Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích truyện ngắn Nghèo (Nam Cao) hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Phân tích truyện ngắn Nghèo (Nam Cao)
Đề bài: Phân tích truyện ngắn Nghèo của nhà văn Nam Cao
Dàn ý Phân tích truyện ngắn Nghèo
1. Mở bài
- Giới thiệu được tác giả Nam Cao và truyện ngắn Nghèo.
2. Thân bài
* Tóm tắt nội dung câu chuyện: Tình cảnh khốn khổ của gia đình anh đĩ Chuột trước Cách mạng:
+ Nhà nghèo, đông người, anh đĩ Chuột ốm nặng, rất cần tiền mua thuốc.
+ Chị đĩ Chuột phải vay của bà Huyện 6 hào để mua thuốc cho chồng và mua gạo cho cả gia đình trong cơn đói kém.
+ Hai đứa con còn nhỏ dại, ngây thơ, ốm yếu, gầy guộc, đói khát, ăn cám thay cơm.
+ Người cha hiểu ra cơ sự ai oán, xót xa thương vợ, thương con, giận mình và cuối cùng đã chọn cái chết đau đớn nhất để bớt đi gánh nặng cho vợ con và giải thoát chính mình.
* Một số nét đặc sắc trong nghệ thuật tự sự:
– Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: Người chồng, người cha rơi vào bước đường cùng, phải lựa chọn cái chết để không trở thành gánh nặng cho vợ con.
+ Đây là một tình huống éo le, gợi lên ở người đọc niềm thương cảm, xót xa.
+ Tình huống giúp nhà văn khắc họa chân thực tình cảnh khốn khổ của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.
+ Tình huống làm bộc lộ phẩm chất tốt đẹp của người nông dân: giàu tình yêu thương, vị tha,…
+ Thông qua tình huống truyện, nhà văn gián tiếp lên án, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng và lên tiếng đòi quyền sống có ý nghĩa cho con người.
– Người kể chuyện:
+ Ngôi kể thứ 3: Người kể chuyện ẩn tàng, đứng ngoài thuật lại một cách chân thực, khách quan một lát cắt trong cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn của gia đình anh đĩ Chuột, đặc biệt là khắc họa đầy ám ảnh chi tiết cái chết của anh đĩ Chuột.
+ Điểm nhìn chủ yếu từ anh đĩ Chuột giúp nhà văn khắc họa được nội tâm giằng xé đau đớn, sự bế tắc, tuyệt vọng của nhân vật, khi anh ta chứng kiến nỗi khổ của vợ con, tình cảnh bi đát của gia đình, day dứt vì nghĩ nguyên nhân là do mình để rồi đưa ra lựa chọn bi kịch.
+ Giọng kể tưởng chừng dửng dưng, lạnh lùng nhưng ẩn sâu bên trong là những trăn trở, suy tư và thấm đẫm tình yêu thương.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật được khắc họa chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động và diễn biến tâm trạng.
+ Ngôn ngữ nhân vật bình dị, mộc mạc, phản ánh cuộc sống ở nông thôn và cách cảm, cách nghĩ của người nông dân.
+ Hành động tự tìm đến cái chết của anh đĩ Chuột: Thể hiện bi kịch của người nông dân khi bị đẩy đến tận cùng của sự đói nghèo; đồng thời bộc lộ phẩm chất tốt đẹp của họ ( giàu tình thương yêu).
+ Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất chân thực: anh đĩ Chuột khi quyết định tự tử với những đau đớn và giằng xé nội tâm.
* Khẳng định giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Nghèo:
– Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nghèo cho thấy đặc điểm phong cách sáng tác của nhà văn Nam Cao. Ông thường viết về những cái nhỏ nhặt trong đời sống, nhưng lại chứa đựng ý nghĩa khái quát xã hội to lớn. Truyện ngắn Nghèo viết về cái đói nghèo và câu chuyện sinh hoạt đời thường ở gia đình một người nông dân, nhưng qua đó ta thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
– Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nghèo cũng cho thấy quan điểm sáng tác của nhà văn Nam Cao: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.
– Nam Cao quả thật là một bậc thầy về truyện ngắn.
3. Kết bài
- Cảm nghĩ của người viết về truyện ngắn.
Phân tích truyện ngắn Nghèo (Nam Cao) - Mẫu 1
Trong dòng văn học hiện thực Việt Nam, Nam Cao là một trong những cây bút xuất sắc tiêu biểu. Các tác phẩm của ông đều phản ánh hầu hết cuộc sống của nhiều tầng lớp khác nhau. Nét đặc trưng có sức lôi cuốn mạnh nhất trong tài năng và phong cách của Nam Cao là chất trữ tình ấm áp, lan truyền, thấm đậm hầu hết các trang viết của ông. Một số tác phẩm viết về cuộc sống tăm tối thê thảm của người nông dân đương thời có lẽ phải nhắc đến tác phẩm Nghèo.
Từ trước đến nay, chủ đề và cốt truyện trong các tác phẩm của Nam Cao đều giản đơn và nhẹ nhàng, nếu các nhà văn cùng thời với ông đều viết nên những tình tiết ly kì, kịch tính thì Nam Cao đã chọn cho mình một lối đi riêng. Cũng viết về cái đói, cái nghèo của những người dân thấp cổ bé họng trong xã hội ngày xưa, nhưng trong tác phẩm không chỉ miêu tả cái đói đơn thuần mà còn ẩn sâu là những đức tính của con người, của xã hội và đồng thời còn bộc lộ thái độ, tình cảm của chính tác giả với số phận con người lúc bấy giờ.
Ta biết được rằng cái đói đã tràn vào trong những tác phẩm thời bấy giờ, ta nhớ đến Lão Hạc phải chọn cái chết, ta nhớ chị Dậu phải bán con, ta nhớ đến cô thị vì bốn bát bánh đúc mà phải theo một người đàn ông xa lạ về nhà, có thể thấy cái đói nó kinh khủng như thế nào. Mở đầu tác phẩm là câu nói “Bu ơi con đói…” sao mà xót xa đến thế, vọng lại sau đó là tiếng quát của chị Đĩ Chuột “Đã bảo là hết cơm rồi…” một gam màu đen tối bao trùm lên toàn bộ tác phẩm, gam màu của cái đói, cái nghèo bủa vây không lối thoát, đưa người nông dân vào bước đường cùng.
Hàng loạt chi tiết khắc họa cái đói “Hai mắt lóng lánh đổ dồn cả vào mấy bát chè màu nâu đục, khói bốc lên nghi ngút” hay “há hốc mồm ra như con chim đợi mẹ mớm mồi”, dù chị Chuột nghèo khổ, nhưng dù sao chị cũng là một người mẹ, chị thương con hơn bao giờ hết và sẵn sàng làm mọi thứ vì con. Nhưng trong tình huống bây giờ, chị Chuột cũng đành bất lực, chị đầu hàng trước cái đói thê thảm “Chị lấy tay áo lau nước mắt không cầm nổi đã trào ra hai má hóp xanh bủng như con người ngã nước”, chị bảo thằng bé con chờ đến khi chè chín. Người đọc tưởng rằng có lẽ cái đói lúc bấy giờ đã được “giải quyết”, chị sẽ cho thằng bé một bữa ăn thật ngon, thế nhưng một lần nữa người đọc “vỡ oà” khi nhận ra mấy bát chè màu nâu đục đang bốc khói nghi ngút thì lại nhận ra đó không phải chè mà là cám nâu.
