Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích bài Ca dao số 3 hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Phân tích bài Ca dao số 3
Đề bài: Phân tích bài Ca dao số 3
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 1
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Bài ca dao là lời nhắc nhở con người về tình cảm anh em trong gia đình. “Anh em” chỉ mối quan hệ ruột thịt, họ hàng. Điệp từ “cùng” nhấn mạnh nguồn gốc vô cùng gần gũi, thân thiết giữa anh em. Bởi vậy mà giữ anh em luôn cần phải có sự yêu mến, tôn trọng lẫn nhau. Cách so sánh “như thể tay chân” thật độc đáo, khi tay và chân đều là những bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Tay có thuận chân mới bước, cơ thể mới khỏe mạnh. Cũng như anh em có sống hòa thuận thì gia đình mới có thể vui vẻ, hạnh phúc. Đó chính là mong ước của người làm cha mẹ, cũng là bổn phận của con cháu. Câu ca dao tuy đơn giản, nhưng lại chứa đựng một bài học quý giá trong cuộc sống.
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 2
Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam, tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm,ngọt ngào trong ca dao, dân ca.Bên cạnh những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ,tình cảm vợ chồng,...còn có nhiều bài nói về tình cảm anh em trong gia đình. Câu ca dao dưới đây nói về đạo lý làm người:
"Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần."
Trong ca dao dân ca,lối so sánh ví von được sử dụng khá phổ biến."Chân" và "tay" là những bộ phận trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hay tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp con người kể cả hình thể lẫn tinh thần. Cách nói so sánh rất hay,lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, dòng họ. Anh em cùng được sinh trong một gia đình, cùng chung bác mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. Anh em đâu phải người gì xa lạ, đều sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt, họ cùng chung huyết hệ, bên nhau từ thưở ấu thơ đến lúc về nhà. Từ mối quan hệ gia đình,nhân còn nói tới nghĩa vụ của anh em đối với nhau, đó là phải hòa thuận, giúp đỡ và yêu thương nhau.
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 3
Ca dao gửi gắm nhiều bài học giá trị, trong đó em đặc biệt ấn tượng với câu:
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Nội dung của câu ca dao nói về mối quan hệ giữa anh, chị và em trong một gia đình. Cụm từ “anh em” mang tính đại diện cho anh, chị và em trong một gia đình. Đầu tiên, tác giả dân gian đã khẳng định rằng “anh em” không phải là những người xa lạ, mà là có máu mủ, ruột thịt. Họ đều cùng một cha mẹ sinh ra, cùng sống trong một gia đình. Đến hai câu tiếp theo, tác giả dân gian khẳng định rằng giữa anh, chị và em cần phải biết “yêu nhau như thể tay chân”. Cách so sánh khá độc đáo, bởi “tay” và “chân” vốn là những bộ phận trên cơ thể của con người, ảnh hưởng lẫn nhau và đều vô cùng quan trọng. Tay có thuận, thì chân mới bước và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phát triển. Giống như anh em trong một gia đình, có hòa thuận và yêu thương lẫn nhau. Từ đó, gia đình mới êm ấm, hạnh phúc. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho em một lời khuyên vô cùng hữu ích.
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 4
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Bài ca dao giúp tôi hiểu được mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình. Câu đầu tiên là câu phủ định - “anh em” không phải người xa lạ, từ đó nhằm khẳng định mối quan hệ thân thiết, ruột thịt. Tiếp đến, điệp từ “cùng” giúp nhấn mạnh vào mối quan hệ gắn bó giữa “anh em” - cùng chung cha mẹ, là người thân một nhà. Hai câu tiếp theo là lời khuyên nhủ giá trị. Giữa anh, em cần có sự yêu mến, hòa thuận. Cách so sánh “như thể tay chân” thật độc đáo, bởi “tay” và “chân” đều là những bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Cũng giống như anh em có sống hòa thuận thì gia đình mới có thể vui vẻ, hạnh phúc. Bài ca dao tuy ngắn gọn nhưng đã đem đến một bài học quý giá cho chúng ta.
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 5
Ca dao là tiếng nói của tình cảm. Mặc dù trong cuộc đời, con người có rất nhiều thứ tình cảm: tình cảm với quê hương đất nước, tình cảm bạn bè, tình cảm lứa đôi… nhưng có lẽ thiêng liêng nhất vẫn là tình cảm gia đình. Chính vì vậy, lời nhắc nhở chân tình về tình cảm anh – em trong bài ca dao sau luôn luôn được người Việt Nam chúng ta ghi nhớ:
Anh em nào phải người xa.
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.
Đây là bài ca cao được làm theo thể lục bát truyền thống – thể thơ phù hợp nhất cho việc bộc lộ tình cảm của nhân dân ta. Trong tình cảm gia đình, ngoài tình cảm của cha mẹ đối với con cái, của con cháu đối với ông bà, thì tình cảm anh em ruột thịt là thứ tình cảm gần gũi, gắn bó vô cùng. Nói đến anh em là nói đến những con người được sinh ra từ cùng một cha mẹ, sống dưới cùng một mái nhà, hưởng tình yêu thương và sự chăm sóc như nhau. Anh em tuy hai mà một, chung niềm vui nỗi buồn, chung khổ đau sung sướng. Điều đơn giản đó được bài ca dao khẳng định bằng sự đối lập giữa tình anh em ruột thịt với người xa:
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Tình anh em ruột thịt cũng như tình cảm giữa cha mẹ với con cái, giữa con cháu với ống bà, thiêng liêng và đặc biệt ở chỗ con người sinh ra đã mang trong mình thứ tình cảm ấy. Nó tự nhiên, dễ hiểu như chúng ta cần phải ăn, cần phải uống, cần phải hít thở khí trời và uống nước để sống. Nếu tình cảm lứa đôi là thứ tình cảm cần phải được xây dựng, được bắt đầu từ hai con người xa la và hoàn toàn có thể chấm dứt thì tình cảm anh em là thứ tình cảm sẵn có, vô điều kiện và ràng buộc con người bởi huyết thống. Những từ ngữ cùng, chung, một nhà đã nhấn mạnh sự thật hiển nhiên đã được công nhận đó mà còn mang sức nặng của một chân lí:
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.
Tay và chân tuy là hai bộ phân khác nhau nhưng lại cùng tồn tại trên một cơ thể con người. Nếu mất đi một trong hai bộ phận ấy, cơ thể con người sẽ hoạt động rất khó khăn. So sánh tình cảm anh em ruột thịt gắn bó gần gũi như tay và chân, ai ca dao đã giúp chúng ta dễ cảm dễ hiểu, dễ hình dung hơn về thứ tình cảm thiêng liêng cao quý. Và qua sự so sánh ví von ấy, chúng ta thấy được sự tinh tế của ông cha ta xưa. Nếu như tình cảm và công ơn của cha mẹ thường được đặt ngay với núi non trời biển thì tình cảm anh em được cụ thể hóa bằng hình ảnh hết sức thân quen là chân và tay. Vì vậy, đã là anh em phải yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau và trước hết là phải hoà thuận. Hoà thuận vì mục đích đầu tiên là để cho cha mẹ được vui lòng. Chính sự hoà thuận là nền tảng để cho tình anh em thêm phắm thiết bền chặt, là nguồn động viên, nguồn hạnh phúc của cha mẹ, gia đình.
Có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình, nhất là tình anh em. Dễ hiểu, dễ thuộc, những lời khuyên răn giản dị đã đi vào lòng người tự nhiên và ngọt ngào như lời ru của mẹ. Những câu ca dao đã nuôi dưỡng tâm hồn của biêt bao thế hệ người Việt và mang tới cho chúng ta nhiều bài học quý báu trên buớc đường đời.
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 6
Ca dao Việt Nam thật vô vàn ý nghĩa, nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông trong mọi mặt của đời sống mà còn thể hiện tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa con cháu với cha ông, giữa vợ với chồng… mà còn dành nhiều lời thơ cho tình cảm anh em. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó:
"Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần."
Mở đầu bài ca dao đã đưa ra nhận định: “Anh em nào phải người xa”, bài ca dao ngầm khẳng định: anh em với nhau là một mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó. Gần gũi, gắn bó với anh em tuy hai nhưng cũng là một. Điều này thể hiện tình cảm anh em không gì có thể thay thế được. Anh em là những người “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”- cùng một cha mẹ sinh ra, đã cùng chung sống “một nhà”, đã cùng chung buồn vui, sướng khổ. Chính bởi đã “cùng”, đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng về quan hệ nguồn gốc, môi trường sống, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình:
Yêu nhau như thể tay chân
Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần
Bài ca dao như một lời khuyên, lời răn dạy của cha ông cho những người làm anh em trên cuộc đời này, cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay, đó là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu huyết thống của gia đình. Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.
