Nguyên lý về Mối liên hệ phổ biến đầy đủ nhất

875

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Nguyên lý về Mối liên hệ phổ biến đầy đủ nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Nguyên lý về Mối liên hệ phổ biến đầy đủ nhất

1. Mối liên hệ là gì?

- Đây là khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới
Ví dụ: Gió thổi mây bay; nước chảy đá mòn; cha mẹ quát mắng con cái dẫn đến những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến con cái…
- “Mối liên hệ phổ biến”: là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng là dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới. Trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng
=> Từ khái niệm trên, quan niệm siêu hình và quan điểm biện chứng đã giải quyết như sau:
- Quan điểm siêu hình: các sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại độc lập, tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia; giữa chúng không có sự liên hệ ràng buộc, quy định, chuyển hóa lẫn nhau hoặc nếu có thì chỉ là mối liên hệ mang tính ngẫu nhiên, bề ngoài.  - Chủ nghĩa duy vật biện chứng: các sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại trong sự liên hệ, tác động qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau, không tách rời nhau. Cơ sở của mối liên hệ phổ biến chính là tính thống nhất vật chất của thế giới. Đây là nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

2. Tính chất của mối liên hệ

a) Tính khách quan

- Khái niệm: Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
- Ví dụ: Các cơ quan trong cơ thể con người có sự liên hệ, tác động lẫn nhau khi ta chạy bộ, trong cơ thể ta sẽ diễn ra quá trình của Hệ vận động -> Hệ tuần hoàn -> Hệ hô hấp -> Hệ bài tiết -> Hệ tiêu hóa -> Hệ thần kinh…


b) Tính phổ biến

- Khái niệm: Cụ thể theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
- Ví dụ 1: Sắc tố của da như có người da đen, có người da trắng do nhiều yếu tố như gen, môi trường sống, vv…
- Ví dụ 2: Dịch covid 19 đã gây ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội như nền kinh tế giảm sút do phải đóng cửa, sức khỏe con người bị đe dọa,…

c) Tính đa dạng, phong phú

- Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ mà còn nhấn mạnh tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ.
- Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau

=> Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật, hiện tượng nhất định, trong những điều kiện xác định. Đó là các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và hiện tượng, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp,của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
- Ví dụ: Quan hệ giữa hai đất nước Mỹ và Việt Nam, trong quá khứ lịch sử, hai nước là kẻ thù của nhau với rất nhiều cuộc chiến tranh lớn, căng thẳng, nhưng hiện tại trong thời đại hòa bình ngày nay, hai nước lại trở thành bạn bè/đối tác. Như vậy cho ta thấy rõ được trong những điều kiện cụ thể khác nhau, thì quá trình phát triển mối quan hệ giữa hai nước đã có sự thay đổi qua từng giai đoạn.

3. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 

Thế giới được tạo thành từ vô số những sự vật, những hiện tượng, những quá trình khác nhau. Trong lịch sử triết học những người theo quan điểm siêu hình thì cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại cô lập, tách rời nhau. Với quan điểm siêu hình giữa các sự vật, hiện tượng không có mối liên hệ và ràng buộc quy định nhau. 

Khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại, phép biện chứng duy vật thừa nhận mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng trong thế giới. Theo phép biện chứng duy vật, nguyên lý mối liên hệ phổ biến là sự khái quát các mối liên hệ, tác động, ràng buộc, quy định, xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng và các quá trình trong thế giới. Theo cách tiếp cận đó, phép biện chứng duy vật chỉ ra rằng: Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến cùng ràng buộc, chi phối lẫn nhau, vận động và biến đổi không ngừng. Trong thế giới không có sự vật, hiện tượng tồn tại cô lập, biệt lập nhau. Phép biện chứng duy vật khẳng định cơ sở của mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng và rất khác nhau thì cũng chỉ là những dạng tồn tại cụ thể của một thế giới duy nhất là vật chất. Ý thức của con người không phải là vật chất nhưng không thể tồn tại biệt lập với vật chất bởi vì ý thức cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Hơn thế nữa, nội dung của ý thức cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất.

4. Một số ví dụ về mối liên hệ phổ biến 

- Giữa tri thức cũng có mối liên hệ phổ biến: Khi làm bài kiểm tra Toán, Lý, Hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức văn học để phân tích đề bài, đánh giá đề thi. Đồng thời khi học các môn xã hội, chúng ta cũng phải vận dụng tối đa tư duy, logic của các môn tự nhiên. 

- Trong tư duy con người có những mối liên hệ kiến thức cũ và kiến thức mới. 

- Thực vật và động vật có mối liên hệ với nhau trong quá trình trao đổi chất: cá sống không thể thiếu nước; chó chết thì bọ chó cũng chết theo

- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

- Mối liên hệ giữa cung và cầu (hàng hóa, dịch vụ trên thị trường cùng với những yêu cầu cần đáp ứng của con người có mối quan hệ sâu sắc, chặt chẽ). Chính vì thế nên cung và cầu tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng cả cung và cầu trên thị trường 

- Mối liên hẹ giữa các cơ quan trong cơ thể con người. 

- Trong tự nhiên có các mối liên hệ giữa động vật, thực vật, nước,... các nhân tố của môi trường xung quanh như cây xanh quang hợp nhả khí oxi cho động vật hít khí oxi. Sau đó động vật thải ra chất thải tạo thành chất dinh dưỡng trong đất cho cây sinh sống và phát triển. 

Đánh giá

0

0 đánh giá