50 Bài tập về động từ lớp 4 (có đáp án 2025)

23

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 50 Bài tập về động từ lớp 4 có đáp án thường dùng giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Bài tập về động từ lớp 4 (có đáp án)

A. Bài tập về động từ

1. Bài tập vận dụng

Câu 1: Gạch chân dưới động từ trong các từ in nghiêng ở cặp câu dưới đây:

Cô ấy đang suy nghĩ

Những suy nghĩ của cô ấy rất sâu sắc. 

Đáp án:

Từ suy nghĩ thứ nhất là động từ

Còn suy nghĩ trong câu thứ 2 là danh từ

Đáp án đúng

Cô ấy đang suy nghĩ.

Những suy nghĩ của cô ấy rất sâu sắc.

Câu 2: Từ đồng âm là những từ đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, vậy trong hai từ đồng âm dưới đây từ nào là động từ:

Ruồi đậu mâm xôi đậu. Kiến bò đĩa thịt bò.

Đáp án 

- Từ đồng âm đậu:

(Ruồi) đậu: đậu là động từ

(mâm xôi) đậu: đậu là danh từ

- Từ đồng âm 

(Kiến) bò: bò là động từ

(đĩa thịt) bò: bò là danh từ

Đáp án đúng:

Ruồi đậu mâm xôi đậu. Kiến  đĩa thịt bò.

Câu 3: Tìm các động từ có trong đoạn văn sau:

 Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai ….

Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

Đáp án:

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai ….

Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

Các động từ có trong đoạn văn là: nhìn, nghĩ, thấy, đổ (đổ xuống), bay

Câu 4: Tìm các động từ có trong đoạn văn sau:

 Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận. 

Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi,  cành đó liền biến thành vàng.  Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt.  Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa. 

Đáp án:

Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cườiưng thuận.

Vua Mi-đát thửbẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!

Các động từ trong đoạn văn đó là: mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, ngắt, thành, tưởng, sung sướng

Câu 5: Gạch chân dưới các động từ trong đoạn văn sau:

20 Bài tập trắc nghiệm Động từ lớp 4 có đáp án

 Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông

Nhà vua: - Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.

Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua: - Để làm gì?

Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

Đáp án 

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông

Nhà vua: - Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.

Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua: - Để làm gì?

Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thểlặn hàng giờ dưới nước.

Các động từ tìm được trong đoạn văn là: đến, yết kiến, cho, nhận lấy, xin, làm, dùi thủng, có thể, lặn

Câu 6: Con điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa về động từ?

sự vật            hoạt động

Động từ là những từ chỉ________, trạng thái của_________

Đáp án:

Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

Các từ cần điền vào chỗ trống đó là: hoạt động, sự  vật

Câu 7: Động từ là gì?

A. Động từ là những chỉ sự vật (người, khái niệm, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).

B. Động từ là những từ chỉ tình cảm, trạng thái, tính chất của sự vật.

C. Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

D. Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người.

Đáp án:

Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

Đáp án đúng: C

Câu 8: Dưới đây là hoạt động mà một bạn gái thường làm ở nhà, con hãy bấm vào các động từ chỉ hoạt động ấy:

Đánh răng, rửa mặt, quét nhà, nhặt rau, tưới cây, nấu cơm, làm bài tập, xem ti vi, đọc truyện

Đáp án:

Đánh răng, rửa mặt, quét nhà, nhặt rau, tưới cây, nấu cơm, làm bài tập, xem ti vi, đọc truyện,…

Đáp án đúng

Các động từ tìm được là: đánh, rửa, quét, nhặt, tưới, nấu, làm, xem, đọc

Câu 9: Dưới đây là hoạt động mà một bạn gái thường làm ở trường, con hãy bấm chọn vào những động từ chỉ hoạt động ấy:

20 Bài tập trắc nghiệm Động từ lớp 4 có đáp án

Chào cờ, nghe giảng, lau bảng, phát biểu ý kiến, đọc sách, học bài, làm bài tập, chăm sóc bồn hoa

