng trưng khi miêu tả quá trình giã gạo để truyền đạt thông điệp sâu sắc hơn về cuộc sống, nỗi đau, và tìm kiếm sự tinh khiết trong mọi khía cạnh. Một điều hiển nhiên khi bị giã, gạo sẽ trắng, đó là chuyện thường tình, hiển nhiên. Để hạt gạo được ‘’trắng tựa bông đòi hỏi qua quá trình giã-đảo, trầy da, tróc vẩy, cọ sát vào nhau để được hạt trắng tinh tươm. Điều đó có thể thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cái nhìn tinh tế khi cảm nhận mọi sự vật xung quanh bằng đôi mắt độc đáo của mình. Bác nhìn mọi sự vật bằng chính tình yêu thương, để cảm nhận sâu sắc nỗi buồn vui cùng sự vật. Bác sử dụng âm hưởng của ngôn ngữ, ví dụ như sự lặp lại của tiếng "gạo" và "giã," cùng với việc chọn từ có âm điệu như "đau đớn" và "trắng tựa bông," tạo nên một âm nhạc riêng, làm tăng thêm sức hấp dẫn của bài thơ.
“Sống ở trển đời, người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công”
Gian nan rèn luyện mới thành công" thể hiện một quan điểm triết học về cuộc sống và thành công. Câu thơ nhấn mạnh rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm và dễ dàng. Thay vào đó, nó là một quá trình gian nan và đầy thách thức, đòi hỏi sự rèn luyện và kiên nhẫn. Bài thơ muốn nhắn nhủ chỉ khi con người trải qua những gian khổ và vất vả, con người mới có thể đạt được thành công thực sự. Việc gian khổ và vất vả được ví như quá trình rèn luyện, giúp con người trở nên mạnh mẽ và thành công.
Quả thực, ở đời có gian nan rèn luyện mới thành công trong cuộc sống. Thế hệ trẻ ngày nay phải không ngừng nỗ lực, học hỏi và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Xem thêm các nội dung khác: