TOP 20 Dẫn chứng về nghiện game 2024 SIÊU HAY

35

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Dẫn chứng về nghiện game hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Dẫn chứng về nghiện game

Đề bài: Dẫn chứng về nghiện game

Dẫn chứng về nghiện game - mẫu 1

H.N.K sinh năm 2007, học sinh lớp 10 cư trú tại huyện Tương Dương, Nghệ An được chẩn đoán là nghiện Internet - game online. K bắt đầu chơi game online từ năm lớp 4. Tuy nhiên vào khoảng tháng 3 năm 2022, sau khi tham gia các trò chơi trực tuyến, K bắt đầu có hiện tượng bỏ học và bắt đầu nói dối bố mẹ về chuyện tiền bạc. Sự việc xảy ra trầm trọng khi mẹ K biết K giấu tiền trong phòng, xin tiền bố mẹ không sử dụng điều có ích mà bỏ vào game.

Dẫn chứng về nghiện game - mẫu 2

Chị Nguyễn Thị Thanh Hương (Đồng Tháp) chia sẻ về hai con mê game từ lớp 8. Chúng đã lừa dối để lấy tiền chơi game, thậm chí viết đơn xin nghỉ học và giả chữ ký phụ huynh. Chị Hương phải lập mạng lưới quản lý từ gia đình, thầy cô đến bạn bè để ngăn chặn tình trạng này.

Dẫn chứng về nghiện game - mẫu 3

heo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, có tới 70 - 80% số trẻ em từ 10 - 15 tuổi thích game online, trong đó, tỷ lệ trẻ bị nghiện game chiếm khoảng 10 - 15%. Cơ quan này cũng công nhận chứng nghiện game là một bệnh lý trong danh sách phân loại bệnh quốc tế. Khi nghiện game, học sinh sẽ tìm đến trò chơi kể cả trong và ngoài giờ học, thậm chí chơi game mất kiểm soát.

Các chuyên gia y tế nhận định, trẻ nghiện game online thường dành nhiều thời gian với các trò chơi trong thế giới ảo. Trong đó có nhiều trò mang màu sắc bạo lực, làm ảnh hưởng, thậm chí là ám ảnh, tác động đến suy nghĩ, hoạt động của cuộc sống ngoài đời thực. Thực tế đã có nhiều trường hợp, trẻ em mê chơi game hành động mạnh đã bắt chước hành động như nhân vật trong game như: đánh, đấm nhau hoặc dùng những lời lẽ tiêu cực, không phù hợp với lứa tuổi.

Để giúp trẻ "cai nghiện game", chuyên gia tâm lý đưa ra lời khuyên, khi ở nhà, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện, tâm sự, vui chơi cùng con, giảm cảm giác nhàm chán cho trẻ vì thiếu không gian và không có người chơi cùng; Quản lý và quy định thời gian, thời điểm sử dụng thiết bị điện tử.

Thay vì cấm đoán, nên giải thích cho con hiểu sự nguy hiểm nếu sa đà quá nhiều vào game online; phân công con làm một số công việc nhà, giúp con dần tạo nếp sinh hoạt lành mạnh, cân bằng giữa học tập và vui chơi.

Bài văn viết về nghiện game

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, bên cạnh những hiệu quả, thành tựu lớn như công nghệ 4.0, tự động hóa,… thì game hay trò chơi điện tử lại nổi lên như một hiện tượng tiêu cực của xã hội, đặc biệt là với học sinh. Game là từ tiếng anh, để chỉ trò chơi điện tử nói chung, nghĩa là các trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Hiện tượng nghiện game là hiện tượng tâm lí rối loạn, dành quá nhiều đam mê, tâm trí vào các trò chơi điện tử. Hiện tượng nghiện game thường xảy ra ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, thanh thiếu niên. Biểu hiện của hiện tượng này là người chơi dành quá nhiều thời gian, tiền bạc vào việc chơi game. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta có thể thấy tình trạng các em bỏ học, trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ, bạn bè để chơi game, nạp thẻ vào game,…Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Game với những đặc điểm nổi trội như đa dạng hình thức, lôi cuốn, hấp dẫn với hệ thống đồ họa, thao tác và cách thức chơi gây tác động mạnh vào thị hiếu của người chơi. Cũng cần xét đến bản thân người chơi chưa có chính kiến, chưa hiểu rõ về hoạt động giải trí dẫn đến việc nghiện game không kiểm soát. Riêng đối với các em học sinh thì nguyên nhân của nghiện game còn đến từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, thầy cô, chưa có phương pháp giáo dục đúng đắn, nghiêm khắc. Game là một trong những hoạt động giải trí được xã hội chấp nhận, thế nhưng nghiện game lại gây ra những hậu quả khôn lường đối với cả bản thân người chơi lẫn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta – thế hệ học sinh cần phải hiểu rõ bản chất của game nói riêng và hoạt động giải trí nói chung, sử dụng nó một cách văn minh, hợp lý nhất.

Đánh giá

0

0 đánh giá