Từ ghép là gì? Phân loại từ ghép

148

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Từ ghép là gì? Phân loại từ ghép giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Từ ghép là gì? Phân loại từ ghép

1. Từ ghép là gì?

- Từ ghép là từ phức có hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành.

VD: cha mẹ, hiền lành, phá tan, xanh rì, ông nội, ba mẹ, bà ngoại, …

2. Phân loại từ ghép

Từ ghép có hai loại chính: từ ghép chính phụ và đẳng lập

+ Từ ghép chính phụ: tiếng chính, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Có tính phân nghĩa (nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính)

VD: từ bà ngoại (tiếng bà là tiếng chính, tiếng ngoại là tiếng phụ) có nghĩa hẹp từ bà

+ Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó

VD: từ quần áo (tiếng quần và áo đẳng lập với nhau về nghĩa) có nghĩa khái quát hơn nghĩa của tiếng quần/ áo

3. Cách nhận diện từ ghép

- Nếu cả 2 từ đơn có có nghĩa ghép lại với nhau thì sẽ tạo thành từ ghép. Do đó, để biết được từ đó có phải từ ghép hay không, bạn hãy tách từng từ va xem các từ sau khi tách có nghĩa cụ thể nào không. Trường hợp chỉ một trong hai tiếng có nghĩa thì đây là từ láy âm không phải từ ghép.

- Đảo trật tự các tiếng với nhau, nếu đảo được thì đó là dạng từ ghép nghĩa. Trường hợp đảo mà không có ý nghĩa thì đó là từ láy âm.

- Nhiều từ phức khi tạo thành từ nhiều từ đơn có thể không rõ nghĩa, nhưng nếu thấy xuất hiện trong một số từ phức có tiếng gốc khác nhau thì từ phức này có thể xem là từ ghép nghĩa.

- Từ ghép có thể không chung bộ phận vần, có thể hai từ đơn không có nghĩa nhưng khi ghép 2 từ đơn lẻ đó lại tạo thành một từ ghép có nghĩa nhất định.

4. So sánh từ láy với từ ghép

Tiêu chí

Từ láy

Từ ghép

Định nghĩa

Từ láylà từ được phổi hợp bởi những tiếng tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau.

Từ ghép là từ được tạo thành bởi hai tiếng trở lên có nghĩa.

Nghĩa của từ tạo thành

Từ láy có thể tạo thành bởi một từ có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa.

Ví dụ:

– “Thơm tho” được tạo thành bởi:
+ Từ “Thơm” là tính từ được dùng để chỉ mùi hương;

+ Từ “tho” là từ không có nghĩa.

– “Bâng khuâng” là từ láy bộ phận chỉ cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau. Tuy nhiên, từ “bâng” và “khuâng” lại không có nghĩa khi đứng một mình

Cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa.

Ví dụ: Từ “Đất nước” là từ phức được tạo thành bởi 2 tiếng có nghĩa đó là từ Đất và Nước:

+ “Đất” có nghĩa là chất rắn làm thành làm trên cùng của trái đất, nơi mà con người, động vật và thực vật sinh sống.

+ “Nước” là chất lỏng không màu, không mùi và tồn tại trong tự nhiên ở ao hồ, sông, biển,…

Hai từ “Đất” và “Nước” tạo thành từ phức có nghĩa chung là phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó.

Nghĩa của từ khi đảo vị trí các tiếng

Khi đảo trật tự các tiếng, từ láy không có nghĩa.

Ví dụ: từ “thơm tho” khi đổi vị trí hai tiếng cho nhau thành “tho thơm” thì không có nghĩa

Đối với từ ghép, khi đổi vị trí các tiếng vẫn có ý nghĩa.

Ví dụ: từ “đau đớn”, khi đảo vị trí thành “đớn đau” vẫn có nghĩa.

Có thành phần Hán Việt

Từ phức có thành phần Hán Việt trong câu không phải từ láy.

Ví dụ: từ “tử tế”, trong đó có từ “tử” là từ Hán Việt. Mặc dù lặp âm đầu, tuy nhiên từ “tử tế” không phải từ láy.

Có thành phần Hán Việt trong câu là từ ghép.

Ngược lại, mặc dù từ “tử tế” điệp âm đầu “t”, có “tử” là từ Hán Việt. Do đó từ “tử tế” là từ ghép.

Có 3 cách để phân biệt từ láy và từ ghép.

Cách 1: Láy âm là từ ghép nghĩa

Một trong 2 từ là từ Hán Việt. Nếu một trong hai từ thuộc từ Hán Việt thì đó chính là ghép chứ không phải từ láy.

Ví dụ như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xác định là từ ghép.

Cách 2: Nghĩa của các từ tạo thành.

- Từ mà hai âm tiết đều có nghĩa cụ thể thì không thể là từ láy, đó là từ ghép.

Ví dụ: máu mủ, trai trẻ, che chắn…

- Ngược lại, nếu chỉ một tiếng có ý nghĩa thì đó là láy âm.

Ví dụ: lảm nhảm, lạnh lùng…

Cách 3: Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép.

Khi chúng ta đảo trật tự từ các tiếng trong một từ được thì đó chính là từ ghép. Bởi vì, láy âm nhìn chung là không đảo được trật tự từ.

Ví dụ: mờ mịt/mịt mờ, thẫn thờ/thờ thẫn…

Hy vọng, qua bài viết trên bạn đã biết được từ láy là gì, từ láy khác từ ghép như thế nào để từ đó biết cách dùng đúng.

5. Bài tập về từ ghép

Bài 1: Hãy tìm từ ghép trong đoạn trích sau:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua.

Gợi ý trả lời:

Từ ghép có trong đoạn trích:

Ăn uống; điều độ; làm việc; chừng mực; thanh niên; cường tráng; lợi hại; nhọn hoắt; thỉnh thoảng; ngọn cỏ

Bài 2: Cho các tiếng: mặt, học, dạy, xinh, tươi, nhà, trâu, áo. Em hãy tạo các thành các từ ghép đẳng lập.

Gợi ý trả lời:

Các từ ghép đẳng lập được tạo thành từ các tiếng có sẵn:

Mặt mũi, học hành, dạy dỗ, xinh đẹp, tươi tốt, nhà cửa, trâu bò, áo quần

Bài 3: Hãy phân tích cấu tạo của các từ sau: hợp tác xã , công nghiệp hóa, nem cua bể

Gợi ý trả lời:

Cấu tạo của các từ ghép ba âm tiết ở trên:

Từ ghép | Ngữ văn 7

Bài 4: Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời câu hỏi:

Mây đen lũ lượt kéo về chiều nay

Mặt trời lật đật chui vào trong mây

Chớp đông chớp tây rồi mưa nặng hạt

Cây lá xoè tay hứng làn nước mát

Bà xỏ kim khâu, chị ngồi đọc sách

Mẹ làm bánh khoai lửa reo tí tách

Chỉ thương bác ếch lặn lội trong mưa

Xem từng cụm lúa phất cờ lên chưa.

Tìm những từ ghép trong đoạn thơ trên

Trả lời:

Đọc đoạn thơ ta thấy những từ ghép như sau: “lũ lượt”, “mặt trời”, “chớp đông”, chớp tây”, “cây lá”, “làng nước”, “kim khâu”, “bánh khoai”, “bác ếch”, “lặn lội”, “cụm lúa”

Bài 5: Trong các từ dưới đây, phân loại đâu là từ đơn, từ ghép và từ láy:

“lê-ki-ma”, “san sát”, “chùa chiền”, “hân hạnh”, “ầm ĩ”, “yên tĩnh”, “êm ả”, “bồ kết”, “xà phòng”, “mơ mộng”, “lóng ngóng”

Trả lời:

+ Từ đơn: “lê-ki-ma”, “balo”, “bồ kết”, “xà phòng”

+ Từ ghép: “chùa chiền”, “hân hạnh”, “yên tĩnh”, “mơ mộng”

+ Từ láy: “san sát”, “ầm ĩ”, “êm ả”, “lóng ngóng”

Bài 6: Từ ghép là những từ như thế nào?

A. Hai từ ghép lại với nhau có quan hệ về âm thanh

B. Hai từ ghép lại với nhau trong đó có một từ chính và một từ phụ

C. Hai tiếng trở lên ghép lại với nhau, có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án : C

Từ ghép là hai tiếng trở lên ghép lại với nhau, có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa

Bài 7: Từ ghép có mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án : C

Từ ghép có 4 loại: 

Từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại

Bài 8: Từ nào dưới đây là từ ghép?

A. Lấp lánh

B. Đỏ au

C. Mênh mông

D. Thuồng luồng

Đáp án : B

Từ “đỏ au” là từ ghép

Đánh giá

0

0 đánh giá