Đáp án:

Chào cờ, nghe giảng, lau bảng, phát biểu ý kiến, đọc sách, học bài, làm bài tập, chăm sóc bồn hoa

Đáp án đúng:

Các động từ tìm được trong câu là: chào, nghe, lau, phát biểu, đọc, học, làm, chăm sóc

Câu 10: Con hãy tìm các động từ có trong đoạn văn sau:

Rồi đột nhiên, con Dế cụ húc toang vỏ đất mỏng , từ cái ngách bí mật vọt ra. Con Dế ngang bướng nhảy rúc vào đám cỏ. Ong xanh đã đuổi tới nơi. Ong xanh thò cái đuôi dài xanh lè xuống dưới mình Dế, nhắm trúng cổ họng dế mà chích một phát. Con Dế đầu gục, râu cụp, đôi càng oải xuống. Bấy giờ, Ong mới buông Dế ra, rũ bụi, vuốt râu và thở.

Đáp án:

Rồi đột nhiên, con Dế cụ húc toang vỏ đất mỏng , từ cái ngách bí mật vọt ra. Con Dế ngang bướng nhảy rúc vào đám cỏ. Ong xanh đã đuổi tới nơi. Ong xanh thò cái đuôi dài xanh lè xuống dưới mình Dế, nhắm trúng cổ họng dế mà chích một phát. Con Dế đầu gục, râu cụp, đôi càng oải xuống. Bấy giờ, Ong mới buông Dế ra,  bụi, vuốt râu và thở.

Các động từ trong câu đó là: húc toang, vọt ra, nhảy rúc, đuổi, thò, nhắm, chích, gục, cụp, oải xuống, buông, rũ, vuốt, thở

Câu 11: Tìm động từ trong đoạn thơ dưới đây?

Hôm qua em tới trường

Mẹ dắt tay từng bước

Hôm nay mẹ lên nương

Một mình em tới lớp.

A. Hôm qua, tới trường, dắt tay, lên nương.

B. Tới trường, dắt tay, lên nương, tới lớp.

C. Tới trường, mẹ, dắt tay, từng bước, lên nương.

D. Từng bước, dắt tay, lên nương, mình em, tới lớp.

B. Tới trường, dắt tay, lên nương, tới lớp.

Câu 12: Tìm các động từ chỉ trạng thái của người trong đoạn thơ sau?

Tuổi con là tuổi ngựa

Nhưng mẹ ơi đừng buồn

Dẫu cách núi cách rừng

Dẫu cách sông cách bể

Con tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ đường

(Xuân Quỳnh)

A. Buồn, nhớ.

B. Buồn, tìm.

C. Tìm, nhớ.

D. Đừng, tìm.

A. Buồn, nhớ.

Câu 13: Đoạn vè dưới đây có những động từ nào?

Hay chạy lon xon

Là gà mới nở

Vừa đi vừa nhảy

Là em sáo xinh

A. Chạy, nở, đi, sáo.

B. Chạy, nở, đi, nhảy.

C. Lon xon, nở, đi, nhảy.

D. Chạy, gà, sáo xinh.

B. Chạy, nở, đi, nhảy.

Câu 14: Từ nào dưới đây cùng loại với các từ đã cho? (Động từ chỉ hoạt động)

Đọc sách, nghe nhạc, xem ti vi, chơi game

A. Nghỉ ngơi.

B. Nằm ngủ.

C. Tắm gội.

D. Khóc cười.

C. Tắm gội.

Câu 15: Loại nào dưới đây là một phần của động từ chỉ trạng thái?

A. Động từ chỉ trạng thái tồn tại.

B. Động từ chỉ trạng thái hoạt động.

C. Động từ chỉ hoạt động trạng thái.

D. Động từ chỉ hoạt động cảm xúc.

A. Động từ chỉ trạng thái tồn tại.

Câu 16: Xếp các động từ sau vào hai nhóm:

“yêu thương”, “nói năng”, “thì thầm”, “băn khoăn”, “trò chuyện”,

“hồi hộp”, “phấn khởi”

– Động từ chỉ hoạt động:

– Động từ chỉ trạng thái:

– Động từ chỉ hoạt động: nói năng, thì thầm, trò chuyện.

– Động từ chỉ trạng thái: yêu thương, băn khoăn, hồi hộp, phấn khởi.

Câu 17: Gạch chân dưới các động từ trong đoạn thơ sau:

“Đây con sông như dòng sữa mẹ

Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây

Và ấm áp như lòng người mẹ

Chở tình thương trang trải đêm ngày.”

(Trích “Vàm Cỏ Đông” – Hoài Vũ)

“Đây con sông như dòng sữa mẹ

Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây

Và ấm áp như lòng người mẹ

Chở tình thương trang trải đêm ngày.”

(Trích “Vàm Cỏ Đông” – Hoài Vũ)

Câu 18: Gạch dưới các động từ trong đoạn văn sau:

“Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đẩy nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đồng và hương sen” (“Chiều trên quê hương” – Đỗ Chu)

“Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đẩy nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đồng và hương sen” (“Chiều trên quê hương” – Đỗ Chu)

Câu 19: Xác định các danh từ, động từ trong những thành ngữ, tục ngữ sau:

a. “Nước chảy bèo trôi”;

b. “Nước đổ lá khoai";

c. “Ăn cây nào rào cây ấy”.

d. “Lên thác xuống ghềnh.”

Danh từ

Động từ

a. nước, bèo

a. chảy, trôi

b. nước, lá khoai

b. đổ

c. cây

c. ăn, rào

d. thác, ghềnh

d. lên, xuống

Câu 20: Tìm ba động từ:

a. Chỉ hoạt động của mắt:

b. Chỉ hoạt động của chân:

c. Chỉ tâm trạng, cảm xúc của con người:

a. Chỉ hoạt động của mắt: nhìn, liếc, khóc.

b. Chỉ hoạt động của chân: đi, chạy, bước.

c. Chỉ tâm trạng, cảm xúc của con người: nhớ, yêu, buồn.

Câu 21: Các từ gạch chân trong từng câu dưới đây  bổ sung ý nghĩa gì cho ĐT đứng trước nó:

a) Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến.

b) Những cành cây đang trổ lá, lại sắp buông toả những tán hoa.

Đáp án

- vẫn: bổ sung ý nghĩa tiếp diễn.

- đã: bổ sung ý nghĩa thời gian (quá khứ)

- đang: bổ sung ý nghĩa thời gian (hiện tại)

- sắp: bổ sung ý nghĩa thời gian (tương lai).

Câu 22: Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ:

- Đi ngược về xuôi.

- Nhìn xa trông rộng.

- Nước chảy bèo trôi.

Đáp án

- DT:  nước, bèo.

- ĐT: đi , về, nhìn, trông.

- TT: ngược, xuôi, xa, rộng.

Câu 23: Chọn động từ trong khung điền vào ô trống:

a. Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Bỗng một con gà trống (1)_ cánh phành phạch và cất tiếng (2)_ lanh lảnh ở đầu bản. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy (3)_ te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau (4)_ ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc (5)_ vào đều đều... Bản làng đã thức giấc.

(Theo Hoàng Hữu Bội)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 11: Tập làm văn | Kết nối tri thức

b. Buổi trưa, nương rẫy im vắng. Mặt trời đứng thẳng trên đỉnh đầu. Không một con chim (1)_, không một con thú (2)_. Đàn khướu làm tổ trong bụi nứa vừa (3)_ véo von, giờ đã im bặt. Buổi trưa dần qua. Trời bớt oi ả. Gió rừng lại nổi. Bẩy khướu nhảy lách tách trên cành (4)_ sâu. Tiếng lá (5)_ trong gió.

