TOP 20 Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học 2024 SIÊU HAY

789

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học

Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học - mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu đặc điểm của nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

2. Thân bài

Phân tích, làm sáng tỏ đặc điểm của nhân vật người thợ mộc qua từng chi tiết cụ thể trong tác phẩm (cử chỉ, hành động, lời nói…)

Nhận xét về nhân vật người thợ mộc

3. Kết bài

Ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ nhân vật này.

Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học - mẫu 2

A. Mở bài:

- Nêu khái quát về nhân vật

B. Thân bài:

- Phân tích đặc điểm của nhân vật

- Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật (nhân vật đó xuất hiện như thế nào? các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó? ngôn ngữ của nhân vật

- Những cảm xúc suy nghĩ của nhân vật đó như thế nào

- Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

C. Kết bài

- Nêu ấn tượng của em về nhân vật

Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học - mẫu 3

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật.

2. Thân bài

- Lời nói: “Chịu thua mày đó, tao không thấy con ong mật đâu cả!”, “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở mả?”...

- Hành động: chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé; Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật; Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp ; Ngước nhìn tổ ong như cái thúng…

- Suy nghĩ: những lời má nuôi kể, về thằng Cò…

- Trạng thái, cảm xúc: mệt mỏi sau một quãng đường dài, vui vẻ và thích thú khi nhìn thấy đàn chim, tổ ong…

- Mối quan hệ với các nhân vật khác: yêu mến và khâm phục, nghe lời tía nuôi, má nuôi; hay cãi nhau với Cò nhưng cũng rất yêu quý cậu…

=> An là một cậu bé hồn nhiên, nghịch ngợm nhưng cũng rất ham học hỏi, khám phá.

3. Kết bài

Suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật.

Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học - mẫu 4

A. Mở bài:

- Trong tác phẩm "Gió lạnh đầu mùa", nhân vật Sơn đã được tác giả khắc họa qua dòng hoài niệm tư tưởng, tình cảm của mình.

B. Thân bài:

- Trong truyện, Sơn được khắc họa qua phương diện ngôn ngữ, hành động để từ đó làm nổi bật về đặc điểm, tính cách cách

- Thạch lam ít có những chi tiết miêu tả về ngoại hình của nhân vật.

- Mở đầu câu chuyện Sơn xuất hiện với những hành động như "Tung chăn tỉnh dậy. Cậu thấy mọi người trong nhà mẹ và chị đã ngồi dậy ngồi quạt gió để pha nước chè uống. Cậu được mẹ mặc cho chiếc áo dạ". Những chiếc chi tiết đó cho thấy rằng Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giả, luôn nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc của mọi người trong gia đình.

- Sơn hiện lên là một cậu bé sống tình cảm, nhân hậu qua các hình ảnh biểu hiện thương người. Khi nghe đến Duyên, khi thấy người cụ già và những đứa trẻ em nghèo ở xóm chợ.

- Nhưng cảm động nhất là hành động của Sơn khi thấy Hiên, cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc khi Hiên đang đứng co ro với một quán trong gió lạnh chỉ mặc có mành áo rách tả tơi, hở cả lưng

- Sơn nhớ đến em Duyên lúc trước vẫn cùng chơi với Hiên ở nhà.

- Một ý nghĩa thoáng qua trong tâm trí Sơn đó là đem chiếc áo lông cũ của Duyên cho Hiên và Sơn đã nhận được sự đồng tình của chị gái

- Truyện mang ý nghĩa nhân văn nhẹ nhàng mà xuất sắc, tính cách nhân vật Sơn được thể hiện sinh động

C. Kết bài:

- Qua nhân vật Sơn nhà văn gửi gắm bài học giá trị về tình yêu thương con người

Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học - mẫu 5

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Thiều, tác phẩm Bầy chim chìa vôi.

Giới thiệu nhân vật: Mon

2. Thân bài

Mon là nhân vật chính, được tác giả khắc họa chủ yếu qua hành động, lời nói và tính cách:

- Dù vẫn còn nhỏ tuổi, nhưng Mon đã biết lo lắng cho đàn chim chìa vôi đang làm tổ ở ngoài sông.

- Hai giờ sáng, nhưng Mon vẫn chưa thể ngủ được.

- Cậu quay sang gọi anh trai là Mên và liên tục đặt câu hỏi: “Anh bảo mưa to không?”, “Nước sông lên có to không?”, “Bãi cát giữa sông đã ngập chưa, bầy chim còn ở đấy không?”.

- Mon cố gắng nghĩ đến những chuyện vui khác, nhưng rồi sau đó, cậu vẫn lại nhớ đến bầy chim và càng thêm lo lắng cho chúng.

- Mon đã đề nghị anh trai: “Hay mình mang chúng nó vào bờ?” và rồi cậu quả quyết: “Mình phải đem chúng nó vào bờ, anh ạ”.

- Thế rồi, cả hai cùng kéo nhau ra bờ sông bất chấp cơn mưa. Ra đến nơi, khi chứng kiến cảnh những chú chim vút bay lên, cả hai anh em đều không thể thốt lên được tiếng nào.

- Sau tất cả những gì diễn ra trước mắt, Mon không biết mình đã khóc từ lúc nào.

=>Nhân vật Mon được khắc họa qua lời nói và hành động cụ thể. Ngôn từ được sử dụng cũng hết sức trong sáng, hình ảnh gần gũi, quen thuộc..

3. Kết bài

Khẳng định lại đặc điểm của nhân vật Mon trong truyện Bầy chim chìa vôi.

Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học - mẫu 6

A. Mở bài:

- Nhà văn Nguyễn Quang Thiệu đã ghi dấu trong đó độc giả nhỏ tuổi bằng tác phẩm bầy chim chìa vôi và hình ảnh cậu bé Mon hiện lên với vẻ đẹp của tình yêu thương động vật với tấm lòng trân trọng sự sống

B. Thân bài

- Sự nhân hậu của Mon được mở đầu bằng đoạn hội thoại giữa Mon và anh lúc 2:00 sáng

- Mon lo sợ nước sông dâng cao sẽ nhấn chìm và làm chết bầy chim chìa vôi

- Tâm trạng nôn nóng của cậu bé trong đêm mưa, dường như  trong tâm trí Mon dành hết bận tâm của mình cho an nguy của bầy chim.

- Thậm chí cậu không để ý thời tiết ngoài kia thương xót bầy chim

- Ta có thể thấy ở mon chứa đựng tình yêu thương động vật sâu sắc

- Vì vậy Mon quyết định cùng anh lấy đồ sang bờ sông

- Càng nổi bật tấm lòng trân trọng sự sống của Mon

- Mon vô cùng xúc động và hạnh phúc khi đã cứu được bầy chim, những giọt nước mắt ấy đều bật ra từ một tâm hồn trong trẻo, vô tư và tràn đầy yêu thương.

C. Kết bài:

- Với ngôn ngữ trong sáng, hình ảnh gần gũi, thân quen nhà văn đã khắc hoạ thành công nhân vật Mon với những phẩm chất tốt đẹp.

Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học - mẫu 7

A. Mở bài:

- Qua tác phẩm Vừa Nhắm Mắt Vừa Mở Cửa sổ của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuận, ta không chỉ ấn tượng với khả năng lắng nghe của nhân vật tôi mà còn nhớ hình ảnh của người bố đầy dịu dàng, yêu thương. Nhân vật người bố chính là món quà của người con, là người đã khám phá dẫn dắt biết bao tài năng của con.

B. Thân bài:

- Đoạn trích nhà văn Nguyễn Ngọc Thuận nêu các đặc điểm, tính cách của người bố qua những hành động và lời nói

- Nhưng qua một chi tiết cũng có thể cho ta thấy về ngoại hình của nhân vật này

- Qua chi tiết cứu người, người  đọc cũng cảm nhận được sự dũng cảm, anh hùng của nhân vật người bố

- Không chỉ dũng cảm, nhân vật tôi còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên và yêu thương con cái từ nhân vật bố

- Minh chứng là ở đầu câu chuyện tác giả đã kể về khu vườn nơi người bố trong rất nhiều hoa

- Bố đã rủ con cùng tưới cây và chơi một trò chơi rất thú vị

- Có thể nói người bố đã dẫn dắt và quan sát được khả năng đặc biệt của nhân vật tôi thông qua nhiều lần chơi và luyện tập

- Cuối cùng người con cũng có thể đoán được hết vườn hoa ,ngoài đoán được tên các loài hoa người bố còn cùng con tham gia trò chơi đoán tìm đồ vật và khoảng cách

- Nhờ được luyện tập khả năng này nhiều lần nên đôi tai của người con đã thính

- Chính cậu bé đã lắng nghe được tiếng kêu của thằng Tín ngoài bờ sông và cứu mạng nó

- Nhân vật người bố không chỉ là người chơi cùng con mà còn là người dạy cho con những bài học quý giá. Đó là việc biết trân trọng những âm thanh qua mỗi cái tên và những món quà khi được tặng

- Qua câu chuyện ta còn cảm nhận được tình cảm của người con dành cho bố, một tình cảm ngây thơ và trong sáng.

C. Kết bài:

- Qua nhân vật người bố, được tác giả miêu tả  chân thực bằng nhiều hình ảnh, chi tiết khác nhau đã thể hiện đặc điểm của nhân vật thông qua các hành động của người bố thực hiện.

Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học - mẫu 8

I. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
  • Giới thiệu về nhân vật cần phân tích.

II. Thân bài

1. Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật (nếu có)

  • Không gian
  • Thời gian
  • Tình huống cụ thể…

2. Phân tích đặc điểm của nhân vật

- Đặc điểm thứ nhất của nhân vật: Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ.

- Đặc điểm thứ hai của nhân vật: Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ.

3. Nhận xét, đánh giá về nhân vật

  • Nhân vật đó tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội?
  • Qua nhân vật đó tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta bức thông điệp gì?
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc?

III. Kết bài

Khẳng định lại vai trò của nhân vật trong tác phẩm.

Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học - mẫu 9

(1) Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học, nêu ra nhân vật sẽ phân tích.

(2) Thân bài

- Nhân vật đó xuất hiện trong tác phẩm như thế nào?

- Đặc điểm của nhân vật được thể hiện qua:

  • Hành động của nhân vật?
  • Ngôn ngữ của nhân vật?
  • Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

- Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác.

(3) Kết bài

Nêu suy nghĩ và đánh giá về nhân vật trong tác phẩm.

Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học - mẫu 10

1. Mở bài

Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm để dẫn dắt đến nhân vật cần phân tích.

2. Thân bài

- Giới thiệu về hoàn cảnh, xuất thân của nhân vật (nếu có).

- Phân tích lần lượt các đặc điểm của nhân vật được thể hiện qua:

  • Chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật (khuôn mặt, vóc dáng…).
  • Chi tiết miêu tả hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh
  • Ngôn ngữ của nhân vật: lời nói của nhân vật (đối thoại, độc thoại)
  • Thế giới nội tâm: những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
  • Mối quan hệ với các nhân vật khác: thái độ, lời nói, hành động của nhân vật với các nhân vật khác trong tác phẩm

- Nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật trong tác phẩm.

3. Kết bài

Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

Bài văn Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học

Trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, nhân vật Võ Tòng được nhà văn Đoàn Giỏi xây dựng với đầy đủ đặc điểm về ngoại hình, tính cách.

Một lần, tía nuôi của An đã đưa cậu và thằng Cò đến thăm Võ Tòng. Qua con mặt của An, nhân vật này hiện lên là người đàn ông hiền lành, chất phác. Người dân trong vùng không biết tên thật của Võ Tòng. Họ chỉ biết rằng nhiều năm trước, Võ Tòng đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Một mình chú đã giết chết hơn hai mươi con hổ. Kể từ đó, người ta gọi chú là Võ Tòng.

Sống trong rừng sâu, cách ăn mặc của chú cũng rất đơn giản. Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt.

Khác với vẻ ngoài là một tính cách hiền lành, tốt bụng. Cuộc đời của chú đã trải qua nhiều cay đắng. Trước đây, chú cũng từng có một gia đình hạnh phúc. Vợ chú là một người đàn bà xinh xắn, lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Yêu quý vợ hết mực, chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Võ Tòng một mực cãi lên nhưng bị tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh, khiến chú chém trả. Nhưng chú không trốn chạy mà đường hoàng chịu tội. Hành động này thể hiện được bản chất thật thà, dũng cảm của Võ Tòng.

Ở tù về, Võ Tòng nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết. Chú liền bỏ làng đi, vào trong rừng sống một mình. Dù vậy, chú vẫn hay giúp đỡ mọi người. Võ Tòng còn là một con người giàu lòng yêu nước. Chú đã chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc để đánh giặc Pháp. Chú đã kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng. Chú chia những mũi tên cho tía nuôi của An - một con người mà chú hết sức yêu mến và tin tưởng để ông sử dụng khi gặp kẻ thù.

Có thể khẳng định, nhân vật Võ Tòng hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp của con người Nam Bộ: phóng khoáng, gan dạ, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước nồng nàn.

Đánh giá

0

0 đánh giá