Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Cách làm các dạng đề nghị luận văn học đạt điểm tuyệt đối hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Cách làm các dạng đề nghị luận văn học đạt điểm tuyệt đối
Đề bài: Cách làm các dạng đề nghị luận văn học đạt điểm tuyệt đối
Cách làm các dạng đề nghị luận văn học đạt điểm tuyệt đối - Ý kiến văn học
a. Tìm hiểu chung
Nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học là việc thể hiện quan điểm, chính kiến của mình bằng việc sử dụng kết hợp và linh hoạt các thao tác nghị luận: giải thích, bình luận, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ.
b. Cách làm
(1) Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về ý kiến văn học.
(2) Kết bài
* Giải thích ý kiến
- Giải thích cắt nghĩa từng cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài.
- Giải thích, làm rõ nội dung vấn đề cần bàn luận.
* Phân tích, bình luận
- Ý kiến đúng hay sai?
- Nguyên nhân?
- Lí giải qua tác phẩm văn học
* Mở rộng, đánh giá ý kiến với vấn đề trong cuộc sống.
(3) Kết bài
Khẳng định lại giá trị của ý kiến văn học.
Cách làm các dạng đề nghị luận văn học đạt điểm tuyệt đối - Truyện hoặc đoạn trích
a. Tìm hiểu chung
- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
- Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận, của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
- Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ, và lập luận thuyết phục.
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
b. Cách làm
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
- Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:
- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ, và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
- Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
Cách làm các dạng đề nghị luận văn học đạt điểm tuyệt đối - Tình huống truyện
a. Tìm hiểu chung
Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện.
b. Cách làm
(1) Mở bài
(2). Thân bài
- Nêu ra tình huống truyện trong tác phẩm.
- Ý nghĩa của tình huống truyện trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
(3) Kết bài
Khẳng định giá trị của tình huống truyện.
Cách làm các dạng đề nghị luận văn học đạt điểm tuyệt đối - Nhân vật, chi tiết, hình tượng
a. Tìm hiểu chung
Nhân vật, chi tiết hay hình tượng là một trong những yếu tố làm nên một tác phẩm văn học.
b. Cách làm
(1) Mở bài
(2) Thân bài
- Tóm tắt tác phẩm (dẫn dắt đến chi tiết với dạng bài nghị luận về chi tiết).
- Giới thiệu, phân tích các đặc điểm của nhân vật: Lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ hành động… (Bỏ qua phần này với đề chi tiết)
- Vai trò của nhân vật/chi tiết đối với tác phẩm: thể hiện nội dung tác phẩm (giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo…); thể hiện nghệ thuật tác phẩm (điểm nhìn, tình huống, tâm lí).
(3) Kết bài
Đánh giá vai trò của nhân vật/chi tiết đối với sự thành công của tác phẩm.
Cách làm các dạng đề nghị luận văn học đạt điểm tuyệt đối - Bài thơ, đoạn thơ
a. Tìm hiểu chung
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
- Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh giọng điệu… Bài nghị luận cần phân tích yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
- Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm thể hiện rung động chân thành của người viết.
b. Cách làm
- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các thành phần:
- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc… của tác phẩm.
Xem thêm các nội dung khác: