TOP 60 Đoạn văn nghị luận về sự tử tế 2025 SIÊU HAY

37

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn nghị luận về sự tử tế hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế

Đề bài: Viết đoạn văn nghị luận về sự tử tế

Dàn ý Đoạn văn nghị luận về sự tử tế

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của sự tử tế. (Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).

2. Thân đoạn

a. Giải thích

“sự tử tế”: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

b. Phân tích

  • Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
  • Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.
  • Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

3. Kết đoạn

  • Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của sự tử tế.
  • Rút ra bài học và liên hệ đến bản thân.

TOP 60 Đoạn văn nghị luận về sự tử tế 2025 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 1

Mỗi con người đều học được rất nhiều điều quan trọng và rèn luyện nhiều đức tính tốt. Trong đó, sự tử tế là một trong những phẩm chất quý báu của con người, tượng trưng cho tấm lòng lương thiện và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Những người sống tử tế luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn. Họ cũng là những người có kỉ luật, biết lễ phép, yêu thương và làm theo những điều tích cực. Sự sống tử tế sẽ lan tỏa ra cộng đồng, tạo ra những hành động và thông điệp tích cực, giúp xã hội phát triển và trở nên vững mạnh hơn. Đồng thời, khi giúp đỡ người khác, ta cũng nhận được sự kính trọng và niềm tin yêu của người khác, và sẽ được giúp đỡ lại khi mình gặp khó khăn. Để xây dựng một xã hội tử tế, chúng ta cần bắt đầu từ bản thân, rèn luyện cho mình tấm lòng tử tế, tránh những tính ích kỉ, nhỏ nhen và không vô tâm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Một người sống tử tế sẽ trở thành gương mẫu cho thế hệ trẻ và đóng góp xây dựng một xã hội đầy ý nghĩa và giá trị. Hãy sống thật tử tế để có ý nghĩa trong cuộc sống.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 2

Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người phải luôn trau dồi, rèn luyện bản thân để trở thành một công dân tốt. Sự tử tế cũng là một trong những yếu tố đánh giá nhân phẩm của con người. Một người mang trong mình tấm lòng tử tế chính là người lịch sự, văn minh, được giáo dục tốt. Điều này thể hiện qua sự cẩn thận chu đáo trong hành động, lời nói. Hay đó có thể là sự quan tâm, yêu thương dành cho những người xung quanh. Không những vậy, người tử tế còn có tấm lòng nhân ái, "thương người như thể thương thân". Điều này được thể hiện rất rõ qua lối sống hằng ngày của họ. "Việc tử tế" là chương trình khá nổi tiếng và có tính lan tỏa cao của Đài Truyền hình Quốc gia. Chuyên mục này tìm kiếm và ghi lại những việc làm tử tế của người dân và phát sóng trên khắp cả nước. Đó có thể là việc sửa chữa xe đạp miễn phí cho các cháu học sinh; người đàn ông cứ đến giờ tan tầm lại chạy ra ngoài đường điều tiết giao thông dù chẳng phải công an hay dân phòng; người phụ nữ đan khăn, mũ len rồi gửi đến cho các em nhỏ khó khăn,... Họ đều là những con người rất bình thường, làm việc tốt bằng cái tâm của mình. Đây cũng chính là mục đích cao cả, tốt đẹp của sự tử tế: giúp đỡ cộng đồng mà không cần báo đáp, cho đi mà không mong cầu nhận lại. Chính vì tình cảm trong sáng, không toan tính thiệt hơn này đã giúp cho họ có cuộc sống hạnh phúc, nhận được rất nhiều sự yêu mến, kính trọng, nể phục từ người khác. Trái ngược với tấm lòng tử tế, đâu đó trong xã hội vẫn còn những người sống trên mồ hôi xương máu của người khác. Không những không giúp đỡ, họ còn đi lừa gạt, cướp bóc bằng nhiều thủ đoạn xấu xa, bỉ ổi, khiến cho lòng người hoang mang, lòng tin sụp đổ, biết bao gia đình tan nát. Những kẻ như vậy sẽ không thể đắc ý lâu, sẽ có một ngày bị pháp luật hoặc "ông trời" trừng trị. Những người tử tế luôn tâm niệm rằng niềm vui của người khác cũng chính là niềm vui của họ. Đây là lối suy nghĩ cực kì tốt đẹp, cao cả, mang đến cho con người một cuộc đời thực sự đáng sống. Hãy cố gắng duy trì và phát triển sự tử tế của bản thân để giúp đỡ mọi người, xây dựng xã hội hạnh phúc.

TOP 60 Đoạn văn nghị luận về sự tử tế 2025 SIÊU HAY (ảnh 3)

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 3

Cuộc sống hiện đại, chạy theo đồng tiền dễ khiến con người sẵn sàng đánh đổi tất cả kể cả nhân phẩm của mình. Đó cũng chính là lý do làm cho cuộc sống hiện nay còn hơi ít những con người tử tế. Người tử tế là người thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp,... Người tử tế là người từ phong cách đi đứng đến lời ăn tiếng nói và lối sống đều ngay thẳng, trước sau như một. Một xã hội có nhiều người tử tế ta sẽ văn minh hơn, đất nước mà có nhiều người tử tế thì sẽ là một đất nước mạnh về mọi mặt từ kinh tế đến chính trị. Bản thân con người luôn phân thành hai nhánh, một thiện, một ác, nếu chúng ta không sống cho tử tế để phần thiện che lấp phần ác thì chúng ta nhanh chóng dễ bị tha hóa và trở nên xấu xa, sống tử tế luôn được mọi người kính trọng, yêu quý và tin tưởng, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, cuộc sống luôn ngập tràn hạnh phúc hơn. Sống tử tế là chúng ta sống có ích, tạo ra được giá trị cho xã hội và đúng với hai chữ “con người”. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay bên cạnh những con người tử tế thì vẫn còn những con người vô cảm, chỉ chạy theo lợi ích vật chất cho bản thân. Họ là những người không muốn vươn lên, sống mà chỉ biết phụ thuộc, thích dựa dẫm vào người khác, sống ích kỉ, tìm mọi cách để gian dối mỗi khi gặp khó khăn và đó chính là văn hóa đổ lỗi. Mỗi chúng ta hãy sống tử tế. Ông cha ta xưa có câu “tiên học lễ hậu học văn”, dạy con cháu cần chú trọng trong việc rèn luyện đạo đức nhân cách. Hãy sống tốt đời đẹp đạo, hãy sống cho tử tế và thật dễ thương vì cuộc đời vốn dễ ghét.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 4

Sự tử tế chính là phẩm chất tốt đẹp của con người trong cuộc sống, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" - thông điệp về sự tử tế trong cuộc sống vẫn được chúng ta nhắc nhở nhau hằng ngày. Bởi trong cuộc sống còn nhiều lắm những mảnh đời bất hạnh cần được yêu thương và chia sẻ. Rất nhiều những việc làm lan tỏa sự tử tế trong cuộc sống. Đơn giản đó là những hành động nhường ghế cho trẻ em, người già, phụ nữ khi tham gia phương tiện giao thông công cộng. Hay đó là những tấm lòng hảo tâm luôn hướng tới người nghèo, người cô đơn. Những giúp đỡ đồng bào bão lũ, thiên tai, những việc làm thiện nguyện quyên góp giúp đỡ những trẻ em nghèo, mồ côi không nơi nương tựa.... Tất cả đều là những việc làm tốt đẹp, hướng con người ta tới những phẩm chất cao quý. Ai trong chúng ta đều có thể làm những việc tử tế, lan tỏa việc tử tế và trở thành người tử tế. Việc tử tế có ý nghĩa vô cùng lớn đối với xã hội bởi nó chính là sợi dây kết nối tình thương giữa người với người. Làm việc tử tế cũng là cách để trao đi yêu thương, giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn.

TOP 60 Đoạn văn nghị luận về sự tử tế 2025 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 5

Cuộc sống của chúng ta đang thay đổi từng ngày, có những điều mới mẻ xuất hiện nhưng cũng có những giá trị xưa cũ, không còn phù hợp mất đi. Thế nhưng dù xã hội có phát triển, thay đổi đến đâu thì có những điều mãi mãi không thể thay đổi, đó là tình thương là sự tử tế. "Sự tử tế" được hiểu là sự chu đáo, cẩn thận trong lời nói, hành động và trong ứng xử với những người xung quanh. Người tử tế là những người giàu tình thương, họ luôn trân trọng và có ý thức sẻ chia, giúp đỡ khi gặp những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình, họ cho đi mà không cần báo đáp. Cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn nhờ sự tử tế, tình thương và sự tận tâm được trao đi có thể xoa dịu những nỗi đau, giúp những người có hoàn cảnh bất hạnh vượt qua cơn nguy khốn. Ngược lại, khi trao đi sự tử tế, bản thân người trao đi cũng nhận lại sự an yên, nhẹ nhõm trong tâm hồn. Sự tử tế là sợi dây gắn kết, nó giúp con người với con người gần nhau hơn, làm cho cuộc sống trở nên tiến bộ, văn minh hơn. Việc lan tỏa sự tử tế trong xã hội hiện đại ngày nay là vô cùng cần thiết. Bởi, bên cạnh những người tử tế, giàu yêu thương thì xã hội cũng xuất hiện rất nhiều những người chỉ biết chạy theo những giá trị vật chất mà trở nên ích kỉ, vô cảm, chỉ biết quan tâm đến bản thân. Chúng ta cần lên án, phê phán những người sống vụ lợi, ích kỉ, sẵn sàng giẫm đạp lên đạo đức để mang đến những lợi ích cho bản thân. Mặt khác chúng ta hãy mở lòng để thấu hiểu, yêu thương, hãy sẵn sàng cho đi yêu thương vì "sống là để cho đâu chỉ nhận riêng mình".

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 6

William Wordsworth nhà thơ nổi tiếng người Anh từng nói "Phần đẹp nhất trong đời một người tốt là những hành động tử tế và yêu thương nhỏ bé, vô danh không được nhớ đến". Thật vậy, cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp, ý nghĩa hơn bởi con người biết dành cho nhau tình yêu thương chân thành và sự tử tế đáng quý. Sự tử tế là một biểu hiện cao đẹp của tình yêu thương, đó là tận tâm, chu đáo dành cho những người xung quanh. Người sống tử tế là những người sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ những người kém may mắn hơn mình. Sự giúp đỡ ấy có thể là những giá trị vật chất, cũng có thể là những giá trị tinh thần, đó có thể là một lời động viên, an ủi hay đơn giản là một vòng tay ấm áp, một ánh mắt chân thành. Sự tử tế là hành động đẹp nhất mà con người dành cho nhau, nó có thể xoa dịu mọi nỗi đau, là bàn tay nâng đỡ con người khỏi những nghịch cảnh, thử thách. Khi biết trao đi sự tử tế, con người ta cũng sẽ nhận lại sự tử tế bởi những điều tốt đẹp có sức lay động và lan tỏa mạnh mẽ. Người sống tử tế sẽ nhận lại tình yêu thương, kính trọng từ những người xung quanh. Thử nghĩ xem, nếu một ngày nào đó, sự tử tế không còn, thay vào đó là sự lạnh lùng, vô cảm ngự trị thì cuộc sống sẽ đáng sợ biết bao? Khi đó con người chỉ biết sống cho riêng mình, sống bằng bản năng tầm thường. Trong cuộc sống cũng có không ít những người sống vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại. Ta từng chứng kiến rất nhiều câu chuyện buồn về sự vô cảm, đó là hành động hôi của khi người khác không may gặp tai nạn trên đường, là thờ ơ trước lời cầu cứu của người gặp nạn,...Để làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa và tạo dựng những điều tốt đẹp, mỗi chúng ta cần chú ý rèn luyện đạo đức, hoàn thiện nhân cách. Hãy học cách yêu thương và trao đi yêu thương bằng những hành động tử tế vì "Cho đi là nhận lại".

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 7

Một trong những đức tính quý báu mà mỗi con người cần có trong cuộc sống này ở mọi thời đại chính là sự tử tế. Sự tử tế được hiểu là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Có không ít những con người sống và hành động tử tế được mọi người biết đến và tôn trọng, trong đó không thể không nhắc đến ca sĩ Thủy Tiên. Trong đợt lũ lụt lịch sử vừa qua, cô đã không ngần ngại đứng lên quyên góp và giúp đỡ đồng bào miền Trung bằng sức lực và tiền của của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Mỗi con người được tự lựa chọn cho mình cách sống. Hãy sống sao để được mọi người yêu quý, tôn trọng và học hỏi theo những điều mình nghĩ, những việc tử tế mà mình làm.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 8

Đại dịch Covid 19 đã mang đến bao thiệt hại, cả những mất mát, đau thương. Thế nhưng cũng trong mối "hiểm họa" ấy, chúng ta chợt nhận ra một thứ quý giá hơn tất thảy, đó là lòng tốt và sự tử tế mà con người dành cho nhau. "Sự tử tế" là tấm lòng quan tâm, sự cẩn thận, chu đáo trong lối sống và ứng xử với những người xung quanh. Người tử tế là người giàu yêu thương, họ sẵn sàng sẻ chia những khó khăn và giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Trong những ngày dịch bệnh căng thẳng nhất, chúng ta vẫn được nghe, được chứng kiến những câu chuyện thật đẹp về sự tử tế, đó là hình ảnh những cây ATM gạo trên đường phố, là hành động sẻ chia lương thực của những nhà hảo tâm dành cho những người nghèo khó, kém may mắn. Sự tử tế không chỉ mang đến những điều tốt đẹp cho người khác mà làm cho chính bản thân mỗi người trở nên vui vẻ, ý nghĩa, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên khăng khít, gắn bó. Sự tử tế không chỉ là sự sẻ chia về vật chất mà còn là sức mạnh tinh thần to lớn giúp nâng đỡ, xoa dịu những nỗi đau cho người khác. Bên cạnh những tấm gương đáng quý về sự tử tế thì trong xã hội ngày nay, chúng ta vẫn bắt gặp những con người ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết sống cho riêng mình mà vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên ý nghĩa hơn khi chúng ta biết lan tỏa những yêu thương, khi chúng ta sống chân thành và đối xử với nhau bằng sự thiện lương và tử tế.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 9

Những việc tử tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người trong hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Những việc tử tế được biểu hiện bằng hành động giúp đỡ, sẻ chia, cưu mang những người gặp khó khăn, thiếu thốn, dù đó có thể là người thân, bạn bè hay thậm chí là chỉ là những người xa lạ cần sự giúp đỡ lúc này. Việc tử tế hoàn toàn xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông, đùm bọc giữa người với người. Từ xưa đến nay, việc tử tế luôn được cả xã hội đề cao và nêu gương. Chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV đã ghi lại hàng trăm, hàng nghìn việc làm tử tế trên khắp các mọi miền đất nước với mong muốn ca ngợi và lan tỏa những việc tử tế đến toàn xã hội. Sức lan tỏa của chương trình đã giúp chúng ta có thêm nhiều cái nhìn khác nữa về việc tử tế, nó xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Mỗi việc tử tế, hành động hay lối sống tử tế đều giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn khi ta trao đi yêu thương và đón nhận trở lại. Thế nhưng, trong xã hội hiện nay, những việc tử tế đã bị biến tướng đi khi một bộ phận người cố tình đi từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân, khoe mẽ tài sản và coi thường người khác. Nếu bạn muốn làm việc tử tế, nó sẽ xuất phát từ chính lòng yêu thương con người, từ sự chân thành, đồng cảm của bạn, có như vậy, việc tử tế mới thật sự có ý nghĩa với chính bản thân mình và cộng đồng.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 10

