Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích bài thơ Mầm non của Võ Quảng hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Phân tích bài thơ Mầm non của Võ Quảng
Đề bài: Phân tích bài thơ Mầm non của Võ Quảng.
Phân tích bài thơ Mầm non của Võ Quảng - mẫu 1
Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ,
Một Mầm Non nho nhỏ
Còn nằm ép lặng im.
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy máy bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây thông thưa thớt
Như chỉ cội với cành...
Mầm Non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc.
Sức sống mùa xuân, âm thanh mùa xuân rạo rực trong từng làn da thớ thịt của có cây hoa lá được nhà thơ Võ Quảng lắng nghe bằng cả tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết và thể hiện vô cùng tinh tế trong bài thơ ngũ ngôn “Mầm non” hết sức đáng yêu.
Võ Quảng là nhà thơ trẻ mãi với những tác phẩm viết cho thiếu nhi. Thơ ông nhẹ nhàng, hóm hỉnh như khúc đồng dao. Ngôn ngữ và cảm xúc trong sáng, ý tưởng tươi tắn, hồn nhiên, cách diễn đạt giản dị, chắc khoẻ, bất ngờ, hóm hỉnh và tinh tế đó là phong cách nghệ thuật và hồn thơ đậm đà của Võ Quảng. Với hai mươi sáu câu thơ ngũ ngôn không non lép một từ nào, bài thơ “Mầm non” đã hội đủ tất cả những phẩm chất tốt đẹp của phong cách nghệ thuật và hồn thơ đáng yêu ấy.
Mầm non - biểu tượng của linh hồn thơ bé, biểu tượng cho cái mới, cái tươi non, xinh đẹp trong cuộc đời được nhà thơ Võ Quảng quan sát bằng con mắt tỉnh tường và một trái tim giàu yêu thương. Trong tấm áo xù xì của thân bàng mẹ mầm non đang nín thở chờ đợi. Sự tinh tế của thi sĩ là đã “nghe”, đã “thấy” đã “biết” bước đi của mùa xuân qua hai tín hiệu “lá đỏ” và “Mầm Non”
“Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ,
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm ép lặng im.”
Mầm Non “lim dim” đôi mắt, nép mình chờ đợi khoảnh khắc tuyệt diệu của chúa Xuân đang khẽ nhón gót chân đi dạo khắp nhân gian, đang lắng nghe sự chuyển mình của đất trời, của vạn vật, cỏ cây hoa lá, của thiên nhiên vũ trụ - bước chuyển mình của cuối đông đầu xuân. Mây “hối hả” bay, mưa phùn “lất phất” rây bụi mờ:
“Mầm Non mắt lim dim
Cổ nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn”.
Cảnh vật như vừa bừng tỉnh, tưởng như còn nhiều vương vấn. “Mầm Non” vẫn nép mình nằm chờ đợi mùa xuân ... lắng nghe lá rơi “rào rào” theo chiều gió cuốn. mặt đất rải lá vàng. Không gian trở nên thoáng đãng. Rừng thưa thớt. Cây trụi lá, trơ cành, tích nhựa chờ xuân để đâm chồi này lộc. Lão già Mùa Đông đã kết thúc cuộc hành trình của mình. Nàng Xuân nhẹ nhàng nhún bước trên mặt đất, đất chợt hồi sinh:
“Rào vào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây thông thưa thớt
Như chỉ cội với cành...”
Mọi vật đang hồi sinh, đang cựa mình đón Xuân. Tất cả đang đợi chờ chúa Xuân. Cùng với Mầm Non, thi sĩ đã mơ hồ cảm nhận sự chuyển mình hết sức tinh vi của đất trời, tạo vật:
“Một chú thỏ phóng nhanh
Chạy nấp vào bụi vắng
Và tất cả im ắng
Từ ngọn cỏ làn rêu...”
