Ngôi kể thứ 3 là gì? Tác dụng của ngôi kể thứ 3

222

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Ngôi kể thứ 3 là gì? Tác dụng của ngôi kể thứ 3 giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Ngôi kể thứ 3 là gì? Tác dụng của ngôi kể thứ 3

1. Ngôi kể thứ 3 là gì?

- Ngôi kể thứ 3: Là người ngoài cuộc, không tham gia vào câu chuyện, nhưng biết hết mọi việc

- Ví dụ:

Các truyện sử dụng ngôi kể thứ 3: Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Cô bé bán diêm, Làng, ...

2. Phân biệt ngôi kể thứ 3 với ngôi kể thứ nhất

- Phân biệt:

+ Ngôi kể thứ nhất, khi tự xưng "tôi", người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những cảm tưởng, ý nghĩ của mình.

+ Ngôi kể thứ 3: khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, người kể có thể kể linh hoạt tự do những gì diễn ra với nhân vật.

3. Tác dụng của ngôi kể thứ 3

[1] Khách quan, toàn diện:

Người kể đứng ngoài câu chuyện, không trực tiếp tham gia vào các sự kiện.

Nhờ đó, tác giả có thể mô tả sự việc, nhân vật một cách khách quan, toàn diện từ nhiều góc độ khác nhau.

Độc giả có cái nhìn bao quát hơn về câu chuyện và các nhân vật.

[2] Linh hoạt:

Người kể có thể tự do di chuyển giữa các nhân vật, thời gian và không gian.

Điều này giúp câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và đa dạng hơn.

[3] Tạo khoảng cách:

Khoảng cách giữa người kể và nhân vật giúp tác giả tạo ra sự khách quan, tránh sự thiên vị.

Độc giả có cơ hội tự mình đánh giá, suy nghĩ về các nhân vật và sự việc.

[4] Tăng tính chân thực:

Ngôi kể thứ ba giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giống như một câu chuyện được kể lại.

Độc giả dễ dàng hình dung và đồng cảm với các nhân vật.

[5] Phù hợp với nhiều thể loại:

Ngôi kể thứ ba có thể được sử dụng trong nhiều thể loại văn học khác nhau, từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến kịch.

VD: trong tác phẩm Làng của Kim Lân Tác dụng: Chọn ngôi kể thứ ba, giúp cho nhân vật ông Hai trong truyện được đánh giá một cách khách quan, tự nhiên. Tình yêu làng, yêu nước của ông được đánh giá khách quan chứ không phải chủ quan của người kể.

4. Vai trò của ngôi kể thứ 3 trong văn tự sự

– Người kể giấu mình, gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng.

– Ưu điểm: tính khách quan được thể hiện rõ.

– Nhược điểm: thiếu đi tính chủ quan.

Đề bài: Nêu và phân tích tác dụng của nghệ thuật thay đổi ngôi kể trong bài "Hai cây phong"

Trước tiên tác phẩm đặc biệt ở cách kể và ngôi kể trong chuyện nhân vật chúng tôi song song đồng hiện với nhân vật tôi cùng tâm sự chia sẻ những suy nghĩ cảm xúc với người đọc. Do đó ngôn từ hình ảnh chấp chới lúc ẩn lúc hiện lúc thực lúc mơ rất thú vị. Hình ảnh hai cây phong hiện lên những trò chơi ngày bé được hiện lại những suy nghĩ sây lắng những cảm xúc dạt dào cứ ngân lên theo mỗi câu chữ. Câu chuyện kể về tôi thì lúc ở hiện tại còn lúc chuyện kể với ngôi chúng tôi thì chỉ ở quá khứ. Hai mạch kể ít nhiều phân biệt và trùng vào nhau. Nhân vật xưng tôi đóng vai trò là người kể chuyện được tác giả tạo ra để dẫn dắt câu chuyện. Trong mạch kể chuyện nhân vật xưng tôi tự giới thiệu mình là họa sĩ. Trong mạch kể chuyện nhân vật xưng chúng tôi vẫn là người kể chuyện nhưng lại xưng danh là bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong đó. Căn cứ vào mạch kể chuyện ta thấy ngôi nhân vật xưng tôi quan trọng hơn và được tác giả gửi gắm nhiều những tâm sự hơn.

Đánh giá

0

0 đánh giá