Trong cuộc sống, mỗi con người đều có một số phận riêng, có người hạnh phúc, nhưng cũng có người lại bất hạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Trước những số phận đó, sự giúp đỡ, sẻ chia đến từ người thân, bạn bè hay cả những người xa lạ chính là việc tử tế mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Vậy việc tử tế là gì? Đó là những việc làm được xuất phát từ lòng yêu thương, đùm bọc, đồng cảm giữa người với người và nhằm hướng đến xây dựng xã hội văn minh, tốt đẹp, nhân văn. Những người có hành động, việc làm tử tế luôn được xã hội đề cao, tuyên truyền và nêu gương. Bằng chứng cụ thể chính là chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV nhằm ca ngợi và lan tỏa những việc làm tử tế với hành động giúp đỡ, cưu mang người có số phận bất hạnh cả về vật chất, thể xác lẫn tinh thần. Việc tử tế có ý nghĩa vô cùng lớn đối với xã hội bởi nó chính là sợi dây kết nối tình thương giữa người với người. Làm việc tử tế cũng là cách để trao đi yêu thương, giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 11

Việc tử tế là điều rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nơi mà con người ta dễ chạy theo đồng tiền và đánh đổi cả nhân phẩm để đạt được mục đích. Đó là việc sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình, những việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp. Biểu hiện của người tử tế là người cho đi mà không yêu cầu đền đáp, luôn sống đúng với lương tâm, suy nghĩ đúng đắn của bản thân mình. Hiện nay trên rất nhiều các chương trình truyền hình ca ngợi những việc làm tử tế, như "Việc tử tế",… Từ đó mà lan tỏa các hành động ý nghĩa ra khắp cộng đồng. Đó là hành động rửa xe lấy tiền làm từ thiện, câu chuyện về đôi mắt của 2 thiên thần Hải An, Vân Nhi, cô gái người Ba Na nhận con nuôi ở tuổi 15,... Những hành động tử tế ấy đã mang lại ý nghĩa rất lớn với cộng đồng. Trước hết, nó giúp cuộc sống mỗi người trở nên vui vẻ, hạnh phúc, kể cả người cho đi và người được nhận. Điều đó khiến cho mối quan hệ giữa người với người trở nên văn minh hơn, con người sống nhân ái, biết đồng cảm, sẻ chia nhiều hơn. Từ đó, xây dựng một xã hội lành mạnh, nhân ái nơi mà con người trở nên được yêu thương, trân trọng hơn bao giờ hết. Thử tưởng tượng mà xem, với một hành động nhỏ như nhận con nuôi của cô gái Ba Na đã là một điều kì diệu đối với cuộc sống của đứa bé ấy. Việc tử tế như một phép màu nhưng không phải ở thế giới cổ tích, cũng không phải do bà tiên, ông bụt nào vẽ ra mà được thực hiện bằng chính những con người thật với trái tim nóng bỏng ngay trong cuộc sống thực tại. Và lan tỏa những hành động đẹp ấy là điều cần thiết hơn bao giờ hết để khiến cho " người với người sống để yêu nhau".

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 12

Tử tế luôn được coi là một giá trị đẹp và nhân văn trong cuộc sống đời thường. Việc tử tế chính là sự tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người. Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và cũng không bao giờ làm hại ai, hơn hết người tử tế còn là người luôn sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh. Từ những việc nhỏ nhặt nhất như lễ phép với người lớn, yêu thương trẻ em, người già, không nghi kỵ người thấp kém hơn mình, … đã là những khía cạnh của những việc tử tế. Hay đến những hành động lớn lao hơn một chút nữa như quyên góp tiền bạc, vật chất giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, luôn đứng về lễ phải, biết đấu tranh chống lại cái ác, không chịu an phận thủ thường, bàng quang lãnh đạm với cái xấu…thì những việc tử tế nho nhỏ đó càng đáng quý biết bao. Như những việc tử tế ở nước ta trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19 là một minh chứng tuyệt vời nhất, mỗi người đều góp một chút công, chút sức dù nhỏ bé như mớ rau, kí gạo để ủng hộ chính phủ, các đơn vị thực hiện công tác chống dịch… Đó đều là những việc tử tế có sức lan tỏa trong cộng đồng hiện nay. Và để có được điều đó đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Những việc tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, ta cần phải trân trọng và phát huy nó.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 13

Cuộc sống hiện đại hay cổ đại trước kia thì con người vẫn cần sống với nhau bằng tấm lòng, bằng những tình cảm chân thành nhất. Chính vì thế, trong bất cứ thời đại nào, chúng ta cũng cần tôn vinh và biểu dương những con người và những việc làm tử tế. Người tử tế là người thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp,... Người tử tế là người từ phong cách đi đứng đến lời ăn tiếng nói và lối sống đều ngay thẳng, trước sau như một. Một xã hội mà nhiều người tử tế thì xã hội đó sẽ văn minh hơn, đất nước mà có nhiều người tử tế thì đất nước đó sẽ là một đất nước mạnh về mọi mặt từ kinh tế đến chính trị. Bên cạnh đó, người sống tử tế luôn được mọi người kính trọng, yêu quý và tin tưởng, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, cuộc sống luôn ngập tràn hạnh phúc hơn. Rõ ràng, khi sự tử tế được nhân rộng trong xã hội, cuộc sống cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn, lịch sự và văn minh hơn. Sống tử tế, mỗi người không chỉ góp phần giúp xã hội tiến bộ hơn mà còn tìm thấy được niềm vui và sự bình an trong tâm hồn. Xã hội hiện nay bên cạnh số ít những con người tử tế thì còn lại số đông là những con người vô cảm, vô văn hoá thậm chí cả xấu xa. Chúng ta có thể dẫn ra một số nguyên nhân như: do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại và đặc biệt sự chi phối của đồng tiền quá lớn. Ông cha ta xưa có câu “tiên học lễ hậu học văn”, ngụ ý muốn răn dạy con cháu cần chú trọng trong việc rèn luyện đạo đức nhân cách, lễ là nhân cách, văn là nhận thức hiểu biết, vậy muốn nhận thức đầy đủ và hiểu biết nhiều người ta phải xây dựng nhân cách và bản chất thật tốt.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 14

Cuộc sống được cấu tạo từ nhiều yếu tố khác nhau từ tri thức đến tình cảm. Con người càng tích lũy được nhiều, càng phát triển bản thân tốt thì xã hội càng tiến bộ. Cũng giống như việc nếu con người càng sống tử tế với nhau bao nhiêu thì thông điệp nhân văn càng được lan tỏa bấy nhiêu. Vậy thế nào là sự tử tế? Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Đồng thời, đó còn là thái độ, cách cư xử lịch sự với mọi người. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với tấm lòng, sự tử tế, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 15

Con người luôn lấy chân - thiện - mĩ làm đích đến cho bản thân mình. Để đạt được điều đó, chúng ta cần phải rèn luyện nhiều điều. Một trong số đó chính là sống tử tế với người khác. Sự tử tế là tấm lòng lương thiện, yêu thương của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác những điều nhỏ nhặt đến lớn lao của cuộc sống. Sự tử tế được biểu hiện bằng hành động giúp đỡ, sẻ chia, cưu mang những người gặp khó khăn, thiếu thốn, đó có thể là người thân, bạn bè hay thậm chí là cả những người xa lạ xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông, đùm bọc giữa người với người, không hề có chút vụ lợi, toan tính. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó sẽ làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, tình cảm yêu thương con người sẽ được đưa lên một tầm cao mới, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Giúp đời, giúp người, sống tử tế bao đời nay đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, cha ông ta. Chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa lớn lao của nó và sống tử tế nhất có thể đối với những người xung quanh. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán và cần thay đổi bản thân mình theo chiều hướng tích cực hơn. Là một người học sinh cũng là công dân của tổ quốc, chúng ta cần phải cố gắng sống thật tốt, chan hòa với mọi người, đối xử với người bằng sự chân thành, lịch sự, tử tế của một trái tim yêu thương đầy rung cảm. Có như thế cuộc sống mới tốt đẹp, bền vững hơn. Quỹ thời gian của mỗi người rất hữu hạn, hãy trân trọng từng giây phút, sống thật tốt, tử tế với những người xung quanh và xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 16

Con người bên cạnh trau dồi tri thức thì cũng rất cần rèn luyện đạo đức, khiến bản thân mình tốt lên nhờ những đức tính cao đẹp. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện chính là tử tế. Tử tế là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Tử tế là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần rèn luyện trên con đường hoàn thiện bản thân để trở thành một công dân tốt, có ích cho cuộc sống. Người sống tử tế là những người sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình; yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Việc mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Là một người học sinh cũng là công dân của tổ quốc, chúng ta cần phải cố gắng sống thật tốt, chan hòa với mọi người, đối xử với người bằng sự chân thành, lịch sự, tử tế của một trái tim yêu thương đầy rung cảm. Có như thế cuộc sống mới tốt đẹp, bền vững hơn. Mỗi người sống tích cực một chút, xã hội sẽ tốt đẹp lên trông thấy, trước khi trở thành một người tài giỏi, chúng ta hãy trở thành một con người có đạo đức.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 17

Mỗi con người được học hỏi rất nhiều điều hay lẽ phải và cũng rèn luyện nhiều đức tính quý báu. Một trong số đó phải kể đến chính là sự tử tế. Sự tử tế là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Người sống tử tế là những người sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Họ cũng là những người sống và làm việc có kỉ luật, biết lễ phép, yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực. Những người sống tử tế sẽ lan tỏa được những hành động, thông điệp tích cực ra cộng đồng. Việc sống tử tế mang lại cho con người nhiều ý nghĩa to lớn. Khi người giúp đỡ người, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Một người làm cha, làm mẹ khi có lối sống tử tế sẽ làm gương cho con cái của mình, cho thế hệ măng non sau này làm theo, từ đó làm nền tảng để xây dựng một xã hội tử tế. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… những người này cần phải xem xét lại chính mình. Để sống thì dễ nhưng để sống có ích lại là việc vô cùng khó, chính vì thế, chúng ta hãy sống thật tử tế.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 18

Về lối sống tử tế, có rất nhiều cách để khái niệm một lối sống tử tế, nhưng đối với bản thân tôi, tôi hiểu đó là sống thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp... Muốn làm giàu, có thể chỉ vài năm, nhưng để có nếp sống hay cách ứng xử có văn hóa có thể phải trải qua nhiều năm tháng học hành và tiếp thu nghiêm chỉnh. Gần với chúng ta nhất như cách gọi, cách trả lời điện thoại sao cho có văn hóa cũng không phải ai cũng biết. Cách gọi, cách trả lời điện thoại cộc lốc không một lời thưa gửi, tạo sự bực bội khó chịu cho người nghe không còn là chuyện ít. Lại có người nói năng quá lời, nói nhiều, nói dai đến mức không cần biết người nghe có muốn nghe hay không. Hút thuốc lá trong phòng làm việc, trên toa xe, trong rạp hát, nơi công cộng như chốn không người, bất chấp lời phàn nàn, sự khó chịu của những người xung quanh. Chúng ta đang dần chạy theo lối sống ích kỉ, vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân mà quên đi lẽ sống cao đẹp "mình vì mọi người" mà ông cha ta bao đời để lại. Những biểu hiện của lối sống thiếu văn hóa như gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi, không nhường cho người già, phụ nữ có con nhỏ. Nói tục, chửi bậy, chửi thề trước đông người. Tạo ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác. Sống tử tế không khó; chỉ khó khi ta lười biếng, e ngại hoặc chưa đủ quyết tâm, Đừng sống phí tuổi thanh xuân! Mà hãy cùng trao đổi kiến thức, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ người nghèo, các em bé mồ côi, các cụ già ốm đau, không nơi nương tựa.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 19

Tử tế chính là sức mạnh của cuộc sống, là niềm tin và mạch sống của cuộc đời. Tử tế chính là sự tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người. Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và cũng không bao giờ làm hại ai, hơn hết người tử tế còn là người luôn sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Từ những việc nhỏ nhặt nhất như lễ phép với người lớn, yêu thương trẻ em, người già, không nghi kị người thấp kém hơn mình, bao dung với những người có lỗi lầm với mình… đã là những khía cạnh của sự tử tế. Hay đến những hành động lớn lao hơn như quyên góp tiền bạc, vật chất giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, luôn đứng về lễ phải, biết đấu tranh chống lại cái ác, không chịu an phận thủ thường, bàng quang lãnh đạm với cái xấu…thì sự tử tế đó càng đáng quý biết bao. Những việc ý nghĩa càng nhiều, những cái xấu xa càng được đẩy lùi thì cuộc sống trên trái đất này càng tốt đẹp hơn, đáng sống hơn. Cuộc sống là cả một guồng quay theo quy luật, mỗi người chỉ sống một cuộc đời duy nhất, bạn muốn sống một cuộc đời cống hiến những điều tốt đẹp nhất được mọi người công nhận và ngợi ca như anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” hay một cuộc đời nhạt nhẽo khiến con người ta bị cho vào thành phần sống vô cảm trong xã hội. Điều đó đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng – để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi”. Đó chính là lời hát gợi mở về sự tử tế, những tấm lòng tử tế trên đời.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 20

Sự tử tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người nghèo khổ, bất hạnh cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự tử tế được biểu hiện bằng hành động giúp đỡ, sẻ chia, cưu mang những người gặp khó khăn, thiếu thốn, đó có thể là người thân, bạn bè hay thậm chí là cả những người xa lạ. Những việc làm đó hoàn toàn xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông, đùm bọc giữa người với người. Từ xưa đến nay, việc tử tế luôn được cả xã hội đề cao và nêu gương. Chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV đã ghi lại hàng trăm, hàng nghìn việc làm tử tế trên khắp các mọi miền đất nước với mong muốn ca ngợi và lan tỏa sự tử tế đến toàn xã hội. Hành động tử tế, lối sống tử tế sẽ giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn bởi đó là hành động trao đi yêu thương. Thế nhưng, trong xã hội chạy theo những giá trị hão huyền như hiện nay, sự tử tế đã bị biến tướng đi khi một bộ phận người cố tình đi từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân, khoe mẽ tài sản và coi thường người khác. Chính vì vậy, khi làm việc tử tế, chúng ta cần xuất phát từ chính lòng yêu thương con người, từ sự chân thành, đồng cảm, có như vậy, việc tử tế mới thật sự có ý nghĩa với chính bản thân mình và những người xung quanh.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 21

Mỗi con sinh ra trong cuộc đời, đều mang trong mình những tính cách, lối sống khác nhau. Mỗi người một tính, và chẳng ai giống ai cả. Ai cũng chọn cho mình một con đường riêng, để bước đi trong cuộc đời. Sống như thế nào chẳng thể do người khác quyết định được. Có những người sống một cuộc sống dối trá, lừa đảo, bẩn thỉu, xấu xa. Nhưng cũng có những người, sống một cuộc đời, một cách sống vô cùng tử tế.

Tử tế là gì? Đó là đối xử đúng mực với những người xung quanh. Biết giữ lời hứa, biết giúp đỡ những người gặp nạn, có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Là có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống văn hóa lành mạnh.

Trong xã hội của chúng ta đang sống, có rất nhiều người tử tế. Họ có thể ở ngay cạnh bên chúng ta, hay ở bất cứ nơi đâu. Họ cũng giống như chúng ta, những con người bằng xương bằng thịt. Cũng sống một cuộc sống như chúng ta, nhưng có điểm khác biệt rằng. Họ luôn sống một cách có ý thức, có trách nhiệm, có văn hóa, có phẩm chất đạo đức tốt, thương yêu, giúp đỡ con người.

Trong xã hội với biết bao nhiêu người khó khăn, vất vả. Rất nhiều người bị ảnh hưởng của chất độc da cam do chiến tranh. Những đứa trẻ từ khi sinh ra đã mồ côi, không nơi nương tựa. Hay những gia đình có hoàn cảnh, bệnh tật chẳng đủ tiền để chạy chữa. Biết bao nhiêu hoàn cảnh khốn khổ, biết bao nhiêu con người phải đau thương. Nếu không có những người tử tế, sẵn sàng hi sinh để giúp đỡ, sẽ chẳng có những cuộc sống bình yên, những mái ấm tình thương được xây dựng.

Một xã hội không ngừng phát triển và đi lên. Đời sống con người cùng càng ngày càng trở lên ấm no hơn. Con người cũng văn mình hơn, biết suy nghĩ cho người khác. Biết cư xử một cách đúng mực, sống và làm việc một cách đúng đắn hơn. Mang lại niềm vui cho người khác, cũng là những việc mà những người tử tế muốn làm.

Những người thầy, người cô không sợ gian khổ. Chuyển công tác về những vùng núi, biên cương, hải đảo. Để đem cái chữ về cho những đứa trẻ. Dù cuộc sống thiếu thốn gian khổ, nhưng họ vẫn bám trụ, bởi trong họ có niềm kiêu hãnh, tự hào. Vì bản thân mình đã làm được một việc tử tế, góp một phần vào sự phát triển của đất nước. Việc tử tế, chẳng phải thứ gì quá cao siêu và to lớn. Đôi khi, một hành động nhỏ cũng làm cho chúng ta được xem trọng, được yêu thương. Đưa cụ già qua đường nơi giao lộ, nhặt được của rơi trả người mất, giúp người bị tai nạn, hay sẻ chia cho người khác bữa ăn của mình… Tất cả những hành động tuy nhỏ, nhưng cũng mang rất nhiều ý nghĩa.

Thử nghĩ mà xem, nếu một xã hội không có những người tử tế, đó sẽ là xã hội như thế nào. Một xã hội chỉ biết có bản thân của mỗi cá nhân, không quan tâm tới người khác. Một xã hội thờ ơ với thực tại, thấy người gặp nạn  thì lạnh nhạt cho qua. Gặp người khó khăn thì hồ nghi về người ấy. Xã hội càng phát triển, con người càng trở lên lạnh lùng hơn hẳn. Biết bao nhiêu người chỉ biết tới bản thân mình. Sống một cuộc đời lãnh lẽo, chẳng đối xử tốt với ai, vì sợ bị lợi dụng, sợ không được đền đáp điều gì. Chẳng giúp đỡ ai điều gì, vì sợ bị lừa gạt.

Hạnh phúc trong cuộc sống xuất phát từ những điều nhỏ nhặt nhất. Cho đi và cảm nhận, chúng ta sẽ thấy tâm mình được mình yên thanh thản biết nhường nào. Sống trong một xã hội với vô vàn những hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta nên sống một cuộc đời đúng nghĩa, hòa nhập, yêu thương, sẻ chia với mọi người. Việc tử tế, chẳng hề khó, và hãy sống như vậy đi, chúng ta sẽ được đền đáp. Bằng chính sự nhận xét của những người xung quanh, sự thiện cảm của họ với chúng ta, sự quý mến, yêu thương chúng ta.

Hãy luôn hướng cho mình một mục tiêu cố định về lẽ sống trong cuộc đời. Và hãy sống một cuộc đời tử tế, cách sống tử tế. Để chúng ta cảm nhận được tình yêu thương luôn ở bên.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 22

Con người Việt Nam ta từ lâu đã được bạn bè năm châu ngưỡng mộ bởi những đức tính tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đến đó chính là sự tử tế. Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Đồng thời, đó còn là thái độ, cách cư xử lịch sự với mọi người. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Một thực trạng dễ dàng nhận thấy là trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Là công dân của đất nước nghìn năm văn hiến với những truyền thống tốt đẹp, chúng ta hãy sống và làm theo lẽ phải để giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp vốn có mà ông cha ta đã gây dựng.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 23

Mỗi con người chúng ta khi sinh ra đều là những trang giấy trắng giống nhau, việc vẽ gì lên trang giấy đó chính là cách mà chúng ta sống. Liệu có thể trở thành một người tử tế hay không một phần do xã hội, gia đình và quan trọng nhất chính ở bản thân mình. Có thể nói sự tử tế là vô giá, là điều đáng quý và đáng trân trọng mà mỗi người nên hướng đến.

Sống “tử tế” nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Nguyên văn giải nghĩa "tử" là những chuyện nhỏ bé, “tế” là những chuyện bình thường, “tử tế” là cẩn thận ngay từ những việc nhỏ bé, tầm thường. Tuy nhiên, "sự tử tế" ở đây không nói đến cách làm mà nói đến cách sống. Sống tử tế có nghĩa là sống ngay thẳng, thật thà, biết sống vì mình, vì người, tử tế từ trong suy nghĩ, lời nói và hành động luôn đứng đắn, có văn hoá đạo đức và có tình người.

Sự tử tế được thể hiện rõ nhất qua cách mà con người ta đối xử với nhau trong cuộc sống. Đơn giản như việc kính trên nhường dưới, tôn trọng người khác, nhường chỗ cho người cao tuổi khi tham gia các giao thông bằng các phương tiện công cộng. Giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ và cảm thông trước nỗi đau mất mát của người khác cũng là sự tử tế. Đấu tranh cho cái đúng, cái thiện và diệt trừ những cái xấu, cái ác cũng là việc tử tế, hoặc đem những cái tinh hoa, tốt đẹp đi nhân rộng và lan tỏa tới mọi người cũng là hành động tử tế... Đơn giản sống tử tế là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, tử tế để phần “người” lấn át và chế ngự được phần “con”. Để đánh thức sự tử tế trong con người bạn rất đơn giản, hãy một lần giúp đỡ trẻ em hoặc người già qua đường, hãy thử một lần nói lời khen ngợi, động viên người khác thật chân thành, hoặc đơn giản chỉ là biết nói lời cảm ơn, lời xin lỗi bằng chính tấm lòng của mình. Chương trình “Việc tử tế” của Đài truyền hình Việt Nam đang trở thành cầu nối lan tỏa mạnh mẽ sự tử tế trong cuộc sống, hàng loạt những hoạt động ý nghĩa được nhân rộng như: Lớp học xóa mù chữ, chụp ảnh miễn phí cho người khuyết tật, cứu hộ sinh vật hoang dã... có thể nói sức lan tỏa của sự tử tế phần nào khẳng định sức mạnh của nó. Từ những việc tử tế nhỏ nhất cũng có thể mang lại lợi ích lớn, tất cả mọi lời nói, hành động tử tế đều mang những giá trị tốt đẹp. Bên cạnh đó, sự tử tế còn có sức mạnh gắn kết con người gần với nhau hơn tạo thành một khối đại đoàn kết thống nhất, giữa con người với con người có niềm tin tưởng lẫn nhau, chia sẻ và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Chắc chắn sự tử tế có thể thay đổi bộ mặt xã hội trở nên văn minh và tiến bộ hơn, là tiền đề để đưa đất nước phát triển đi lên ngày một vững mạnh.

Ai trong số những người chúng ta đều có thể làm những việc tử tế, lan tỏa việc tử tế và trở thành người tử tế. Hạt giống tử tế luôn có trong mỗi con người chúng ta, việc cần làm là hãy cố gắng tạo ra cơ hội để chúng nảy nở và đơm hoa kết trái, nhận lại hoa thơm quả ngọt cho chính mình và cho mọi người.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 24

Một xã hội văn minh khi còn người luôn ý thức được bản thân phải sống một cách tử tế. Cách sống này sẽ giúp chúng ta nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Trước tiên, cần trả lời câu hỏi “Thế nào là tử tế?”. Đây là vấn đề đáng suy ngẫm và tự mỗi người tìm ra một câu trả lời riêng. Hiểu đơn giản, sự tử tế là sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và làm hại ai, luôn giúp đỡ mọi người và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Một người biết sống tử tế sẽ được biểu hiện qua thái độ và hành động.

Giới trẻ ngày nay thường than thở với nhau rằng con người trong xã hội hiện đại ngày càng “nhạt”. Vì sao họ lại cảm thán như vậy? Bởi họ nhìn thấy điều đó từ những hành động, việc làm vô tâm, vô thức của một bộ phận người trong xã hội.

Ví như, dân ta từ xưa tới nay luôn đề cao truyền thống kính trên nhường dưới, nhưng ta dễ bắt gặp những việc làm trái ngược với truyền thống đạo đức đó. Như trên xe buýt, có những người thấy người già hay trẻ nhỏ phải đứng vì thiếu ghế ngồi, nhưng họ làm lơ, vờ ngủ, nhưng khi bị nhắc nhở, họ quay ra cáu gắt và nói rằng họ lên trước, họ được ngồi. Hay một vấn đề nổi cộm khác là tình trạng “đánh hội đồng” vì mọi lý do. Hành động đó là không thể chấp nhận được, nhưng đáng lên án hơn cả là khi mọi người xung quanh không những không can ngăn mà còn reo hò, cổ vũ và quay clip tung lên mạng xã hội.

Tuy nhiên, đâu đó trong xã hội vẫn xuất hiện những nghĩa cử cao đẹp, ấm tình người. Trên trang xã hội lớn nhất hiện nay là Facebook, ta thường bắt gặp những hình ảnh một chiến sĩ công an dắt cụ già qua đường; một nhóm mạnh thường quân chia sẻ, kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh éo le, hay vận động hiến máu cứu người... được mọi người chia sẻ rộng rãi. Còn nhiều những hình ảnh ấm áp hơn nữa. Song, có một hình ảnh về những người tử tế mà tôi thấy và để lại trong tâm trí tôi dấu ấn sâu đậm. Đó là trên đường Kim Mã, một bà cụ già yếu với sạp hàng rau đơn sơ ngồi bán trên vỉa hè. Bất chấp mưa gió bụi mờ, hằng ngày, cụ vẫn ngồi đó tới khi trời tối hẳn với gánh rau của mình chỉ mong kiếm thêm chút thu nhập. Trong không gian chập choạng tối, dòng xe inh ỏi, tấp nập qua lại, bóng dáng cụ càng trở nên đơn côi hơn bao giờ hết. Trước hình ảnh đó, nhiều người qua đường cố nán lại mua hàng giúp cụ, dù những mớ rau đó không thật tươi ngon. Đôi khi, có những em học sinh đi qua cũng nán lại mời chào, bán hàng, gói hàng cho khách giúp cụ. Nhìn nụ cười móm mém hiền từ của cụ cùng những nụ tươi của những bạn trẻ, khiến ta thêm tin rằng, sự tử tế của mỗi cá nhân rất quan trọng, nhưng sự lan tỏa của nó còn quan trọng hơn gấp bội phần.

Như vậy, sự tử tế có sức mạnh lan tỏa vô cùng to lớn. Khi chúng ta biết sống tử tế thì xã hội sẽ ngày càng trở nên văn minh hơn, cuộc sống của con người cũng ngày càng tốt đẹp hơn.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 25

Không có gì đẹp hơn sự tử tế có ở con người. Xã hội càng phát triển thì con người cần phải sống tử tế hơn. Vượt xa một cách ứng xử thường ngày, tử tế là một phẩm đức cần có ở mỗi con người.

“Tử tế” có nghĩa là sự cẩn thận, kĩ lưỡng, thận trọng, chu đáo trong công việc, trong lối sống và trong cách đối xử với mọi người. Người tử tế là người có tấm lòng nhân ái, biết tôn trọng bản thân và người khác, có thái độ sống nhân từ, hoà hợp với thế giới xung quanh, đề cao đạo đức, sự lịch thiệp, nhã nhặn, tình yêu thương, lẽ công bằng. Người sống tử tế luôn biết nâng niu, quý trọng từ những cái nhỏ nhặt, bình thường nhất trong cuộc sống để tạo nên lối sống đẹp, được nhiều người yêu mến, quý trọng.

Có thể nói, sự tử tế là âm vang êm dịu nhất của tấm lòng nhân ái. Sự tử tế giúp mỗi người sống vui vẻ, hạnh phúc, làm quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp, xã hội tiến bộ, văn minh hơn. Nhờ biết sống tử tế, con người biết đồng cảm, yêu thương và sẻ chia với nhau nhiều hơn, sâu sắc hơn.

Lời lẽ tốt đẹp có thể ngắn và dễ nói nhưng vang vọng của chúng là vô tận mãi mãi. Khi mỗi người biết sống tử tế với nhau, xã hội sẽ phát triển lành mạnh, đạo đức được đề cao, tình yêu thương lan toả, pháp luật được tôn trọng, thế giới không còn bạo lực, chiến tranh.

Việc lan tỏa sự tử tế trong xã hội hiện nay là một điều cần thiết. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật, cuộc sống con người ngày càng bộc lộ rõ nhiều mặt trái của nó: bạo lực, chiến tranh…

Bạn có thể có tất cả trong cuộc sống nếu bạn biết cho đi những gì người khác muốn. Sự tử tế giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân, kiểm soát bản thân và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng. Hãy biết cống hiến nhiều hơn là thụ hưởng, cho đi nhiều hơn là nhận về để làm đẹp cuộc sống xung quanh bạn.

Lan tỏa sự tử tế trong đời sống phải bắt đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ gia đình – cái nôi hình thành nhân cách cá nhân. Tiếp đến là thực hành trong nhà trường – nơi hoàn thiện nhân cách, xã hội – nơi đấu tranh để bảo vệ những giá trị tử tế đã được lên hình lê hài thời niên thiếu. Sau cùng là ngoài xã hội – nơi con người có có hội thể hiện sự tử tế của mình một cách chân thực nhất. Nhưng quan trọng nhất là hãy bắt đầu từ chính bản thân của mỗi con người. Hãy tử tế từ trong trái tim, đến lời nói, thái độ sống và hành động.

Sự tử tế cần được rèn luyện và thực hành từ ý thức mỗi cá nhân. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Sự tử tế cũng là một lựa chọn. Có những người bị môi trường bên ngoài tác động mà có những phản ứng tiêu cực, những hành động xấu.

Xã hội cần tôn vinh lối sống tử tế, hình thành phương thức ứng xử tử tế trong toàn cộng đồng và lấy đó làm chuẩn mực để đánh giá nhân phẩm, đạo đức con người.

Người tử tế cũng cần phải xây dựng lối sống tích cực, lành mạnh và tiến bộ, phù hợp với chuẩn mực của xã hội và xu hướng của thời đại. Tích cực lên án, phê phán và đả kích lối sống ích kỉ, vụ lợi, sẵn sàng dẫm đạp lên đạo đức xã hội để thu lợi về mình của một số người. Sống tử tế cũng cần phải mạnh mẽ bảo vệ kẻ yếu, trừng trị kẻ xấu, bảo vệ lẽ phải, sự công bằng ở đời.

Như bông hoa nở giữa khu vườn, sự tử tế tôn vinh vẻ đẹp nhân cách và đạo đức của con người. Hãy luôn sống tử tế dẫu rằng cuộc sống chưa hẳn đã đáp trả lại cho bạn những gì bạn mong muốn. Hãy biết cho đi để được nhận lại. Hãy cống hiến hơn là thụ hưởng. Hãy nhớ rằng, lợi ích là cái đến cuối cùng sau một chuỗi những hành động hữu ích.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 26

Cuộc sống hiện đại, chạy theo đồng tiền dễ khiến con người sẵn sàng đánh đổi tất cả kể cả nhân phẩm của mình. Đó cũng chính là lý do làm cho cuộc sống hiện nay không còn quá nhiều những con người sống tử tế.

Bàn về lối sống tử tế, vậy cần hiểu như thế nào là người tử tế. Có rất nhiều cách để khái niệm người tử tế, nhưng đối với bản thân tôi, tôi hiểu người tử tế là người thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp… Tóm lại người tử tế là người từ phong cách đi đứng đến lời ăn tiếng nói và lối sống đều ngay thẳng, trước sau như một.

Tại sao chúng ta cần nhiều hơn cho xã hội những con người tử tế? Bởi lẽ một xã hội mà nhiều người tử tế thì xã hội đó sẽ văn minh hơn, đất nước mà có nhiều người tử tế thì đất nước đó sẽ là một đất nước mạnh về mọi mặt từ kinh tế đến chính trị.

Làm người tử tế được lợi gì? Một câu hỏi thường trực trong mỗi chúng ta, bản thân con người luôn phân thành hai nhánh, một thiện, một ác, vậy nếu chúng ta không sống cho tử tế để phần thiện che lấp phần ác thì chúng ta nhanh chóng dễ bị tha hoá và trở nên xấu xa, sống tử tế luôn được mọi người kính trọng, yêu quý và tin tưởng, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, cuộc sống luôn ngập tràn hạnh phúc hơn.

Sống cho tử tế là chúng ta đã sống có ích, tạo ra được giá trị cho xã hội và đúng với hai chữ “con người”. Xã hội hiện nay bên cạnh số ít những con người tử tế thì còn lại số đông là những con người vô cảm, vô văn hoá thậm chí cả xấu xa. Có nhiều nguyên nhân gây ra lối sống như vậy. Do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại và đặc biệt sự chi phối của đồng tiền quá lớn. Do sự giáo dục của nhà trường mà nên, đa số những người này là những người ít học, lười lao động. Sự thiếu quan tâm của các bậc cha mẹ đến con em, các bậc phụ huynh quá nuông chiều con mình, vô hình dung đã tạo ra sự buông lỏng và dễ dẫn các em đến con đường ăn chơi sa đọa. Do chính bản thân họ là những người không muốn vươn lên, sống mà chỉ biết phụ thuộc, thích dựa dẫm vào người khác, sống ích kỉ, tìm mọi cách để gian dối mỗi khi gặp khó khăn và đó chính là văn hoá đổ lỗi.

Từ những nguyên nhân đó, con người cần có thêm những biện pháp để thay đổi cách sống trên. Nhà trường cần có những thay đổi trong phương pháp giáo dục. Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến con em mình, tránh chiều chuộng quá mức. Bản thân mỗi người phải nhận ra tầm quan trọng của việc sống tử tế, luôn đề phòng và tránh xa các tệ nạn xã hội.

Tóm lại thì mỗi chúng ta hãy sống tử tế, sống tử tế có nghĩa là bạn đã tạo ra được giá trị cho xã hội. Ông cha ta xưa có câu “tiên học lễ hậu học văn”, ngụ ý muốn răn dạy con cháu cần chú trọng trong việc rèn luyện đạo đức nhân cách, lễ là nhân cách, văn là nhận thức hiểu biết, vậy muốn nhận thức đầy đủ và hiểu biết nhiều người ta phải xây dựng nhân cách và bản chất thật tốt. Hãy sống tốt đời đẹp đạo, hãy sống cho tử tế và thật dễ thương vì cuộc đời vốn dễ ghét.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 27

Sự tử tế không phải là điều gì quá lớn lao, đôi khi nó chỉ là những hành động nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật. Đơn cử như nếu muốn được tính tiền trước vì lý do nào đó thì hãy mở lời với những người đang xếp hàng ở quầy thu ngân trong siêu thị thay vì chen ngang; sự tử tế là không hùa theo đám đông để mạt sát ai đó trên mạng xã hội; là tránh lối suy nghĩ mọi người cùng chạy xe lên vỉa hè, có thêm mình nữa cũng không sao…

Khi cán cân xã hội nghiêng nhiều về các vấn đề tiêu cực, các thông tin trên mặt báo, trên mạng phủ kín cái xấu thì người ta lại thèm được đọc những thông tin nói về sự tử tế. Để nó đứng đơn lẻ thì sự tử tế rất dễ bị lu mờ, vì vậy cần có sự lan tỏa để sự tử tế được tỏa sáng. Hiện nay, công cụ hữu hiệu nhất là internet. Ví dụ như câu chuyện về em Đạt, nếu chỉ anh Nghĩa nhìn thấy và cảm nhận được mà không chia sẻ lên mạng, cộng đồng sẽ không biết đến hành động của em để làm bài học cho chính mình. Hay nếu không có người vì thương cảm hoàn cảnh khó khăn nào đó rồi đưa lên trang cá nhân của mình để kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ thì sự tử tế cũng sẽ bớt đi một cơ hội bộc lộ. Do đó đã có nhiều chiến dịch, cuộc thi được mở ra vì điều này. Có thể kể đến là chiến dịch Tử Tế Là, cuộc thi Integrity Me - Sống liêm chính hay những lời kêu gọi cùng nhau sống tử tế với mình, với người xung quanh và xa hơn là với xã hội.

Nhiều bạn trẻ băn khoăn làm cách nào để rèn luyện sự tử tế? Trong một cuộc nói chuyện về vấn đề này, bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam từng nói, với thực trạng xã hội ở nước ta, hãy tạo nhiều không gian nhỏ, văn minh, tử tế. Ở đó, mọi người đều cư xử với nhau tử tế, dám lên tiếng bài trừ những hành vi xấu thì những người chưa tử tế sẽ phải tự điều chỉnh mình. Hãy thay đổi vì xã hội, đừng ngồi chờ xã hội thay đổi để kéo mình theo. Hãy coi sự tử tế là một nhân sinh quan, nó luôn hiện diện trong bản thân mình ở mọi hoàn cảnh, đừng để nó chỉ là một cơn sóng hay một trào lưu, nhanh đến nhưng cũng sớm tàn.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 28

Khi xã hội ngày càng phát triển, con người hình như đã chú ý nhiều đến những giá trị vật chất nhiều hơn là giá trị về tinh thần. Mối quan hệ giữa con người dần trở nên xa cách, đôi khi đánh mất đi sự tử tế trong cách ứng xử.

Đầu tiên cần hiểu được, tử tế là đối xử đúng mực với những người xung quanh. Những người sống tử tế sẽ biết đồng cảm và chia sẻ. Họ không ngại giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, hay đang gặp hoạn nạn. Những người tử tế sẽ có một trái tim giàu lòng nhân ái. Đây là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp, một lối sống văn hóa lành mạnh mà mỗi người cần có.

Sự tự tế được thể hiện qua cách ứng xử, qua hành động của mỗi người. Ví dụ như lễ phép với người lớn tuổi, nhường nhịn những người kém tuổi. Chia sẻ với bạn bè có gia đình gặp phải hoàn cảnh khó khăn. Tôn trọng sở thích cá nhân của những người xung quanh, không kì thị hoặc coi thường người khác… Đặc biệt là sống tử tế chính là bản thân cố gắng để trở thành một người có ích cho gia đình, xã hội.

Một người sống tử tế sẽ nhận được lại rất nhiều điều. Đó có thể là sự giúp đỡ của người khác khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Đó có thể là tình yêu thương, trân trọng của những người xung quanh. Và hơn cả là những người sống tử tế luôn cảm thấy lạc quan, hạnh phúc và thoải mái. Cuộc đời của họ là cuộc đời có ích, đem lại nguồn năng lượng tích cực cho những người bên cạnh. Sự tử tế còn đem lại sức mạnh to lớn giúp gắn kết con người, tạo ra một khối thống nhất vượt qua mọi nghịch cảnh có thể xảy ra. Mỗi người trong xã hội đều biết sống tử tế, sẽ tạo ra một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc.

Từ trong lịch sử, con người Việt Nam đã được biết đến với tấm lòng nhân đạo cao cả. Với những kẻ thù xâm lược, nhân dân ta luôn đối xử bằng sự tử tế giữa con người với con người. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dù bàn tay kẻ thù đã nhuộm máu của đồng bào ta, nhưng người Việt Nam vẫn cứu giúp cho nhiều binh lính Pháp và Mỹ. Trở về hiện tại, khi đất nước đang phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19, người dân Việt Nam cũng luôn đối xử với nhau bằng sự tử tế và tinh thần tương thân tương ái: hỗ trợ những người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, phát khẩu trang miễn phí, bày tỏ sự tri ân với đội ngũ y bác sĩ… Bản thân một học sinh như tôi luôn ý thức phải rèn luyện để bản thân trở thành một người sống tử tế, tương lai sẽ góp phần xây dựng đất nước ngày một văn minh hơn.

Như vậy, sự tử tế có một sức mạnh vô cùng to lớn trong cuộc sống của con người. Cũng giống như ai đó đã từng nói rằng: “Không hành động tử tế nào sẽ dừng lại chỉ với chính nó. Một hành động tốt đẹp dẫn tới một hành động khác. Những tấm gương được noi theo. Một hành động tử tế đơn giản vươn rễ về mọi hướng, và rễ vươn lên mọc thành cây cối. Điều vĩ đại nhất mà lòng tốt làm được cho người khác là khiến chính họ cũng trở nên tốt đẹp”.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 29

Tử tế vừa là một phẩm đức cao quý vừa là một lối sống cần có trong xã hội. Bác Hồ từng dạy rằng: “Việc gì phải thì cố làm cho bằng được dù là điều phải nhỏ. Việc gì trái thì hết sức tránh dù là điều trái nhỏ”. Mỗi người chúng ta phải là con người tử tế bằng những việc làm tử tế, tránh làm những việc sai trái.

Việc tử tế là những việc làm tốt đẹp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đạo đức, có ích cho mình và cho mọi người. Người tử tế là người có tấm lòng tốt, sống đàng hoàng, kỹ càng, cẩn thận, đúng đắn, biết trân trọng,quan tâm và chia sẻ, luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Người tử tế không từ chối những việc tốt cần làm.

Làm việc tử tế rất đơn giản chứ không cần phải là những việc lớn lao. Đó là những việc tưởng chừng như rất nhỏ mà có ý nghĩa lớn như nhặt một mảnh chai giữa đường để người khác không dẫm phải, một chiếc xe nghiêng đố có nhiều bàn tay cùng dựng dậy, một bạn học sinh nhỏ sau giờ học giúp các cô lao công nhặt rác trên sân trường…

Những việc lớn lao cần có sự hi sinh như một nhân viên gác cổng xe lửa nhanh tay cứu một em bé chơi trên đường ray, cộng đồng chung tay góp sức xoa dịu nỗi đau của một người bệnh nan y,…

Hơn cả một phẩm đức, tử tế là một lối sống, một phong cách sống. Những việc làm tử tế tuy nhỏ sẽ tạo thành thói quen tốt cho mỗi người, dần dần hình thành nhân cách cao đẹp. Ai cũng tử tế với nhau sẽ làm cho cuộc sống chung tốt đẹp hơn, xã hội văn minh hơn, con người có văn hoá hơn. Mọi nỗi đau sẽ vơi đi, và hạnh phúc được chia đều, không còn hận thù, ganh ghét…

Nếu ai cũng tử tế trong thái độ, hành vi và việc làm thì xã hội không còn lòng ích kỉ, thù oán, ganh ghét lẫn nhau. Một nụ cười rạng rỡ dành tặng cho nhau trên đường gặp gỡ sẽ làm ấm áp lòng người. Một lời chào thân ái hay cái bắt tay chân thiện sẽ gắn kết tình người bền chặt. Giúp nhau những việc nhỏ, rồi việc lớn, không so đo, tính toán, không mòng cầu đền đáp sẽ giúp xã hội yên bình, thịnh vượng. Biết giúp đỡ người khó khăn, kẻ hoạn nạn để cùng nhau tìm kiếm hạnh phúc. Việc tử tế cần chi là những việc lớn lao mà là những việc nhỏ được làm một cách tử tế.

Người ăn nói tử tế sẽ được bao điều tốt đẹp. Người ăn nói không tử tế sẽ lãnh hậu quả việc mình làm. Mối lo lắng trong lòng khiến con người suy sụp, nhưng những lời tử tế làm cho họ hân hoan. Chính sự tử tế sẽ mang đến cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao, giúp họ tự tin trong cuộc sống, có động lực vượt qua khó khăn thử thách và làm những điều tốt đẹp góp phần dựng xây cuộc sống này.

Nhờ sự tử tế, mọi người sẽ gắn kết với nhau bằng những việc làm tốt đẹp, hữu ích. Tử tế bỏ rác đúng nơi quy định, tử tế trong việc tôn trọng người khác. Tử tế khi cho tặng người khác một cái gì đó hay nhận về cho mình một giá trị. Cuộc sống sẽ không còn mâu thuẫn, xung đột hay bạo lực nếu mọi người ứng xử tử tế với nha. Sự tử tế khơi dậy ở con người niềm trân trọng cuộc sống quý giá, đáng gìn giữ và đáng sống.

Chính lòng tử tế có sức mạnh cảm hóa con người. Nhờ sự tử tế của mọi người, kẻ xấu sẽ dần thay đổi tâm tính, hướng đến việc làm tốt đẹp, sống cuộc đời tốt đẹp hơn.

Những việc làm tử tế luôn được đề cao và người tử tế luôn được xã hội tôn trọng. Ai cũng muốn trở nên tử tế hơn nhưng bởi cuộc sống quá nhiều lo toan, có những lúc đã không tử tế được. Người tử tế luôn được người khác yêu mến và giúp đỡ. Tính tử tế từ lâu đã là chuẩn mực đạo đức được dân tộc ta tôn vinh.

Hiện nay trong cuộc sống vẫn còn nhiều người sống ích kỉ, dửng dưng, vô cảm với mọi việc đang diễn ra. Thậm chí có kẻ lạnh lùng gây ra nỗi đau hoặc phiền toái rắc rối cho người khác: tài xế vô cảm khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại, bạn nhỏ dửng dưng vứt rác không để ý tấm áo ướt mồ hôi của người công nhân vệ sinh, gian thương làm hàng giả bất chấp tính mạng sức khoẻ người tiêu dùng, nhiều công trình thi công vô trách nhiệm làm thất thoát tài sản, gây tai nạn…

Là học sinh, hãy biết làm những việc tử tế mỗi ngày. Hãy chung tay góp sức xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn bằng những hành động tử tế như: làm tốt nhiệm vụ học tập, giúp bạn vượt khó trong học tập, chăm sóc và quan tâm đến người thân trong gia đình….

Sống tử tế là sống có tấm lòng, có nghĩa cử đẹp từ những cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có khả năng góp phần tạo nên lối sống đẹp trong xã hội. Lời nói và việc làm tử tế cũng giống như mật ong làm ngọt ngào đôi môi, khiến tâm hồn tươi trẻ. Người tử tế cũng nhận được những tình cảm tốt đẹp từ người khác. Bởi thế, hãy luôn tử tế với chính mình và với cộng đồng để từ đó từng bước hoàn thiện nhân cách của mình.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 30

Mỗi con người chúng ta khi sinh ra đều là những trang giấy trắng giống nhau, việc vẽ gì lên trang giấy đó chính là cách mà chúng ta sống. Liệu có thể trở thành một người tử tế hay không một phần do xã hội, gia đình và quan trọng nhất chính ở bản thân mình. Có thể nói sự tử tế là vô giá, là điều đáng quý và đáng trân trọng mà mỗi người nên hướng đến, bên cạnh đó sự tử tế còn chứa đựng những sức mạnh tiềm ẩn.

"Sự tử tế" nghe có vẻ đơn giản và dễ hiểu nhưng đã mấy ai hiểu như thế nào được coi là tử tế và tử tế thực sự là như thế nào. Nguyên văn giải nghĩa "tử" là những chuyện nhỏ bé, "tế" là những chuyện bình thường, "tử tế" là cẩn thận ngay từ những việc nhỏ bé, tầm thường. Tuy nhiên, "sự tử tế" ở đây không nói đến cách làm mà nói đến cách sống, sống tử tế có nghĩa là sống ngay thẳng, thật thà, biết sống vì mình, vì người, tử tế từ trong suy nghĩ, lời nói và hành động luôn đứng đắn, có văn hoá đạo đức và có tình người. Sự tử tế được thể hiện rõ nhất qua cách mà con người ta đối xử với nhau trong cuộc sống, đơn giản như việc kính trên nhường dưới, tôn trọng người khác, đi trên xe bus thấy người già đứng thì mình nên nhường ghế ngồi cho họ, đó cũng là việc tử tế. Giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ và cảm thông trước nỗi đau mất mát của người khác cũng là sự tử tế. Đấu tranh cho cái đúng, cái thiện và diệt trừ những cái xấu, cái ác cũng là việc tử tế, hay đem những cái tinh hoa, tốt đẹp đi nhân rộng và lan tỏa tới mọi người cũng là hành động tử tế... Đơn giản sống tử tế là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, tử tế để phần "người" lấn át và chế ngự được phần "con". Để đánh thức sự tử tế trong con người bạn rất đơn giản, hãy một lần giúp đỡ trẻ em hoặc người già qua đường, hãy thử một lần nói lời khen ngợi, động viên người khác thật chân thành, hoặc đơn giản chỉ là biết nói lời cảm ơn, lời xin lỗi bằng chính tấm lòng của mình. Chương trình "Việc tử tế" của Đài truyền hình Việt Nam đang hằng ngày trở thành cầu nối lan tỏa mạnh mẽ sự tử tế trong cuộc sống, hàng loạt những hoạt động ý nghĩa được nhân rộng như: Lớp học xóa mù chữ, chụp ảnh miễn phí cho người khuyết tật, cứu hộ sinh vật hoang dã... có thể nói sức lan tỏa của sự tử tế phần nào khẳng định sức mạnh của nó. Từ những việc tử tế nhỏ nhất cũng có thể mang lại lợi ích lớn, tất cả mọi lời nói, hành động tử tế đều mang những giá trị tốt đẹp. Bên cạnh đó, sự tử tế còn có sức mạnh gắn kết con người gần với nhau hơn tạo thành một khối đại đoàn kết thống nhất, giữa con người với con người có niềm tin tưởng lẫn nhau, chia sẻ và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Chắc chắn sự tử tế có thể thay đổi bộ mặt xã hội trở nên văn minh và tiến bộ hơn, là tiền đề để đưa đất nước phát triển đi lên ngày một vững mạnh.

Ai trong số những người chúng ta đều có thể làm những việc tử tế, lan tỏa việc tử tế và trở thành người tử tế. Hạt giống tử tế luôn có trong mỗi con người chúng ta, việc cần làm là hãy cố gắng tạo ra cơ hội để chúng nảy nở và đơm hoa kết trái, nhận lại hoa thơm quả ngọt cho chính mình và cho mọi người.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 31

Xã hội loài người văn minh hình thành là từ khi con người biết tôn trọng và tín nhiệm lẫn nhau. Không có giá trị nào được tạo ra cho đến khi con người biết hành động vì lẽ phải. Kẻ giả dối lãnh hậu quả do cách mình sống, người tử tế hưởng hoa trái của việc mình làm. Trong cuộc sống này rất cần có sự tử tế ở mỗi con người để cùng xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và giàu lòng nhân ái hơn nữa.

“Tử tế” có nghĩa là sự cẩn thận, kĩ lưỡng, thận trọng, chu đáo trong công việc, trong lối sống và trong cách đối xử với mọi người. Người tử tế là người có tấm lòng nhân ái, biết tôn trọng bản thân và người khác, có thái độ sống nhân từ, hoà hợp với thế giới xung quanh, đề cao đạo đức, sự lịch thiệp, nhã nhặn, tình yêu thương, lẽ công bằng. Người sống tử tế luôn biết nâng niu, quý trọng từ những cái nhỏ nhặt, bình thường nhất trong cuộc sống để tạo nên lối sống đẹp, được nhiều người yêu mến, quý trọng.

Tử tế là phẩm chất cao quý của con người. Người tử tế, do đó, không chỉ là người có phẩm chất cao quý mà còn là người biết sử dụng lòng tốt của bản thân, chia sẻ những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống, nhằm góp phần xây dựng cuộc sống an bình hơn. Sự tử tế không tự nó hình thành mà cần được dạy bảo, rèn luyện mới có được. Lòng tử tế hiện hữu trong mỗi con người, trước nhất như một tiềm năng, do vậy, để có nó trong cuộc sống, ta cần khai thác, nuôi dưỡng, chăm sóc và phát triển.

Một xã hội chỉ yên bình, văn minh và tiến bộ khi người với người biết sống tử tế với nhau. Trong ứng xử thì thân thiện, quan tâm, tôn trọng lẫn nhau, không tham lam, ích kỷ cho riêng mình. Trong việc thì đàng hoàng, cẩn thận, chu đáo. Trong lối sống thì giản dị, hiền hoà, cởi mở. Sự tử tế gắn kết con người lại với nhau trong tình hữu ái cao quý. Đó là nền tảng tạo nên đạo đức và văn hoá tốt đẹp của mọi xã hội.

Sự tử tế của mỗi người góp phần thực hiện tốt chuẩn mực xã hội và luật pháp đất nước. Sống tử tế là cách cơ bản để mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Không chỉ vậy, sự tử tế còn đem niềm vui đến cho những người ở quanh ta. Sống tử tế giúp ta giao tiếp tốt hơn, có lòng trắc ẩn sâu sắc hơn và cũng tạo ra nguồn lực tích cực trong cuộc sống của mỗi người. Sự tử tế là điều thuần khiết ẩn sâu bên trong bạn, và bên cạnh những người tử tế từ khi sinh ra, ai cũng có thể lựa chọn để nuôi dưỡng sự tử tế vốn có của mình.

Sống tử tế là biết cho đi và rộng mở tấm lòng với tất cả mọi người. Sống tử tế giúp tăng cường niềm tin của người khác vào bạn. Từ đó, bạn sẽ sống vui vẻ, lạc quan, tinh thần khỏe mạnh, hạnh phúc tràn đầy, ý nghĩa cuộc sống được khẳng định.

Bằng việc trở nên tử tế, bạn đưa ra khẳng định chắc nịch rằng việc quan tâm đến người khác, môi trường xung quanh, và bản thân là cách sống đúng đắn. Đó không phải là vì hiệu quả tức thời; sự tử tế là lựa chọn về lối sống, là tiếng ngân nga và nhịp điệu liên hồi vang lên trong mọi hành động và suy nghĩ của bạn.

Chính vì biết sống tử tế, bạn rũ bỏ được gánh nặng lo lắng rằng người khác có nhiều hơn bạn, không xứng đáng bằng hoặc xứng đáng hơn bạn, hoặc đang ở vị trí cao sang hay thấp kém hơn bạn. Thay vào đó, sự tử tế giúp bạn nhận ra mọi người đều có giá trị của họ, và bạn cũng vậy. Bạn nhận ra rằng tất cả chúng ta đều gắn kết với nhau. Khi bạn làm hại ai đó, bạn cũng đang làm hại chính mình. Những gì bạn làm để giúp đỡ người khác cũng sẽ hỗ trợ bạn.

Trước hết, là hãy luôn chân thành trong từng hành động. Sự tử tế thể hiện qua việc bạn quan tâm chân thành đến những người xung quanh, mong muốn điều tốt đẹp nhất cho họ, và nhận ra rằng họ cũng có những mong muốn, nhu cầu, nguyện vọng, thậm chí là nỗi sợ hãi giống như bạn. Tử tế chứa đựng sự ấm áp, sôi nổi, nhẫn nại, cảm giác tin tưởng, sự trung thành và lòng biết ơn. Xét cho cùng, tử tế là quan tâm sâu sắc đến mọi sự sống.

Xây dựng lối sống cởi mở và gắn kết với mọi người. Bằng việc liên tục cố gắng, bạn sẽ dần có sự thôi thúc tự nhiên để cư xử tử tế và cho đi nhiều hơn. Không đòi hỏi sự đền đáp lại tương xứng với những gì bạn đã cho đi. Sự tử tế cao cả không mong đợi bất kỳ điều gì, không ràng buộc và không đặt điều kiện trong bất kỳ hành động hoặc lời nói nào.

Luôn tử tế với bản thân trước khi tử tế với người khác. Sai lầm mà nhiều người thường mắc phải là cố gắng tử tế với người khác nhưng lại không tập trung đối xử tử tế với bản thân. Chỉ khi bạn biết tôn trọng và thấu hiểu mình, bạn mới có đủ nghị lực và dũng khí để tử tế với người khác, vượt qua sự ích kỉ của bản thân, chiến thắng định kiến xã hội.

Hãy không ngừng học hỏi từ sự tử tế của người khác. Hãy nghĩ tới những người thực sự tử tế trong cuộc đời bạn và cảm giác họ đem đến cho bạn. Lúc đó, bạn sẽ biết được sống tử tế là sống như thế nào chứ không chỉ là lòng yêu thương hay sự nhượng bộ yếu đuối. Mỗi tấm gương sáng ngời về sự tử tế có giá trị hơn nghìn quyển sách mà bạn cần đọc để có thể trở thành người tử tế. Sự tử tế là một phần thưởng vô cùng to lớn mà không gì có thể thay thế được và là nguồn lực thúc đẩy lòng tự trọng.

Kiên định lối sống tử tế mỗi ngày sẽ giúp bạn đạt đến sự khiết tịnh của tâm hồn. Tử tế, thân thiện và thương cảm khi giao tiếp với người khác và kể cả với người thường khiến bạn giận dữ, căng thẳng hoặc khó chịu. Hãy biến sự tử tế thành sức mạnh của bạn. Hãy biến những hành động tử tế nhỏ nhặt thành lòng trắc ẩn to lớn. Tình nguyện giúp đỡ những người gặp khó khăn và chủ động san sẻ nỗi đau của người khác đều là những hành động to lớn chứa đựng lòng trắc ẩn.

Hãy tử tế, vì tất cả những người bạn gặp đều đang tranh đấu trong một cuộc chiến cam go mà có thể bạn chưa nhìn thấy. Đối xử tử tế với tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng những người “cần giúp đỡ” và hạn chế phán xét khi bạn chưa thực sự hiểu rõ về người khác. Thay vì dành thời gian phê phán người khác, bạn nên học cách trở nên tích cực và nuôi dưỡng lòng trắc ẩn. Tập trung giúp đỡ người khác thay vì phán xét việc họ không thể làm tốt hơn năng lực thực tế. Hãy tin tưởng vào mặt tốt đẹp ở mọi người thay vì kỳ vọng sự hoàn hảo.

Hay tử tế với người khác ngay cả khi bạn đang cảm thấy vô cùng tồi tệ hay đang ở trong nghịch cảnh. Hãy nhớ rằng những người khác cũng đang cảm thấy bất an, đau đớn, khó khăn, buồn khổ, thất vọng và mất mát. Đừng vội phán xét người khác bởi chúng ta chỉ nhìn thấy họ khi họ đứng ở trước mắt chứ không thể thấy những gánh nặng họ phải mang, những thử thách họ đã trải qua, những mất mát họ đã đánh đổi.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn nên xem nhẹ cảm xúc của mình, nhưng điều này giúp bạn nhận ra rằng phản ứng của con người thường xuất phát từ những tổn thương và đau đớn hơn là từ sự trọn vẹn của chính họ. Khi đó, sự tử tế chính là phương thuốc thần kì giúp bạn vượt qua cơn tức giận và kết nối với con người thật bên trong.

Hãy nhớ sống chậm lại và tha thứ cho bản thân khi mọi chuyện không như bạn mong muốn. Hãy học từ những lỗi lầm của bạn thay vì chỉ trích bản thân hoặc so sánh mình với người khác. Thông qua lòng trắc ẩn dành cho bản thân, bạn sẽ bắt đầu nhận ra nhu cầu của những người khác bằng ánh mắt chứa đựng sự thương cảm. Luôn luôn biết lắng nghe, đồng cảm và sẻ chia với nỗi đau buồn của người khác. Nên nhớ rằng sự tử tế chân thực nằm ở hành động chứ không phải là lời nói.

Luôn biết khen ngợi việc làm tốt đẹp hoặc thành công của người khác. Sống khoan dung và giàu lòng vị tha. Biết ơn và đền đáp công ơn của người khác. Nếu bạn ý thức hơn về thói quen biết ơn những người xung quanh, bạn cũng sẽ thấy bản thân ngày càng tử tế hơn. Luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Sống tôn trọng và có ý thức xây dựng tập thể gắn kết, trong sạch, vững mạnh. Thường xét lỗi của mình, sẽ từ từ quên đi lỗi lầm của người khác. Điều đó giúp bạn trở nên tử tế trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Để là người tử tế, một điều rất quan trọng, đó là bạn cần có một cuộc sống thành công. Khi bạn thành công trong cuộc sống, bạn có thể làm tử tế với người khác một cách dễ dàng. Còn khi bạn đang khó khăn trong chính nghịch cảnh của mình, sự tử tế có thể bị bỏ qua. Rất có thể bạn chỉ nghĩ đến hoàn cảnh của mình và khó lòng sống một cách tử tế được.

Sự tử tế không chỉ là cư xử hay làm việc tử tế mà còn phải kiên quyết đấu tranh với cái ác, cái sai trái, bất công, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lí, thượng tôn pháp luật, đề cao đạo đức và tình thương. Không có sự tử tế nào cao hơn sự tử tế đối với những con người đang ở trong nghịch cảnh và giúp họ vượt qua. Ở tầm cao hơn, để có được xã hội tử tế, chúng ta cần đấu tranh để có được một luật pháp tử tế, bảo vệ người tốt, trừng phạt người xấu. Chỉ có như vậy, chúng ta mới bảo vệ được bản thân, bảo vệ được người tốt và làm sự tử tế trong cuộc sống trở nên bền vững hơn.

Một người chân chính mạnh mẽ, sẽ không quá quan tâm đến chuyện làm vui lòng đẹp ý người khác, điều quan trọng nhất là bạn phản nâng cao năng lực của chính mình. Khi bạn đã rèn luyện tốt rồi, tự khắc sẽ có người đến gần gũi và tử tế với bạn. Đôi khi, ta lại nghĩ mình sống tử tế, mình chấp nhận thua thiệt, mình hiền lương và rồi mình sẽ được gì? Hãy luôn sống tử tế và đừng lo lắng bởi đó là yếu tố tạo hạnh phúc và giá trị sống của con người. Hạnh phúc không bỏ sót bất kỳ người nào, sớm muộn gì cũng có ngày nó tìm đến bạn

Hãy nhìn nhận thế giới bằng tâm thái khiêm tốn. Trên đời có nhiều việc không thể mong gấp, mong sớm được. Thay vào đó, bạn hãy sống trọn vẹn với giây phút hiện tại và không ngừng tử tế, không ngừng vươn lên. Và đôi khi, trở nên tử tế sẽ tốt hơn là trở nên đúng đắn. Chúng ta không cần đến một đầu óc thông minh để nói, mà cần một trái tim kiên nhẫn biết lắng nghe. Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình.

Hãy thực hiện hành động tử tế một cách tự phát mà không mong đợi được đền đáp, chắc chắn một ngày nào đó người khác cũng sẽ làm điều tương tự với bạn. Tử tế là mạch sống tình người, là bông hoa của khu vườn phẩm đức, là phép màu cảm hoá hoá con người. Hãy tử tế mỗi ngày với mọi người, chắc chắn bạn cũng sẽ được nhận lại những giá trị tương tự, cái mà bạn cũng rất cần có trong cuộc sống của mình.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 32

Thời gian trôi qua sẽ không lấy lại được. Mỗi con người cũng chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta hãy sống một cuộc đời thật trọn vẹn với tình yêu thương, sự sẻ chia với người khác. Có thể thấy, lòng tốt giữa con người với con người đã góp phần không nhỏ khiến cho thế giới này tốt đẹp hơn.

Vậy thế nào là lòng tốt của con người? Lòng tốt chính là sự lương thiện, tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người giúp đỡ người khác hòng tư lợi cá nhân, trục lợi cho bản thân mình,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với tấm lòng, sự tử tế, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 33

Tử tế là phẩm chất cao quý của con người. Người tử tế, do đó, không chỉ là người có phẩm chất cao quý mà còn là người biết sử dụng lòng tốt của bản thân, chia sẻ những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống, nhằm góp phần xây dựng cuộc sống có giá trị.

Về ngữ nghĩa, tử tế là sự tốt bụng. Sống tử tế là sống có tấm lòng, từ những cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có khả năng góp phần tạo nên lối sống đẹp. Lòng tử tế, hiện hữu trong mỗi con người, trước nhất như một tiềm năng, do vậy, để có nó trong cuộc sống, ta cần khai thác, nuôi dưỡng, chăm sóc và phát triển. Vì là một phẩm chất nên sự tử tế không bỗng dưng mà có, cần được huấn luyện, hướng dẫn, học tập, rèn luyện để có được. Khi lòng tử tế đã có mặt, người sở hữu nó phải biết gìn giữ, ứng dụng và nhân rộng.

Về bản chất, người tử tế vừa nhạy cảm, vừa năng động, vừa thích dấn thân. Nhạy cảm với những bất công, cảm thông với những nỗi đau, năng động với các việc nghĩa, dấn thân vào các công việc đáng làm. Tất cả chỉ vì một tấm lòng: không thể thờ ơ, bàng quan, lãnh cảm, an phận thủ thường, hay vô tích sự. Nhờ phẩm chất này, người tử tế luôn năng động, tìm kiếm các việc nghĩa để góp phần phụng sự tha nhân, xây dựng cuộc sống trên hành tinh này ngày càng tốt đẹp hơn.

Nói cách khác, nơi nào có lòng nhiệt huyết, nơi đó xuất hiện nhiều việc nghĩa. Người nào có lòng nhiệt huyết, người đó sẽ không để cuộc sống của mình trôi qua một cách uổng phí và tiếc nuối. Với lòng nhiệt huyết, việc nặng thành nhẹ, việc lớn thành nhỏ, việc khó thành bình thường. Nhiệt huyết vì việc nghĩa là sức sống bùng cháy, mãnh liệt như mặt trời không ngừng sự chiếu soi. Với nhiệt huyết, ta mở ra cho mình các cánh cửa cơ hội của việc tốt, việc nghĩa, việc có giá trị. Nhờ đó, cuộc sống này tăng thêm gia vị tình người.

Người tử tế nào cũng có đức tính cao thượng, bao dung, độ lượng. Người cao thượng, không trói tâm mình vào danh vọng, lợi dưỡng, phục vụ cho cái tôi và phe nhóm mình. Nhờ phẩm chất cao thượng, người tử tế biết quan tâm tới tha nhân với động cơ trong sáng, với hành động cao quý. Trong mọi tình huống, người cao thượng suy nghĩ, quyết định, làm việc trên tinh thần “quang minh, chính đại”, hướng đến công bằng xã hội. Thậm chí có thể hy sinh các quyền lợi cá nhân để hướng đến đại cuộc.

Nói theo đức Phật, người tử tế với tâm cao thượng là người “vì phúc lợi, vì an lạc, vì lợi ích cho số đông”. Với phẩm chất cao thượng, người tử tế sống rất dung dị, gần gũi với cuộc sống, không ngừng nỗ lực phụng sự và đóng góp.

Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng các thực phẩm to hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, các con kiến đã chào hỏi nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa nhân văn.

Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh phúc, đôi lúc chúng ta quên đi sự quan tâm tới nhau, hỏi han nhau, giúp đỡ nhau. Quan tâm tới tha nhân làm cho cuộc sống trở nên thân thiết, gần gũi, ấm áp tình người. Lời hỏi han, động viên, góp ý tưởng cho người khác đang bí lối… để lại ấn tượng tốt đẹp và sự khích lệ cần có.

Vượt lên trên loài vật, sự quan tâm của con người không nên là chủ nghĩa hình thức, qua loa, lấy lệ. Cần có ý thức về trách nhiệm quan tâm đến người thân và tha nhân trong xã hội. Không cần phải quan tâm đến những điều xa vời, cao siêu, phi hiện thực.

Từ những cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng không tầm thường, sự quan tâm của ta về cuộc đời sẽ giúp cuộc sống có ý nghĩa. Các nghĩa cử như cha mẹ quan tâm đến chuyện học hành của con cái; con cháu quan tâm đến sức khỏe của cha mẹ, ông bà; làng xóm quan tâm lẫn nhau, mỗi người quan tâm đến tha nhân trong tương quan xã hội… góp phần tạo nên văn hóa tình người.

Quan tâm, chào hỏi không phải là việc gì quá to lớn đến độ không làm được, do đó, đừng để tâm mình trở nên khô khan, chai lì trước những bất hạnh của tha nhân. Người thiếu quan tâm đến tha nhân chẳng khác nào có mắt mà không nhìn, có tai mà không nghe, có mũi mà không thở, lủi thủi một mình, lầm lì, vô cảm. Quan tâm bằng lời thưa hỏi, quan tâm bằng hành động trợ giúp, quan tâm bằng sự cho đi… là những nghĩa cử tạo nên niềm vui và hạnh phúc trong đời.

Đối với người tử tế, sự tốt bụng không chỉ dừng lại trong tâm tưởng, mà cần thể hiện qua hành động từ bi, nhân ái, vị tha, vô ngã. Người tử tế biết thống thiết với nỗi đau của kiếp người nên biết chia sẻ, hiến tặng, ban cho bằng cả tấm lòng. Giúp đỡ người khác thực ra làm cho chính mình trở nên cao thượng. Hiến tặng cho người khác thực ra là đang góp nhặt phước đức cho bản thân. Phụng sự cho cuộc đời thực ra là đang làm cho cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa. Không ai nghèo đến nỗi không thể cho người khác cái gì. Cũng không ai giàu đến nỗi có thể cho tất cả mọi người trên hành tinh này. Chia cắt một phần chi tiêu không cần thiết của bản thân và gia đình, tặng cho các mảnh đời kém may mắn hơn, là đang mang lại niềm hạnh phúc với tâm niệm ban cho như cứu khổ, người giúp đời, cứu người thấy rõ sống không phải là gom góp cho riêng mình mà là ban tặng, dâng hiến. Như nguồn nước lưu thông, nước chảy đi rồi lại chảy về, mang thêm phù sa bồi đắp… Người ban cho sẽ không mất đi những thứ mình đang có, mà làm cho những thứ mình sở hữu trở nên có ý nghĩa hơn.

Trong nhiều tình huống, ta không nên mặc cảm với sự cho. Trao tặng kiến thức, tư vấn nghề nghiệp, giúp đỡ cơ hội, chỉ dẫn lối đi… là cho những chiếc cần câu, dù đòi hỏi đến công phu nhưng rất cần thiết. Hiến tặng tạng, mô và hiến xác cho y học là đang trao tặng cho những người hữu duyên cơ hội “được tái sinh” một lần nữa ngay trong kiếp sống hiện tại ngắn ngủi này. Nâng đỡ người có khả năng, giúp đỡ người nghèo khó, dẫn dắt người bí lối, truyền trao kiến thức và kinh nghiệm cho thế hệ sau… đều là những sự cho có giá trị. Cho một lời khuyên đúng tình huống có thể tạo nên sự lên dây cót tinh thần. Đưa tay xuống cứu vớt một mảnh đời, tạo cơ hội cho người ngã quỵ đứng thêm một lần nữa… là những sự cho có ý nghĩa xây dựng cuộc sống. Đừng lỗi hẹn với sự cho.

Đừng chậm trễ và chần chừ. Đừng tiếc nuối và vô cảm. Khi chết đi, không ai có thể mang theo bất cứ vật gì tùy thân. Do đó, khi còn sống, đừng đánh mất cơ hội ban cho. Nói cách khác, người ban cho thì còn hoài. Người giấu diếm, tham luyến tài sản trở nên bủn xỉn, đôi lúc vô dụng. Hãy tập thói quen ban cho, thay vì chỉ biết gom góp về.

Sống tử tế còn bao hàm nhiều phẩm chất cao quý khác như chính trực, can đảm, chí công, vô tư, hy sinh, tận tụy… Lòng tử tế như một quặng mỏ, biết khai thác sử dụng sẽ làm cho nó trở nên có giá trị hơn. Hãy trở thành người tử tế để không phải sống cuộc đời trong vô cảm, vô tình, vô tâm, vô ơn, vô nghĩa. Tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết đi. Hãy hít thở sự tử tế. Hãy tiêu hóa sự tử tế. Hãy sống với sự tử tế.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 34

Con người luôn lấy chân - thiện - mĩ làm đích đến cho bản thân mình. Để đạt được điều đó, chúng ta cần phải rèn luyện nhiều điều. Một trong số đó chính là sống tử tế với người khác. Sự tử tế là tấm lòng lương thiện, yêu thương của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác những điều nhỏ nhặt đến lớn lao của cuộc sống. Sự tử tế được biểu hiện bằng hành động giúp đỡ, sẻ chia, cưu mang những người gặp khó khăn, thiếu thốn, đó có thể là người thân, bạn bè hay thậm chí là cả những người xa lạ xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông, đùm bọc giữa người với người, không hề có chút vụ lợi, toan tính. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó sẽ làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, tình cảm yêu thương con người sẽ được đưa lên một tầm cao mới, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Giúp đời, giúp người, sống tử tế bao đời nay đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, cha ông ta. Chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa lớn lao của nó và sống tử tế nhất có thể đối với những người xung quanh. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán và cần thay đổi bản thân mình theo chiều hướng tích cực hơn. Là một người học sinh cũng là công dân của tổ quốc, chúng ta cần phải cố gắng sống thật tốt, chan hòa với mọi người, đối xử với người bằng sự chân thành, lịch sự, tử tế của một trái tim yêu thương đầy rung cảm. Có như thế cuộc sống mới tốt đẹp, bền vững hơn. Quỹ thời gian của mỗi người rất hữu hạn, hãy trân trọng từng giây phút, sống thật tốt, tử tế với những người xung quanh và xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 35

Con người bên cạnh trau dồi tri thức thì cũng rất cần rèn luyện đạo đức, khiến bản thân mình tốt lên nhờ những đức tính cao đẹp. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện chính là tử tế. Tử tế là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Tử tế là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần rèn luyện trên con đường hoàn thiện bản thân để trở thành một công dân tốt, có ích cho cuộc sống. Người sống tử tế là những người sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình; yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Việc mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Là một người học sinh cũng là công dân của tổ quốc, chúng ta cần phải cố gắng sống thật tốt, chan hòa với mọi người, đối xử với người bằng sự chân thành, lịch sự, tử tế của một trái tim yêu thương đầy rung cảm. Có như thế cuộc sống mới tốt đẹp, bền vững hơn. Mỗi người sống tích cực một chút, xã hội sẽ tốt đẹp lên trông thấy, trước khi trở thành một người tài giỏi, chúng ta hãy trở thành một con người có đạo đức.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 36

Mỗi người khi sinh ra đều giống như trang giấy trắng, những gì được vẽ lên trang giấy đó phụ thuộc vào cách sống của chính ta. Sự tử tế là điều vô cùng quý giá và đáng trân trọng mà mỗi người nên hướng đến trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của "tử tế". Theo định nghĩa gốc, "tử" có nghĩa là những việc nhỏ bé, "tế" là những việc bình thường. Tử tế có nghĩa là chú ý đến những việc nhỏ bé và tầm thường. Nhưng trong đời sống, sự tử tế không chỉ là việc làm mà còn là cách sống. Sống tử tế là sống chân thành, trung thực và biết sống cho bản thân và người khác. Sự tử tế được thể hiện rõ nhất qua cách con người đối xử với nhau trong cuộc sống. Như việc kính trên nhường dưới, tôn trọng người khác, nhường ghế ngồi cho người già trên xe bus hay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn và chia sẻ những nỗi đau mất mát của người khác. Sự tử tế cũng đòi hỏi chúng ta đấu tranh cho cái đúng và cái thiện và chống lại những điều xấu và ác. Đem những giá trị tốt đẹp cho nhân loại lan toả cũng là hành động tử tế.

Sống tử tế đơn giản là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, và chế ngự được phần "con" để phần "người" lấn át. Để đánh thức sự tử tế trong chúng ta, chúng ta có thể làm những việc đơn giản như giúp đỡ trẻ em hoặc người già qua đường, động viên và khen ngợi người khác, hay đơn giản là biết cảm ơn và xin lỗi bằng tấm lòng chân thành. Chương trình "Việc tử tế" của Đài Truyền hình Việt Nam đã trở thành cầu nối mạnh mẽ lan tỏa sự tử tế trong cuộc sống thông qua nhiều hoạt động ý nghĩa như lớp học xóa mù chữ, chụp ảnh miễn phí cho người khuyết tật, cứu hộ sinh vật hoang dã. Sức lan tỏa của sự tử tế phần nào khẳng định sức mạnh của nó. Tất cả mọi hành động tử tế đều mang lại giá trị tốt đẹp và có thể mang lại lợi ích lớn. Ngoài ra, sự tử tế còn có sức mạnh gắn kết con người với nhau hơn, tạo thành một khối đại đoàn kết thống nhất và giúp đỡ nhau phát triển. Sự tử tế có thể thay đổi bộ mặt xã hội trở nên văn minh và tiến bộ hơn, là tiền đề để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ hơn. Ai trong chúng ta đều có thể lan tỏa việc tử tế và trở thành người tử tế. Hạt giống tử tế luôn có trong mỗi con người chúng ta, và việc cần làm là tạo cơ hội để nó nảy nở và đơm hoa kết trái, mang lại hoa thơm quả ngọt cho chính mình và cho mọi người.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 37

Cuộc sống hiện đại hay cổ đại trước kia thì con người vẫn cần sống với nhau bằng tấm lòng, bằng những tình cảm chân thành nhất. Chính vì thế, trong bất cứ thời đại nào, chúng ta cũng cần tôn vinh và biểu dương những con người và những việc làm tử tế. Người tử tế là người thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp,... Người tử tế là người từ phong cách đi đứng đến lời ăn tiếng nói và lối sống đều ngay thẳng, trước sau như một. Một xã hội mà nhiều người tử tế thì xã hội đó sẽ văn minh hơn, đất nước mà có nhiều người tử tế thì đất nước đó sẽ là một đất nước mạnh về mọi mặt từ kinh tế đến chính trị. Bên cạnh đó, người sống tử tế luôn được mọi người kính trọng, yêu quý và tin tưởng, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, cuộc sống luôn ngập tràn hạnh phúc hơn. Rõ ràng, khi sự tử tế được nhân rộng trong xã hội, cuộc sống cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn, lịch sự và văn minh hơn. Sống tử tế, mỗi người không chỉ góp phần giúp xã hội tiến bộ hơn mà còn tìm thấy được niềm vui và sự bình an trong tâm hồn. Xã hội hiện nay bên cạnh số ít những con người tử tế thì còn lại số đông là những con người vô cảm, vô văn hoá thậm chí cả xấu xa. Chúng ta có thể dẫn ra một số nguyên nhân như: do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại và đặc biệt sự chi phối của đồng tiền quá lớn. Do sự giáo dục của nhà trường mà nên, đa số những người này là những người ít học, lười lao động. Sự thiếu quan tâm của các bậc cha mẹ đến con em, các bậc phụ huynh quá nuông chiều con mình, vô hình dung đã tạo ra sự buông lỏng và dễ dẫn các em đến con đường ăn chơi sa đọa. Do chính bản thân họ là những người không muốn vươn lên, sống mà chỉ biết phụ thuộc, thích dựa dẫm vào người khác, sống ích kỉ, tìm mọi cách để gian dối mỗi khi gặp khó khăn và đó chính là văn hóa đổ lỗi. Ông cha ta xưa có câu “tiên học lễ hậu học văn”, ngụ ý muốn răn dạy con cháu cần chú trọng trong việc rèn luyện đạo đức nhân cách, lễ là nhân cách, văn là nhận thức hiểu biết, vậy muốn nhận thức đầy đủ và hiểu biết nhiều người ta phải xây dựng nhân cách và bản chất thật tốt. Hãy sống tốt đời đẹp đạo, hãy sống cho tử tế và thật dễ thương vì cuộc đời vốn dễ ghét.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 38

ỗi con người được học hỏi rất nhiều điều hay lẽ phải và cũng rèn luyện nhiều đức tính quý báu. Một trong số đó phải kể đến chính là sự tử tế. Sự tử tế là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Người sống tử tế là những người sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Họ cũng là những người sống và làm việc có kỉ luật, biết lễ phép, yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực. Những người sống tử tế sẽ lan tỏa được những hành động, thông điệp tích cực ra cộng đồng. Việc sống tử tế mang lại cho con người nhiều ý nghĩa to lớn. Khi người giúp đỡ người, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Một người làm cha, làm mẹ khi có lối sống tử tế sẽ làm gương cho con cái của mình, cho thế hệ măng non sau này làm theo, từ đó làm nền tảng để xây dựng một xã hội tử tế. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… những người này cần phải xem xét lại chính mình. Để sống thì dễ nhưng để sống có ích lại là việc vô cùng khó, chính vì thế, chúng ta hãy sống thật tử tế.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 39

Cuộc sống của chúng ta được cấu tạo bởi nhiều yếu tố khác nhau, từ tri thức đến tình cảm. Để xã hội tiến bộ và phát triển, chúng ta cần tích lũy nhiều kiến thức, phát triển bản thân và sống tử tế với nhau. Tính tử tế của con người được định nghĩa bởi tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp, sẵn sàng giúp đỡ người khác và có thái độ lịch sự.

Trong xã hội hiện nay, nhiều người đang phải chịu đựng những nỗi đau khổ và khó khăn. Việc sống tử tế và giúp đỡ người khác sẽ làm giảm bớt nỗi đau của họ và giúp xã hội phát triển đẹp đẽ hơn. Chúng ta cần biết chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ người khác để lan tỏa thông điệp "cho và nhận" trong xã hội.

Tuy nhiên, trong xã hội cũng có những người ích kỷ, lạnh lùng và không quan tâm đến nỗi đau của đồng loại. Chúng ta cần phê phán và chỉ trích những hành động này. Để xây dựng một xã hội tốt đẹp, chúng ta cần sống với tấm lòng, sự tử tế, yêu thương và chia sẻ với nhau. Chúng ta chỉ sống một lần, hãy sống với ý nghĩa và để lại dấu ấn tốt đẹp trong xã hội.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 40

Sự tử tế là phẩm chất đẹp nhất mà con người có thể có. Khi xã hội phát triển, sự cần thiết của việc sống tử tế càng trở nên quan trọng hơn. Tử tế không chỉ là cách ứng xử đúng mực trong cuộc sống, mà còn là một phẩm chất đạo đức cần có trong mỗi người.

Tử tế có nghĩa là sự cẩn thận, kỹ lưỡng và chu đáo trong mọi việc, từ công việc đến cách sống và đối xử với mọi người. Người tử tế có tấm lòng nhân ái, tôn trọng bản thân và người khác, sống với tình yêu thương, lẽ phải và đạo đức. Họ biết quý trọng từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống và sống với những giá trị đẹp, được nhiều người yêu mến và tôn trọng.

Sự tử tế là ánh sáng nhẹ nhàng của tình yêu thương. Nó giúp con người sống hạnh phúc và làm cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội trở nên phát triển và văn minh hơn. Bằng cách sống tử tế, chúng ta có thể đồng cảm, yêu thương và chia sẻ với nhau sâu sắc hơn.

Một lời nói tốt đẹp có thể rất ngắn gọn, nhưng ảnh hưởng của nó lại lớn lao và vô tận. Khi mọi người biết sống tử tế với nhau, xã hội sẽ phát triển lành mạnh, đạo đức được đề cao, tình yêu thương được lan toả và sự tôn trọng pháp luật sẽ trở nên phổ biến. Cuối cùng, thế giới sẽ không còn đầy bạo lực và chiến tranh nữa.

Việc lan tỏa sự tử tế trong xã hội ngày nay là vô cùng cần thiết, bởi cuộc sống hiện đại đang bộc lộ nhiều mặt trái như bạo lực, chiến tranh... Những người tử tế không chỉ giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn mà còn giúp cho bản thân họ trở nên đáng kính trong mắt mọi người.

Để trở thành người tử tế, chúng ta cần bắt đầu từ sự giáo dục và rèn luyện bản thân. Gia đình, nhà trường, và xã hội đều là những nơi giúp chúng ta học hỏi và thực hành sự tử tế. Tuy nhiên, quan trọng nhất là chúng ta phải tử tế từ bên trong, bằng cách cống hiến và cho đi nhiều hơn là nhận về.

Sự tử tế là một lựa chọn và cách ứng xử của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng sự tử tế không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho những người xung quanh.

Cần thúc đẩy lối sống tử tế và hình thành phương thức ứng xử đúng mực trong cộng đồng để tạo nên tiêu chuẩn đánh giá nhân phẩm và đạo đức con người. Người tử tế cũng cần phải áp dụng lối sống tích cực, lành mạnh và tiến bộ, phù hợp với các chuẩn mực và xu hướng của thời đại. Nên chỉ trích và đối đầu mạnh mẽ với lối sống ích kỉ, vụ lợi, bất chấp đạo đức xã hội để lấy lợi cho bản thân của một số người. Sống tử tế cũng bao gồm bảo vệ những người yếu thế, trừng trị những người xấu, bảo vệ sự công bằng trong cuộc sống.

Sự tử tế tôn vinh vẻ đẹp nhân cách và đạo đức của con người giống như một bông hoa nở giữa khu vườn. Hãy sống tử tế và không quên cho đi để nhận lại. Hãy tận tụy cống hiến hơn là chỉ thụ hưởng. Cuối cùng, lợi ích sẽ đến sau những hành động có ích.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 41

Cuộc sống được cấu tạo từ nhiều yếu tố khác nhau từ tri thức đến tình cảm. Con người càng tích lũy được nhiều, càng phát triển bản thân tốt thì xã hội càng tiến bộ. Cũng giống như việc nếu con người càng sống tử tế với nhau bao nhiêu thì thông điệp nhân văn càng được lan tỏa bấy nhiêu.

Vậy thế nào là sự tử tế? Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Đồng thời, đó còn là thái độ, cách cư xử lịch sự với mọi người.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với tấm lòng, sự tử tế, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 42

Con người Việt Nam ta từ lâu đã được bạn bè năm châu ngưỡng mộ bởi những đức tính tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đến đó chính là sự tử tế. Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Đồng thời, đó còn là thái độ, cách cư xử lịch sự với mọi người. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Một thực trạng dễ dàng nhận thấy là trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Là công dân của đất nước nghìn năm văn hiến với những truyền thống tốt đẹp, chúng ta hãy sống và làm theo lẽ phải để giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp vốn có mà ông cha ta đã gây dựng.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 43

Đại dịch Covid 19 đã mang đến bao thiệt hại, cả những mất mát, đau thương. Thế nhưng cũng trong mối "hiểm họa" ấy, chúng ta chợt nhận ra một thứ quý giá hơn tất thảy, đó là lòng tốt và sự tử tế mà con người dành cho nhau. "Sự tử tế" là tấm lòng quan tâm, sự cẩn thận, chu đáo trong lối sống và ứng xử với những người xung quanh. Người tử tế là người giàu yêu thương, họ sẵn sàng sẻ chia những khó khăn và giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Trong những ngày dịch bệnh căng thẳng nhất, chúng ta vẫn được nghe, được chứng kiến những câu chuyện thật đẹp về sự tử tế, đó là hình ảnh những cây ATM gạo trên đường phố, là hành động sẻ chia lương thực của những nhà hảo tâm dành cho những người nghèo khó, kém may mắn. Sự tử tế không chỉ mang đến những điều tốt đẹp cho người khác mà làm cho chính bản thân mỗi người trở nên vui vẻ, ý nghĩa, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên khăng khít, gắn bó. Sự tử tế không chỉ là sự sẻ chia về vật chất mà còn là sức mạnh tinh thần to lớn giúp nâng đỡ, xoa dịu những nỗi đau cho người khác. Bên cạnh những tấm gương đáng quý về sự tử tế thì trong xã hội ngày nay, chúng ta vẫn bắt gặp những con người ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết sống cho riêng mình mà vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên ý nghĩa hơn khi chúng ta biết lan tỏa những yêu thương, khi chúng ta sống chân thành và đối xử với nhau bằng sự thiện lương và tử tế.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 44

Về lối sống tử tế, có rất nhiều cách để khái niệm một lối sống tử tế, nhưng đối với bản thân tôi, tôi hiểu đó là sống thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp... Muốn làm giàu, có thể chỉ vài năm, nhưng để có nếp sống hay cách ứng xử có văn hóa có thể phải trải qua nhiều năm tháng học hành và tiếp thu nghiêm chỉnh. Gần với chúng ta nhất như cách gọi, cách trả lời điện thoại sao cho có văn hóa cũng không phải ai cũng biết. Cách gọi, cách trả lởi điện thoại cộc lốc không một lời thưa gửi, tạo sự bực bội khó chịu cho người nghe không còn là chuyện ít. Lại có người nói năng quá lời, nói nhiều, nói dai đến mức không cần biết người nghe có muốn nghe hay không. Hút thuốc lá trong phòng làm việc, trên toa xe, trong rạp hát, nơi công cộng như chốn không người, bất chấp lời phàn nàn, sự khó chịu của những người xung quanh. Chúng ta đang dần chạy theo lối sống ích kỉ, vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân mà quên đi lẽ sống cao đẹp "mình vì mọi người" mà ông cha ta bao đời để lại. Những biểu hiện của lối sống thiếu văn hóa như gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi, không nhường cho người già, phụ nữ có con nhỏ. Nói tục, chửi bậy, chửi thề trước đông người. Tạo ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác. Sống tử tế không khó; chi khó khi ta lười biếng, e ngại hoặc chưa đủ quyết tâm, Đừng sống phí tuổi thanh xuân! Mà hãy cùng trao đổi kiến thức, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ người nghèo, các em bé mồ côi, các cụ già ốm đau, không nơi nương tựa.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 45

Trong cuộc sống, mỗi con người đều có một số phận riêng, có người hạnh phúc, nhưng cũng có người lại bất hạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Trước những số phận đó, sự giúp đỡ, sẻ chia đến từ người thân, bạn bè hay cả những người xa lạ chính là việc tử tế mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Vậy việc tử tế là gì? Đó là những việc làm được xuất phát từ lòng yêu thương, đùm bọc, đồng cảm giữa người với người và nhằm hướng đến xây dựng xã hội văn minh, tốt đẹp, nhân văn. Những người có hành động, việc làm tử tế luôn được xã hội đề cao, tuyên truyền và nêu gương. Bằng chứng cụ thể chính là chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV nhằm ca ngợi và lan tỏa những việc làm tử tế với hành động giúp đỡ, cưu mang người có số phận bất hạnh cả về vật chất, thể xác lẫn tinh thần. Việc tử tế có ý nghĩa vô cùng lớn đối với xã hội bởi nó chính là sợi dây kết nối tình thương giữa người với người. Làm việc tử tế cũng là cách để trao đi yêu thương, giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 46

Cuộc sống của chúng ta đang thay đổi từng ngày, có những điều mới mẻ xuất hiện nhưng cũng có những giá trị xưa cũ, không còn phù hợp mất đi. Thế nhưng dù xã hội có phát triển, thay đổi đến đâu thì có những điều mãi mãi không thể thay đổi, đó là tình thương là sự tử tế. "Sự tử tế" được hiểu là sự chu đáo, cẩn thận trong lời nói, hành động và trong ứng xử với những người xung quanh. Người tử tế là những người giàu tình thương, họ luôn trân trọng và có ý thức sẻ chia, giúp đỡ khi gặp những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình, họ cho đi mà không cần báo đáp. Cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn nhờ sự tử tế, tình thương và sự tận tâm được trao đi có thể xoa dịu những nỗi đau, giúp những người có hoàn cảnh bất hạnh vượt qua cơn nguy khốn. Ngược lại, khi trao đi sự tử tế, bản thân người trao đi cũng nhận lại sự an yên, nhẹ nhõm trong tâm hồn. Sự tử tế là sợi dây gắn kết, nó giúp con người với con người gần nhau hơn, làm cho cuộc sống trở nên tiến bộ, văn minh hơn. Việc lan tỏa sự tử tế trong xã hội hiện đại ngày nay là vô cùng cần thiết. Bởi, bên cạnh những người tử tế, giàu yêu thương thì xã hội cũng xuất hiện rất nhiều những người chỉ biết chạy theo những giá trị vật chất mà trở nên ích kỉ, vô cảm, chỉ biết quan tâm đến bản thân. Chúng ta cần lên án, phê phán những người sống vụ lợi, ích kỉ, sẵn sàng giẫm đạp lên đạo đức để mang đến những lợi ích cho bản thân. Mặt khác chúng ta hãy mở lòng để thấu hiểu, yêu thương, hãy sẵn sàng cho đi yêu thương vì "sống là để cho đâu chỉ nhận riêng mình".

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 47

Một trong những đức tính quý báu mà mỗi con người cần có trong cuộc sống này ở mọi thời đại chính là sự tử tế. Sự tử tế được hiểu là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Có không ít những con người sống và hành động tử tế được mọi người biết đến và tôn trọng, trong đó không thể không nhắc đến ca sĩ Thủy Tiên. Trong đợt lũ lụt lịch sử vừa qua, cô đã không ngần ngại đứng lên quyên góp và giúp đỡ đồng bào miền Trung bằng sức lực và tiền của của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Mỗi con người được tự lựa chọn cho mình cách sống. Hãy sống sao để được mọi người yêu quý, tôn trọng và học hỏi theo những điều mình nghĩ, những việc tử tế mà mình làm.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 48

William Wordsworth nhà thơ nổi tiếng người Anh từng nói "Phần đẹp nhất trong đời một người tốt là những hành động tử tế và yêu thương nhỏ bé, vô danh không được nhớ đến". Thật vậy, cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp, ý nghĩa hơn bởi con người biết dành cho nhau tình yêu thương chân thành và sự tử tế đáng quý. Sự tử tế là một biểu hiện cao đẹp của tình yêu thương, đó là tận tâm, chu đáo dành cho những người xung quanh. Người sống tử tế là những người sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ những người kém may mắn hơn mình. Sự giúp đỡ ấy có thể là những giá trị vật chất, cũng có thể là những giá trị tinh thần, đó có thể là một lời động viên, an ủi hay đơn giản là một vòng tay ấm áp, một ánh mắt chân thành. Sự tử tế là hành động đẹp nhất mà con người dành cho nhau, nó có thể xoa dịu mọi nỗi đau, là bàn tay nâng đỡ con người khỏi những nghịch cảnh, thử thách. Khi biết trao đi sự tử tế, con người ta cũng sẽ nhận lại sự tử tế bởi những điều tốt đẹp có sức lay động và lan tỏa mạnh mẽ. Người sống tử tế sẽ nhận lại tình yêu thương, kính trọng từ những người xung quanh. Thử nghĩ xem, nếu một ngày nào đó, sự tử tế không còn, thay vào đó là sự lạnh lùng, vô cảm ngự trị thì cuộc sống sẽ đáng sợ biết bao? Khi đó con người chỉ biết sống cho riêng mình, sống bằng bản năng tầm thường. Trong cuộc sống cũng có không ít những người sống vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại. Ta từng chứng kiến rất nhiều câu chuyện buồn về sự vô cảm, đó là hành động hôi của khi người khác không may gặp tai nạn trên đường, là thờ ơ trước lời cầu cứu của người gặp nạn,...Để làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa và tạo dựng những điều tốt đẹp, mỗi chúng ta cần chú ý rèn luyện đạo đức, hoàn thiện nhân cách. Hãy học cách yêu thương và trao đi yêu thương bằng những hành động tử tế vì "Cho đi là nhận lại".

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 49

Việc tử tế là điều rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nơi mà con người ta dễ chạy theo đồng tiền và đánh đổi cả nhân phẩm để đạt được mục đích. Đó là việc sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình, những việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp. Biểu hiện của người tử tế là người cho đi mà không yêu cầu đền đáp, luôn sống đúng với lương tâm, suy nghĩ đúng đắn của bản thân mình. Hiện nay trên rất nhiều các chương trình truyền hình ca ngợi những việc làm tử tế, như "Việc tử tế",… Từ đó mà lan tỏa các hành động ý nghĩa ra khắp cộng đồng. Đó là hành động rửa xe lấy tiền làm từ thiện, câu chuyện về đôi mắt của 2 thiên thần Hải An, Vân Nhi, cô gái người Ba Na nhận con nuôi ở tuổi 15,... Những hành động tử tế ấy đã mang lại ý nghĩa rất lớn với cộng đồng. Trước hết, nó giúp cuộc sống mỗi người trở nên vui vẻ, hạnh phúc, kể cả người cho đi và người được nhận. Điều đó khiến cho mối quan hệ giữa người với người trở nên văn minh hơn, con người sống nhân ái, biết đồng cảm, sẻ chia nhiều hơn. Từ đó, xây dựng một xã hội lành mạnh, nhân ái nơi mà con người trở nên được yêu thương, trân trọng hơn bao giờ hết. Thử tưởng tượng mà xem, với một hành động nhỏ như nhận con nuôi của cô gái Ba Na đã là một điều kì diệu đối với cuộc sống của đứa bé ấy. Việc tử tế như một phép màu nhưng không phải ở thế giới cổ tích, cũng không phải do bà tiên, ông bụt nào vẽ ra mà được thực hiện bằng chính những con người thật với trái tim nóng bỏng ngay trong cuộc sống thực tại. Và lan tỏa những hành động đẹp ấy là điều cần thiết hơn bao giờ hết để khiến cho " người với người sống để yêu nhau".

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 50

Những việc tử tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người trong hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Những việc tử tế được biểu hiện bằng hành động giúp đỡ, sẻ chia, cưu mang những người gặp khó khăn, thiếu thốn, dù đó có thể là người thân, bạn bè hay thậm chí là chỉ là những người xa lạ cần sự giúp đỡ lúc này. Việc tử tế hoàn toàn xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông, đùm bọc giữa người với người. Từ xưa đến nay, việc tử tế luôn được cả xã hội đề cao và nêu gương. Chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV đã ghi lại hàng trăm, hàng nghìn việc làm tử tế trên khắp các mọi miền đất nước với mong muốn ca ngợi và lan tỏa những việc tử tế đến toàn xã hội. Sức lan tỏa của chương trình đã giúp chúng ta có thêm nhiều cái nhìn khác nữa về việc tử tế, nó xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Mỗi việc tử tế, hành động hay lối sống tử tế đều giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn khi ta trao đi yêu thương và đón nhận trở lại. Thế nhưng, trong xã hội hiện nay, những việc tử tế đã bị biến tướng đi khi một bộ phận người cố tình đi từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân, khoe mẽ tài sản và coi thường người khác. Nếu bạn muốn làm việc tử tế, nó sẽ xuất phát từ chính lòng yêu thương con người, từ sự chân thành, đồng cảm của bạn, có như vậy, việc tử tế mới thật sự có ý nghĩa với chính bản thân mình và cộng đồng.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 51

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc làm tử tế là điều cực kỳ cần thiết, bởi con người thường dễ dàng theo đuổi vật chất và đánh đổi giá trị đạo đức để đạt được mục tiêu. Tử tế đồng nghĩa với việc sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không chỉ quan tâm đến bản thân mà còn đem lại các giá trị đạo đức cao, hướng đến xây dựng một cộng đồng xã hội đẹp đẽ. Người tử tế là người cho đi mà không đòi hỏi đền đáp, luôn sống đúng với lương tâm và suy nghĩ đúng đắn của bản thân. Hiện nay, trên nhiều chương trình truyền hình đang ca ngợi những hành động tử tế, như "Việc tử tế",... Điều này giúp lan tỏa những hành động ý nghĩa ra khắp cộng đồng, chẳng hạn như hành động rửa xe để làm từ thiện, câu chuyện về đôi mắt của 2 thiên thần Hải An, Vân Nhi, hay cô gái người Ba Na nhận con nuôi ở tuổi 15,... Những hành động tử tế này đã mang lại ý nghĩa vô cùng lớn với cộng đồng. Đầu tiên, nó giúp mỗi người sống một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, không chỉ với người cho đi mà còn với người được nhận. Điều này khiến mối quan hệ giữa con người trở nên văn minh hơn, con người sống đầy nhân ái, biết đồng cảm, sẻ chia nhiều hơn. Từ đó, xây dựng một xã hội lành mạnh, đầy nhân ái, nơi mà con người trở nên được yêu thương và trân trọng hơn bao giờ hết. Hãy tưởng tượng, việc nhận con nuôi của cô gái Ba Na đã là một điều kì diệu đối với cuộc sống của đứa bé ấy. Việc tử tế không chỉ là một phép màu trong thế giới cổ tích, cũng không phải do bà tiên, ông bụt nào vẽ ra, mà được thực hiện bởi chính những con người tử tế.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 52

Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người phải luôn trau dồi, rèn luyện bản thân để trở thành một công dân tốt. Sự tử tế cũng là một trong những yếu tố đánh giá nhân phẩm của con người. Một người mang trong mình tấm lòng tử tế chính là người lịch sự, văn minh, được giáo dục tốt. Điều này thể hiện qua sự cẩn thận chu đáo trong hành động, lời nói. Hay đó có thể là sự quan tâm, yêu thương dành cho những người xung quanh. Không những vậy, người tử tế còn có tấm lòng nhân ái, "thương người như thể thương thân". Điều này được thể hiện rất rõ qua lối sống hằng ngày của họ. "Việc tử tế" là chương trình khá nổi tiếng và có tính lan tỏa cao của Đài Truyền hình Quốc gia. Chuyên mục này tìm kiếm và ghi lại những việc làm tử tế của người dân và phát sóng trên khắp cả nước. Đó có thể là việc sửa chữa xe đạp miễn phí cho các cháu học sinh; người đàn ông cứ đến giờ tan tầm lại chạy ra ngoài đường điều tiết giao thông dù chẳng phải công an hay dân phòng; người phụ nữ đan khăn, mũ len rồi gửi đến cho các em nhỏ khó khăn,... Họ đều là những con người rất bình thường, làm việc tốt bằng cái tâm của mình. Đây cũng chính là mục đích cao cả, tốt đẹp của sự tử tế: giúp đỡ cộng đồng mà không cần báo đáp, cho đi mà không mong cầu nhận lại. Chính vì tình cảm trong sáng, không toan tính thiệt hơn này đã giúp cho họ có cuộc sống hạnh phúc, nhận được rất nhiều sự yêu mến, kính trọng, nể phục từ người khác. Trái ngược với tấm lòng tử tế, đâu đó trong xã hội vẫn còn những người sống trên mồ hôi xương máu của người khác. Không những không giúp đỡ, họ còn đi lừa gạt, cướp bóc bằng nhiều thủ đoạn xấu xa, bỉ ổi, khiến cho lòng người hoang mang, lòng tin sụp đổ, biết bao gia đình tan nát. Những kẻ như vậy sẽ không thể đắc ý lâu, sẽ có một ngày bị pháp luật hoặc "ông trời" trừng trị. Những người tử tế luôn tâm niệm rằng niềm vui của người khác cũng chính là niềm vui của họ. Đây là lối suy nghĩ cực kì tốt đẹp, cao cả, mang đến cho con người một cuộc đời thực sự đáng sống. Hãy cố gắng duy trì và phát triển sự tử tế của bản thân để giúp đỡ mọi người, xây dựng xã hội hạnh phúc.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 53

Tử tế luôn được coi là một giá trị đẹp và nhân văn trong cuộc sống đời thường. Việc tử tế chính là sự tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người. Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và cũng không bao giờ làm hại ai, hơn hết người tử tế còn là người luôn sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh. Từ những việc nhỏ nhặt nhất như lễ phép với người lớn, yêu thương trẻ em, người già, không nghi kỵ người thấp kém hơn mình, … đã là những khía cạnh của những việc tử tế. Hay đến những hành động lớn lao hơn một chút nữa như quyên góp tiền bạc, vật chất giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, luôn đứng về lễ phải, biết đấu tranh chống lại cái ác, không chịu an phận thủ thường, bàng quang lãnh đạm với cái xấu…thì những việc tử tế nho nhỏ đó càng đáng quý biết bao. Như những việc tử tế ở nước ta trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19 là một minh chứng tuyệt vời nhất, mỗi người đều góp một chút công, chút sức dù nhỏ bé như mớ rau, kí gạo để ủng hộ chính phủ, các đơn vị thực hiện công tác chống dịch… Đó đều là những việc tử tế có sức lan tỏa trong cộng đồng hiện nay. Và để có được điều đó đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Những việc tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, ta cần phải trân trọng và phát huy nó.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 54

Một vài năm gần đây, nhất là trong và sau đại dịch, người ta nhắc nhiều đến cụm từ "sự tử tế". Dần dần, "sự tử tế" đã trở nên quen thuộc và trở thành lối sống đáng học tập, ngưỡng mộ. Tử tế không chỉ là một đức tính mà còn còn phát triển trở thành một lối sống đẹp. Ta có thể lí giải đó là việc đối xử tốt với mọi người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người kém may mắn hơn mình nếu có điều kiện. Sống tử tế chính là cách sống của con người văn minh, được giáo dục tốt, là phẩm chất đáng quý của thời đại. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời cơ cực, phải chịu nỗi bất hạnh, đau khổ. Việc chúng ta dùng tấm lòng tử tế để yêu thương, đùm bọc họ cũng giúp làm dịu đi phần nào nỗi buồn mà họ phải chịu đựng. Mỗi năm, vào mùa mưa bão, "khúc ruột" miền Trung thân yêu đều phải gánh chịu rất nhiều hậu quả nặng nề do mưa lớn. Những con người tử tế đã không quản ngại khó khăn, thời tiết khắc nghiệt để hướng về miền Trung. Họ đến thăm nom, động viên bà con, góp chút của cải trao cho mỗi người một ít, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống sau cơn lũ. Qua đó, có thể thấy được rằng sự tử tế chính là hành động đẹp nhất mà con người dành cho nhau, là bàn tay nâng đỡ con người thoát khỏi nghịch cảnh. Những người có tấm lòng cao cả, tốt đẹp cũng nhận về sự biết ơn và cảm kích của những người xung quanh. Từ đó, các mối quan hệ trong cộng đồng càng trở nên khăng khít, gắn bó. Sự tử tế không phải là điều hiển nhiên dễ dàng có được. Mỗi cá nhân cần không ngừng rèn luyện bản thân thì mới có được lối sống tốt đẹp ấy. Chúng ta phải bắt đầu từ sự giáo dục của gia đình và nhà trường. Thế hệ tương lai cần biết được điều gì nên làm còn điều gì không, xem xét những hành động nào là thật sự tốt, cho đi tình yêu thương như thế nào mới là đúng đắn. Tiếp theo, hãy rèn luyện ý thức của bản thân, học cách đối nhân xử thế, lối ứng xử văn minh lịch sự. Tuy nhiên, tất cả những gì chúng ta làm đều phải xuất phát từ tấm lòng trong sáng, thiện lương. Có như vậy, sự tử tế mới đem lại được những giá trị thật sự. "Vậy suy cho cùng, ở trên đời này, không có một nghề nghiệp nào, không có một công việc gì, và cũng không có một con người nào trở nên tử tế - nếu không bắt đầu từ tình yêu thương con người, sự trân trọng đối với con người và đi từ nỗi đau của con người". Câu nói được trích từ chương trình "Việc tử tế" của đài Truyền hình VTV đã cho ta thấy được bản chất của sự tử tế. Đó chính là tình yêu thương, lòng đồng cảm và mong muốn được chia sẻ giữa người với người.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 55

Trong cuộc sống, mỗi cá nhân đều có số phận riêng, có người hạnh phúc, cũng có người gặp khó khăn về cả thể chất và tinh thần. Trước những hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ, chia sẻ từ người thân, bạn bè hay cả những người xa lạ là những hành động tử tế mang ý nghĩa cho cuộc sống. Vậy tử tế là gì? Đó là những việc làm bắt nguồn từ lòng yêu thương, sự quan tâm, đồng cảm giữa con người với con người, nhằm xây dựng xã hội văn minh, đẹp đẽ và nhân văn. Những người có hành động tử tế luôn được xã hội đánh giá cao, được tuyên truyền và trở thành gương mẫu. Một ví dụ cụ thể là chương trình "Việc tử tế" được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV, nhằm tôn vinh và lan tỏa những hành động tử tế giúp đỡ, cứu giúp những người gặp khó khăn về cả vật chất và tinh thần. Tử tế có ý nghĩa to lớn đối với xã hội, bởi nó là một sợi dây nối kết tình thương giữa con người với con người. Làm việc tử tế cũng là cách để trao đi yêu thương, giúp mình cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: "Sống là không chỉ nhận mà còn cho đi cho người khác".

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 56

Tử tế luôn là giá trị đẹp và nhân văn trong cuộc sống hàng ngày. Việc tử tế thể hiện sự tốt bụng, là một phẩm chất cao quý và đáng trân trọng của con người. Người tử tế là người sống lương thiện, không nghĩ xấu về ai và không làm hại ai. Họ sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác và chia sẻ với những người khó khăn xung quanh. Những việc nhỏ nhặt như tôn trọng người lớn, yêu thương trẻ em và người già, không phân biệt đối xử với người thấp kém hơn mình, là những khía cạnh của việc tử tế. Còn những hành động lớn hơn, như quyên góp tiền bạc và vật chất giúp đỡ những người khó khăn, đấu tranh chống lại cái ác và không chịu an phận thủ thường, là những việc tử tế càng đáng quý. Việc tử tế trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam là một minh chứng tuyệt vời cho sức lan tỏa của những việc tử tế trong cộng đồng hiện nay. Để có được những điều tốt đẹp, ta cần trân trọng và phát huy nguồn cội của những việc tử tế.

Đoạn văn nghị luận về sự tử tế - mẫu 57

Mỗi con người đều học được rất nhiều điều quan trọng và rèn luyện nhiều đức tính tốt. Trong đó, sự tử tế là một trong những phẩm chất quý báu của con người, tượng trưng cho tấm lòng lương thiện và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Những người sống tử tế luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn. Họ cũng là những người có kỉ luật, biết lễ phép, yêu thương và làm theo những điều tích cực. Sự sống tử tế sẽ lan tỏa ra cộng đồng, tạo ra những hành động và thông điệp tích cực, giúp xã hội phát triển và trở nên vững mạnh hơn. Đồng thời, khi giúp đỡ người khác, ta cũng nhận được sự kính trọng và niềm tin yêu của người khác, và sẽ được giúp đỡ lại khi mình gặp khó khăn. Để xây dựng một xã hội tử tế, chúng ta cần bắt đầu từ bản thân, rèn luyện cho mình tấm lòng tử tế, tránh những tính ích kỉ, nhỏ nhen và không vô tâm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Một người sống tử tế sẽ trở thành gương mẫu cho thế hệ trẻ và đóng góp xây dựng một xã hội đầy ý nghĩa và giá trị. Hãy sống thật tử tế để có ý nghĩa trong cuộc sống.

Đánh giá

0

0 đánh giá