Nàng xuân đã đến thật rồi! Một buổi sớm mai, một âm thanh của chim muông “chiếp chiu, chiu! Xuân tới”. Vạn vật bừng lên sức sống, bừng nở cùng lúc đón chào nàng Xuân. Tiếng chim kêu – tín hiệu vui – cảnh vật như đang cựa mình, khúc nhạc Xuân cùng tấu lên vui nhộn. Nước suối dâng đầy, như vừa “róc rách” chảy, vừa cất tiếng “reo mừng”. Ngàn vạn chim muông tung cánh “hát ca vang dậy” đón chào Chúa Xuân đang tới. Khúc nhạc xuân tưng bừng. Vũ điệu mùa xuân thêm náo nức, hớn hở, say mê. Điệp ngữ “tức thì” như hai nốt nhạc du dương trong giai điệu hối hả mà ngọt ngào: Suối reo, chim hót, Mầm Non và nhà thơ cùng reo, cùng hát khúc hoan са:
“Chợt một tiếng chim kêu
- Chiếp chiu, chiu! Xuân tới!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy”
Và Mầm Non sau bao ngày chờ đợi “nằm ép lặng im” đã “nghe thấy”, đã cựa mình, rồi “đứng dậy”, rồi “khoác áo màu xanh biếc” - Hình tượng khoẻ và đẹp, tượng trưng cho mùa xuân, vẻ đẹp thanh xuân và tinh khôi của thiên nhiên. Hình tượng Mầm Non còn là cái mới, cái trẻ trung, tươi đẹp, sức sống mới, là cái đẹp xuất hiện thay thế cho cái cũ kĩ, già nua.
Thơ Võ Quảng có rất nhiều loại nhạc điệu đa dạng, trẻ em thích và dễ thuộc, vì nhạc điệu đó ông hay sáng tác thơ có âm điệu giống như đồng dao, giọng điệu vui tươi, sinh động. Nhà thơ khai thác tối đa các phép nhân hóa, so sánh, xây dựng các hình ảnh liên tưởng độc đáo và vui tươi. Sử dụng các biện pháp tu từ, dùng nhiều từ láy làm cho vốn từ của trẻ thêm sinh động và hấp dẫn hơn, tạo sự chắc khỏe, vui tươi. Bởi lẽ đó bài thơ “Mầm non” như khúc nhạc say mê khiến bao trẻ em yêu mến.
Mọi sự chuyển động của thiên nhiên trong mùa xuân đều được thay đổi và lớn dần trong đôi mắt của Mầm non. Hình ảnh Mầm Non thật đẹp, là biểu tượng của sức sống mùa xuân, của vẻ đẹp tinh khôi trước thiên nhiên. Mầm non ra đời trong sự chuyển động tươi vui của thiên nhiên tạo vật. Sức sống mùa xuân đang ứ đầy trong làn da thớ thịt của Mầm Non. “Mầm Non” là khúc ca mùa xuân, là vũ điệu mùa xuân và còn là khát vọng mùa xuân.
Phân tích bài thơ Mầm non của Võ Quảng - mẫu 2
Sức sống mùa xuân, âm thanh mùa xuân rạo rực trong từng làn da thớ thịt của có cây hoa lá được nhà thơ Võ Quảng lắng nghe bằng cả tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết và thể hiện vô cùng tinh tế trong bài thơ ngũ ngôn “Mầm non” hết sức đáng yêu.
Võ Quảng là nhà thơ trẻ mãi với những tác phẩm viết cho thiếu nhi. Thơ ông nhẹ nhàng, hóm hỉnh như khúc đồng dao. Ngôn ngữ và cảm xúc trong sáng, ý tưởng tươi tắn, hồn nhiên, cách diễn đạt giản dị, chắc khoẻ, bất ngờ, hóm hỉnh và tinh tế đó là phong cách nghệ thuật và hồn thơ đậm đà của Võ Quảng. Với hai mươi sáu câu thơ ngũ ngôn không non lép một từ nào, bài thơ “Mầm non” đã hội đủ tất cả những phẩm chất tốt đẹp của phong cách nghệ thuật và hồn thơ đáng yêu ấy.
Mầm non - biểu tượng của linh hồn thơ bé, biểu tượng cho cái mới, cái tươi non, xinh đẹp trong cuộc đời được nhà thơ Võ Quảng quan sát bằng con mắt tỉnh tường và một trái tim giàu yêu thương. Trong tấm áo xù xì của thân bàng mẹ mầm non đang nín thở chờ đợi. Sự tinh tế của thi sĩ là đã “nghe”, đã “thấy” đã “biết” bước đi của mùa xuân qua hai tín hiệu “lá đỏ” và “Mầm Non”
“Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ,
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm ép lặng im.”