Ngày nay khi xã hội phát triển tình cảm anh em có những ảnh hưởng của xã hội. ngày càng nhiều những vụ án, những vụ xung đột của anh em ruột với nhau. Không ít vụ án anh em vi tranh chấp tài sản mà sát hại nhau, thậm chí chỉ vì mâu thuẫn nhỏ cũng có thể hại cả gia đình người anh em của mình. Phải chăng đạo đức xã hội đã xuống cấp, hay giá trị đạo đức đã thay đổi? Đó chỉ là một bộ phận những người có nhận thức kém trong xã hội, vì lợi ích trước mắt mà hành động nông nổi, để lại hậu quả đáng tiếc cho người thân của mình.
Bài ca dao là lời khuyên lời nhắn nhủ tới thế hệ chúng ta, đã là anh em một nhà, cùng do cha mẹ sinh ra chúng ta phải hòa thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng. Có như vậy chúng ta mới báo hiếu được cha mẹ, xã hội mới yên bình và phát triển được.
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 7
Bài thơ bắt đầu từ từ "Thân em" thường được ví von so sánh giữa những người phụ nữ và sự vật. Những bài đó thường nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ bị coi là vô dụng, thấp hèn, luôn luôn bị phụ thuộc bởi người khác, không bao giờ được tự do, bị đối xử không công bằng. Trọng nam khinh nữ là nỗi khổ mà họ luôn phải chịu đựng. Trái bần, tên của một loại quả ít người biết đến, ăn rất đắng và chát, tiếng 'bần' trong từ trên đồng nghĩa với nghèo khổ. Sự vùi dập của gió, của sóng đã làm trái bần trôi nổi không có nơi mà dạt vào, nó muốn được tập vào một nơi an toàn nhưng đâu có được. Qua trên ta thấy được nỗi khổ của những người phụ nư thời phong kiến. Xã hội cũa lúc nào cũng chỉ muốn nhấn chìm họ. Một phần cũng hiểu được nỗi vất vả của người dân Việt Nam xưa kia.
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 8
Trong mảng chủ đề về tình cảm gia đình, ca dao Việt Nam không chỉ nhắc đến tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa con cháu với cha ông, giữa vợ với chồng, ... mà còn dành nhiều lời thơ cho tình cảm anh em. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Đưa ra nhận định: “Anh em nào phải người xa”, bài ca dao ngầm khẳng định: anh em với nhau là một mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó. Gần gũi, gắn bó với anh với em tuỵ hai nhưng cũng lă một, vì: “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân" - cùng một cha mẹ sinh ra, đã cùng chung sống “một nhà”, đã cùng chung buồn vui, sướng khổ. Chính bởi đã “cùng”, đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng về quan hệ nguồn gốc, môi trường sống, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình:
Yêu nhau như thể tay chân
Rách lành đùm học dở hay đỡ đần.
Cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân - tay, đó là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu huyết thống của gia đình. Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.
Bài ca dao là lời nhắc nhở tha thiết đối với chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 9
Mô típ “thân em” mở đầu bài ca dao vừa tha thiết, xúc động. Người phụ nữ trực tiếp xuất hiện trong câu ca, lên tiếng để than thân, tiếng “em” vang lên bình dị, khiêm nhường, đậm chất nữ tính. Hình ảnh so sánh ẩn dụ mang sắc thái vùng miền Nam bộ “trái bần trôi”, đó là loai quả nhỏ bé có vị vừa chua vừa chát sống ở ven sông, khi nó chín quả sẽ rụng xuống sông trôi lênh đênh trên mặt nước. Đặc tính và dòng đời cả trái bần có nét tương đồng với người phụ nữ, cũng chua chát, hẩm hiu, nổi lênh, vô định. Câu hỏi tu từ “gió dập sóng dồi biết tâm vào đâu” vừa là niềm băn khoăn, vừa là nỗi lo sợ trước cuộc đời của người phụ nữ. “Gió dập sóng dồi” tượng trưng cho những phong ba bão táp của cuộc đời, người phụ nữ vốn đã yêu đuối, nhỏ bé làm sao có thể đứng vững trước bao cơn sóng gió ấy. Bài ca dao vừa là tiếng hát than thân nỉ non cho thân thân nhỏ bé, tội nghiệp của người phụ nữ, sự lo lắng bất an về tương lai vô định, đồng thời là những tiếng trách mọc đầy căm phẫn về xã hôi phong kiến bất công chà đạp lên người phụ nữ.
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 10
Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam, tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm ngọt ngào trong ca dao dân ca. Đó là những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ, đạo làm con, tình cảm vợ chồng.. Bên cạnh đó còn có nhiều bài đặc sắc nói đến tình cảm anh em trong gia đình. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó:
" Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần. "
Mở đầu bài ca dao đã đưa ra nhận định: Anh em nào phải người xa. Quan hệ anh em khác hẳn với quan hệ của người xa (người dưng) bởi vì nó có nhiều cái chung, cái cùng rất thiêng liêng: Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Anh em là bát máu sẻ đôi, vui buồn, sướng khổ có nhau dưới một mái nhà. Chữ" cùng "được điệp lại hai lần để làm nổi bật mối quan hê rất thân thiết của anh chị em trong gia đình: Cùng chung cha mẹ (bác mẹ), cùng chung máu mù ruột thịt (cùng thân) :
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Anh gần gũi, gắn bó với em, anh em tuy hai nhưng cũng là một. Anh em cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống" một nhà ", cùng chung buồn vui, sướng khổ. Nghĩa là chung quan hệ nguồn gốc, môi trường sống. Điều này thể hiện tình cảm anh em không gì có thể thay thế được.
Chính bởi đã" cùng ", đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng đó, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình:
Yêu nhau như thể tay chân
Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần.
Hai câu cuối là lời khuyên bảo anh em, chị em về cách sống, cách đối xử trong gia đình sao cho có tình nghĩa. Chân với tay là hai bộ phận gắn bó của con người. Con người hoàn chỉnh không thể thiếu tay hoặc chân cũng như anh chị em trong một nhà vậy. Anh chị em ruột thịt phải biết yêu nhau, thương nhau, gắn bó đỡ đần nhau như thể tay chân." Anh em hòa thuận "nghĩa là anh em phải đoàn kết, đùm bọc, nhường nhịn nhau, anh chị thương em, em kính trọng anh chị. Để là nổi bật quan hệ anh em, tác giả dân gian đã so sánh mối quan hệ anh với em như chân với tay. Bởi tay và chân vối là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu của cơ thể, là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp của con người kế cả hình thể lẫn tinh thần. Cách ví von rất hay, lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. Anh em sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt, họ cũng chung huyết hệ, bên nhau từ thuở ấu thơ đến lúc về già.
Tục ngữ cũng có câu: "Anh em như chân với tay "chứng tỏ anh em gắm bó khăng khít lắm, không thể tách rời. Anh em ruột thịt có biết" yêu nhau ", có" hòa thuận "thì cha mẹ mới" vui vầy ", mới sống yên vui hạnh phúc. Các động từ:" Yêu nhau "và" hòa thuận "nói lên cách sống, cách cư xử đầy tình nghĩa tốt đẹp của ánh em, chị em trong gia đình.
Từ mối quan hệ gia đình, nhân dân ta nói đến nghĩa vụ của anh em đối với nhau, nghĩa vụ ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể: Đùm bọc, đỡ đần. Đùm bọc, đỡ đần là thể hiện tình yêu thương nhau. Câu ca dao có hai vế đối nhau, kết hợp với dùng biện pháp đối lập, cặp từ trái nghĩa để nói đến những cảnh đời khác nhau, số phận khác nhau của em và anh. Trong anh và em có thể có kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn.. nhưng dẫu thế nào anh em vẫn phải đùm bọc yêu thương nhau. Nghĩa là phải biết giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn như câu tục ngữ" Lá lành đùm lá rách". Lòng hiếu thảo, tình cảm gia đình, anh em được xây dựng trên những quy ước của lễ giáo và sự ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm.
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 11
Người phụ nữ xưa đã trở thành đề tài cho nhiều nhà văn nhà thơ lấy làm nguồn cảm hứng sáng tạo.
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
Bài ca dao, là nỗi lòng của người phụ nữ trong trong chế độ nghiệt ngã xưa. Chính cụm từ “thân em” đã nói lên những ai oán của người phụ nữ, khi họ biết số phận của mình luôn phải chịu nhiều cay đắng, nghiệt ngã hẩm hiu. Trái bần trôi đó, nhỏ bé, cô đơn rơi trên dòng sông cuộc đời chưa biết đi đâu về đâu, chưa biết sẽ bị xô dạt tới phương trời nào. Câu thơ nói lên sự lênh đênh của số phận người phụ nữ xưa. Cuộc sống của họ luôn chịu cảnh “ba chìm bảy nổi” chẳng biết sẽ trôi dạt phương nào. Người phụ nữ không bao giờ có quyền quyết định số phận của mình họ chỉ như trái bần trôi, như những viên bánh trôi nước mà thôi, lênh đênh phiêu dạt khắp cuộc đời, không biết chốn nào là nơi hạnh phúc.
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 12
Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy
Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này. Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 13
Những câu trên cho em thấy những nét đẹp của vùng đất Bình Định như câu Bình Định có núi Vọng Phu là ca ngợi lòng thủy chung, son sắt của người vợ bồng con ngóng trông chồng về. Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh gợi nhắc đến chiến công lường lẫy của nghĩa quân Tây Sơn. Em về Bình Định cùng anh, được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa, câu này cho ta thấy món canh bí đỏ là món ăn đặc trưng riêng của người Bình Định. Bài ca dao trên nhấn mạnh nét đẹp riêng của Bình Định. Nó thể hiện niềm tự hào của tác giả dân gian về mảnh đất quê hương. Câu ca dao trên gợi đến những danh lam thắng cảnh đẹp, đồng thời thể hiện lòng tự hào về những cảnh đẹp quê hương đất nước. Có lòng biết ơn, sự đồng cảm với những vất vả, lòng thủy chung sâu sắc và tâm hồn hiền lành, chăm chỉ trong cuộc sống đời thường của nhân dân. Con người Việt Nam ta cần cù chịu khó trong lao động, đặc sản riêng của nét đẹp miền quê Bình Định.
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 14
Tình cảm anh em được thể hiện qua bài ca dao dưới đây:
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Mở đầu, tác giả dân gian đã khẳng định “anh em” không phải là những người xa lạ, mà có mối quan hệ gắn bó, ruột thịt. Hình ảnh so sánh “yêu nhau như thể tay chân” thật độc đáo. “Tay” và “chân” vốn là những bộ phận trên cơ thể của con người, ảnh hưởng lẫn nhau và đều vô cùng quan trọng. Tay có thuận, thì chân mới bước. Cơ thể mới khỏe mạnh, phát triển. Cũng giống như anh em trong một gia đình, có hòa thuận và yêu thương lẫn nhau. Gia đình đó mới có thể hạnh phúc, ấm êm. Đó vừa là mong muốn của người lớn, vừa là trách nhiệm của anh, em. Bài ca dao đem đến lời khuyên cho con người vô cùng quý giá cho con người.
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 15
Kho tàng ca dao dân ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức. Nó phản ánh những tình cảm tốt đẹp của nhân dân lao động trong đời sống hàng ngày. Đến với ca dao dân ca, chúng ta có thể bắt gặp mọi vấn đề liên quan đến đời sống con người như thiên nhiên thời tiết, lao động sản xuất và những mối quan hệ xã hội của họ: gia đình, tình yêu, tình bạn...
Riêng về tình yêu, có thể nói rằng: dung lượng những bài ca dao về tình yêu đôi lứa rất lớn và thể hiện được những cung bậc tình cảm của thanh niên nam nữ từ khi bước vào tình yêu cho đến khi buớc vào đời sống hôn nhân gia đình - trong đó, phải kể đến những bài ca dao thách cưới.
Sau một thời gian tìm hiểu cô gái, người con trai nhận ra một nửa đích thực của đời mình và muốn tiến tới hôn nhân, muốn cùng cô gái xây dựng hạnh phúc gia đình. Thế nhưng khi ngỏ lời thì lập tức cô gái (nhà gái) lại đưa ra yêu cầu: chàng phải sắm (phải có) cái này cái kia làm sính lễ thì em mới chịu theo chàng về nhà. Cái này cái kia có thể là những thứ rất bình dị, dễ tìm nhưng cũng có thể là những thứ khó kiếm nhưng bắt buộc phải có. Việc đưa ra yêu cầu phải có một cái gì đó để làm sính lễ được gọi là thách cưới.
Bất cứ một cô gái nào, trước khi về làm dâu nhà người ta cũng đều muốn mình được tôn trọng. Cho nên, họ thách cưới thật cao để cho gia đình nhà trai phải nhìn lại giá trị thật sự của mình, rằng cưới được họ về không phải là điều đơn giản.
Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, chúng ta cũng nhận thấy là cô gái đang làm khó chàng trai, gần như là buộc chàng trai phải từ bỏ ý định của mình. Trước những yêu cầu có vẻ "ngược đời" như thế của cô gái, thái độ của chàng trai thế nào? Chấp nhận? Từ bỏ? Hay thương lượng giảm lễ vật thách cưới?
Anh là con trai học trò
Em mà thách cưới thế anh lo thế nào?
Em khoe em đẹp như sao
Để anh lận đận ra vào đã lâu
Mẹ em thách cưới cho nhiều
Thử xem anh nghèo có cưới được không?
Nghèo thì bán bể bán sông
Anh cũng cố cưới lấy công ra vào
Cưới em trăm tám ông sao
Trăm tấm lụa đào mươi cót trầu cau
Cưới em một trăm con trâu
Một nghìn con lợn, bồ câu tám nghìn
Cưới em tám vạn quan tiền
Để làm tế lễ gia tiên ông bà
Cưới em một chĩnh vàng hoa
Mười chum vàng cốm bạc là trăm nong
Cưới em ba chum mật ong
Mười thúng mỡ muỗi ba nong quýt đầy…
Anh học trò này thật lém lỉnh và táo bạo, anh không thương lượng giảm bớt mà lại tỏ ra bình thản đến lạ lùng. Và thậm chí lễ vật của anh còn có vẻ vượt mấy lần yêu cầu của cô gái đề ra. Nếu như cô gái thách "hai mươi tám", "chín mươi chín" ông sao thì anh lại dẫn tới "trăm tám ông sao trên trời". Vì tình yêu, anh không sợ, không để những lễ vật đó trở thành rào cản anh đến với cô gái và có lẽ cũng hiểu tâm lí của cô gái mà chàng trai cũng đáp lại như thế cho thỏa tấm lòng của cô. Việc dẫn hơn số lễ vật mà cô gái yêu cầu cũng thể hiện sự trân trọng của chàng trai đối với phẩm giá của cô gái và sự đồng cảm của anh đối với người yêu như thế nào.
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 16
Bài ca dao số 3 lên án hủ tục: Thách cưới. Cách lên án đó có phần hài hước, dí dỏm. Anh học trò này thật lém lỉnh và táo bạo, anh không thương lượng giảm bớt mà lại tỏ ra bình thản đến lạ lùng. Và thậm chí lễ vật của anh còn có vẻ vượt mấy lần yêu cầu của cô gái đề ra. Nếu như cô gái thách “hai mươi tám”, “chín mươi chín” ông sao thì anh lại dẫn tới “trăm tám ông sao trên trời”. Vì tình yêu, anh không sợ, không để những lễ vật đó trở thành rào cản anh đến với cô gái và có lẽ cũng hiểu tâm lí của cô gái mà chàng trai cũng đáp lại như thế cho thỏa tấm lòng của cô. Việc dẫn hơn số lễ vật mà cô gái yêu cầu cũng thể hiện sự trân trọng của chàng trai đối với phẩm giá của cô gái và sự đồng cảm của anh đối với người yêu như thế nào.
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 17
Bài ca dao 3 đã gợi lên vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua vẻ đẹp thiên nhiên, của lịch sử đấu tranh anh hùng (chiến công của nghĩa quân Tây Sơn ở đầm Thị Nại), của lòng chung thuỷ, sắt son của người phụ nữ (núi Vọng Phu), của những món ăn dân dã đặc trưng nơi đây. Tác giả đã sử dụng phép điệp từ “có” trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”. Điệp từ này đã góp phần nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng của Bình Định và thể hiện lòng tự hào của tác giả dân gian về mảnh đất quê hương.
Phân tích bài Ca dao số 3 - mẫu 18
Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương Bình Định, qua đó thể hiện tình yêu, niềm tự hào với vẻ đẹp ấy. Những địa danh: "núi Vọng Phu", " đầm Thị Nại", "Cù Lao Xanh" là những thắng cảnh, di tích,là biểu tượng của Bình Định. Các địa điểm được liệt kê như gợi nhắc công ơn xây dựng của ông cha thời trước, khơi lên trong người đọc lòng biết ơn, niềm tự hào dân tộc. Trước những vẻ đẹp ấy, chàng trai đã mời cô gái: "Em về Bình Định cùng anh/ Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa." Lời mời mang giọng điệu tâm tình, chân thành hãy về với Bình Định thân thương, với những món ăn quen thuộc, dân đã mà thấm đượm nghĩa tình.