Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích bài thơ Tự tình tháng Ba hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Phân tích bài thơ Tự tình tháng Ba
Đề bài: Phân tích bài thơ Tự tình tháng Ba của Bình Nguyên Trang.
Phân tích bài thơ Tự tình tháng Ba - mẫu 1
Những ngày tháng Ba đang bước đi trong hơi thở dịu dàng cuối cùng của mùa Xuân, trước khi dần khuất bóng, bỏ ngỏ lối về cho tháng Tư giao mùa phía Hạ bước sang.
Tháng Ba khiến cho bao cảm xúc thăng hoa trong tâm hồn thi sĩ. Với Bình Nguyên Trang, chị có cả một chùm thơ hay, tràn ngập cảm xúc về tháng Ba như: “Mỗi tháng Ba về”, “Tháng Ba hoa gạo”, “Nỗi niềm tháng Ba”... Đặc biệt, bài thơ “Tự tình tháng Ba” in trong tập thơ “Chỉ em và chiếc bình pha lê biết”, NXB Văn học 2003 đã khơi lên trong lòng độc giả những nỗi niềm đồng cảm sâu xa.
Tháng Ba có những nỗi niềm cụ thể gọi thành tên nhưng cũng có nỗi niềm mơ hồ như sương như khói, bàng bạc hoài niệm trong mỗi ánh mắt, trong nụ cười ấm áp gợi về tình yêu, về tuổi thơ, về quê cũ. Và tháng Ba có cả những nỗi nhớ miên man cháy rực trời chiều theo sắc đỏ trên mỗi cành hoa gạo, có những ký ức chập chờn giữa xa xôi và gần gũi.
Bài thơ có 5 khổ, được viết theo thể thơ tự do, như mạch hoài niệm bâng khuâng, đưa người đọc về một vùng yên bình, ngọt ngào và lắng sâu:
“Mùa Xuân ơi
Người gieo hạt trên cánh đồng kỉ niệm
Tháng Ba sương khói như lòng
Tôi thả tình tôi trên một dòng sông
Chiều đồng giao thức màu hoa bèo tím”
Bình Nguyên Trang mượn hình thức tâm tình, cất lên tiếng gọi thân thương, nhân hóa mùa Xuân như một “người gieo hạt trên cánh đồng kỉ niệm”, đưa nhà thơ về với một vùng kí ức trong lòng mình, kí ức về tháng Ba “sương khói như lòng”, để mặc kỷ niệm tuôn trào theo hồi tưởng.
Cái hay và độc đáo của bài thơ là thi sĩ đã vẽ nên hoài niệm về tháng Ba bằng những sắc màu phong phú. Đó là “Chiều đồng giao thức màu hoa bèo tím”, là “Kí ức xanh một vùng bến bãi”, là “Vàng đi nắng ơi”...; và cả màu đỏ rực của hoa gạo, dù không được gọi thành tên.
Những vần thơ về tháng Ba, về hoa gạo của Bình Nguyên Trang làm dấy lên trong lòng độc giả những rung cảm đặc biệt. Không rung động sao được khi những vần thơ của chị viết về hoa gạo giống như những lời tự tình: “Và trong tôi hoa gạo vẫn nhọc nhằn”.
Hình ảnh “hoa gạo rụng hố vôi” xuất hiện hơn một lần trong các bài thơ của Bình Nguyên Trang, vừa gần gũi nhưng cũng đầy day dứt, thương cảm. Thương lắm, nhớ lắm những bông hoa gạo của quê nghèo, lam lũ. Hoa gạo thắp lên những đốm lửa đỏ khát khao trên bầu trời quê xam xám. Thơ Bình Nguyên Trang với nỗi niềm hoa gạo đã theo biết bao người đi suốt những con đường hoa niên như một ám ảnh, như một vùng kí ức bền lâu, gọi về những hoài niệm quê cũ, người xưa:
“Nôn nao nỗi niềm hoa cà hoa cải
Dáng con đò gầy như dáng chị tôi”
Tháng Ba gọi về những gì xa xưa, đã trôi vào dĩ vãng nhưng nỗi nhớ nôn nao chẳng thể nào quên. Hình ảnh so sánh thật lạ mà cũng rất gợi cảm: “Dáng con đò gầy như dáng chị tôi”. Câu thơ trở nên có hồn, con đò được tạo dáng, được ví như dáng chị, cần mẫn, quen thuộc nơi làng quê thuở nào. Bao yêu thương đọng lại nơi dáng đò, dáng chị thân thương ấy.
Tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho quê cũ mới tha thiết làm sao. Đó là tình yêu, là sự gắn bó, trở thành máu thịt nên “tiếng chuông nguồn cội” luôn vọng về trong tâm thức, để nhắc nhớ, để hướng về cội nguồn, về cố hương:
“Tôi mặc lòng tôi lang thang đầu con sóng
Nghe tiếng chuông nguồn cội nhắc tên mình”
Trong nỗi nhớ da diết của người đi xa, có nỗi buồn đọng lại nhưng toát lên trên những vần thơ vẫn là niềm hi vọng, tin tưởng:
“Xin được bắt đầu bằng hai chữ bình minh
Cho bài hát hoài niệm về quê cũ”
Thơ về tháng Ba của Bình Nguyên Trang thường đau đáu hoài niệm, mang nỗi buồn man mác của người con xa quê nhưng luôn chứa chan màu xanh của niềm tin. Trong bài thơ “Mỗi tháng Ba về”, chị từng viết: “Ôi nỗi buồn, hãy luôn là màu xanh nhé!/ Để mỗi tháng Ba về cuộc sống lại bắt đầu”.
Bài thơ khép lại bằng tứ độc đáo: “đi xa để trở về”, đi xa để thêm gắn bó: “Tôi đi xa để gần gũi ngàn năm/ Nỗi đau đáu của một người viễn xứ/ Ngày đang mới trong một chiều đã cũ/ Gọi tên mùa trong tiếng lá dần xanh”.
Giọng thơ tâm tình, thủ thỉ từ đầu đến cuối bài thơ, đọc lên như bắt gặp chính tâm hồn mình mỗi độ tháng Ba về. Đó là nỗi nhớ bồi hồi, là kí ức chẳng thể nhạt phai, là màu của quê hương vẫn vẹn nguyên như thuở nào. Nhớ thương, bồi hồi, luyến tiếc, tất cả chỉ còn là hoài niệm nhưng chính những hoài niệm về tháng Ba trong một khúc tự tình giàu suy tư đã góp phần làm đẹp tâm hồn ta, tiếp thêm cho ta nguồn động lực về một “ngày đang mới”, như chính Bình Nguyên Trang từng gửi gắm tâm tình:
“Đành rằng tháng Ba vẫn thắp màu hoa cũ
Nhưng có những điều phải sống khác ngày xưa”.
Phân tích bài thơ Tự tình tháng Ba - mẫu 2
“Mùa Xuân ơi
Người gieo hạt trên cánh đồng kỉ niệm
Tháng Ba sương khói như lòng
Tôi thả tình tôi trên một dòng sông
Chiều đồng giao thức màu hoa bèo tím”
Những ngày tháng Ba đang bước đi trong hơi thở dịu dàng cuối cùng của mùa Xuân, trước khi dần khuất bóng, bỏ ngỏ lối về cho tháng Tư giao mùa phía Hạ bước sang.
Tháng Ba khiến cho bao cảm xúc thăng hoa trong tâm hồn thi sĩ. Với Bình Nguyên Trang, chị có cả một chùm thơ hay, tràn ngập cảm xúc về tháng Ba như: “Mỗi tháng Ba về”, “Tháng Ba hoa gạo”, “Nỗi niềm tháng Ba”... Đặc biệt, bài thơ “Tự tình tháng Ba” in trong tập thơ “Chỉ em và chiếc bình pha lê biết”, NXB Văn học 2003 đã khơi lên trong lòng độc giả những nỗi niềm đồng cảm sâu xa. Tháng Ba có những nỗi niềm cụ thể gọi thành tên nhưng cũng có nỗi niềm mơ hồ như sương như khói, bàng bạc hoài niệm trong mỗi ánh mắt, trong nụ cười ấm áp gợi về tình yêu, về tuổi thơ, về quê cũ. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong khổ 1. Bình Nguyên Trang mượn hình thức tâm tình, cất lên tiếng gọi thân thương, nhân hóa mùa Xuân như một “người gieo hạt trên cánh đồng kỉ niệm”, đưa nhà thơ về với một vùng kí ức trong lòng mình, kí ức về tháng Ba “sương khói như lòng”, để mặc kỷ niệm tuôn trào theo hồi tưởng. Cái hay và độc đáo của bài thơ là thi sĩ đã vẽ nên hoài niệm về tháng Ba bằng những sắc màu phong phú. Đó là “Chiều đồng giao thức màu hoa bèo tím”, là “Kí ức xanh một vùng bến bãi”, là “Vàng đi nắng ơi”...; và cả màu đỏ rực của hoa gạo, dù không được gọi thành tên. Những vần thơ về tháng Ba, về hoa gạo của Bình Nguyên Trang làm dấy lên trong lòng độc giả những rung cảm đặc biệt.
Xem thêm các nội dung khác: