Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Phó từ là gì? Đặc điểm, Phân loại và Chức năng của phó từ giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Đại từ là gì? Phân loại đại từ; Tác dụng của đại từ
1. Đại từ là gì?
Đại từ là những từ ngữ được người nói, người viết dùng để xưng hô, hoặc dùng để tay thế cho từ ngữ khác trong câu (tính từ, danh từ, động từ, cụm tính từ, cụm danh từ, cụm động từ) nhằm tránh trường hợp một từ được lặp đi lại lại nhiều lần.
Đại từ xưng hô:
+ Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó;…
+ Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy bạn,…
+ Khi xưng hồ cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.
Lưu ý:
Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể:
+ Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế danh từ. Do đó, chúng có thể có chức vụ trong câu như danh từ.
+ Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế động từ, tính từ. Do đó, chúng có thể có chức vụ trong câu như động từ, tính từ.
+ Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều danh từ làm từ xưng hô (gọi là danh từ chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các danh từ:
Chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc: ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, …
Chỉ một số chức vụ – nghề nghiệp đặc biệt: chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư, …
Để biết khi nào một từ là danh từ chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ – nghề nghiệp và khi nào nó được dùng như danh từ chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô, ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó.
VD1: Cô của em dạy Tiếng Anh (Cô là danh từ chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc)
VD2: Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người (Cô là danh từ chỉ đơn vị).
VD3: Cháu chào cô ạ ! (cô là đại từ xưng hô)
Ví dụ:
- Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi:
+ Đại từ chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta, …
+ Đại từ chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, …
+ Đại từ chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó, …
- Đại từ dùng để hỏi: ai? gì? nào? bao nhiêu?…
- Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy, thế.
2. Đại từ có mấy loại?
Có hai cách chính để phân loại đại từ
a) Cách 1: chia làm 2 loại:
Đại từ dùng để trỏ (để chỉ) (chỉ sự vật, chỉ người, chỉ số lượng, chỉ tính chất, chỉ sự việc…)
Đại từ dùng để hỏi (hỏi về người, về vật, về tính chất, về sự việc, về hoạt động, về số lượng…)
Ví dụ:
Đại từ dùng để trỏ: nó, tôi, hắn, đó, chúng tao, mình, chúng ta…
Đại từ dùng để hỏi: ấy, sao, bao nhiêu, nào, đâu…
Các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ... dùng để trỏ người, sự vật.
Các đại từ bấy, bấy nhiêu dùng để trỏ số lượng
Các đại từ vậy, thế dùng để trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
Các đại từ ai, gì... hỏi về người, sự vật.
Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về số lượng.
Các đại từ sao, thế nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
b) Cách 2: chia làm 3 loại (thông dụng hơn)
Đại từ thường được chia thành 3 loại chính gồm:
- Đại từ dùng để đặt câu hỏi
Loại đại từ này có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu hỏi, dùng để hỏi một điều nào với người khác.
Ví dụ: Ai?, gì?, ở đâu?, tại sao?.
- Đại từ nhân xưng
Là loại đại từ dùng để thay thế danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ… và còn gọi là đại từ chỉ ngôi, có 3 ngôi chính gồm:
+ Ngôi thứ nhất để chỉ người nói, nó tương đương với danh từ.
+ Ngôi thứ hai để chỉ người nghe.
+ Đại từ ngôi số 3 là đại từ được người thứ nhất và thứ hai nói đến.
- Các loại đại từ khác
+ Đại từ chỉ quan hệ xã hội: Các mối quan hệ xã hội và gia đình thường dùng danh từ làm đại từ để xưng hô.
Ví dụ: ông, bà, cha, mẹ, chú, bác…
+ Đại từ chỉ chức vụ: Là những chức vụ trong cơ quan nhà nước, công ty, xí nghiệp như giám đốc, thư ký, chủ tịch…
3. Tác dụng của đại từ
- Có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ bổ trợ cho danh từ, động từ, tính từ.
- Bổ ngữ có thể đảm nhận thành phần chính trong câu.
- Phần lớn các đại từ có chức năng để thay thế, hỏi, trỏ và KHÔNG có nhiệm vụ định danh.
4. Bài tập về Đại từ
Bài 1. Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ “tôi” trong các câu sau:
a. Tôi đang bắn bi thì mẹ gọi về học bài.
b. Người bị cô giáo ghi sổ đầu bài phê bình là tôi.
c. Trong nhà, mọi người đều rất yêu quý tôi
d. Mẹ tôi là giáo viên dạy Văn lớp 10.
Trả lời:
e. Tôi đang bắn bi thì mẹ gọi về học bài. → Chủ ngữ
f. Người bị cô giáo ghi sổ đầu bài phê bình là tôi. → Vị ngữ
g. Trong nhà, mọi người đều rất yêu quý tôi → Bổ ngữ
h. Mẹ tôi là giáo viên dạy Văn lớp 10. → Định ngữ
Bài 2. Tìm đại từ xuất hiện trong các câu sau:
a. Trong buổi học, cô giáo đặt câu hỏi cho Nam.
b. Bọn họ không hề biết gì về chuyện của Lan.
c. Trong giờ kiểm tra, ai cũng đều im lặng làm bài.
d. Nam và chú chó thân nhau từ rất lâu. Nó cứ quấn quýt lấy Nam.
Trả lời:
e. Trong buổi học, cô giáo đặt câu hỏi cho Nam. → Cô giáo
f. Bọn họ không hề biết gì về chuyện của Lan. → bọn họ
g. Trong giờ kiểm tra, ai cũng đều im lặng làm bài. → Ai
h. Nam và chú chó thân nhau từ rất lâu. Nó cứ quấn quýt lấy Nam. → Nó
Bài 3. Tìm đại từ trong các ngữ liệu dưới đây:
a, Đó là: không trông thấy tôi nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn:
- Mày nói gì?
- Lạy chị, em nói gì đâu?
b,
Mình về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
c,
Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!
Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
- Thôi chào đồng chí
Cháu đi xa dần…
Gợi ý trả lời:
Các đại từ nhân xưng:
a, tôi; chị, mày, em
b, mình- ta
c, cháu, chú, đồng chí
Bài 4. Em hãy lấy ví dụ và so sánh về đại từ xưng hô trong tiếng Anh và tiếng Việt, hoặc tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác.
Gợi ý trả lời:
Đại từ trong tiếng Việt và tiếng Anh khác nhau.
Trong tiếng Anh đại từ nhân xưng biểu thị một phạm trù ngữ pháp của ngôi mà hệ thống từ này trong tiếng Anh, tạo các hình thái I, you, he, she, it, they và các biến thể như me, mine, yours, him…
Ngược lại, tiếng Việt đa dạng về đại từ nhân xưng, đại từ nhân xưng trong tiếng Việt còn thể hiện cảm xúc, thái độ, vai vế của người nói với người nghe
Các đại từ: anh, tôi, cháu, bác, ông, bà…
Bài 5. Đặt câu với mỗi đại từ: ai, sao, bao nhiêu, thế nào có nghĩa trỏ chung.
Lời giải:
Đặt câu:
- Ai: Ai cũng phấn khởi cho chuyến du lịch này.
- Sao: Có ra sao thì anh ta vẫn sẽ đến đúng hẹn.
- Bao nhiêu: Bao nhiêu là hoa cỏ nở rộ cả con đường.
- Thế nào: Không biết kì thi ngày mai sẽ thế nào đây!
Bài 6. Đại từ là gì?
A. Dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động
C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Đáp án : A
Đại từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
Bài 7. Có mấy loại đại từ dùng để trỏ?
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
Đáp án : B
Có 3 loại đại từ chính: trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô); đại từ trỏ số lượng và đại từ trỏ hoạt động, tính chất, sự việc
Bài 8. Đại từ “bao nhiêu, mấy” là đại từ để trỏ người, sự vật đúng hay sai?
Đúng
Sai
Đáp án: Sai
bao nhiêu, mấy là đại từ để hỏi
Bài 9. Đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng làm gì?
A. Để hỏi
B. Để trỏ số lượng
C. Để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc
D. Để hỏi về người, sự vật
Đáp án : C
Đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc
Bài 10. Xác định đại từ có trong câu “Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” là?
A. Mình, ta
B. Hoa, người
C. Nhớ
D. Về
Đáp án : A
“Mình, ta” là hai đại từ dùng để xưng hô
Bài 11. Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ”?
A. Ai
B. Chúng tôi, ai
C. Chúng tôi
D. Cũng
Đáp án : B
“Chúng tôi” và "ai" là đại từ trong câu trên
Bài 12. Xác định đại từ trỏ người trong ví dụ sau: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà/ Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”?
A. Đã
B. Bấy lâu
C. Bác
D. Trẻ
Đáp án : C
“Bác” là địa từ xưng hô
Bài 13. Từ loại dùng làm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích sau là gì?
Phú nông gần đất xa trời
Họp riêng con lại, nói lời thiết tha
Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại
Các con đừng dại mà bán đi”
A. Động từ
B. Phó từ
C. Danh từ
D. Tính từ
Đáp án : C
Từ ngữ xưng hô: con – danh từ
Bài 14. Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?
A. Tôi
B. Tôi, nó
C. Tôi, Kiều Phương
D. Nó, Mèo
Đáp án : B
Câu trên sử dụng đại từ “tôi”, “nó”
Bài 15. Trong câu “Tôi đứng oai vệ”, đại từ “tôi” thuộc ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ hai
B. Ngôi thứ ba số ít
C. Ngôi thứ nhất số nhiều
D. Ngôi thứ nhất số ít
Đáp án : D
“Tôi” thuộc ngôi thứ nhất số ít
Bài 16. Sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa xưng hô trong tiếng Việt với đại từ xưng hô trong tiếng Anh.
Lời giải:
- Về số lượng
- Từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều và phong phú hơn từ xưng hô trong tiếng Anh. Ví dụ: Ngôi thứ hai trong tiếng Anh chỉ có hai từ, số ít you và số nhiều cũng you – Tiếng Việt ngôi thứ hai có rất nhiều từ để xưng hô: anh, em, cậu, bác, chú, dì, mình, chàng, thiếp… tùy vào từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể.
- Ý nghĩa biểu cảm:
+ Tiếng Việt ý nghĩa biểu cảm đa dạng hơn, tinh tế hơn.
VD: Con trai lớn hơn tuổi: Anh (tiếng Việt), you (tiếng Anh); con trai nhỏ hơn tuổi: Em (tiếng Việt), you (tiếng Anh); …