Sự trông chờ của đứa con, sau đó là sự thất vọng khi nhận ra đó không phải là chè, những lời nói hồn nhiên và ngây thơ của trẻ con như cứa một nhát dao vào trái tim người làm mẹ “À! Con biết rồi! Không phải chè, cám mà! Cám nâu mà bu bảo chè!”. Chi tiết này vô cùng đắt giá bởi vì nó đã làm bật lên hoàn cảnh đáng thương, nghèo khổ, vất vả và đói khát của gia đình chị Chuột, cũng như là tấm lòng làm mẹ của chị, chị không nỡ nói cho con biết sự thật rằng nhà mình không có chè, chị vẫn cố gắng dành những điều tốt đẹp nhất cho đứa con của mình, thật đáng buồn làm sao!
Cái đói làm ta nhớ đến những câu thơ của Bàng Bá Lân trong bài thơ Đói:
“Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi
Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương
Những thây ma thất thểu đầy đường
Rồi ngã gục không đứng lên vì… đói”
Hiện thực tàn nhẫn đã phá hoại đi tuổi thơ, ước mơ của những đứa trẻ, không dùng nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhưng lại chạm đến tận sâu bên trong trái tim người đọc. Nam Cao đã đi sâu vào miêu tả và phân tích thế giới nội tâm nhân vật, lựa chọn một chủ đề đặc biệt, dù không mới nhưng lại mới dưới góc nhìn của Nam Cao, đồng thời là sự tài ba trong việc xây dựng tính cách các nhân vật, bộc lộ được những tâm tư tình cảm.
Có thể thấy qua tác phẩm Nghèo của nhà văn Nam Cao, người đọc càng hiểu thêm về số phận của người nông dân, đồng thời lên án bọn thực dân phong kiến tàn ác đã đẩy số phận người nông dân vào cảnh lầm than. Thông qua đó, ta cảm nhận được sự tài tình trong cách lựa chọn chủ đề và nhân vật của Nam Cao đã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
Phân tích truyện ngắn Nghèo (Nam Cao) - Mẫu 2
Đại văn hào Andersen đã từng nói rằng: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Hiện thực cuộc sống được xem là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy, bức tranh hiện thực cuộc sống, con người trong đoạn trích: “Nghèo” của Nam Cao gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng độc giả. Truyện không chỉ là bức tranh tái hiện lại chân thực, đầy đủ chân đường cùng của những người nông dân trước cách mạng tháng 8 mà ở đây là gia đình chị Đĩ Chuột, đó còn là lời tố cáo, phê phán hiện thực xã hội, đồng thời cũng là sự cảm thông, xót thương của Nam Cao với nỗi khổ của con người.
Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm: “Nghèo” -Nam Cao. Truyện hướng tới ngòi bút của những người nông dân thấp cổ bé họng, bị chèn ép, dồn đến đường cùng bởi cái đói trước cách mạng-đây có thể coi là một đề tài không mới, được hầu hết các nhà văn hiện thực khai thác. Nhưng ở Nam Cao có cái gì đó khiến người đọc trăn trở, day dứt mãi không thôi. Phải chăng, chính vì vậy Nam Cao được coi là nhà văn của nghệ thuật vị nhân sinh?
Mở đầu câu chuyện là một câu nói đầy quen thuộc, ám ảnh của làng quê nông thôn trước cách mạng tháng 8: “Bu ơi con đói..”. Vẫn là lời than thở ấy khi đây là: “Lần thứ mười, thằng cu bé chạy về đòi ăn” và vẫn là lời quát của chị Đĩ Chuột với đứa con: “Đã bảo hết cơm rồi, tí nữa ché chún thì ăn chè mà”. Khung cảnh tưởng chừng bình thường được Nam Cao khắc họa lại là một bức tranh gam màu tối về cái nghèo-cụ thể là cái đói. Liệu rằng, ngay từ nhan đề của tác phẩm, tác giả đã hé lộ ra chuỗi bi kịch của gia đình chị Đĩ Chuột nói riêng và người nông dân Việt Nam thuở ấy nói chung? “Cái nghèo” quen thuộc đến nỗi chính Nam Cao phải tự đặt “Nghèo” cho chính tác phẩm của mình.
Sau hàng loạt những lời than đói của thằng cu và lời mắng của chị, “thằng cu không dám đòi ăn nữa, nhưng mặt nhăn nhó, bịu xịu như muốn khóc”. Thấy đứa con của mình như vậy, chị Đĩ Chuột tuy là một người nông dân nghèo khổ nhưng chị cũng là một người mẹ thương con: “Chị Đĩ Chuột thương hại dịu dàng bảo: Con chạy ra vườn xem chị Gái làm cỏ, lúc nào chè chín bu gọi về ăn.. chóng ngoan rồi bị thương”. Cốt truyện trong Nam Cao cứ đơn giản như thế, chỉ là những lời đối thoại bình thường, không kịch tính như cốt truyện của nhà văn cùng thời khác nhưng lại gây hấp dẫn, tò mò sự khám phá của độc giả. Bức tranh hiện thực về cái nghèo một lần nữa được Nam Cao tái hiện: “Nó không nhúc nhích, mà nó còn nhúc nhích làm sao được: Một nắm cơm nhỏ ăn từ sáng đã bị cái dạ dày chăm chỉ của con nhà nghèo tiêu hết đánh phèo một cái rồi”. Nghèo đến nỗi chỉ có: “Lấy một cái vỏ trai mút vào mấy cái bát sành sứt mẻ tứ tung”. Có thể nói, cái nghèo đã kéo xuống tận cùng khi mọi thứ phù phiếm chỉ là hư vô trong con mắt của những con người bất lực trước cái đói. Đáng thương thay khi tuổi thơ đứa trẻ vốn được hồn nhiên vui chơi, học hành thì khi con người ta đã quá khổ vì không đủ miếng ăn, nó liệu rằng chỉ là một giấc mơ không tồn tại trong trí óc non nớt của chúng? Đặt bàn cân lên giữa miếng ăn với cái học hành thì phải chăng kết quả ai cũng biết chắc chắn?
“Chốc lại nheo nhéo, chốc lại nheo nhéo” -tiếng kêu của cái đói, cái nghèo lặp lại hai lần trong truyện nhưng đó cũng là “tiếng kêu” thực trạng chung của người nông dân trước cách mạng tháng tám, nó đau đớn đến nỗi mà “tư tưởng” ấy đã xuất hiện hàng loạt trong các tác phẩm của các nhà văn. Hàng loạt các chi tiết: “Hai mắt lóng lánh đổ dồn cả vào mấy bát chè màu nâu đục, khói bốc lên nghi ngút”; “Mồm nó nuốt nước bọt ừng ực, mũi nó nở hẳn ra”; “há hốc mồm ra như con chim đợi mẹ mớm mồm” -có thể thấy miếng ăn lúc ấy nó xa vời đến dường nào. Cái “miếng ăn” ấy đã khiến Lão Hạc phải tự kết thúc cuộc đời mình với bả chó, khiến Chí Phèo trở thành con quỷ của làng Vũ Đại, khiến chị Dậu phải nuốt nước mắt vào trong để bán đứa con mới 7 tuổi. Dường như, ranh giới giữa “Miếng ăn” và bản tính con người gần như hơn bao giờ hết. Đâu đây, ta vẫn ám ảnh câu nói: “Tao muốn làm người lương thiện. Ai cho tao lương thiện.” (Chí Phèo-Nam Cao)
Bi kịch đến tột điểm của cảm xúc khi: “Mẹ nó đút cho nó một siêu nhỏ nữa. Nó nhắm mắt, duỗi cổ, cố nuốt cho trôi. Nhưng cũng như lần trước, nó lại ọe ra và khóc òa lên”. Chị Đĩ Chuột thương con nhưng bất lực trước số phận, cái nghèo, cái đói: “Chị lấy tay áo lau nước mắt không cầm nổi đã trào ra hai má hõm xanh bủng như con người ngã nước”. Và rồi, “món chè” mà chị nói chỉ là cám nâu. Số phận của chị Đĩ Chuột và biết bao nhân vật khác trong Nam Cao đều đen tối, đen tối đến mức muốn chớp một tia hy vọng nhưng cũng không có, cái khoảnh khắc này của chị giống chị Dậu cuối truyện khi chạy ra bầu trời tối đen trong “Tắt đèn” -nó tối đen như cái tiền đồ chị Dậu vậy? Liệu rằng, chính Nam Cao chưa tìm ra cách giải thoát cho số phận nhân vật mình cũng như chính bản thân ông? Quả là: “Đau đớn thay cho những kiếp sống muốn bay cao nhưng lại bị cơm áo gạo tiền ghì sát đất”
Nam Cao có quan điểm nghệ thuật của mình: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than” Phải chăng, vì vậy mà truyện ngắn của ông luôn mang đậm phong cách dấu ấn?
Với cách lựa chọn đề tài, chủ đề không mới-viết về nỗi khổ của người nông dân đương thời qua những thứ nhỏ nhặt, xoàng xĩnh: “Cái đói” nhưng đằng sau những con chữ tưởng chừng như tủn mủn ấy là cả một trữ lượng khổng lồ về con người, nhân tính và xã hội.
Nếu các nhà văn cùng thời rất tập trung xây dựng cốt truyện với nhiều tình tiết hấp dẫn, linh hoạt, biến cố tạo sự kịch tính cho truyện thì cốt truyện của ông có vẻ khiêm tốn hơn, dường như không cần đến sự tổ chức, sắp xếp. Với đoạn trích trên, thay vì chỉ chú ý vào cốt truyện, Nam Cao tập trung xây dựng trên cơ sở miêu tả những cuộc đấu tranh nội tâm nhân vật, thể hiện cuộc sống tự nhiên, chân thực với những cái hằng ngày, bình thường. “Nghèo” đem đến cốt truyện không mới, ta từng bắt gặp cái cảnh vì nghèo đói mà phải ăn cháo cám như “Vợ nhặt” của Kim Lân, cũng từng bắt gặp cái cảnh vì nghèo đói mà phải bán đứa con của mình trong “Tắt đèn”
Nam Cao có thể coi là một bậc thầy truyện ngắn với nghệ thuật miêu tả phân tích tâm lý nhân vật tinh tế, sắc sảo đạt trình thượng thừa. Ông miêu tả cái cảnh “đói nghèo” giữa những lời đối thoại với chị Đĩ Chuột, rồi cuối cùng là sự bất lực tột cùng, cao trào của cảm xúc: “Chị Đĩ Chuột lấy tay áo lau nước mắt..” Cây bút ấy luôn thể hiện nỗi băn khoăn đến đau đớn trước thực trạng con người bị hủy hoại do cuộc sống đói nghèo đẩy tới. Dường như chủ nghĩa tâm lý đã trở thành một ý thức nghệ thuật thấm nhuần trong sáng tác của Nam Cao, tạo nên một đặc điểm nghệ thuật nổi bật đem đến cho sáng tác của ông một sức hấp dẫn to lớn. Nam Cao không chỉ phản ánh hiện thực xã hội mà còn đi sâu vào miêu tả, phân tích thế giới nội tâm nhân vật, thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
Giọng điệu Nam Cao tưởng chừng có sắc thái đối lập nhau. Rõ ràng, ở Nam Cao có cái gì đó rất giống với Lỗ Tấn, tưởng chừng dửng dưng, lạnh lùng và đầy chua chát nhưng ẩn sâu bên trong là một trái tim ấm nóng tình người.
“Sự thật ở bên ngoài to lớn quá, mạnh mẽ quá, ăn hiếp hẳn cuộc đời tưởng tượng, hiện hình bằng giấy trắng mực đen”. Trong giấy trắng mực đen ấy của Nam Cao, bức tranh về một xã hội phong kiến thối nát đã được tái hiện một cách chân thực, đầy đủ nhất với nỗi khổ tận cùng của người nông dân qua đoạn trích “Nghèo”. Nam Cao quả là đã “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai có”.
Phân tích truyện ngắn Nghèo (Nam Cao) - Mẫu 3
Andersen, một nhà văn hào, từng nói rằng: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Hiện thực cuộc sống là nguồn cảm hứng nghệ thuật, và bức tranh hiện thực cuộc sống trong truyện “Nghèo” của Nam Cao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Đây không chỉ là bức tranh tái hiện chân thực cuộc sống của những người nông dân trước cách mạng tháng 8, mà còn là lời tố cáo, phê phán xã hội, cũng như sự cảm thông và xót thương của Nam Cao với nỗi khổ của con người.
Đoạn trích trên đến từ tác phẩm “Nghèo” của Nam Cao. Truyện vẽ lên hình ảnh của những người nông dân bị đói đến cùng cực, chịu áp bức dưới chế độ phong kiến, một đề tài đã được nhiều nhà văn hiện thực khai thác. Tuy nhiên, ở Nam Cao, có cái gì đó khiến người đọc cảm thấy xao xuyến, lo âu mãi không thôi. Có lẽ, chính vì điều đó mà Nam Cao được xem là nhà văn có tầm nhìn vĩ đại về cuộc sống con người?
Trong câu chuyện, câu nói mở đầu quen thuộc, ám ảnh của người nông dân nông thôn trước cách mạng tháng 8: “Bu ơi con đói..”. Đây vẫn là lời than thở quen thuộc khi nó trở thành: “Lần thứ mười, thằng cu bé chạy về đòi ăn” và tiếp tục là lời quát của chị Đĩ Chuột với đứa con: “Đã bảo hết cơm rồi, tí nữa ché chún thì ăn chè mà”. Nam Cao khắc họa khung cảnh bình thường nhưng đầy bi thương của cái đói. Từ tiêu biểu của tác phẩm, tác giả đã hé lộ chuỗi bi kịch của gia đình chị Đĩ Chuột và người nông dân Việt Nam thời ấy? “Cái nghèo” quen thuộc đã khiến Nam Cao phải đặt tên cho tác phẩm của mình là “Nghèo”.
Sau hàng loạt lời than thở đói của đứa con và lời mắng của chị, “thằng cu không dám đòi ăn nữa, nhưng mặt nhăn nhó, bịu xịu như muốn khóc”. Thấy con như vậy, chị Đĩ Chuột, một người mẹ nghèo khổ, nhưng cũng là một người mẹ yêu thương con, nói: “Chị Đĩ Chuột thương hại dịu dàng bảo: Con chạy ra vườn xem chị Gái làm cỏ, lúc nào chè chín bu gọi về ăn.. chóng ngoan rồi bị thương”. Cốt truyện của Nam Cao dường như đơn giản, chỉ là những đoạn đối thoại thông thường, không có kịch tính nhưng lại hấp dẫn, lôi cuốn sự tò mò của người đọc. Bức tranh hiện thực về cái nghèo một lần nữa được Nam Cao tái hiện: “Nó không nhúc nhích, mà nó còn nhúc nhích làm sao được: Một nắm cơm nhỏ ăn từ sáng đã bị cái dạ dày chăm chỉ của con nhà nghèo tiêu hết đánh phèo một cái rồi”. Nghèo đến mức chỉ có thể: “Lấy một cái vỏ trai mút vào mấy cái bát sành sứt mẻ tứ tung”. Có thể nói, cái nghèo khiến mọi thứ trở nên vô nghĩa trong con mắt của những người bất lực trước cái đói. Đáng thương khi tuổi thơ của đứa trẻ, thường được biết đến là thời kỳ vui vẻ, học hành, trở thành một giấc mơ không thể thực hiện trong tâm trí của họ? So với miếng ăn, học hành có ý nghĩa gì khi mọi thứ đã quá nghèo khổ?
“Chốc lại nheo nhéo, chốc lại nheo nhéo” -tiếng kêu của cái đói, cái nghèo lặp lại hai lần trong truyện nhưng đó cũng là “tiếng kêu” chung của người nông dân trước cách mạng tháng tám, một âm thanh đau đớn đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm của các nhà văn. Chi tiết như: “Hai mắt lóng lánh đổ dồn cả vào mấy bát chè màu nâu đục, khói bốc lên nghi ngút”; “Mồm nó nuốt nước bọt ừng ực, mũi nó nở hẳn ra”; “há hốc mồm ra như con chim đợi mẹ mớm mồm” -miếng ăn dường như xa vời đến mức không thể nào tưởng tượng nổi. Miếng ăn đã khiến Lão Hạc phải kết thúc cuộc đời với bả chó, khiến Chí Phèo trở thành con quỷ của làng Vũ Đại, khiến chị Dậu phải nuốt nước mắt vào trong để bán đứa con mới 7 tuổi. Dường như, giữa “Miếng ăn” và bản tính con người không còn sự phân biệt. Ở đây, ta vẫn nhớ câu nói: “Tao muốn làm người lương thiện. Ai cho tao lương thiện.” (Chí Phèo-Nam Cao)
Bi kịch đạt đến tột đỉnh của cảm xúc khi: “Mẹ nó đút cho nó một siêu nhỏ nữa. Nó nhắm mắt, duỗi cổ, cố nuốt cho trôi. Nhưng cũng như lần trước, nó lại ọe ra và khóc òa lên”. Chị Đĩ Chuột yêu thương con nhưng bất lực trước số phận, cái nghèo, cái đói: “Chị lấy tay áo lau nước mắt không cầm nổi đã trào ra hai má hõm xanh bủng như con người ngã nước”. Và sau đó, “món chè” mà chị nói chỉ là cám nâu. Số phận của chị Đĩ Chuột và nhiều nhân vật khác trong Nam Cao đều u ám, đen tối đến mức muốn chớp một tia hi vọng nhưng cũng không có, cái khoảnh khắc này của chị giống chị Dậu cuối truyện khi chạy ra bầu trời tối đen trong “Tắt đèn” -nó tối đen như số phận của chị Dậu vậy? Có lẽ, Nam Cao chưa tìm ra cách giải thoát cho số phận nhân vật cũng như cho bản thân ông? Quả thật: “Đau đớn thay cho những cuộc sống muốn tự do nhưng lại bị cơm áo gạo tiền ghì sát đất”
Nam Cao có quan điểm riêng về nghệ thuật: “Nghệ thuật không cần phải lừa dối như ánh trăng, nên tránh xa ánh trăng lừa dối, nghệ thuật cần phải là tiếng đau khổ bộc lộ từ cuộc sống đầy lầm lỗi”. Có lẽ chính điều này đã làm cho truyện ngắn của ông luôn mang dấu ấn sâu sắc?
Với việc lựa chọn đề tài, chủ đề không mới-viết về nỗi khốn khổ của người nông dân đương thời qua những chi tiết nhỏ nhặt, xoàng xĩnh: “Cái đói” nhưng sau những con chữ đó là một kho tàng lớn về con người, nhân tính và xã hội.
Nếu những nhà văn cùng thời tập trung vào việc xây dựng cốt truyện với nhiều biến cố kịch tính thì cốt truyện của ông có vẻ khiêm tốn hơn, dường như không cần sự sắp xếp tổ chức. Thay vì tập trung vào cốt truyện, Nam Cao chú trọng vào việc mô tả những cuộc đấu tranh tâm lý của nhân vật, thể hiện cuộc sống đời thường, bình dị. “Nghèo” đưa ra cốt truyện không mới, ta đã thấy những cảnh vì nghèo mà phải ăn cháo cám như trong “Vợ nhặt” của Kim Lân, cũng như việc bán đứa con trong “Tắt đèn”
Nam Cao được coi là một bậc thầy trong việc sáng tạo truyện ngắn với cách miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật tinh tế, sắc sảo. Ông tạo ra hình ảnh của “đói nghèo” giữa những đoạn đối thoại với chị Đĩ Chuột, rồi sự bất lực cao trào của cảm xúc: “Chị Đĩ Chuột lau nước mắt..” Tâm lý học đã trở thành một phần không thể thiếu trong tác phẩm của Nam Cao, tạo nên một đặc điểm nghệ thuật nổi bật mang lại sức hấp dẫn lớn. Nam Cao không chỉ phản ánh hiện thực xã hội mà còn sâu sắc trong việc mô tả, phân tích tâm lý nhân vật, thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
Giọng điệu của Nam Cao có vẻ như có hai mặt đối lập. Dường như ông mang trong mình sự lạnh lùng, dửng dưng và đầy chua chát nhưng ẩn sau đó là trái tim ấm áp, tràn đầy tình người, rất giống với Lỗ Tấn.
Trên thế giấy trắng, với mực đen, Nam Cao đã tái hiện một cách chân thực bức tranh về xã hội phong kiến thối nát, đầy đủ nhất trong đoạn trích “Nghèo”. Ông thực sự đã mở ra những nguồn mà chưa ai khai phá, sáng tạo những điều mà chưa ai có.
Phân tích truyện ngắn Nghèo (Nam Cao) - Mẫu 4
Trong văn học hiện thực Việt Nam, tài năng văn chương của Nam Cao được coi là một trong những điểm sáng đáng chú ý. Tác phẩm của ông không chỉ đơn thuần là những câu chuyện mà còn là gương phản ánh sâu sắc cuộc sống đa dạng của nhiều tầng lớp xã hội.
Một trong những điểm thu hút mạnh mẽ nhất trong văn phong của Nam Cao là sự ấm áp, trữ tình và sâu sắc. Không chỉ là việc mô tả thực tế một cách chân thực, ông còn làm nổi bật những giá trị nhân văn, những cảm xúc, tình cảm chân thành và lòng nhân ái thông qua từng trang viết của mình. Trong số đó, tác phẩm "Nghèo" nổi bật với cách thức độc đáo và cảm xúc sâu lắng trong việc khắc họa cuộc sống khó khăn của những người nông dân thời kỳ đó.
Các câu chuyện của Nam Cao thường mang đậm nét giản dị và nhẹ nhàng. Trong khi nhiều tác giả cùng thời với ông chọn lối viết mạnh mẽ, ly kỳ, thì Nam Cao lại chọn cho mình một cách tiếp cận khác biệt. Ông không chỉ đơn thuần mô tả khổ cực của cuộc sống nông thôn, mà còn khám phá những đức tính, những tình cảm con người, từ đó làm nổi bật sự đau đớn, hy vọng và lòng nhân ái.
Cuộc đấu tranh với cái đói là chủ đề chính trong tác phẩm "Nghèo". Nam Cao không chỉ dừng lại ở việc mô tả khổ cực vật vã mà còn tận dụng mọi chi tiết để phản ánh sâu sắc tâm trạng, tinh thần của nhân vật. Từ việc chịu đựng đói khát đến sự hy vọng, thất vọng và lòng bao dung của con người đều được ông thể hiện một cách sâu sắc.
Mỗi chi tiết trong tác phẩm đều được Nam Cao sử dụng một cách tinh tế để khắc họa sâu sắc hơn về cuộc sống và con người. Từ những hình ảnh như hai mắt lóng lánh trong đói khát, cho đến hành động đầy ý nghĩa của nhân vật, tất cả đều góp phần làm nổi bật bức tranh đầy cảm xúc về sự khốn khổ và lòng nhân ái.
Bằng cách này, Nam Cao đã không chỉ mô tả một cách chân thực về cuộc sống của những người dân nghèo khổ, mà còn mở ra một cửa sổ tâm hồn, cho thấy tinh thần chiến đấu và lòng nhân ái trong cuộc sống. Điều này đã tạo ra một ấn tượng sâu sắc đối với người đọc và góp phần làm nên sức hút của tác phẩm "Nghèo" và cả tài năng văn chương của Nam Cao.
Phân tích truyện ngắn Nghèo (Nam Cao) - Mẫu 5
Nhà văn vĩ đại Anderen từng bày tỏ: "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra". Từ câu nói đầy sâu sắc này, chúng ta nhận ra giá trị của hiện thực cuộc sống, nơi mà những ngọn lửa cảm hứng nghệ thuật được bùng cháy và nảy mầm. Trong tác phẩm "Nghèo" của Nam Cao, bức tranh về cuộc sống hiện thực, về con người đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Tuy không chỉ là một câu chuyện, "Nghèo" không chỉ là sự tái hiện một cách chân thực cuộc sống của những người nông dân trước cách mạng tháng 8, mà còn là một lời tố cáo, phê phán thực trạng xã hội, và là biểu hiện của sự đồng cảm và xót xa của tác giả đối với nỗi khổ của con người.
Trong đoạn trích này, Nam Cao không chỉ đơn thuần mô tả cuộc sống đầy đau thương của người dân nghèo, mà còn thể hiện sự nhức nhối, sự mất mát, và sự tuyệt vọng mà họ phải chịu đựng. "Nghèo" không chỉ là một câu chuyện về cuộc sống khó khăn của người nông dân, mà nó còn là một cuộc chiến đấu tinh thần, một cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ để vượt qua nghèo đói và tìm kiếm hy vọng.
Tác phẩm "Nghèo" của Nam Cao không chỉ là một tác phẩm văn học thông thường, mà còn là một biểu tượng của lòng nhân ái và tình yêu thương con người. Bằng cách sử dụng những từ ngữ đơn giản nhưng sâu sắc và lời văn chất chứa nhiều ý nghĩa, Nam Cao đã tạo ra một tác phẩm có sức lôi cuốn đặc biệt và sâu sắc. Đây không chỉ là một câu chuyện về nghèo khó, mà còn là một câu chuyện về lòng nhân ái, tình thương và hy vọng.
Từ những đoạn trích như "Bu ơi con đói..." cho đến "Chị lấy tay áo lau nước mắt...", Nam Cao đã khéo léo khắc họa những cảm xúc, tâm trạng và tình cảm của nhân vật một cách chân thực và sâu sắc nhất. Qua đó, ông đã chứng minh mình là một nhà văn tài ba, có khả năng tái hiện cuộc sống và con người một cách chân thực và sâu sắc.
Tuy chủ đề về nghèo khó không còn mới mẻ trong văn học, nhưng trong tác phẩm của Nam Cao, nó lại trở nên mới mẻ và đầy sức hút. Nam Cao đã khám phá sâu hơn vào tâm trí con người và hiểu biết sâu sắc về xã hội, từ đó tạo ra những tác phẩm có giá trị nghệ thuật và nhân văn cao.
Bằng cách sử dụng ngôn từ sinh động và tường thuật chân thực, Nam Cao đã tạo ra một bức tranh về cuộc sống nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8. Tác phẩm của ông không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một tấm gương sáng cho xã hội, là một lời cảnh tỉnh về những khó khăn và thách thức mà nhân loại phải đối mặt.
Phân tích truyện ngắn Nghèo (Nam Cao) - Mẫu 6
Nam Cao được xem là một trong những ngôi sao sáng trong văn học hiện thực Việt Nam. Tác phẩm của ông không chỉ là những câu chuyện đơn thuần mà còn là những bức chân dung sinh động về cuộc sống đa dạng của các tầng lớp xã hội.
Phong cách văn học của Nam Cao nổi bật với sự ấm áp, trữ tình và sâu sắc. Ông không chỉ mô tả thực tế một cách chân thực mà còn làm nổi bật những giá trị nhân văn và tình cảm chân thành qua từng trang viết. Tác phẩm ''Nghèo'' đặc biệt thu hút với cách thể hiện độc đáo và cảm xúc sâu lắng về cuộc sống khó khăn của nông dân thời kỳ đó.
Nam Cao mang đến những câu chuyện đầy sự giản dị và nhẹ nhàng, khác biệt với nhiều tác giả đồng thời yêu thích lối viết kịch tính. Thay vì chỉ mô tả khổ cực của cuộc sống nông thôn, ông còn khắc họa sâu sắc đức tính và tình cảm con người, làm nổi bật nỗi đau, hy vọng và lòng nhân ái.
Tác phẩm 'Nghèo' xoay quanh cuộc chiến chống đói nghèo, nơi Nam Cao không chỉ miêu tả sự vật vã mà còn khắc họa tinh tế tâm trạng và tinh thần nhân vật. Ông thể hiện sâu sắc từ sự chịu đựng đói khát đến hy vọng, thất vọng và lòng bao dung.
Nam Cao khéo léo sử dụng từng chi tiết trong tác phẩm để làm nổi bật cuộc sống và con người. Những hình ảnh như ánh mắt lấp lánh trong cơn đói hay hành động ý nghĩa của nhân vật đều tạo nên bức tranh cảm xúc mạnh mẽ về sự khốn khổ và lòng nhân ái.
Nam Cao không chỉ chân thực mô tả cuộc sống của những người nghèo khổ mà còn mở ra một cái nhìn sâu sắc về tinh thần chiến đấu và lòng nhân ái. Cách tiếp cận này đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với độc giả, góp phần vào sự thành công của tác phẩm 'Nghèo' và tài năng văn chương của ông.
Phân tích truyện ngắn Nghèo (Nam Cao) - Mẫu 7
Trong văn học hiện thực Việt Nam, Nam Cao nổi bật là một trong những tác giả đáng chú ý nhất. Tác phẩm của ông không chỉ phản ánh đa dạng đời sống của nhiều tầng lớp xã hội mà còn truyền tải tinh thần nhân văn ấm áp, điều mà nhiều tác giả khác cũng ngưỡng mộ.
Điểm mạnh nổi bật của Nam Cao là khả năng tạo sức hút mạnh mẽ qua cảm xúc và phong cách viết của mình. Khác với nhiều đồng nghiệp, Nam Cao chọn lối viết đơn giản, nhẹ nhàng. Dù viết về đề tài như đói nghèo, ông không chỉ chú trọng vào khía cạnh u ám mà còn sâu sắc khám phá bản chất con người và xã hội.
Tác phẩm như 'Nghèo' minh chứng rõ ràng cho sự đa dạng và sâu sắc trong việc mô tả cuộc sống khó khăn của người dân nghèo. Những chi tiết như 'Hai mắt lấp lánh nhìn vào mấy bát chè màu nâu đục, khói bốc lên nghi ngút' hay 'há mồm như con chim đợi mẹ mớm mồi' không chỉ thể hiện sự đau khổ mà còn làm nổi bật lòng nhân ái của con người trong hoàn cảnh khó khăn.
Những chi tiết như việc chị Chuột, một người mẹ, không thể giấu được sự xúc động và nỗi đau khi đối mặt với cái đói đã làm nổi bật sự hy sinh và tình mẫu tử sâu sắc. Đặc biệt, nỗi thất vọng của đứa trẻ khi nhận ra sự thật về bữa ăn còn thể hiện rõ hơn sự vất vả của người mẹ khi phải che giấu tình trạng thiếu thốn. Điều này làm nổi bật phẩm giá của con người trong hoàn cảnh nghèo đói và khó khăn.
Nam Cao không chỉ khắc họa cảnh đời cơ cực mà còn làm nổi bật các giá trị nhân văn, lòng nhân ái và sự hy sinh, qua đó giúp độc giả hiểu được sự thật cuộc sống và những bi kịch mà người nghèo phải chịu đựng. Những quan điểm sâu sắc và cảm xúc chân thành đã làm cho tác phẩm của Nam Cao trở nên đặc sắc và cuốn hút.
Tác phẩm 'Nghèo' của Nam Cao còn thể hiện một phê phán sâu sắc đối với xã hội phong kiến tàn bạo đã đẩy người dân vào cảnh nghèo khổ. Điều này không chỉ khiến độc giả cảm thông với khó khăn của nông dân mà còn chỉ trích những hành động bất nhân của thực dân, chứng tỏ sự tài năng của Nam Cao trong việc chọn đề tài và phê phán xã hội.
Tóm lại, qua tác phẩm 'Nghèo', Nam Cao đã làm phong phú thêm hiểu biết của độc giả về cuộc sống của người nông dân và thể hiện tài năng của mình qua cách viết, xây dựng nhân vật và phê phán xã hội.
Phân tích truyện ngắn Nghèo (Nam Cao) - Mẫu 8
Nhà văn vĩ đại Anderen từng nói: 'Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn chính cuộc sống được viết ra'. Câu nói này nhấn mạnh giá trị của hiện thực, nơi cảm hứng nghệ thuật bùng cháy và phát triển. Trong tác phẩm 'Nghèo' của Nam Cao, bức tranh về cuộc sống thực và con người để lại ấn tượng sâu đậm với người đọc. 'Nghèo' không chỉ là một câu chuyện chân thực về cuộc sống của nông dân trước cách mạng tháng 8, mà còn là một chỉ trích xã hội và là biểu hiện của sự đồng cảm sâu sắc của tác giả.
Đoạn trích này cho thấy Nam Cao không chỉ mô tả sự đau khổ của người dân nghèo mà còn thể hiện nỗi nhức nhối, mất mát và tuyệt vọng mà họ phải đối mặt. 'Nghèo' không chỉ là câu chuyện về cuộc sống khó khăn mà còn là cuộc chiến tinh thần không ngừng để vượt qua đói nghèo và tìm kiếm hy vọng.
Tác phẩm 'Nghèo' của Nam Cao không chỉ là một tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là biểu tượng của lòng nhân ái và tình yêu con người. Với ngôn từ đơn giản nhưng sâu sắc, Nam Cao đã tạo ra một tác phẩm có sức hút mạnh mẽ và sâu lắng, không chỉ về nghèo khó mà còn về lòng nhân ái, tình thương và hy vọng.
Từ những câu như 'Bu ơi con đói...' đến 'Chị lấy tay áo lau nước mắt...', Nam Cao khéo léo khắc họa cảm xúc và tâm trạng nhân vật một cách chân thực và sâu sắc. Ông chứng minh tài năng vượt trội trong việc tái hiện cuộc sống và con người.
Dù chủ đề nghèo khó đã xuất hiện nhiều trong văn học, tác phẩm của Nam Cao vẫn mang đến một góc nhìn mới mẻ và hấp dẫn. Ông khám phá sâu vào tâm trí con người và hiểu biết về xã hội, tạo ra những tác phẩm có giá trị nghệ thuật và nhân văn cao.
Nam Cao đã sử dụng ngôn từ sống động và miêu tả chân thực để vẽ nên bức tranh về cuộc sống nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8. Tác phẩm của ông không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một gương phản chiếu xã hội, nhấn mạnh những khó khăn và thách thức mà nhân loại phải đối mặt.
Phân tích truyện ngắn Nghèo (Nam Cao) - Mẫu 9
Đại văn hào Andersen từng nói: 'Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp và ý nghĩa bằng chính cuộc sống hàng ngày.' Điều này thật đúng khi nhìn vào các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là bức tranh cuộc sống mà Nam Cao phác họa trong tác phẩm 'Nghèo.' Đoạn trích không chỉ miêu tả cảnh đời của nông dân trong thời kỳ cách mạng, mà còn là một tuyên ngôn phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội, thể hiện sự cảm thông và xót thương đối với nỗi đau của con người.
Tác phẩm 'Nghèo' của Nam Cao không chỉ là một câu chuyện, mà còn là một tác phẩm cách mạng mạnh mẽ, tố cáo sự bất công và bất bình đẳng trong xã hội. Bức tranh hiện thực mà Nam Cao vẽ ra không chỉ cho thấy cuộc sống khó khăn của nông dân, mà còn chạm đến những giá trị nhân văn và tình cảm sâu sắc của con người.
'Nghèo' của Nam Cao không chỉ là một câu chuyện về nông dân đối mặt khó khăn trước cách mạng tháng 8, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc và ý nghĩa. Nam Cao khéo léo sử dụng từ ngữ và hình ảnh để phản ánh chân thực cuộc sống và tâm trạng của con người trong hoàn cảnh khó khăn.
Dù việc viết về nông thôn và khó khăn của người nghèo đã trở nên quen thuộc với nhiều nhà văn, nhưng với Nam Cao, độc giả không chỉ cảm nhận một câu chuyện mà còn hiểu sâu sắc những suy tư và tình cảm của tác giả về vấn đề này.
Đoạn trích 'Nghèo' không chỉ là một phần trong bức tranh cuộc sống nông thôn, mà còn mang tính chất tâm linh, thể hiện lòng nhân ái và sự đoàn kết trong xã hội. Những câu chuyện đơn giản nhưng đầy ý nghĩa của Nam Cao giúp chúng ta nhận ra rằng cuộc sống không chỉ có vật chất mà còn chứa đựng giá trị tinh thần và tình cảm con người.
Phân tích truyện ngắn Nghèo (Nam Cao) - Mẫu 10
Trong văn học hiện thực của Việt Nam, Nam Cao được coi là một trong những tác giả nổi bật và đáng chú ý nhất. Các tác phẩm của ông không chỉ phản ánh đời sống đa dạng của nhiều tầng lớp xã hội mà còn truyền tải một tinh thần trữ tình ấm áp, đậm chất nhân văn mà không ít tác giả khác cũng ngưỡng mộ.
Có thể nói, điểm mạnh nhất của Nam Cao nằm ở khả năng tạo ra sức hút mạnh mẽ thông qua cảm xúc và phong cách viết của mình. Trái với xu hướng của nhiều đồng nghiệp cùng thời, Nam Cao chọn lối đi riêng với các cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng. Dù viết về đề tài cơ bản như đói khát, nghèo đói của người nông dân, ông không chỉ tập trung vào mặt đen tối của cuộc sống mà còn sâu sắc khám phá bản chất con người và xã hội.
Các tác phẩm như "Nghèo" là minh chứng rõ ràng cho sự đa chiều và sâu sắc trong việc tả lại cảnh đời khốn khó của những người dân nghèo. Cách mô tả chi tiết về cảnh đói khát như "Hai mắt lóng lánh đổ dồn cả vào mấy bát chè màu nâu đục, khói bốc lên nghi ngút" hay "há hốc mồm ra như con chim đợi mẹ mớm mồi" không chỉ thể hiện sự khổ đau mà còn làm lộ rõ nhân văn, lòng nhân từ của con người trong hoàn cảnh khốn khó.
Qua từng chi tiết nhỏ như việc chị Chuột, một người mẹ, không thể che dấu nước mắt và lòng dạ trước cái đói, cho thấy sự hy sinh và tình mẹ hiền hậu. Thậm chí, sự thất vọng của đứa trẻ khi nhận ra sự thật về bữa ăn còn đầy cảm xúc hơn khi so sánh với việc người mẹ phải lòng vòng để che giấu sự thiếu thốn. Điều này làm tôn lên tầm vóc của con người trong bối cảnh đói nghèo và khó khăn.
Bằng cách này, Nam Cao không chỉ mô tả về cảnh đời khốn khó mà còn đề cập đến các giá trị nhân văn, lòng nhân ái và hy sinh, từ đó làm độc giả nhận ra sự thật của cuộc sống và những bi kịch mà nhiều người dân nghèo phải đối mặt. Những ý tưởng sâu sắc và cảm xúc sâu lắng này đã làm cho tác phẩm của Nam Cao trở nên đặc sắc và lôi cuốn.
Ngoài ra, qua "Nghèo", Nam Cao cũng đưa ra một phê phán sâu sắc về xã hội phong kiến tàn bạo đã đẩy người dân nghèo vào cảnh khốn khó. Việc này làm cho độc giả không chỉ đồng cảm với những khó khăn của người nông dân mà còn làm bức xúc và phê phán hành động bất nhân của thực dân. Điều này cho thấy sự tài năng của Nam Cao không chỉ ở việc chọn đề tài mà còn ở việc phê phán sâu sắc vấn đề xã hội.
Tóm lại, qua tác phẩm "Nghèo", Nam Cao đã góp phần làm sâu sắc hơn hiểu biết của độc giả về cuộc sống của người nông dân và làm nổi bật tài năng của mình không chỉ qua cách viết mà còn qua cách xây dựng nhân vật và phê phán xã hội.
Phân tích và đánh giá nhân vật chị Chuột
Nam Cao là một trong những nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam. Nhiều sáng tác của ông có thể coi là kiệt tác. Ở chủ đề viết về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, truyện ngắn “Nghèo” vẫn được coi là thành công xuất sắc. Qua tác phẩm, ta hiểu được cuộc sống của người nông trong xã hội cũ tuy nghèo đói nhưng vẫn mang trong mình nét đẹp nhân cách của con người Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ qua hình ảnh nhân vật chị đĩ Chuột trong đoạn trích.
Câu chuyện “Nghèo” phản ánh hiện thực cuộc sống của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nam Cao. Câu chuyện về gia đình chị đĩ Chuột nghèo đói không có cái ăn phải ăn cám thay chè. Câu chuyện phản ánh tình cảnh đói kém thê lương của con người trong xã hội cũ trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
Mở đầu câu chuyện là một câu nói đầy quen thuộc, ám ảnh của làng quê nông thôn trước cách mạng tháng 8: "Bu ơi con đói..". Vẫn là lời than thở ấy khi đây là: "Lần thứ mười, thằng cu bé chạy về đòi ăn" và vẫn là lời quát của chị Đĩ Chuột với đứa con: "Đã bảo hết cơm rồi, tí nữa ché chún thì ăn chè mà". Khung cảnh tưởng chừng bình thường được Nam Cao khắc họa lại là một bức tranh gam màu tối về cái nghèo-cụ thể là cái đói. Ngay từ nhan đề của tác phẩm, tác giả đã hé lộ ra chuỗi bi kịch của gia đình chị Đĩ Chuột nói riêng và người nông dân Việt Nam thuở ấy nói chung.
Sau hàng loạt những lời than đói của thằng cu và lời mắng của chị, "thằng cu không dám đòi ăn nữa, nhưng mặt nhăn nhó, bịu xịu như muốn khóc". Thấy đứa con của mình như vậy, chị Đĩ Chuột tuy là một người nông dân nghèo khổ nhưng chị cũng là một người mẹ thương con: "Chị Đĩ Chuột thương hại dịu dàng bảo: Con chạy ra vườn xem chị Gái làm cỏ, lúc nào chè chín bu gọi về ăn.. chóng ngoan rồi bu thương". Chị Chuột nghèo khổ, trong tình huống bây giờ, chị cũng đành bất lực, chị đầu hàng trước cái đói thê thảm “Chị lấy tay áo lau nước mắt không cầm nổi đã trào ra hai má hõm xanh bủng như con người ngã nước”, chị bảo thằng bé con chờ đến khi chè chín. Người đọc tưởng rằng có lẽ cái đói lúc bấy giờ đã được “giải quyết”, chị sẽ cho thằng bé một bữa ăn thật ngon, thế nhưng một lần nữa người đọc “vỡ oà” khi nhận ra mấy bát chè màu nâu đục đang bốc khói nghi ngút thì lại nhận ra đó không phải chè mà là cám nâu.
Sự trông chờ của đứa con, sau đó là sự thất vọng khi nhận ra đó không phải là chè, những lời nói hồn nhiên và ngây thơ của trẻ con như cứa một nhát dao vào trái tim người làm mẹ “À! Con biết rồi! Không phải chè, cám mà! Cám nâu mà bu bảo chè!”. Chi tiết này vô cùng đắt giá bởi vì nó đã làm bật lên hoàn cảnh đáng thương, nghèo khổ, vất vả và đói khát của gia đình chị Chuột, cũng như là tấm lòng làm mẹ của chị, chị không nỡ nói cho con biết sự thật rằng nhà mình không có chè, chị vẫn cố gắng dành những điều tốt đẹp nhất cho đứa con của mình. Chị Đĩ Chuột thương con nhưng bất lực trước số phận, cái nghèo, "món chè" mà chị nói chỉ là cám nâu. Số phận của chị Đĩ Chuột và biết bao nhân vật khác trong Nam Cao đều đen tối, đen tối đến mức muốn chớp một tia hy vọng nhưng cũng không có. Nhân vật chị đĩ Chuột hiện lên qua tác phẩm là một người một người phụ nữ thấu hiểu hoàn cảnh và biết lo toan cho gia đình.
Với phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là tự sự, truyện kể ở ngôi thứ ba, điểm nhìn chủ yếu là của người kể chuyện, tác phẩm đã phản ánh hiện thực cuộc sống của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng, cụ thể là qua đời sống nghèo khổ, đói kém của gia đình chị đĩ Chuột, từ đó cho thấy vẻ đẹp tâm hồn ở người phụ nữ nông dân này là một người phụ nữ thấu hiểu hoàn cảnh và biết lo toan cho gia đình. Qua đó, thấy được tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nam Cao khi ông đồng cảm, xót thương cho số phận của những con người nghèo khổ trong xã hội cũ.
Nam Cao đã đi sâu vào miêu tả và phân tích thế giới nội tâm nhân vật, lựa chọn một chủ đề đặc biệt, dù không mới nhưng lại mới dưới góc nhìn của tác giả, đồng thời là sự tài ba trong việc xây dựng tính cách các nhân vật, bộc lộ được những tâm tư tình cảm.
Nam Cao có thể coi là một bậc thầy truyện ngắn với nghệ thuật miêu tả phân tích tâm lý nhân vật tinh tế, sắc sảo đạt trình thượng thừa. Ông miêu tả cái cảnh "đói nheo" giữa những lời đối thoại với chị Đĩ Chuột, rồi cuối cùng là sự bất lực tột cùng, cao trào của cảm xúc: "Chị Đĩ Chuột lấy tay áo lau nước mắt.." Cây bút ấy luôn thể hiện nỗi băn khoăn đến đau đớn trước thực trạng con người bị hủy hoại do cuộc sống đói nghèo đẩy tới.
Nam Cao không chỉ phản ánh hiện thực xã hội mà còn đi sâu vào miêu tả, phân tích thế giới nội tâm nhân vật, thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Giọng điệu Nam Cao có cái gì đó tưởng chừng dửng dưng, lạnh lùng và đầy chua chát nhưng ẩn sâu bên trong là một trái tim ấm nóng tình người.
Có thể thấy qua tác phẩm Nghèo của nhà văn Nam Cao, người đọc càng hiểu thêm về số phận của người nông dân, đồng thời lên án bọn thực dân phong kiến tàn ác đã đẩy số phận người nông dân vào cảnh lầm than. Thông qua đó, ta cảm nhận được sự tài tình trong cách lựa chọn chủ đề và nhân vật của Nam caođã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
Qua tác phẩm, ta thấy được hình ảnh người nông dân Việt Nam trước CM tháng 8 năm 1945 tuy nghèo khổ, cơ cực nhưng trong họ vẫn toát lên vẻ đẹp tâm hồn chân thật, luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, luôn khát khao cuộc sống no đủ và một tương lai tươi sáng hơn.
Hình ảnh chị đĩ Chuột trong đoạn trích "Nghèo" của Nam Cao gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng độc giả. Truyện không chỉ là bức tranh tái hiện lại chân thực, đầy đủ chân đường cùng của những người nông dân trước cách mạng tháng 8, đó còn là lời tố cáo, phê phán hiện thực xã hội, đồng thời cũng là sự cảm thông, xót thương của Nam Cao với nỗi khổ của con người.
Truyện hướng tới ngòi bút của những người nông dân thấp cổ bé họng, bị chèn ép, dồn đến đường cùng bởi cái đói trước cách mạng-đây có thể coi là một đề tài không mới, được hầu hết các nhà văn hiện thực khai thác. Nhưng ở Nam Cao có cái gì đó khiến người đọc trăn trở, day dứt mãi không thôi. Đó chính là tấm lòng nhân đạo của Nam Cao đối với cuộc đời và con người.