Mầm Non “lim dim” đôi mắt, nép mình chờ đợi khoảnh khắc tuyệt diệu của chúa Xuân đang khẽ nhón gót chân đi dạo khắp nhân gian, đang lắng nghe sự chuyển mình của đất trời, của vạn vật, cỏ cây hoa lá, của thiên nhiên vũ trụ - bước chuyển mình của cuối đông đầu xuân. Mây “hối hả” bay, mưa phùn “lất phất” rây bụi mờ:
“Mầm Non mắt lim dim
Cổ nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn”.
Cảnh vật như vừa bừng tỉnh, tưởng như còn nhiều vương vấn. “Mầm Non” vẫn nép mình nằm chờ đợi mùa xuân ... lắng nghe lá rơi “rào rào” theo chiều gió cuốn. mặt đất rải lá vàng. Không gian trở nên thoáng đãng. Rừng thưa thớt. Cây trụi lá, trơ cành, tích nhựa chờ xuân để đâm chồi này lộc. Lão già Mùa Đông đã kết thúc cuộc hành trình của mình. Nàng Xuân nhẹ nhàng nhún bước trên mặt đất, đất chợt hồi sinh:
“Rào vào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây thông thưa thớt
Như chỉ cội với cành...”
Mọi vật đang hồi sinh, đang cựa mình đón Xuân. Tất cả đang đợi chờ chúa Xuân. Cùng với Mầm Non, thi sĩ đã mơ hồ cảm nhận sự chuyển mình hết sức tinh vi của đất trời, tạo vật:
“Một chú thỏ phóng nhanh
Chạy nấp vào bụi vắng
Và tất cả im ắng
Từ ngọn cỏ làn rêu...”
Nàng xuân đã đến thật rồi! Một buổi sớm mai, một âm thanh của chim muông “chiếp chiu, chiu! Xuân tới”. Vạn vật bừng lên sức sống, bừng nở cùng lúc đón chào nàng Xuân. Tiếng chim kêu – tín hiệu vui – cảnh vật như đang cựa mình, khúc nhạc Xuân cùng tấu lên vui nhộn. Nước suối dâng đầy, như vừa “róc rách” chảy, vừa cất tiếng “reo mừng”. Ngàn vạn chim muông tung cánh “hát ca vang dậy” đón chào Chúa Xuân đang tới. Khúc nhạc xuân tưng bừng. Vũ điệu mùa xuân thêm náo nức, hớn hở, say mê. Điệp ngữ “tức thì” như hai nốt nhạc du dương trong giai điệu hối hả mà ngọt ngào: Suối reo, chim hót, Mầm Non và nhà thơ cùng reo, cùng hát khúc hoan са:
“Chợt một tiếng chim kêu
- Chiếp chiu, chiu! Xuân tới!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy”
Và Mầm Non sau bao ngày chờ đợi “nằm ép lặng im” đã “nghe thấy”, đã cựa mình, rồi “đứng dậy”, rồi “khoác áo màu xanh biếc” - Hình tượng khoẻ và đẹp, tượng trưng cho mùa xuân, vẻ đẹp thanh xuân và tinh khôi của thiên nhiên. Hình tượng Mầm Non còn là cái mới, cái trẻ trung, tươi đẹp, sức sống mới, là cái đẹp xuất hiện thay thế cho cái cũ kĩ, già nua.
Thơ Võ Quảng có rất nhiều loại nhạc điệu đa dạng, trẻ em thích và dễ thuộc, vì nhạc điệu đó ông hay sáng tác thơ có âm điệu giống như đồng dao, giọng điệu vui tươi, sinh động. Nhà thơ khai thác tối đa các phép nhân hóa, so sánh, xây dựng các hình ảnh liên tưởng độc đáo và vui tươi. Sử dụng các biện pháp tu từ, dùng nhiều từ láy làm cho vốn từ của trẻ thêm sinh động và hấp dẫn hơn, tạo sự chắc khỏe, vui tươi. Bởi lẽ đó bài thơ “Mầm non” như khúc nhạc say mê khiến bao trẻ em yêu mến.
Mọi sự chuyển động của thiên nhiên trong mùa xuân đều được thay đổi và lớn dần trong đôi mắt của Mầm non. Hình ảnh Mầm Non thật đẹp, là biểu tượng của sức sống mùa xuân, của vẻ đẹp tinh khôi trước thiên nhiên. Mầm non ra đời trong sự chuyển động tươi vui của thiên nhiên tạo vật. Sức sống mùa xuân đang ứ đầy trong làn da thớ thịt của Mầm Non. “Mầm Non” là khúc ca mùa xuân, là vũ điệu mùa xuân và còn là khát vọng mùa xuân.
Phân tích bài thơ Mầm non của Võ Quảng - mẫu 3
Võ Quảng là nhà thơ trẻ với những tác phẩm thiếu nhi sôi động. Thơ ông lôi cuốn, hấp dẫn như lời kể truyện cổ tích. Ngôn từ sâu lắng, tình cảm chan hòa, ý tưởng mới lạ, phong cách sáng tạo, đó là bản sắc nghệ thuật và tinh thần thơ đặc biệt của Võ Quảng.
Bài thơ 'Mầm non' với 26 câu thơ đẹp như những cánh hoa đua nở, đã ghi dấu ấn đậm nét của nghệ sĩ và tâm hồn trẻ thơ đáng yêu ấy.
Hai từ 'mầm non' lóe sáng ba lần trong bài thơ, như những điểm sáng của một trái tim trẻ thơ, của sự trẻ trung và tươi mới trong cuộc sống.
Bài thơ bắt đầu với hình ảnh một cây bàng cuối đông (ở nơi sân trường?) chỉ còn những 'vệt đỏ'. Lúc ấy, một mầm non rất đáng yêu đang chờ đợi, như một điềm báo cho mùa xuân mới sắp đến. Sự tinh tế của nhà thơ là đã cảm nhận, đã hiểu, đã chia sẻ bước chuyển mình của thiên nhiên qua hai dấu vết 'đỏ' và 'mầm non':'
'Dưới lớp vỏ của một cành bàng
Còn vài chiếc lá đỏ rơi
Một mầm non bé nhỏ
Nằm im lìm dưới ánh sáng.'
Đang kín đáo, đang trông ngóng, đôi mắt lấp lửng, Mầm Non 'cố nhìn xuyên qua lá' nhìn thấy và nghe vũ trụ đang lăn xả. Tạo vật đang đi theo những bước cuối cùng của mùa đông. Mây 'vội vã' trôi. Mưa phùn nhẹ nhàng' rơi bên lề:
'Mầm Non mắt lấp lửng
Cố nhìn xuyên qua lá
Thấy mây trôi vội vã
Thấy nhẹ nhàng mưa phùn bay.
Cảnh vật dường như đang lưu luyến và còn nhiều dấu vết. 'Mầm Non' vẫn nằm im chờ đợi mùa xuân. Nghe lá rơi 'rụng rời' theo hướng gió thổi. Mặt đất phủ đầy lá vàng. Không gian trở nên rộng rãi. Rừng vắng hoe. Cây trơ cành không lá. Mùa đông đã qua. Mùa xuân đã gõ cửa:
'Lá rơi rủ vào trận gió
Mặt đất phủ vàng lá
Rừng thông trải rộng bát ngát
Như đang tương tác với mây...'
Khung cảnh biến đổi trước sự tan tác của mùa đông. Thỏ bật dậy. Cỏ, rêu đều im lặng chờ đợi mùa xuân ập đến. Cùng với 'Mầm Non', nhà thơ cảm nhận một sự thay đổi của tự nhiên:
'Một con thỏ nhảy vọt nhanh
Chạy trốn vào bụi cây xanh
Và mọi thứ im lặng yên bình
Từ những bông hoa nhỏ...'
Xuân đã về rồi. Một buổi sáng sớm. Bất ngờ trước tiếng chim hót, một dấu hiệu vui mừng, âm nhạc vang vọng, ngân nga mừng rỡ. Xuân đến với bản nhạc của mùa xuân:
'Bỗng một tiếng chim reo vang
- Chiếp chiu, chiu! Xuân đã đến!'.
Dòng suối tràn đầy, như vừa 'nhấp nhô' mà cất tiếng 'hát mừng'. Muôn loài chim tung cánh 'hòa ca hát lên' chào đón mùa xuân. Khúc nhạc mùa xuân thêm sôi động. Vũ điệu mùa xuân thêm phấn khởi, phồn thịnh. Sứ điệp 'ngay lập tức' như 2 nốt nhạc trong bản nhạc, nhịp điệu nhanh như mùa xuân. Suối hát, chim reo và Mầm Non cùng hát vang:
'Ngay lập tức nước suối reo vang
Nổi lên, rộn ràng hát mừng
Ngay lập tức hàng ngàn chim tỏa sáng
Hòa vào bản hát vang dậy'
Và sau bao ngày đêm nằm im chờ đợi, 'Mầm Non' đã cảm nhận, đã tỉnh giấc, rồi đứng dậy, rồi khoác lên mình áo quen thuộc:
'Mầm Non đã nghe thấy
Liền bật dậy như cánh vỏ rơi
Nó vươn mình giữa không trung
Mang áo xanh mướt trên vai.'
'Mầm Non' đã tỉnh giấc, bước ra và khoác lên mình chiếc áo màu xanh ngọc, biểu tượng cho sức sống và sự tươi mới của mùa xuân.
Hình ảnh Mầm Non đại diện cho sự mới mẻ, trẻ trung, thay thế cho những điều cũ kỹ, tàn phai trong cuộc sống.
'Mầm Non' là bản giao hưởng mùa xuân, là điệu nhảy mùa xuân, là ước mơ của mùa xuân. Ý nghĩa triết lí thực sự của bài thơ 'Mầm Non'!
Phân tích bài thơ Mầm non của Võ Quảng - mẫu 4
Võ Quảng là nhà thơ trẻ mãi với những tác phẩm viết cho thiếu nhi. Thơ ông nhẹ nhàng, hóm hỉnh như khúc đồng dao. Ngôn ngữ và cảm xúc trong sáng, ý tưởng tươi tắn, hồn nhiên, cách diễn đạt tinh tế, đó là phong cách nghệ thuật và hồn thơ đậm đà của Võ Quảng. Bài thơ "Mầm non" với 26 câu thơ ngũ ngôn đã hội tụ tất cả những phẩm chất tốt đẹp của phong cách nghệ thuật và hồn thơ đáng yêu ấy.
Hai chữ "mầm non" xuất hiện ba lần trong bài thơ, được viết hoa mang tính biểu trưng cho một linh hồn thơ bé, cho cái mới tươi non xinh đẹp trong cuộc đời.
Mở đầu bài thơ là một cây bàng cuối đông (nơi sân trường?) chỉ còn lại "một vài lá đỏ". Khi ấy, một mầm non đang nín thở đợi chờ. Sự tinh tế của thi sĩ là đã "nghe", đã "thấy", đã "biết" bước đi của mùa xuân qua hai tín hiệu "lá đỏ" và "mầm non":
"Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ,
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm ép lặng im."
Đang nín thở, đang đợi chờ, đang "lim dim" đôi mắt, Mầm Non "cố nhìn qua kẽ lá" thấy và nghe vũ trụ đang chuyển mình. Tạo vật đang chuyển mình theo những bước đi cuối cùng của mùa đông. Mây "hối hả" bay. Mưa phùn lất phất" rây bụi mờ:
"Mầm Non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn".
Cảnh vật tưởng như và còn nhiều vương vấn. "Mầm Non" vẫn nép mình nằm im đợi chờ mùa xuân. Lắng nghe lá rơi "rào rào" theo chiều gió cuốn. Mặt đất rải vàng lá cây. Không gian trở nên thoáng đãng. Rừng thưa thớt. Cây trụi lá trơ cành. Mùa đông đã tàn. Mùa xuân đang tới:
"Rào vào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây thông thưa thớt
Như chỉ cội với cành..."
Cảnh vật đổi thay trước mùa đông tàn. Thỏ giật mình. Ngọn cỏ, làn rêu đều nín thở đợi chờ mùa xuân đang đến. Cùng với "Mầm Non", thi sĩ đã mơ hồ cảm thấy một sự chuyển mình của tạo vật:
"Một chú thỏ phóng nhanh
Chạy nấp vào bụi vắng
Và tất cả im ắng
Từ ngọn cỏ làn rêu..."
Mùa xuân đã đến rồi. Một buổi sớm mai. Quá bất ngờ trước một tiếng chim, một tín hiệu vui, ngân vang thánh thót. Xuân tới cùng khúc nhạc mùa xuân:
"Chợt một tiếng chim kêu
- Chiếp chiu, chiu! Xuân tới!".
Nước suối dâng đầy, như vừa "róc rách" chảy vừa cất tiếng "reo mừng". Ngàn vạn chim muông tung cánh "hát ca vang dậy" đón chào mùa xuân tới. Khúc nhạc mùa xuân thêm tưng bừng. Vũ điệu mùa xuân thêm náo nức, hớn hở. Điệp ngữ "tức thì" như 2 nốt nhạc du dương trong giai điệu, nhịp điệu hối hả mùa xuân. Suối reo, chim hót hay Mầm Non và nhà thơ cùng reo, cùng hát:
"Tức thì trăm con suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy"
Và "Mầm Non" sau bao ngày đêm "nằm ép lặng im" đợi chờ, đã "nghe thấy", đã cựa mình, rồi "đứng dậy", rồi "khoác áo":
"Mầm Non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc."
"Mầm Non" "đứng dậy" rồi "khoác áo màu xanh biếc" là một hình tượng đẹp và khỏe, tượng trưng cho sức sống mùa xuân, vẻ đẹp thanh xuân và tinh khôi của thiên nhiên. Hình tượng Mầm Non còn mang hàm nghĩa ngợi ca cái mới, cái trẻ trung, cái tươi đẹp xuất hiện đã thay thế cho cái già nua, cái tàn tạ, cũ kĩ trong cuộc đời.
"Mầm Non" là ca khúc mùa xuân, là vũ điệu mùa xuân, nó còn là khát vọng mùa xuân. Ý vị triết lí, chính là giá trị đích thực của bài thơ ngũ ngôn "Mầm Non" vậy!.
Phân tích bài thơ Mầm non của Võ Quảng - mẫu 5
Nhắc tới nhà văn Võ Quảng, người ta nhớ ngay tới các tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông. Sinh thời, ông quan niệm: “Viết cho thiếu nhi là tình yêu và lẽ sống của tôi”. Ông luôn tâm niệm mình là một nhà giáo dục, cả cuộc đời dành trọn vẹn "những gì đẹp đẽ nhất, tinh khiết nhất cho thiếu nhi". Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho đề tài nhà thơ là bài thơ Mầm non đã ghi lại cảm xúc trong lòng mỗi độc giả trong đó có tôi. Đây là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài thiếu nhi của ông. Bài thơ này không chỉ thu hút trẻ em bởi cấu trúc đơn giản mà còn bởi giai điệu tươi sáng, vui tươi, rất phù hợp với tâm hồn giàu cảm xúc và năng động của trẻ. Tác giả đã thổi hồn vào những trang thơ của mình khiến câu thơ có giá trị biểu cảm cao, dùng nhiều biện pháp tu từ khiến cho vạn vật thiên nhiên trở nên sống động, gần gũi, như con người. Điều đó giúp người đọc, người nghe cảm nhận một cách chân thật hình ảnh của mầm non yếu ớt lớn lên. Mầm non được nhân hoá lên như một con người biết lắng nghe cuộc sống tươi đẹp kia, nó chỉ mới là một mầm non bé tí ti đang chuyển mình theo những bước đi cuối cùng của mùa đông để chờ đón một mùa xuân căng tràn nhựa sống. Sự cố gắng, khát khao được chuyển mình, để nỗ lực đến mùa xuân đã cho ta thấy một bài học trong cuộc sống rằng phải luôn nỗ lực không ngừng nghỉ thì một ngày nào đó sự nỗ lực ấy sẽ được đền đáp . Cảnh vật còn nhiều vương vấn nhưng "Mầm Non" vẫn nép mình nằm im đợi chờ mùa xuân. Cành bàng cuối đông chỉ còn lại "một vài lá đỏ, ‘’thấy mây bay hối hả", mây "hối hả" bay,. Mọi cảnh vật xung quanh như đang vương vấn nơi đây, bởi mùa đông đến là dịp cây cối thường khô và trụi lá. Cành bàng như đang lưu luyến là thế nhưng mầm non thì vẫn nép mình đợi chờ mùa xuân. Việc vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các thủ pháp nhân hóa còn thể hiện khả năng quan sát, miêu tả tinh tế và tình yêu thiên nhiên của nhà thơ. ‘’Rào vào trận lá tuôn’’ lắng nghe lá rơi "rào rào" theo chiều gió cuốn. Mặt đất rải vàng lá cây. Cây trụi lá trơ cành. Mùa đông đã tàn. Mùa xuân đang tới: ‘’Một chú thỏ phóng nhanh’’, thỏ giật mình phóng nhanh, ngọn cỏ, làn rêu đợi chờ mùa xuân đang đến. Cùng với "Mầm Non", nhà thơ mơ hồ cảm nhận được sự chuyển mình của tạo hóa. Mùa xuân, mùa sức sống vô cùng tươi trẻ này đã đến rồi. Một buổi sớm mai. Quá bất ngờ trước một tiếng chim, một tín hiệu vui, ngân vang thánh thót. Xuân tới cùng khúc nhạc mùa xuân: "Chợt một tiếng chim kêu’’. Vạn vật chim muông hát ca vang dậy báo hiệu mùa xuân đã tới. Mùa xuân mùa của sức sống vô cùng tươi mới đã tới. Có thể thấy cảnh vật thiên nhiên, sự vật của bài thơ Mầm non đã cho ta thấy vẻ đẹp sức sống của cảnh vật thiên nhiên. Nó biết lắng nghe, rung động như con người nó lớn lên yêu đời, lạc quan. Bài thơ đã cho ta cảm nhận rõ rệt về bức tranh màu xuân, vừa cho thấy tấm lòng của nhà thơ đối với thiên nhiên cảnh vật hết sức trân trọng. Có lẽ vì thế mà bài thơ đã khơi gợi cho ta một khát vọng về cuộc đời với sự nỗ lực, vất vả, hi sinh để như hình ảnh mầm non trong bài thơ căng tràn nhựa sống để cống hiến cho đời những gì tinh túy nhất. Hình ảnh ‘’ mầm non’’ là hình ảnh biểu tượng cho con người đặc biệt là thế hệ trẻ phải không ngừng nỗ lực để cống hiến cho đời, cho người. Bài thơ đã để lại trong tôi biết bao cảm xúc, dấy lên trong tôi biết bao nhiều kỉ niệm. Qua bài thơ chúng ta nhận ra được bài học về sự nỗ lực trong cuộc sống.
Phân tích bài thơ Mầm non của Võ Quảng - mẫu 6
Nhà văn Hà Ân quả quyết rằng : “Trong số những người viết cho các em, Võ Quảng là người dành hết tâm hồn, hết sức lực, có nghĩa là toàn vẹn cho sự nghiệp ấy”. Quả thật, bài thơ của Võ Quảng là cây bút xuất sắc về văn học thiếu nhi ở nước ta luôn chạm đến trái tim người đọc những rung cảm rõ rệt nhất. Và bài thơ ‘’Mầm non’’ là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Võ Quảng. Bài thơ tập trung vào vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp trong bài thơ Mầm non và những thời điểm khác nhau của mùa xuân. Tác giả hẳn là một người rất yêu thiên nhiên thì mới có thể cảm nhận rõ rệt được mùa xuân hiện lên từ tạo vật. Mầm non là hình ảnh biểu tượng được nhân hoá lên như một con người biết lắng nghe cuộc sống tươi đẹp kia. Mầm non là hình cảnh những mầm lá mới nhú, mới phát triển, bé tí ti biểu tượng cho hình ảnh con người trẻ với nhiệt huyết tuổi trẻ, với sự cống hiến, nghị lực, dám đương đầu mọi khó khăn để chạm đến cuộc sống tốt đẹp nhất. Thử hỏi một hình ảnh ‘’mầm non’’ nó chỉ mới là một mầm non bé tí ti đang cố gắng vươn lên thì con người lại không thể biết dám đương đầu với thử thách. Mầm non đang chuyển mình theo những bước đi cuối cùng của mùa đông để chờ đón một mùa xuân căng tràn nhựa sống, cũng giống như con người phải biết vượt lên thử thách, không buông xuôi, để đạt được thành công trong cuộc sống. Mặc cho cành bàng "một vài lá đỏ’’, mây "hối hả" bay... cảnh vật đang lưu luyến mùa đông nhưng mầm non vẫn nằm im đợi chờ mùa xuân, để chờ đợi ngày mình sẽ lớn, trưởng thành, tạo ra được nhiều giá trị cho đời. Hình ảnh màu xuân đã làm rung động lòng người, qua bài thơ Mầm non cùng với hình ảnh những mầm non của mùa xuân mới đó là biểu tượng đẹp đẽ về sức sống mới trong mùa xuân tràn đầy khát khao, hạnh phúc, hy vọng đó chính là vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết của thiên nhiên. Bài thơ đã cho ta cảm nhận rõ rệt về bức tranh mùa xuân hiện lên thật đẹp vừa dạy cho ta bài học về sự nỗ lực trong cuộc sống. Nhà thơ Võ Quảng coi viết thiếu nhi là lẽ sống “Văn học cho thiếu nhi có một nhiệm vụ chính yếu, đó là giáo dục các em trở thành người tốt. Văn học thiếu nhi phải “tải đạo”. Bài thơ không chỉ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên vô cùng sinh động mà giáo dục trẻ em những mầm non tương lai của đất nước rằng phải biết sống nghị lực, chấp nhận mọi khó khăn, thử thách để vươn tới cuộc sống, cống hiến cho đời.
Phân tích bài thơ Mầm non của Võ Quảng - mẫu 7
Nhà thơ Võ Quảng , mệnh danh là nhà thơ cho thiếu nhi , mỗi bài thơ ông đều thể hiện rõ cái nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ . Bài thơ "Mầm non " là sự cảm nhận đáng yêu về sự ra đời của một chồi cây. Dù chỉ là một mầm non nho nhỏ, nhưng nó đã có khả năng cảm nhận và đón nhận những điều xung quanh, dù chúng có thể là những điều nhỏ bé và tầm thường. Bài thơ khơi gợi trong người đọc cảm xúc của sự kỳ diệu trong tự nhiên và khả năng biến hóa của cuộc sống.Bài thơ ấy đã mang đến cảm nhận về sự trong sáng, ngây thơ, tinh khiết của tuổi thơ, sức mạnh của sự sống và khả năng thích nghi của con người. Nó là một lời nhắc nhở để chúng ta trân trọng giá trị của sự sống, tin yêu, hy vọng và luôn đồng hành cùng những khởi đầu mới trong cuộc đời. Bài thơ đã gợi mở trong lòng độc giả những cảm xúc tinh tế và ý nghĩa về cuộc sống và sự phát triển của con người. Bài thơ cũng cho thấy sự phấn khởi, sự vui tươi của mầm non khi nhận thấy mùa xuân đang đến, tất cả những gì xung quanh đều rực rỡ, sống động. Mầm non vội bật chiếc vỏ rơi, đứng dậy và khoác lên mình áo màu xanh biếc, là biểu tượng cho sự lớn lên, phát triển và thích ứng với cuộc sống mới.Đó như một thông điệptác giả muốn gửi tới tất cả người đọc. Dù chỉ là một hạt mầm nhỏ không có đủ điều kiện để phát triển tốt, hạt mầm ấy vẫn mạnh mẽ vươn lên để ngắm nhìn đời. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều phải cố gắng, tự biến mình thành một hạt mầm nghị lực và kiên cường. Chúng ta có thể sống mãi với tuổi thơ, nhưng không được phép buông bỏ tương lai. Chúng ta có thể gục ngã, nhưng không được bỏ cuộc mà phải tìm cách vượt lên trên tất cả.“Mầm non” - Võ Quảng mang lại cảm nhận về sự đẹp đẽ, tươi mới của thiên nhiên, sự ngây thơ của tuổi thơ và hi vọng một khởi đầu mới trong cuộc đời. Nó là một lời nhắc nhở cho chúng ta hãy trân trọng và yêu thương sự sống, giữ gìn sự trong trẻo, trong tâm hồn dù trong một thế giới đầy gian nan.
Xem thêm các nội dung khác: