Dấu ngoặc kép: Tác dụng, cách dùng và bài tập vận dụng

231

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Dấu ngoặc kép: Tác dụng, cách dùng và bài tập vận dụng giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Dấu ngoặc kép: Tác dụng, cách dùng và bài tập vận dụng

1. Tác dụng của Dấu ngoặc kép

- Dấu ngoặc kép viết là: “ ”

- Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. (Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.)

- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Bác nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. "

=> Dấu ngoặc kép được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

Ví dụ 2: Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”

=> Dấu ngoặc kép đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật: Lão Hạc tưởng tượng ra lời của con chó nói với mình.

Ví dụ 3: Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.   

“Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.

=> Dấu ngoặc kép đánh dấu ngữ có hàm ý mỉa mai. một anh chàng được coi là “hậu cận ông lí” mà bị người đàn bà có con mọn túm lấy lẳng nhào ra thềm.

Ví dụ 4: “Trước năm 1914, họ chỉ những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam- mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui chơi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”

=> Dấu ngoặc kép dùng đánh dấu những ngữ có ý mỉa mai: An- nam-mít, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do. Mỉa mai sự bịp bợm xảo trá của thực dân Pháp.

Ví dụ 5: Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:

Nghe càng đắm, ngắm càng say

Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình

Chỉ cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp.

=> Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ dẫn trực tiếp có hàm ý mỉa mai: mặt sắt, ngây vì tình. Nhằm mỉa mai bộ mặt đểu cáng của Hồ Tôn Hiến

Ví dụ 6:

Có bạn tắc kè hoa

Xây “lầu” trên cây đa

Rét, chơi trò đi trốn

Đợi ốm trời mới ra.

=> Từ “lầu” trong câu thơ trên được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Nó muốn nhấn mạnh ý nghĩa trong việc gọi cái tổ nhỏ của tắc kè bằng từ “lầu” mục đích là nhằm đề cao cái tổ đó. Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng để đánh dấu những từ có ý nghĩa đặc biệt.

3. Cách dùng Dấu ngoặc kép

Việc sử dụng dấu ngoặc kép đều có ý nghĩa của nó cho nên bạn tuyệt đối không được sử dụng nó một cách bừa bãi. Vì điều này sẽ khiến người độc văn bản bị nhầm lẫn và không hiểu là bạn đang muốn nhấn mạnh và truyền đạt nội dung nào

Một lưu ý nữa khi sử dụng dấu ngoặc kép là bạn đừng quên dấu hai chấm. Hầu hết mọi người thường quên dấu hai chấm trước khi sử dụng dấu ngoặc kép để trích dẫn câu nói hoặc suy nghĩ ai đó. Điều này sẽ làm cho người đọc sẽ cảm thấy bối rối, không hiểu ý nghĩa của bạn khi đặt dấu ngoặc kép trong trường hợp trích dẫn một tiêu đề hoặc một câu nói.   

Việc bỏ dấu hai chấm chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt, và khi bạn muốn trích dẫn lời của người khác vào văn bản của mình, thì dấu hai chấm là điều bắt buộc phải có cũng như phải đặt trước dấu ngoặc kép trong tiếng Việt.

4. Bài tập về Dấu ngoặc kép

Bài 1: Đọc khổ thơ sau, trả lời câu hỏi :

Có bạn tắc kè hoa

Xây “lầu” trên cây đa

Rét, chơi trò đi trốn

Đợi ốm trời mới ra.

- Trong khổ thơ trên, từ lầu được dùng với ý nghĩa gì ?

- Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì ?

Trả lời:

- Trong khổ thơ trên, từ lầu được dùng với ý nghĩa gì 

=> Từ "lầu" trong câu thơ trên được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Nó muốn nhấn mạnh ý nghĩa trong việc gọi cái tổ nhỏ của tắc kè bằng từ “lầu” mục đích là nhằm đề cao cái tổ đó.

-  Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì

=> Dấu ngoặc kép trong trường hợp này dùng để đánh dấu những từ có ý nghĩa đặc biệt

Bài 2: Tìm từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong những câu văn in nghiêng dưới đây rồi đặt các từ đó trong dấu ngoặc kép :

a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.

b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào trường thọ thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh, Quỳnh bèn tâu :

- Tâu bệ họ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là đoản thọ và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh

Trả lời:

a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào còn nấy hết sức tiết kiệm "vôi vữa."

b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào "trường thọ" thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh. Quỳnh bèn tâu :

- Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là "đoản thọ" và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.

Bài 3. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong các trường hợp dưới đây:

a. Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”.

b. Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống” ra đời.

c. “Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền Tây Quảng Bình.

Trả lời:

- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp: a

- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tài liệu được dẫn: b.

- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai: c

Bài 4. Dấu ngoặc kép có những tác dụng nào?

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn.

D. Cả ba nội dung trên.

Đáp án: D

Bài 5. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Qua tìm hiểu câu tục ngữ: “Trăm hay không bằng tay quen”, chúng ta thấy kinh nghiệm của ông cha ta thể hiện trong các câu tục ngữ thật là quý báu nhưng không hẳn kinh nghiệm nào cũng xác đáng hoàn toàn.

(Trần Đình Sử)

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

C. Đánh dấu lời đối thoại được dẫn trong câu văn.

D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

Đáp án: D

Bài 6. Câu văn sau sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý châm biến. Đúng hay sai?

Tết năm nay chú không phải tặng anh cây mai, cây đào làm gì. Chú cứ tặng anh “cây mốt” là hơn!

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Bài 7. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

...Nhất là khi mà xã hội ấy đang chạy theo lối sống “Âu hóa” với các phong trào “cải cách y phục”, “giải phóng nữ quyền”, “thể thao phụ nữ”,... như những cơn sốt, thì Xuân Tóc Đỏ lại là người rất hợp “mốt”.

(Nguyễn Hoành Khung)

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

Đáp án: C

Bài 8. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Đó là những câu thơ rất “Hồ Chí Minh”

(Hoàng Trung Thông)

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

Đáp án: B

Bài 9. Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này: “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất văn... Phỗng”, ...

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

A. “Điếu, mày”

B. “Dạ”, “Ừ”

C. “Bẩm, bốc”

D. “Thất văn... Phỗng”

Đáp án: D

Bài 10. Câu văn sau sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Đúng hay sai?

Thế là ô tô ông Va-ren chạy qua giữa hai hàng rào con người, lưng khom lại khi ngài đến gần. Cùng lúc, một tiếng rào rào nổi lên: “Lạy quan lớn! Bẩm lạy quan lớn ạ!”.

(Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Bài 11. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh về thời gian ấy, ai mà tin được! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”...

(Bài toán dân số)

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn.

D. Cả ba nội dung trên.

Đáp án: B

Bài 12. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Suy cho cùng, chân lí, những chân lí của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”,...

(Đức tính giản dị của Bác Hồ)

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn.

D. Cả ba nội dung trên đều sai.

Đáp án: A

Bài 13. Câu văn sau sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý hài hước. Đúng hay sai?

Hiện nay, có một số nơi sinh ra cái khoản “lệ phí” theo kiểu “lệ làng”, “lệ phường”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Bài 14. Dấu ngoặc kép trong ví dụ sau được dùng để làm gì?

Cái xã hội buông thả trong lối sống đàng điếm, dâm loạn, tất cả chỉ là bịp bợm, rởm hợm ấy đã đón nhận, hoan nghênh và phỉnh nịnh, tâng bốc những người như Xuân. Nhất là khi mà xã hội ấy đang chạy theo lối sống "Âu hoá" với các phong trào "cải cách y phục", "giải phóng nữ quyền", "thể thao phụ nữ",...như những cơn sốt, thì Xuân Tóc Đỏ lại là người rất hợp "mốt". (Theo Nguyễn Hoành Khung)

A. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

D. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

Đáp án: D

Bài 15. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Bài thơ không che giấu sự đau khổ của quá trình rèn luyện và chỉ ra sự thành công qua những bước gian nan. Đó là những câu thơ rất "Hồ Chí Minh". Vì không những Bác đã tự khuyên mình mà đã thực hiện trung thành những lời tự khuyên đó. "Thơ suy nghĩ" của Bác cũng chính là "thơ hành động". (Theo Hoàng Trung Thông)

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

Đáp án: C

Bài 16. Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong ví dụ sau được dùng để làm gì?

Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom – thế thôi”.

(Chiếc lá cuối cùng)

A. Đánh dấu sự thuyết minh và lời dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp.

C. Cùng đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

D. Đánh dấu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp.

Đáp án: C

Bài 17. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi". (Đức tính giản dị của Bác Hồ)

Dấu hai chấm trong đoạn văn trên được dùng để làm gì?

A. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung cho phần đứng trước nó.

C. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho phần đứng trước nó.

D. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại.

Đáp án: A

Bài 18. Câu nào sau đây sử dụng dấu ngoặc kép không đúng?

A. “Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo: - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.”

B. "Trước năm 1914, họ chỉ những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam- mít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui chơi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do"

C. Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”,…ra đời.

D. Giờ ông lão trắng tay, "mất" tất cả mọi thứ mà nhiều người hằng mong ước: nhà cửa, vợ con, sự nghiệp.

Đáp án: D

Bài 19. Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí?

Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..

A. Đặt đầu câu

B. Đặt cuối câu

C. Đặt từ "Tôi sẽ cố.." đến hết câu

D. Đặt từ "đây là cái vườn..." đến hết câu

Đáp án: D

Bài 20. Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí?

Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.

A. Đặt đầu câu

B. Đặt cuối câu

C. Đặt từ "lời nói.." đến hết câu

D. Đặt từ "cháu hãy..." đến hết câu

Đáp án: D

Bài 21. Câu "Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Người chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành." có gì khác với câu nói ở trên?

A. Câu nói không được dẫn nguyên văn (dẫn gián tiếp)

B. Câu nói được dẫn nguyên văn (dẫn trực tiếp)

C. Không có điểm gì khác

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Đáp án: A

Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi:

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Bài 22. Đặt dấu nào sau đây phù hợp với câu văn?

A. Dấu ngoặc đơn

B. Dấu hai chấm

C. Dấu ngoặc kép

D. Dáu hỏi chấm

Đáp án: C

Bài 23. Vị trị đặt nào phù hợp với dấu câu đã chọn?

A. Đặt đầu cầu

B. Đặt cuối câu

C. Từ đầu câu đến từ "nói"

D. Từ "Tôi chỉ.." đến hết câu

Đáp án: D

Đánh giá

0

0 đánh giá