Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Thành phần biệt lập là gì? Thành phần biệt lập có mấy loại? Cho ví dụ giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Thành phần biệt lập là gì? Thành phần biệt lập có mấy loại? Cho ví dụ
I. Thành phần biệt lập là gì?
- Khái niệm: Thành phần biệt lập có thể hiểu một cách đơn giản nhất là thành phần có trong câu nhưng không có nhiệm vụ biểu đạt ngữ nghĩa của câu.
- Ví dụ 1:
- Ái chà! Hôm nay Linh học bài chăm chỉ quá nhỉ!
Từ “ái chà” không có tác dụng biểu đạt ý nghĩa của câu mà chỉ dùng để bộc lộ cảm xúc, thái độ của người nói.
- Ví dụ 2:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
- Ví dụ 3: “Hoàng ơi, hôm nay đi ra công viên chơi đi”.
II. Phân loại thành phần biệt lập
Nó được phân loại làm 4 thành phần chính gồm: Thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú.
1. Thành phần tình thái
a) Khái niệm:
- Khái niệm: Thành phần biệt lập tình thái (hay còn gọi là thành phần tình thái) là thành phần câu dùng với mục đích chính nhằm để thể hiện cách nhìn của người nói hoặc người viết đối với sự việc được nói đến trong câu hoặc thể hiện cách nhìn nhận thái độ, cách đánh giá với người nghe.
Ví dụ: “Tàu Nau-ti-lơtx dường như đứng yên một chỗ, vì xung quanh chẳng thấy một điểm nào động đậy” (Giuyn Véc-nơ, Hai vạn dặm dưới biển)
=> “Dường như” biểu thị ý phỏng đoán một cách dè dặt, dựa trên những gì người nói trực tiếp cảm nhận.
b) Các nhóm thành phần tình thái
– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để chỉ mức độ chắc chắn của câu cụ thể như chắc, chắc chắn, có lẽ, hình như…
– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để chỉ quan điểm riêng của người khác như theo tôi, ý anh, theo quan điểm của anh…
– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để thể hiện thái độ, quan hệ giữa người nói với người nghe, thường ở kết thúc câu như à, ạ, nhỉ, nhé…
– Các từ ngữ thành phần được sử dụng nhằm mục đích để thể hiện sự lễ phép, lịch sự với người lớn, bề trên nên thêm từ “ạ” phía cuối câu nói.
c) Nhận biết thành phần biệt lập tính thái trong câu
Dựa vào các yếu tố sau đây:
- Yếu tố tình thái chỉ độ tin cậy đối với sự việc được nói đến trong câu.
+ Các từ để nhận biết yếu tố tình thái chỉ độ tin cậy đối với sự việc trong câu thường sẽ là: chắc chắn, chắc hẳn, chắc vậy rồi... khi nói về độ tin cậy cao của người nói.
+ Các từ như: có lẽ, có vẻ như, dường như, hẳn là... dùng để chỉ độ tin cậy thấp.
- Các yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu sẽ có các từ như: theo tôi, theo ý tôi, ý mình là...
- Các yếu tố tình thái chỉ thái độ hay là mối quan hệ của người nói và người nghe sẽ có các từ cụ thể: à, á, nhé, nhỉ, hả...
d) Tác dụng của thành phần tình thái
- Thể hiện cách nhìn nhận của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu. Thành phần này thường sẽ không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu nhưng nó góp phần cho câu trở nên đặc biệt, nổi bật hơn cũng như sẽ giúp diễn đạt ý của người nói một cách rõ ràng, mạch lạc hơn.
2. Thành phần cảm thán
a) Khái niệm:
– Khái niệm: Thành phần cảm thán là một thành phần biệt lập được dùng để bộc lộ cảm xúc, tâm lý của người nói như vui, buồn, mừng, giận…Thành phần cảm thán thường đứng đầu câu.
– Dấu hiệu nhận biết thành phần cảm thán là các từ ngữ cảm thán như: Chao ôi, Trời ơi, Ôi…
– Ví dụ minh họa: Chao ôi! Con mèo nhà bác đẻ được 10 con cơ à?
=> “Chao ôi” là thành phần cảm thán bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.
Ví dụ: “Ôi, cô Gió thật là tốt quá!” (Xuân Quỳnh, Cô Gió mất tên)
=> “Ôi” để biểu lộ cảm xúc (sự xúc động mạnh mẽ) của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
b) Nhận biết thành phần biệt lập cảm thán trong câu
- Thành phần cảm thán thông thường được nhận biết qua những câu nói, câu viết có chứa các từ ngữ cảm thán như là: ồ, trời ơi, ôi, ...
- Ví dụ:
+ Trong một tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Thành Long có câu: Trời ơi, chỉ còn năm phút!
Câu văn được thêm thành phần cảm thán qua từ " trời ơi " như thể hiện cảm xúc tiếc nuối. Nghĩa của sự việc là thời gian còn rất ngắn ngủi, sắp phải chia tay.
c) Tác dụng của thành phần cảm thán
- Dùng để bộc lộ tâm lý, cảm xúc của người nói như vui, khóc, buồn, cười…
- Nó thường nằm ở vị trí đầu câu.
3. Thành phần gọi - đáp
a) Khái niệm:
- Khái niệm: Là thành phần biệt lập được dùng trong các câu gọi đáp, giúp duy trì mối quan hệ của chủ thể được đề cập trong câu.
- Ví dụ:
Minh ơi, tớ trả cậu cái bút này!
=> Thành phần biệt lập là từ “ơi”
Ví dụ: “Hai bà cháu chợt nhận ra cô Gió, bà tươi tỉnh hẳn lên:
- Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi. Ôi, cô Gió thật là tốt quá! Bà cứ tỉnh cả người.” (Xuân Quỳnh, Cô Gió mất tên)
=> “Đào ơi” được dùng để hô gọi, nhằm bắt đầu cuộc hội thoại
b) Nhận biết thành phần biệt lập gọi đáp trong câu
- Được biết qua các biểu hiện tâm lí trong câu.
- Nhận biết qua những câu nói, câu viết có chứa các từ ngữ gọi đáp như là: ái chà, ơi…
- Có thể nhận biết nhờ các những mối quan hệ giao tiếp hoặc các từ mang nghĩa gọi, đáp.
c) Tác dụng của thành phần gọi đáp
- Thường được sử dụng trong trò chuyện hay trong những tác phẩm truyện, văn xuôi.
- Thông báo cho người nghe, người đọc là mình muốn tham gia, kết nối vào cuộc trò chuyện giữa hai người hoặc nhiều người với nhau.
- Thể hiện các mối quan hệ giữa người nói và người nghe.
4. Thành phần phụ chú
a) Khái niệm
- Khái niệm: Thành phần phụ chú là một thành phần biệt lập trong câu, nó không tham gia vào thành phần câu / cấu trúc ngữ pháp.
- Mục đích là để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu. Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc hoặc giữa dấu gạch ngang và dấu phẩy. Thành phần phụ chú cũng có thể được đặt sau dấu hai chấm.
- Ví dụ:
Trang – Lớp trưởng lớp 10a9, đã đạt giải nhất môn Toán kỳ thi cấp tỉnh vừa rồi.
“Lớp trưởng lớp 10a9” là thành phần phụ chú trong câu, đứng sau dấu gạch ngang. Có tác dụng bổ sung thông tin để mọi người hiểu hơn về người được nói đến.
Vi dụ: “Bên dưới con thác (và đây là cảnh tượng đáng kinh ngạc hơn cả), là một mớ những đường ống thủy tinh kếch xù từ đâu đó tít trên trần rủ xuống vục vào lòng sông.” (Rô-a Đan, Xưởng Sô-cô-la)
=> Phần in đậm trong ví dụ trên là thành phần phụ chú, được dùng để bổ sung thông tin cho khung cảnh “bên dưới con thác”.
b) Nhận biết thành phần biệt lập chêm xen (phụ chú) trong câu
- Thêm chi tiết để làm cho nội dung chính rõ ràng và dễ hiểu hơn.
Thành phần phụ chú thường được đặt giữa:
- Hai dấu gạch ngang.
- Hai dấu phẩy.
- Hai dấu ngoặc đơn.
- Một dấu gạch ngang với một dấu phẩy .
- Nhiều khi thành phần phụ chú thường được đặt sau dấu 2 chấm.
c) Tác dụng của thành phần chêm xen (phụ chú)
- Thành phần phụ chú dùng để bổ sung, giải thích thêm về một phương diện, một khía cạnh nào đó của nội dung thông báo được nói ở trước đó. Phần phụ chú được dùng như một phương tiện tu từ cú pháp trong phép chêm xen.
III. Bài tập về Thành phần biệt lập
Bài 1. Hãy xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau:
“Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.”
Trả lời:
Thành phần biệt lập trong câu là thành phần phụ chú, chúng ta có thể nhận biết đó là thành phần phụ chú vì trước cụm từ “cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt” có một dấu gạch ngang.
Bài 2. Hãy chỉ ra thành phần biệt lập trong câu và nêu ý nghĩa của thành phần đó?
“Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ta với những giá trị có sẵn.”
Trả lời:
- Thành phần biệt lập trong câu là “chắc chắn”, cụ thể hơn đây là thành phần tình thái sự mức độ tin cậy cao.
- Ý nghĩa là chỉ sự tin cậy của người nói ở mức độ cao.
Bài 3. Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:
a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Trả lời:
a. Có lẽ - thành phần tình thái
b. Chao ôi - thành phần cảm thán
Bài 4. Đặt 3-5 câu có sử dụng thành phần cảm thán
Trả lời:
- Ôi! Bầu trời đẹp quá.
- Trời ơi! Hôm nay trời nắng quá.
- Chao ôi! Sao mà buồn ngủ quá.
Bài 5. Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) và xác định từ ngữ dùng để gọi đáp.
a. – Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
b. – Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ? Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
– Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
Trả lời:
- Từ để gọi đáp trong đoạn trích là:
a. Từ “Này”
b. Cụm từ “Thưa ông”
Bài 6. Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Trả lời:
- Thành phần gọi đáp: Bầu ơi.
Đây chỉ là gọi hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn – ẩn dụ chỉ những người trong một nước, tuy khác nhau nhưng có quan hệ gắn bó).
Bài 7. Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì?
a) Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ – gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tuỳ thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.
(Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khoá của tương lai)
Trả lời:
Thành phần phụ chú là:
(a): kể cả anh (bổ sung cho chúng tôi, mọi người)
(b): các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ (giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất).
Bài 8. Đặt 3-5 câu có sử dụng thành phần phụ chú.
Trả lời:
- Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy 1 tuổi.
- Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
- Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp.
- …
Bài 9. Tìm thành phần chuyển tiếp, thành phần tình thái trong những câu dưới đây. Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của mỗi thành phần đó.
a. May ra có lẽ mợ không mắng đâu (Thạch Lam)
b. Vậy biến đổi khí hậu liên quan thế nào đến nước biển dâng? Trước hết, do nhiệt độ tăng cao, các khối băng, tuyết từ Bắc Cực, Nam Cực và các đỉnh núi cao tan ra, chảy ra biển. […] Thứ đến, nước dâng do hiện tượng dãn nở nhiệt của nước biển.
(Lưu Quang Hưng)
Trả lời:
a. Thành phần tình thái: may ra, có lẽ.
= > Thành phần tình thái được dùng để biểu thị cách nhìn nhận, đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói đến trong câu.
b. Tìm thành phần chuyển tiếp: Trước hết, thứ đến.
= > Thành phần chuyển tiếp được dùng để nêu lên một ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hoặc sau đó.
Bài 10. Đặt 3-5 câu có sử dụng thành phần biệt lập chuyển tiếp.
Trả lời:
- Hình như, cô ấy đã xinh đẹp hơn trước kia.
- Có lẽ, anh ấy đã tìm được cuốn sách mà anh đấy thích.
- Tiếp theo, chúng ta cùng chờ xem anh ấy sẽ thay đổi như thế nào.
- …
Bài 11. Trong những câu sau đây không có thành phần gọi- đáp?
A. Ngày mai anh phải đi rồi ư?
B. Ngủ ngoan a- kay ơi, ngủ ngoan a- kay hỡi!
C. Thưa cô, em xin phép đọc bài!
D. Ngày mai là thứ năm rồi!
Chọn đáp án: C
Bài 12. Ý nào nói không đúng về thành phần phụ chú?
A. Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
B. Dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu
C. Dùng để nêu thái độ của người nói
D. Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang
Chọn đáp án: A
Bài 13. Thành phần phụ chú trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?
Cô gái nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
A. Miêu tả về cô gái
B. Kể về cuộc gặp bất ngờ của tác giả và cô gái
C. Bộc lộ rõ thái độ của tác giả đối với sự việc và hình ảnh cô gái
D. Thể hiện rõ mối quan hệ giữa tác giả và cô gái
Chọn đáp án: C
Bài 14. Trong câu “Tất cả chúng tôi- kể cả nó- đều biết hôm nay cô sẽ nghỉ ốm, chúng tôi trốn học đi chơi” thành phần phụ chú có quan hệ thế nào với từ ngữ đó?
A. Quan hệ bổ sung
B. Quan hệ điều kiện
C. Quan hệ nguyên nhân
D. Quan hệ tương phản
Chọn đáp án: A
Bài 15. Gạch chân thành phần phụ chú trong câu văn sau và cho biết kiểu quan hệ của thành phần phụ chú với từ ngữ có liên quan:
Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất- từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.
Chọn đáp án: thành phần phụ chú: từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.
Kiểu quan hệ của thành phần phụ chú với từ ngữ có liên quan mang nghĩa bổ sung