Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện Người ăn xin hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện Người ăn xin
Đề bài: Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép.
Dàn ý Phân tích nhân vật tôi trong Người ăn xin
1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm “Người ăn xin” tác giả Tuốcghenhep và nhân vật tôi trong chuyện.
- Khái quát đặc điểm nổi bật của nhân vật: tôi có tấm lòng nhân hậu, ấm áp, tử tế, có cách ứng xử thông minh, khôn khéo.
2. Thân bài
- Khái quát bối cảnh xuất hiện nhân vật
- Lần lượt phân tích đặc điểm của nhân vật:
+ Tôi là một người có tấm lòng đẹp, biết yêu thương, sẻ chia với những cuộc đời, con người, bất hạnh trong cuộc sống.
Món quà ý nghĩa nhất cho người thân yêu
+ Tôi mặc dù còn nhỏ nhưng là một người tử tế, đã biết cách đối nhân xử thế vô cùng văn hoá, rất đáng trân trọng
- Chỉ ra nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nhân vật được khắc hoạ qua cử chỉ, lời nói, hành động và qua mối quan hệ với các nhân vật khác.
+ Cốt truyện nhẹ nhàng, người kể chuyện xưng tôi cũng góp phần làm nổi bật nhân vật.
- Ý nghĩa hình tượng nhân vật:
+ Ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của con người, nhắc nhở con người về tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau trong khó khăn, thiếu thốn.
3. Kết bài
- Khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật và thành công của tác phẩm.
Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện Người ăn xin - Mẫu 1
Truyện ngắn "Người ăn xin" của Tuốc-ghê-nhép là một tác phẩm đầy ý nghĩa, khắc họa sâu sắc lòng nhân ái và sự đồng cảm giữa con người với con người. Nhân vật "tôi" trong truyện là một chàng thanh niên hiền lành, nhân hậu, và biết rung động trước những hoàn cảnh bất hạnh. Qua nhân vật này, tác giả đã gửi gắm nhiều thông điệp nhân văn sâu sắc.
Nhân vật "tôi" được đặt vào một tình huống bất ngờ khi gặp người ăn xin trên đường. Ông lão ăn xin với dáng vẻ khắc khổ, đôi mắt đỏ hoe và giàn giụa nước mắt, chìa tay xin một chút gì đó để qua cơn đói. Tình huống này đã tạo nên một thử thách để nhân vật "tôi" bộc lộ phẩm chất của mình.
Khi đối diện với người ăn xin, nhân vật "tôi" không có gì để cho ông lão. Tuy nhiên, thay vì xua tay và quay đi như lẽ thường, anh đã chọn cách ứng xử đầy chân thành và ấm áp. Anh nắm lấy tay người ăn xin và nói: "Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả." Hành động này đã chứng minh phẩm chất tốt đẹp của nhân vật "tôi": biết rung động trước nỗi đau khổ của người khác và đối nhân xử thế bằng những tình cảm chân thành.
Nhân vật "tôi" không chỉ thể hiện lòng nhân ái qua hành động mà còn qua sự đồng cảm sâu sắc. Anh đã lục khắp người, túi quần, túi áo để tìm thứ gì đó có giá trị giúp ông lão ăn xin, dù cuối cùng không tìm thấy gì. Sự chân thành và tấm lòng nhân ái của anh đã khiến ông lão ăn xin cảm động và biết ơn.
Qua nhân vật "tôi", tác giả muốn nhắn nhủ rằng lòng nhân ái không nhất thiết phải đi kèm với vật chất. Đôi khi, một hành động nhỏ, một lời nói chân thành cũng đủ để mang lại niềm an ủi và hy vọng cho những người bất hạnh. Nhân vật "tôi" đã nhắc nhở người đọc về tầm quan trọng của sự đồng cảm và tình yêu thương trong cuộc sống.
Nhân vật "tôi" trong truyện "Người ăn xin" là biểu tượng của lòng nhân ái và sự đồng cảm. Qua nhân vật này, Tuốc-ghê-nhép đã gửi gắm thông điệp về tình người và sự sẻ chia. Câu chuyện không chỉ làm lay động lòng người mà còn khơi dậy trong mỗi chúng ta lòng nhân ái và tinh thần tương thân tương ái.
Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện Người ăn xin - Mẫu 2
Người ăn xin là một mẩu chuyện ngắn nổi tiếng của Tuốc- ghê - nhép. Câu chuyện khai thác một bối cảnh rất đời thường qua đó hiện lên vẻ đẹp của phẩm chất nhân vật tôi và ông lão ăn xin. Nhân vật tôi đặc biệt gây ấn tượng với người đọc với những đức tính tốt đẹp: nhân hậu, tử tế, yêu thương con người.
Trước hết câu chuyện khai thác trên một bối cảnh rất bình dị, đời thường: Một ông lão ăn xin chìa tay cầu xin nhân vật tôi một chút đỉnh. Nhưng trớ trêu ngay nhân vật tôi lại không có gì trong tay. Tôi đã có ứng xử rất đặc biệt, chìa tay ra cầm lấy đôi tay người ăn xin như để làm vơi bớt nỗi bất hạnh của ông lão. Hai người tuy không nhận được bất kỳ một món quà vật chất của nhau nhưng lại cho nhau rất nhiều. Đó là sự trân trọng, chia sẻ, thấu hiểu với những thiệt thòi, bất hạnh của người khác trong cuộc đời.
Nhân vật tôi được xây dựng với những phẩm chất tốt đẹp, gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Trước hết tôi là một người có tấm lòng đẹp, biết yêu thương, sẻ chia với những cuộc đời, con người, bất hạnh trong cuộc sống. Tôi đang đi trên phố, gặp một người ăn xin với đôi mắt “đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại…”. Ngoại hình, tình cảnh của ông lão ăn xin thật đáng thương, gợi niềm thương cảm trong lòng người đọc. Chứng kiến ông lão ăn xin với ngoại hình thảm hại nhân vật tôi đã xót xa mà thốt lên rằng “chao ôi!cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!”. Có thể nói nhân vật tôi đã động lòng trắc ẩn trước tình cảnh nghèo nàn, thảm hại của ông lão.
Trong hoàn cảnh ấy ông lão ăn xin đáng thương đã chìa tay xin cậu mong cậu tỏ lòng thương cảm, trắc ẩn mà ban phát cho ông một chút gì đó, để ông vơi đi nỗi bất hạnh trong cuộc đời. Trớ trêu thay tôi lại rơi vào tình cảnh cũng không có gì trong người. Biết cho ông cụ cái gì đây khi tôi không có tiền và cũng chẳng có gì đáng giá. Nhân vật tôi đã bị đẩy vào tình huống nên cư xử như thế nào để không thất lễ với ông cụ.
Tôi đã chọn cho mình cách giải quyết thật tình cảm, tôi nắm lấy đôi bàn tay gầy guộc, xanh xao, của ông cụ và nhìn ông với ánh mắt trìu mến, đầy tình yêu thương, cảm thông, sẻ chia. Cuối cùng tôi lấy hết can đảm để nói với ông cụ “xin ông đừng giận cháu, cháu không có gì cho ông cả”. Có thể nói chính những cử chỉ, lời nói và ánh mắt ấm áp đó đã giúp sưởi ấm trái tim người ăn xin. Bởi vậy dù không nhận được ở cậu bé bất kỳ món quà vật chất gì nhưng người ăn xin vẫn nở nụ cười bởi cụ trân trọng tấm lòng nhân hậu của nhân vật tôi.
Những hành động, cử chỉ và lời nói ấm áp của tôi dành cho ông lão ăn xin đã chứng tỏ vẻ đẹp trong trái tim của tôi. Đó là một cậu bé tốt bụng, nhân hậu, giàu tình yêu thương dành cho những mảnh đời bất hạnh.
Tôi mặc dù còn nhỏ nhưng là một người tử tế, đã biết cách đối nhân xử thế vô cùng văn hoá, rất đáng trân trọng. Liên tiếp bị đưa vào những tình huống khó xử, nhân vật tôi đã có cách giải quyết rất văn hoá; vừa trao đi tình yêu thương, vừa giúp người khác cảm thấy được tôn trọng, ấm lòng, không có cảm giác bị xa lánh, coi thường. Cái nắm tay tình cảm của hai ông cháu mang theo bao ân tình, sự cảm thông, sẻ chia.
Những cử chỉ, lời nói, hành động chứa đựng tình cảm chân thành, đong đầy tình yêu thương của cậu bé đã giúp người ăn xin ấm lòng “ ông cụ nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: cháu ơi! Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi” nụ cười của ông cụ cũng làm cho nhân vật tôi cảm thấy ấm áp và tôi dường như cũng nhận được điều gì đó từ ông lão. Phải chăng đó chính là sự ấm áp và tử tế của con người; điều đó còn giá trị hơn tất cả những thứ vật chất khác.
Xây dựng nhân vật tôi nhà văn không sử dụng bất kỳ một chi tiết nào miêu tả ngoại hình, tên tuổi, lai lịch. Nhân vật chủ yếu được khắc họa qua cử chỉ, ngôn ngữ, hành động. Đặc biệt nhân vật được đẩy vào tình thế khó xử và là hoàn cảnh để bộc lộ những phẩm chất tính cách của mình. Cách sử dụng ngôi kể thứ nhất cũng góp phần thể hiện tính cách, phẩm chất của nhân vật.
Nhân vật tôi tượng trưng cho những người có phẩm chất tốt đẹp, đáng quý trong xã hội hiện đại. Khi mà những giá trị đạo đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lối sống 4.0. Con người ngày càng xa cách với nhau, thờ ơ trước những thiệt thòi, bất hạnh của người khác. Xây dựng nhân vật tôi nhà văn muốn gửi gắm thông điệp ý nghĩa về cuộc sống: hãy dành cho nhau tình yêu thương, sự chia sẻ, đồng cảm để con người gần với nhau hơn. Có thể nói nhân vật chính là phát ngôn viên của tác giả, nơi gửi gắm những tư tưởng, tình cảm của tác giả Tuốc ghê nhép.
Người ăn xin là một mẩu chuyện ngắn nhưng rất sâu sắc, ý nghĩa đặc biệt là có kết cấu chặt chẽ, tình huống hợp lý. Xây dựng nhân vật tôi với những phẩm chất tốt đẹp của mình đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong lòng người đọc.
Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện Người ăn xin - Mẫu 3
Người ăn xin là một truyện ngắn thành công của Tuốc - ghê - nhép. Với một cốt truyện nhẹ nhàng nhưng mang tính giáo dục cao, câu chuyện đã gửi gắm cho người đọc rất nhiều những điều ý nghĩa về cuộc sống. Truyện đã xây dựng thành công nhân vật tôi, một chàng thanh niên tuy ít tuổi nhưng rất giàu lòng nhân ái, biết đối nhân xử thế.
Người ăn xin có một cốt truyện rất đơn giản, xoay quanh nhân vật tôi và người ăn xin. Họ tình cờ gặp nhau trên đường, người ăn xin chìa tay xin tôi một chút gì đó. Tuy không có gì trong tay nhưng nhân vật tôi đã thật tử tế nắm lấy đôi tay người ăn xin và tặng ông những tình cảm thật ấm áp chân thành. Cốt truyện đơn giản, xoay quanh hai nhân vật và một tình huống đời thường, song cần đó cũng để để các nhân vật bộc lộ những nét phẩm chất và tính cách của mình.
Nhân vật tôi được khai thác qua một vài chi tiết tiêu biểu như hành động, lời nói và chủ yếu là gây ấn tượng qua hành động. Các chi tiết miêu tả lai lịch, xuất thân, tuổi tác không có, điều này hoàn toàn phù hợp với quy mô một truyện ngắn. Dẫu vậy qua một vài chi tiết ấy người đọc cũng cảm nhận được những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật này. Đó là người đàn ông tử tế, tốt bụng, chân thành, biết cho đi để nhận lại tình yêu thương.
Bằng việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất, với một cốt truyện ngắn gọn, không có quá nhiều chi tiết, truyện ngắn đã xây dựng thành công nhân vật tôi. Qua câu chuyện tác giả nhắn nhủ con người cần phải biết yêu thương, đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh xung quanh mình. Điều đó sẽ giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện Người ăn xin - Mẫu 4
Truyện ngụ ngôn "Người ăn xin" là một trong những câu chuyện hay. Đọc truyện , em ấn tượng với nhân vật "tôi" bởi đó là một cậu bé giàu lòng nhân ái và biết đối nhân xử thế đối với mọi người xung quanh .
Câu chuyện giữa cậu bé và người ăn xin diễn ra ở trên đường phố , nơi có nhiều người qua lại , sẽ không có ai để ý , quan tâm đến một người ăn xin già lọm khọm. Bối cảnh này thuận lợi cho việc bộc lộ rõ ràng tính cách của cậu bé , từ đó , giúp người ta trân trọng cậu bé hơn
Đọc truyện ta thấy , cậu bé là người biết yêu thương , sẻ chia , một lòng muốn giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Nhân vật "tôi" gặp người ăn xin già một cách tình cờ. Hình ảnh người ăn xin hiện lên với "đôi mắt đỏ hoe , nước mắt giàn giụa , đôi môi tái nhợt , áo quần lả tả " . Tình cảnh của người ăn xin thật sự rất đáng thương và rất cần sự giúp đỡ. Ông cụ chìa tay xin "tôi" , mong cậu xót thương và cho ông một chút gì đó để ông vơi bớt những vất vả , khổ cực trong cuộc sống. Trước lời khẩn cầu của ông cụ , cậu đã lục tìm khắp người , nhưng thật trớ trêu , trên người cậu "không có lấy một xu , cũng chẳng có một chiếc khăn tay". Ánh mắt và sự chờ đợi của ông lão đã khiến cậu lúng túng và nhói lòng. Phải chăng , chính tấm lòng bao dung , chân thành , không giả dối trong cậu trỗi dậy nên cậu bé mới có thái độ như vậy ? . Đứng trước tình thế oái oăm đó , cậu bé chẳng biết làm thế nào , chỉ biết nắm lấy đôi bàn tay gầy guộc , xanh xao , nóng hổi của ông "Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông" . Cậu lấy hết cam đảm để nói với ông cụ "Xin ông đừng giận cháu , cháu không có gì để cho ông cả". Những cử chỉ , lời nói ấm áp , tràn đầy tình yêu thương của cậu còn đáng giá hơn tiền bạc , vật chất đối với ông lão . Chính cái nhìn đầy cảm thông , hành động và lời nói ấm lòng của nhân vật "tôi" đã khiến trái tim lạnh giá của người ăn xin trở nên ấm áp vô cùng. Bởi vậy , dù không nhận được từ cậu bé một món quà bằng vật chất , mà đối với người ăn xin , điều đó vô cùng cần thiết , nhưng ông đã nói "Cháu ơi , cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi ". Ở đây , chúng ta thấy ông lão vô cùng trân trọng tấm lòng nhân hậu của cậu bé - là phần thưởng cao quý nhất đối với trái tim ấm áp của cậu bé.
Đọc truyện ta thấy , mặc dù còn nhỏ nhưng nhân vật "tôi" đã biết cách đối nhân xử thế . Từ cách xưng hô đối với người ăn xin của cậu bé , cái nắm tay chân thành , tình cảm hay là lời xin lỗi thật lòng với cử chỉ lúng túng , rụt rè , ngại ngùng cho thấy cậu bé rất trân trọng người ăn xin mà không phân biệt sang hèn . Đó là cách cư xử có văn hoá của người nhỏ tuổi đối với người lớn tuổi hơn mình . Lời cảm ơn của ông lão ăn xin cùng với nụ cười và đôi tay siết chặt , đôi mắt ướt đẫm thể hiện cảm xúc mãnh liệt với cách cư xử của cậu bé. Phải chăng , cái mà ông lão và cậu bé nhận được chính là sự tôn trọng , thấu hiểu , sẻ chia , ấm áp tình người . Điều đó còn quý hơn bội phần những đồng tiền lẻ ban phát cho nhau nhưng thái độ của người cho lại thật đáng trách.
Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất , nhân vật "tôi" là người trực tiếp kể , tham gia các sự việc trong câu chuyện nên lời kể chân thực , tạo độ tin cậy cao cho người đọc . Tác giả đặt nhân vật trong tình huống éo le và thử thách . Để từ đó , nhân vật được nổi bật các nét phẩm chất đáng quý . Tác giả làm nổi bật tính cách , phẩm chất của nhân vật "tôi" qua hành động , cử chỉ , lời nói đối thoại . Cách đặt nhan đề thú vị , gợi sự tò mò cho người đọc muốn khám phá . Những cử chỉ , hành động , việc làm của nhân vật "tôi" là tiêu biểu đại diện cho những người có trái tim yêu thương , muốn sẻ chia , muốn giúp đỡ người khác trong xã hội . Tình yêu thương của cậu bé dành cho người ăn xin thật đáng trân trọng , khiến người đọc ngưỡng mộ và noi theo.
Câu chuyện người ăn xin để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu nặng về tình người trong xã hội . Từ đó , giúp mỗi người đọc có thể sống biết yêu thương , biết sẻ chia hơn với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.
Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện Người ăn xin - Mẫu 5
Lòng nhân hậu, sự tử tế, biết san sẻ khó khăn với những người bất hạnh xung quanh ta sẽ góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Truyện ngắn Người ăn xin đã khắc hoạ thành công nhân vật tôi - một chàng thanh niên hiền lành, nhân hậu, tử tế, biết rung động trước những hoàn cảnh bất hạnh. Nhân vật đã gây được những tình cảm tốt đẹp trong lòng người đọc.
Trước hết nhân vật được đặt vào trong một tình huống thử thách, bất ngờ để qua đó bộc lộ phẩm chất của mình. Khi đang đi trên đường tôi vô tình bắt gặp người ăn xin với dáng vẻ khắc khổ “đôi mắt ông lão đỏ hoe và giàn giụa nước mắt”. Ông lão chìa tay xin tôi một chút gì đó để qua cơn đói đang hành hạ. Nhưng trớ trêu thay trong tay người ăn xin không hề có gì. Trong tình huống này nếu như nhân vật tôi xua tay và quay đi thì cũng không thể trách anh ấy được. Vì lẽ thường không có gì trong tay người ta hay làm thế. Nhưng không nhân vật tôi đã chọn cách ứng xử thật chân thành, tử tế và ấm áp tình người, tôi đưa tay nắm lấy tay người ăn xin và nói “Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả”. Chính hành động này đã chứng minh phẩm chất tốt đẹp của nhân vật tôi: Đó là chàng thanh niên biết rung động trước nỗi đau khổ của người khác, biết đối nhân xử thế bằng những tình cảm chân thành. Nhân vật đã nhắc nhở người đọc nhiều điều ý nghĩa về cuộc sống.
Nhân vật tôi được khai thác qua một vài chi tiết tiêu biểu như hành động, lời nói và chủ yếu là gây ấn tượng qua hành động. Các chi tiết miêu tả lai lịch, xuất thân, tuổi tác không có, điều này hoàn toàn phù hợp với quy mô một truyện ngắn. Dẫu vậy qua một vài chi tiết ấy người đọc cũng cảm nhận được những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật này. Đó là người đàn ông tử tế, tốt bụng, chân thành, biết cho đi để nhận lại tình yêu thương.
Bằng việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất, với một cốt truyện ngắn gọn, không có quá nhiều chi tiết, truyện ngắn đã xây dựng thành công nhân vật tôi. Qua câu chuyện tác giả nhắn nhủ con người cần phải biết yêu thương, đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh xung quanh mình. Điều đó sẽ giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện Người ăn xin - Mẫu 6
"Người ăn xin" là một truyện ngắn xuất sắc của Tuốc-ghê-nhép, nổi bật với cốt truyện nhẹ nhàng nhưng chứa đựng nhiều bài học sâu sắc về cuộc sống. Tác phẩm đã khắc họa thành công nhân vật "tôi" – một chàng thanh niên trẻ tuổi nhưng giàu lòng nhân ái và biết cách cư xử đúng mực.
Cốt truyện của "Người ăn xin" rất đơn giản, tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhân vật "tôi" và một người ăn xin. Khi người ăn xin chìa tay xin giúp đỡ, dù không có gì để cho, nhân vật "tôi" vẫn thể hiện sự tử tế bằng cách nắm lấy tay ông lão và trao cho ông những tình cảm ấm áp, chân thành. Tình huống đời thường này đã giúp bộc lộ rõ nét phẩm chất và tính cách của các nhân vật.
Nhân vật "tôi" được miêu tả qua những chi tiết tiêu biểu như hành động và lời nói, chủ yếu gây ấn tượng mạnh qua hành động. Không có nhiều thông tin về lai lịch, xuất thân hay tuổi tác của anh, điều này hoàn toàn phù hợp với khuôn khổ của một truyện ngắn. Tuy nhiên, qua những chi tiết nhỏ, người đọc có thể cảm nhận được sự tử tế, tốt bụng và chân thành của nhân vật này – một người biết cho đi để nhận lại tình yêu thương.
Sử dụng ngôi kể thứ nhất, với cốt truyện ngắn gọn và không quá nhiều chi tiết, truyện ngắn đã thành công trong việc xây dựng nhân vật "tôi". Qua câu chuyện, tác giả muốn nhắn nhủ rằng con người cần biết yêu thương và đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh xung quanh. Chính điều này sẽ làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện Người ăn xin - Mẫu 7
Người ăn xin là một truyện ngắn thành công của Tuốc - ghê - nhép. Với một cốt truyện nhẹ nhàng nhưng mang tính giáo dục cao, câu chuyện đã gửi gắm cho người đọc rất nhiều những điều ý nghĩa về cuộc sống. Truyện đã xây dựng thành công nhân vật tôi, một chàng thanh niên tuy ít tuổi nhưng rất giàu lòng nhân ái, biết đối nhân xử thế.
Người ăn xin có một cốt truyện rất đơn giản, xoay quanh nhân vật tôi và người ăn xin. Họ tình cờ gặp nhau trên đường, người ăn xin chìa tay xin tôi một chút gì đó. Tuy không có gì trong tay nhưng nhân vật tôi đã thật tử tế nắm lấy đôi tay người ăn xin và tặng ông những tình cảm thật ấm áp chân thành. Cốt truyện đơn giản, xoay quanh hai nhân vật và một tình huống đời thường, song cần đó cũng để để các nhân vật bộc lộ những nét phẩm chất và tính cách của mình.
Nhân vật tôi gây ấn tượng với người đọc bởi một trái tim rất ấm áp, chân thành. Khi chứng kiến tình cảnh của ông lão tay run run và đôi mắt đỏ hoe, tôi đã động lòng trắc ẩn. Sự nhân hậu, chân thành đã khiến tôi phải trăn trở trước hoàn cảnh éo le của ông lão ăn xin đáng thương. Tôi lục lọi khắp các túi để tìm kiếm chút gì đó cho ông lão nhưng không có gì. Cuối cùng tôi đã đáp lại ông lão bằng một cái nắm tay thật chặt “Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả”. Đúng nhân vật tôi đã không có gì để cho ông lão nhưng kỳ thực tôi đã cho ông lão rất nhiều. Đó là sự cảm thông, chia sẻ, là trái tim ấm áp giúp ông lão vơi bớt những nỗi bất hạnh, thiệt thòi trong cuộc đời mình. Ngần ấy thôi cũng đã rất đủ trước xã hội đang thiếu vắng tình người.
Nhân vật tôi được khắc họa qua người kể chuyện ngôi thứ nhất. Với người kể chuyện này tác phẩm trở nên chân thật hơn, đáng tin hơn. Nhân vật - nhà văn - người kể chuyện đồng hiện làm một, từ đó cũng dễ dàng bộc lộ, đánh giá, nhận xét những thứ xung quanh mình. Tình tiết truyện nhẹ nhàng nhưng lại rất giàu ý nghĩa, từ đó giúp người đọc hiểu sâu hơn về nhân vật và những ý đồ nghệ thuật được tác giả gửi gắm.
Dù là một mẩu truyện rất ngắn song “Người ăn xin” của Tuốc - ghê - nhép vẫn xây dựng thành công nhân vật tôi. Qua nhân vật này tác giả nhắn nhủ con người trong cuộc sống này hãy luôn tin yêu và dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất.
Phân tích đặc điểm nhân vật tôi trong câu chuyện Người ăn xin
Truyện ngắn "Người ăn xin" của nhà văn Tuốc-ghê-nhép là một tác phẩm sâu sắc, phản ánh tình yêu thương con người và cái nhìn nhân đạo về những số phận nghèo khó trong xã hội. Nhân vật "Tôi" trong tác phẩm không chỉ là người kể chuyện, mà còn là nhân vật trung tâm để thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận và sự thay đổi trong tâm hồn của người đọc. Phân tích nhân vật "Tôi", ta sẽ thấy rõ những đặc điểm nổi bật qua sự chuyển biến từ thái độ lạnh lùng, vô cảm đến sự thức tỉnh về giá trị của lòng nhân ái và sự cảm thông đối với người nghèo khổ.
Nhân vật "Tôi" trong truyện là một người đàn ông trẻ, có lẽ là một người có chút ít của cải, đang trong một cuộc sống bình thường, nhưng lại vô cùng hờ hững và không mấy quan tâm đến những vấn đề xung quanh. Anh ta không phải là một người có trái tim nhân ái hay một con người có sự đồng cảm sâu sắc với những người nghèo khổ. Ngay từ đầu, "Tôi" thể hiện thái độ thờ ơ, không mấy quan tâm đến người ăn xin đang cầu xin giúp đỡ.
Khi nhân vật "Tôi" lần đầu gặp người ăn xin – một người đàn ông già yếu, với đôi mắt đỏ ngầu và cơ thể gầy yếu – nhân vật này không hề có một chút cảm thông hay xúc động nào. Anh ta chỉ nhìn thấy người ăn xin như một "món đồ" vô tri vô giác, thậm chí cảm thấy phiền toái khi bị quấy rầy. Hành động của người ăn xin khiến "Tôi" chỉ cảm thấy bực bội và không thể giúp đỡ. Điều này thể hiện một thái độ lạnh lùng, vô cảm đối với nỗi khổ của người khác.
Tuy nhiên, qua cuộc gặp gỡ với người ăn xin, nhân vật "Tôi" dần thay đổi suy nghĩ và cảm xúc của mình. Khi "Tôi" lục hết túi mà không tìm ra được đồng tiền nào để giúp người ăn xin, một sự thay đổi trong tâm hồn anh ta bắt đầu nảy sinh. Anh cảm thấy lo lắng và cảm động, thậm chí cảm thấy xấu hổ về sự vô tâm của mình trước cảnh nghèo khó của người khác. Đoạn văn khi "Tôi" nói với người ăn xin: "Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả." thể hiện sự nhận thức của anh về sự nghèo khó của người ăn xin, đồng thời cũng là sự thức tỉnh trong anh về tình cảm nhân ái mà anh đã bỏ quên.
Câu nói của người ăn xin "Cháu ơi cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi" khiến nhân vật "Tôi" không khỏi ngạc nhiên. Người ăn xin không cần đến tiền bạc, vật chất mà chỉ cần đến sự quan tâm, sự chia sẻ của người khác. Chính nhờ lời nói này mà nhân vật "Tôi" nhận ra một điều sâu sắc: lòng nhân ái không phải lúc nào cũng được thể hiện qua những đồng tiền hay vật chất, mà đôi khi chỉ đơn giản là sự chia sẻ, sự đồng cảm với nỗi đau của người khác. Đó là khoảnh khắc mà nhân vật "Tôi" nhận thức được giá trị của lòng nhân ái và sự quý giá của những hành động nhỏ bé nhưng đầy tình thương.
Qua nhân vật "Tôi", tác giả Tuốc-ghê-nhép đã gửi gắm một thông điệp nhân đạo sâu sắc: lòng nhân ái và sự cảm thông với người khác không nhất thiết phải là những hành động vĩ đại, mà đôi khi chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt, là sự chia sẻ chân thành từ trái tim. Truyện đã khắc họa một cách tinh tế sự chuyển biến trong tâm hồn của một con người từ lạnh lùng, vô cảm trở thành một con người biết cảm thông và chia sẻ. Đây cũng là một lời nhắc nhở về việc chúng ta cần phải thức tỉnh và nhìn nhận lại giá trị của lòng nhân ái trong cuộc sống.
Nhân vật "Tôi" trong truyện "Người ăn xin" là một hình mẫu của sự trưởng thành trong tâm hồn, qua đó thể hiện thông điệp về giá trị của lòng nhân ái và sự cảm thông với những người nghèo khổ. Qua cuộc gặp gỡ với người ăn xin, nhân vật "Tôi" không chỉ nhận ra sự nghèo khổ của người khác mà còn nhận thức được sự quan trọng của việc chia sẻ, đồng cảm với nỗi đau của người khác. Đó là một bài học về lòng nhân ái mà Tuốc-ghê-nhép muốn gửi đến độc giả, đặc biệt trong bối cảnh xã hội ngày càng trở nên lạnh lùng và vô cảm.
Suy nghĩ về lòng nhân ái qua câu chuyện Người ăn xin
Câu chuyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép là bức thông điệp về lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ giữa con người. Đó không đơn thuần là sự sẻ chia về vật chất mà đáng quý hơn đó còn là sự đồng cảm, lòng yêu thương giữa người với người.
Câu chuyện chỉ đơn giản là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa người ăn xin và cậu bé nhân hậu. Người ăn xin được miêu tả với vẻ già nua, tiều tuỵ “đôi mắt đỏ hoe”, “đôi môi tái nhợt”, “áo quần tả tơi” trông thật đáng thương! Bởi vậy mà một cậu bé đã lục hết túi này đến túi kia mong có gì đó để cho ông lão. Cuối cùng cậu chỉ có thể trả lời người ăn xin với vẻ thất vọng và có lỗi: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!”. Nhưng qua cử chỉ, lời nói, người ăn xin đã cảm nhận được sự quan tâm, mong muốn chia sẻ xuất phát từ trái tim chan chứa tình yêu thương của Gấu bé để rồi một nụ cười móm mém nở trên khuôn mặt đã có nhiều nếp nhăn.
Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm cho bạn đọc thông điệp về lòng nhân ái, về quy luật “cho” và “nhận”. Khi cậu bé “cho” ông lão sự cảm thông, chia sẻ cũng là lúc cậu nhận được niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn. Lòng nhân ái như một phản xạ tự nhiên khi con người ta gặp những người có hoàn cảnh khó khăn, cần được sẻ chia và giúp đỡ. Lòng nhân ái là thứ thuốc uống công hiệu chữa lành những vết thương trong tim. Có phải chính lòng nhân ái của cậu bé đã xoa dịu, làm tan biến những mệt nhọc trên khuôn mặt ông lão và khiến ông nở nụ cười. Có phải lòng nhân ái đã kẻo lại con người khác nhau về tuổi tác, địa vị xã hội xích lại gần nhau hơn? Cuối câu chuyện, Tuốc-ghê-nhép viết: “[…]cả tôi nữa, tôi cũng nhận được một cái gì đó của ông”. Tuy không nói rõ cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin kia nhưng chắc hẳn ai trong chúng ta cũng thầm hiểu thứ đó không có giá về vật chất mà vô giá về tinh thần. Đó là niềm hạnh phúc khi giúp được chút gì đó cho ông lão và là sự thoải mái khi được ông lão thấu hiểu cho tấm lòng cửa mình.
Lòng nhân ái hẳn không phải là khái niệm gì quá đỗi xa lạ với chúng ta bởi trong cuộc sống hằng ngày ta đã nhìn thấy biết bao tấm lòng hảo tâm, biết bao trái tim nhân hậu: một cậu bé dẫn em nhỏ bị lạc đi tìm mẹ; một cậu bé đưa bà già mù qua đường. Lớn hơn nữa, lòng nhân ái được thể hiện qua biết bao hoạt động từ thiện như “Nối vòng tay lớn”, “Vì người nghèo”, “Trái tim cho em”, tạo cơ hội cho lòng nhân ái được nhân rộng và sưởi ấm những trái tim. Rộng hơn nữa, lòng nhân ái được gửi đến bạn bè khắp thế giới. Từ những trẻ em ở châu Phi đến những khu ổ chuột ở châu Á, tất cả họ đều nhận được sự quan tâm, sẻ chia từ những trái tim nhân hậu từ năm châu của thế giới.
Nếu không có lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ, trái đất sẽ chìm trong lạnh giá. Tất cả mọi người sẽ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, sẽ thờ ơ trước những người có hoàn cảnh khó khăn. Cậu bé trong truyện sẽ mặc kệ người ăn xin mà không mảy may thương xót. Vậy nên lòng nhân ái vô cùng quan trọng. Chỉ cần một đôi tai biết lắng nghe, một đôi tay luôn sẵn sàng đưa ra khi có người gặp nạn, một cái ôm chứa đựng biết bao yêu thương, một trái tim sẵn sàng chia sẻ là ta có thể trao gửi tới những người thiệt thòi hơn mình lòng nhân ái.
Câu chuyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép đã để lại cho người đọc bài học sâu sắc về lòng nhân ái. Câu chuyện đánh thức lương tri những con người còn quá ích kỉ, gợi cho người đọc những xúc cảm thật đặc biệt. Qua câu chuyện, ta hiểu được tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá tặng cho người khác.