(Theo Vũ Hùng)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 11: Tập làm văn | Kết nối tri thức

Trả lời:

a. (1) vỗ, (2) gáy, (3) gáy, (4) kêu, (5) vọng

b. (1) hót, (2) kêu, (3) hót, (4) tìm, (5) xào xạc

Câu 24: Nhìn tranh, tìm động từ phù hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 11: Tập làm văn | Kết nối tri thức

Trả lời:

- Tranh 1: leo núi

- Tranh 2: cắm trại

- Tranh 3: câu cá

- Tranh 4: bay, bắt sâu

- Tranh 5: lặn

Câu 25: Nhìn tranh, tìm động từ phù hợp với hoạt động được thể hiện trong tranh

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 11: Tập làm văn | Kết nối tri thức

Trả lời:

- Tranh 1: leo núi

- Tranh 2: cắm trại

- Tranh 3: câu cá

- Tranh 4: bay, bắt sâu

- Tranh 5: lặn

Câu 26: Ghi lại các động từ chỉ hoạt động di chuyển được tìm ở bài tập và đặt câu với các từ đó.

Trả lời:

- Cuối tuần này, cả nhà Hoa sẽ đi leo núi.

- Thứ bảy tuần sau lớp em tổ chức đi cắm trại

- Bố Mạnh là người rất thích câu cá.

- Bức ảnh này chụp được chú chim bồ câu đang bắt sâu.

- Để có được những kiến thức về biển rõ ràng và cụ thể, rất nhiều các thợ lặn đã ngày đêm mài công lặn xuống tận đáy biển.

Câu 27: Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn.

Thầy giáo mới của lớp tôi đọc một bài toán vui. Bài toán không khó lắm, nhưng phải biết mẹo mới giải được. Tôi thích nhất toán vui. Tôi liền dơ tay lên và được phép nói ngay. Thầy Minh lắng nghe tôi trình bày cách giải rồi gật đầu khen:

- Tốt, phương pháp giải rất thông minh!

Cá lớp quay đầu nhìn tôi, làm tôi đỏ mặt lên vì sung sướng.

Trả lời:

Thầy giáo mới của lớp tôi đọc một bài toán vui. Bài toán không khó lắm, nhưng phải biết mẹo mới giải được. Tôi thích nhất toán vui. Tôi liền dơ tay lên và được phép nói ngay. Thầy Minh lắng nghe tôi trình bày cách giải rồi gật đầu khen:

- Tốt, phương pháp giải rất thông minh!

Cá lớp quay đầu nhìn tôi, làm tôi đỏ mặt lên vì sung sướng.

Câu 28: Tìm động từ trong các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây:

a. Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân

Đầy đường

Lá khô

Gió cuốn

Bụi bay

Cuồn cuộn

Cỏ gà rung tai

Nghe

Bụi tre

Tần ngần

Gỡ tóc

Hàng bưởi

Đu đưa

Bế lũ con

Đầu tròn

Trọc lốc

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc

Sấm 

Ghé xuống sân

Khanh khách 

Cười 

Trần Đăng Khoa

b. Mùa xuân về, những cành cây khẳng khiu bắt đầu nhú lộc biếc. Nắng ban mai tỏa khắp mặt đất, đánh thức mọi vật. Hai bên đường, những khóm hoa dại đua nhau nở. 

Thanh Sơn

Lời giải:

Động từ trong các đoạn văn, đoạn thơ trên:

a. Mặc, ra trận, múa gươm, hành quân, cuốn, bay, rung, nghe, gỡ, đu đưa, bế, rạch, cười, ghé.

b. Về, nhú, tỏa, đánh thức, nở

Câu 29: Tìm 2 – 3 động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc của em:

Sau một tiết học vui

Khi nhận được lời khen

Khi được nghe một bài hát hoặc câu chuyện hay

Lời giải:

Sau một tiết học vui: cười đùa, yêu thích, phấn khích

Khi nhận được lời khen: vui vẻ, yêu đời

Khi được nghe một bài hát hoặc câu chuyện hay: thích thú, lắng nghe, chăm chú

2. Bài tập tự luyện

Bài 1: Cho các động từ sau: hết, thành, phải, thua, có, hóa, biến thành, bằng, không

a) Hãy xếp các động từ trên vào các nhóm sau:

Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc không tồn tại)

Động từ chỉ trạng thái biến hóa

Động từ chỉ trạng thái tiếp thu

Động từ chỉ trạng thái so sánh

b) Hãy đặt câu với các động từ thuộc nhóm Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc không tồn tại ở câu a.

Bài 2. Cho đoạn văn sau:

Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.

Em hãy tìm các động từ, tính từ, danh từ có trong đoạn văn trên rồi điền vào bảng sau:

Danh từ Tính từ Động từ
... ... ...

Bài 3. Cho đoạn văn sau:

Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hoà âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội…

(trích Chim rừng Tây Nguyên)

a. Tìm những danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên.

b. Phân loại các danh từ tìm được thành hai nhóm: danh từ chung, danh từ riêng.

c. Đặt câu ghép với một trong các tính từ đã tìm được.

Bài 4. Cho đoạn thơ sau:

Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình, ngỡ ai
Bò chào: - “Kìa anh bạn!
Lại gặp anh ở đây!”

(trích Chú bò tìm bạn)

a. Em hãy tìm các danh từ có trong khổ thơ trên. Đặt câu có chủ ngữ là một trong các danh từ vừa tìm được.

b. Em hãy tìm các động từ có trong khổ thơ trên. Đặt câu có vị ngữ chính là một trong các động từ vừa tìm được.

Bài 5. Cho các từ sau:

ghi chép, nhảy múa, bay lượn, đánh răng, giặt giũ

1. Các từ trên thuộc nhóm từ loại nào? Tìm thêm ba từ thuộc từ loại đó.

2. Chọn một từ trong các từ cho sẵn rồi đặt câu với một cặp quan hệ từ.

3. Phân tích cấu tạo câu vừa đặt

Bài 6. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Gió nồm vừa thổi, dượng Hương nhổ sào. Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.

Tìm các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên.

Bài 7. Trong những từ sau, từ nào là động từ: học hành, viết bài, ghi chép, học tập, tập viết, suy nghĩ, bài tập.

Bài 8. Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu, yêu cầu có sử dụng ít nhất 1 động từ

1. Vì trời mưa to nên ……………………………………………………………………………

2. Nếu hôm qua không thức khuya đọc truyện thì ……………………………….

3. Do mùa đông năm nay đến sớm nên …………………………………………………

Bài 9. Tìm ba động từ chỉ hoạt động của học sinh trong giờ thể dục. Chọn một trong các từ vừa tìm được rồi đặt câu.

Bài 10: Tìm danh từ, động từ trong các câu sau:

Trên nương, mỗi người một việc, người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô.

Bài 11: Viết đoạn văn (5 - 7 câu) kể về những việc em làm vào một buổi trong ngày. Gạch dưới các động từ em đã dùng.

B. Lý thuyết về động từ

1. Khái niệm Động từ

- Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

Cùng với tính từ và danh từ, động từ khiến cho khả năng biểu đạt của tiếng Việt phong phú, đa dạng, không thua kém bất kì ngôn ngữ lâu đời nào trên thế giới. Khi kết hợp với những từ loại khác nhau, động từ sẽ có ý nghĩa khái quát và biểu thị khác.

Ví dụ: 

- Động từ chỉ hoạt động : Đi, chạy, nhảy,…

- Động từ chỉ trạng thái : Vui, buồn, giận, …

2. Chức năng của động từ

- Chức năng

+ Động từ cũng giống như hầu hết các từ loại, chức năng chính là để bổ nghĩa cho danh từ và làm vị ngữ trong câu. Song với mỗi cách kết hợp khác nhau, mỗi kiểu động từ khác nhau lại bổ sung một ý nghĩa khác cho các từ đứng trước nó.

3. Phân loại Động từ

- Phân loại:

+ Dựa theo đặc điểm, động từ chia làm 2 tiểu loại lớn là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.

+ Ngoài ra còn có cách chia khác chia thành nội động từ và ngoại động từ.

4. Động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái

a) Động từ chỉ hoạt động

- Khái niệm: Động từ chỉ hoạt động là những động từ dùng để tái hiện, gọi tên các hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng.

+ Ví dụ: đi, chạy, nhảy, (chim) hót, (mưa) rơi, (gió) thổi, hát, ca, đuổi nhau,...

- Những động từ chỉ hoạt động của con người có thể dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng nhằm làm tăng sức gợi hình và biến các sự vật vô tri ấy trở nên gần gũi hơn với con người.

b) Động từ chỉ trạng thái

- Khái niệm: Động từ chỉ trạng thái là những động từ để tái hiện, gọi tên các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.

+ Ví dụ: vui, buồn, hờn, giận, bị đánh,...

- Trong động từ chỉ trạng thái, có thể chia thành các tiểu loại nhỏ hơn, mỗi tiểu loại bổ sung ý nghĩa cho về các mặt khác nhau cho từ kết hợp cùng hoặc đứng trước nó.

- Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): là những động từ cho biết sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan: còn, có, hết,...

- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái:

Nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ “xong” ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,…) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với “xong” ở phía sau (không nói : còn xong, hết xong, kính trọng xong, …). Trong Tiếng Việt có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau :

    + ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) :còn,hết,có,…

    + ĐT chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá,…

    + ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu,…

    + ĐT chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là,…

- Một số ĐT sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái : nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,...Các từ này có một số đặc điểm sau :

- Một số từ vừa được coi là Động từ chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái.

- Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại ).

VD: Bác đã đi rồi sao Bác ơi ! (Tố Hữu )

VD: Tôi // còn việc phải làm

       Làng tôi // có con sông xanh uốn quanh cánh đồng lúa chín

    + Động từ chỉ trạng thái biến hóa: hóa, thành, biến thành, hóa thành, trở nên, trở thành, sinh ra, hóa ra,...

VD: Tấm // hóa thành nàng tiên trốn trong quả thị

       Con người // trở nên ích kỷ khi lòng tham nổi lên

    + Động từ chỉ ý nghĩa tình thái về ý chí: định, toan, dám, quyết, nỡ,...

VD: Bác Hồ // quyết chí ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng

       Cậu gió // không nỡ thổi mạnh lay động cành cây đánh thức chú sơn ca

    + Động từ chỉ sự cần thiết: cần, nên, phi,...

VD: Cậu // cần hoàn thành tài liệu này trước ngày mai

       Học sinh // nên học hành chăm chỉ

    + Động từ chỉ tình thái nguyện vọng, mong muốn: mong, muốn, ước,...

VD: Tớ // ước gì mình có đôi hài vạn dặm để đi khắp thế gian

       Cụ Mem-bơ // mong sẽ vẽ được một kiệt tác trong đời mình.

    + Động từ chỉ tình trạng tiếp thụ, chịu đựng: bị, được, phải, mắc,...

VD: Bài thơ Tây Tiến // được sáng tác khi Quang Dũng về bên dòng Phù Lưu Chanh nhìn ngắm thiên nhiên và nhớ đến đoàn binh Tây Tiến.

Phương // bị phạt vì không làm bài tập toán

    + Động từ chỉ trạng thái so sánh: là, hơn, thua, bằng, không bằng, chẳng bằng....

VD: Mặt trời //   hành tinh trung tâm trong hệ mặt trời.

       Gió se mùa thu // không lạnh bằng gió mùa đông bắc được

Đánh giá

0

0 đánh giá