20 Bài tập về mạch lạc trong văn bản lớp 7 có đáp án

1.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bài tập về mạch lạc trong văn bản lớp 7 có đáp án giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Bài tập về mạch lạc trong văn bản lớp 7 có đáp án

I. Mạch lạc trong văn bản là gì?

- Khái niệm: Mạch lạc là sự liền mạch về nội dung của một đoạn văn hoặc văn bản, chủ yếu dựa trên sự thống nhất về đề tài và sự tiếp nối theo một trình tự hợp lí giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản.

II. Đặc điểm của văn bản có tính mạch lạc

+ Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản đều nói hoặc mô tả về một đề tài cụ thể, xuyên suốt trong đoạn văn bản đó.

+ Các đoạn, các câu, các ý phải được trình bày tiếp nối nhau theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, logic, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gây hứng thú cho người đọc, người nghe. Sự tiếp nối này có thể được thực hiện dựa trên mối liên hệ về thời gian, không gian, tâm lí (nhớ lại), ý nghĩa (tương đồng, tương phản).

→ Sự mạch lạc làm cho chủ đề trong văn bản liền mạch và gợi được hứng thú cho người đọc/người nghe.

Ví dụ: Tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) được thể hiện ở chỗ:

+ Các phần, các đoạn, các câu của văn bản đều bàn luận xoay quanh chủ đề lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.

+ Các phần, các đoạn, các câu của văn bản được sắp xếp theo một trình tự hợp lí:

• Phần mở đầu nêu chủ đề bàn luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống vô cùng quý báu của ta.

• Các phần, đoạn tiếp theo nêu các chủ đề nhỏ với các nội dung cụ thể làm rõ chủ đề chung của văn bản: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại, khẳng định nhiệm vụ của chúng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.

*Những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc

  • Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản đều nói hoặc mô tả về một đề tài cụ thể, xuyên suốt trong đoạn văn bản đó.
  • Các đoạn, các câu, các ý phải được trình bày tiếp nối nhau theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, logic, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gây hứng thú cho người đọc, người nghe.
  • Các trình tự này có thể là trình tự thời gian, không gian, diễn biến tâm lý hay các môi quan hệ tương đồng, tương phản, quan hệ nhân quả…

- Tính chất mạch lạc của văn bản:

+ Văn bản có trật tự hợp lí và rành mạch giữa các câu, các đoạn, các phần.

+ Các phần, các đoạn đều nói về một đề tài và thể hiện một chủ đề chung xuyên suốt, đó là về Xô-phi-a Cô-va-lép-xcai-a và ý chí, nghị lực của cô.

+ Các phần được triển khai theo một trình tự rõ ràng, hợp lí

III. Bài tập tự luận về mạch lạc trong văn bản

Bài 1. Hãy tìm tính mạch lạc trong đoạn thơ “Lão nông và các con” – (La Phông-ten, Ngụ ngôn chọn lọc, Tú Mỡ dịch)

Hãy lao động cần cù gắng sức,

Ấy chân lưng sung túc nhất đời.

 

Phú nông gần đất xa trời

Họp riêng con lại ngỏ lời thiết tha

Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại

Các con đừng khờ dại bán đi

Kho vàng chôn dưới đất kia

Cha không biết chỗ. Kiên trì gắng công

Tìm khắc thấy, cuối cùng sẽ thắng

Xốc ruộng lên tháng tám sau mùa

Tay cày, tay cuốc, tay bừa,

Xới qua xới lại chẳng chừa chỗ không”

 

Bố chết. Các con cùng gắng gổ

Lật tung đồng đây đó khắp nơi.

Kỹ càng công việc xong xuôi,

Cuối năm lúa tốt bời bời bội thu.

 

Vàng với bạc giấu mô chẳng thấy,

Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan:

Trước khi từ giã trần gian,

Lấy câu “lao động là vàng” dạy con.

Trả lời:

- Tất cả các câu, các đoạn đều hướng đến chủ đề “lao động là vàng”, lao động sẽ tạo ra của cải, vật chất.

Mối quan hệ trình tự trong đoạn thơ trên là quan hệ nhân quả. Vì trước khi ông bố qua đời đã dặn kĩ các con là dưới đất có vàng, và hãy lao động bằng sức mình để tạo ra của cải, vật chất.

Bài 2: Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến nhiều nội dung như: hạt dẻ, cốm hạt dẻ, rừng cây mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hòa,… Như vậy có phải là văn bản thiếu mạch lạc không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

VB Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến rất nhiều vấn đề như: miêu tả hạt dẻ, cốm hạt dẻ, rừng cây mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hoà,… nhưng đều xoay quanh một vấn đề trung tâm là hạt dẻ và rừng dẻ Trùng Khánh, món quà mà thiên nhiên ban tặng vào mùa thu, có nhiều công dụng và lợi ích đối với cuộc sống của con người. Vì thế, VB đảm bảo tính mạch lạc.

Bài 3: Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của: Văn bản Mẹ tôi. (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

Đáp án:

Tất cả các phần, các câu, các đoạn, các chi tiết trong văn bản này đều hướng về một chủ đề duy nhất là hình ảnh người mẹ. Một người mẹ đã hy sinh tất cả vì con mình và nó có ý nghĩa thiêng liêng vô cùng to lớn, cao cả trong cuộc đời mỗi chúng ta.

Trình tự sắp xếp trong đoạn văn trên là quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Bài 4: “Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. …. Tất cả đượm một màu trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.

Đáp án:

Vẽ lên một bức tranh quan cảnh ngày mùa rất là trù phú, đầm ấm, tươi sáng và tất cả các chi tiết trong đoạn trích đều hướng về quang cảnh ngày mùa tươi sáng.

Quan hệ trình tự trong đoạn văn trên là theo trình tự không gian, từ cao xuống thấp, từ gần đến xa.

Bài 5: Chỉ rõ tính mạch lạc của đoạn văn sau:

Người quê tôi sống lâu. Thường cứ phải ngoài tám mươi, thậm chí chín mươi. Người sống lâu, một phần nhờ vào môi trường sinh thái của rừng cây dẻ. Nhìn vẻ ngoài thì cây khô khốc. Vỏ nứt toác. Nhưng thịt cây vàng tươi, săn chắc. Chặt xuống một năm ròng, mà lá vẫn mọc. Ai nói qua tai, đấy là sự tương quan môi sinh tới con người.

(Y Phương – Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát)

Trả lời:

Tính mạch lạc trong đoạn văn được thể hiện: chúng có sự liên kết vì đều tập trung thể hiện nội dung, ý nghĩa về người Trùng Khánh, mượn hình ảnh cây dẻ để nói về con người nơi đây.

III. Bài tập trắc nghiệm về mạch lạc trong văn bản

Câu 1: Mạch lạc trong văn bản là gì?

A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt

B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản

C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc à gợi được nhiều hứng thú cho người đọc

D. Cả A và C

Câu 2: Hãy sắp xếp các ý sau đây để tạo được một văn bản có bố cục rõ ràng :

1. Đà Lạt còn thật đáng yêu với đủ loại hoa có sắc màu và kiểu dáng khác nhau.

2. Dời chân đi nhưng tôi biết chắc mình sẽ trở lại Đà Lạt vào một ngày không xa.

3. Con người nơi đây thân thiện và mến khách vô cùng.

4. Tôi ngây ngất trước sắc xanh sâu thẳm của màu thông trên suốt dọc đường vào trung tâm thành phố.

5. Kì nghỉ hè này tôi đến với Đà Lạt.

6. Đà Lạt là thành phố dễ làm người ta yêu mến ngay từ lần đầu tiên đặt chân tới đây.

7. Thành phố bắt đầu với những rừng thông bạt ngàn .

8. Nhiều loại hoa tôi mới nhìn thấy lần đầu và không khỏi ngạc nhiên vì sắc đẹp của chúng.

A. 5-6-7-4-2-1-8-3

B. 3-4-7-8-6-5-2-1

C. 5-6-8-1-2-7-4-3

D. 5-6-7-4-1-8-3-

Câu 3: Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn bản?

A. Dòng nhựa sống trong một cái cây

B. Mạch máu trong một cơ thể sống

C. Mạch giao thông trên đường phố

D. Trang giấy trong một quyển vở

Câu 4: Điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc?

A. Các sự kiện, sự việc phải xoay quanh những sự kiện trọng tâm

B. Các phần, các đoạn trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc

C. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt

D. Cả B và C đúng ều đúng

Câu 5: Một văn bản có tính mạch lạc là

A. Có nhiều chủ đề nhỏ nhưng thống nhất trong chủ đề chung của cả văn bản

B. Có chủ đề thống nhất

C. Các phần, đoạn trong văn bản được liên kết với nhau liền mạch

D. Cả A,B,C

Đánh giá

0

0 đánh giá