Từ láy là gì? Phân loại từ láy; Tác dụng của từ láy

101

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Từ láy là gì? Phân loại từ láy; Tác dụng của từ láy giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Từ láy là gì? Phân loại từ láy; Tác dụng của từ láy

1. Khái niệm từ láy

Từ láy là cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần. Từ láy có thể chỉ có một từ có nghĩa hoặc không từ nào có nghĩa khi đứng một mình. Bên cạnh đó, cần lưu ý từ láy từ thuần Việt.

Trong tiếng Việt, từ láy có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng. Tuy nhiên, láy hai tiếng là loại từ láy tiêu biểu của tiếng Việt.

Cần lưu ý, các từ chỉ có điệp mà không có đối thì ta có dạng láy của từ chứ không phải từ láy, chẳng hạn như người người, nhà nhà,…

- Cụ thể mục đích của từ láy giúp câu chữ văn hoa uyển chuyển hơn, đồng thời thêm sự nhấn nhá thích hợp.

- Từ láy được nhiều nhà thơ nhà văn sử dụng để nâng cao chất lượng tác phẩm của họ.

- Loại từ này có một vẻ đẹp rất riêng. Từ láy thường là tính từ biểu thị một tính chất nào đó của sự vật sự việc. Cũng có từ láy 2 âm tiết và từ láy nhiều hơn 2 âm tiết tạo thành.

2. Ví dụ minh họa

Một từ được coi là từ láy khi có thành phần ngữ âm lặp lại (hay còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối).

Ví dụ như từ “Long lanh”: lặp ở âm đầu, đối ở phần vần.

Ví dụ về từ láy: Lấp lánh, long lanh, xanh xanh, ào ào, thăm thẳm…

VD: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ, xanh xanh,…

3. Phân loại từ láy

Dựa vào cấu trúc, cấu tạo giống nhau của các bộ phận thì từ láy được chia thành hai loại chính là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

- Từ láy toàn bộ: Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu.

- Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn:

+ Láy âm: là những từ có phần âm lặp lại nhau

+ Láy vần: là những từ có phần vần lặp lại nhau

=> Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm

Ví dụ:

- Từ láy toàn bộ: xanh xanh, luôn luôn, ào ào, thoang thoảng, lanh lảnh, ngoan ngoãn…

- Từ láy bộ phận:

+ Láy âm: mênh mông, miên man, xinh xắn, ngơ ngác, mếu máo…

+ Láy vần: chênh vênh, liêu xiêu, lao xao…

4. Tác dụng của từ láy

- Xuất phát từ sự biến đổi linh hoạt của mình, từ láy được sử dụng phổ biến trong cả văn nói và văn viết.

- Thông thường từ láy được dùng để miêu tả nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh, hình dáng của sự vật hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, trình trạng, âm thanh… của con người, của sự vật và hiện tượng trong cuộc sống. Từ đó, mang đến cho con người một cái nhìn đa chiều và sâu sắc đối với vấn đề được nói đến.

Ví dụ:

“Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bòng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.”

=> Qua các từ láy “chuồn chuồn, lấp lánh, long lanh”, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt đẹp của chú chuồn chuồn. Từ đó, mang đến cho người đọc một vẻ đẹp thanh bình mà đặc sắc.

5. So sánh từ láy với từ ghép

Tiêu chí

Từ láy

Từ ghép

Định nghĩa

Từ láylà từ được phổi hợp bởi những tiếng tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau.

Từ ghép là từ được tạo thành bởi hai tiếng trở lên có nghĩa.

Nghĩa của từ tạo thành

Từ láy có thể tạo thành bởi một từ có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa.

Ví dụ:

– “Thơm tho” được tạo thành bởi:
+ Từ “Thơm” là tính từ được dùng để chỉ mùi hương;

+ Từ “tho” là từ không có nghĩa.

– “Bâng khuâng” là từ láy bộ phận chỉ cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau. Tuy nhiên, từ “bâng” và “khuâng” lại không có nghĩa khi đứng một mình

Cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa.

Ví dụ: Từ “Đất nước” là từ phức được tạo thành bởi 2 tiếng có nghĩa đó là từ Đất và Nước:

+ “Đất” có nghĩa là chất rắn làm thành làm trên cùng của trái đất, nơi mà con người, động vật và thực vật sinh sống.

+ “Nước” là chất lỏng không màu, không mùi và tồn tại trong tự nhiên ở ao hồ, sông, biển,…

Hai từ “Đất” và “Nước” tạo thành từ phức có nghĩa chung là phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó.

Nghĩa của từ khi đảo vị trí các tiếng

Khi đảo trật tự các tiếng, từ láy không có nghĩa.

Ví dụ: từ “thơm tho” khi đổi vị trí hai tiếng cho nhau thành “tho thơm” thì không có nghĩa

Đối với từ ghép, khi đổi vị trí các tiếng vẫn có ý nghĩa.

Ví dụ: từ “đau đớn”, khi đảo vị trí thành “đớn đau” vẫn có nghĩa.

Có thành phần Hán Việt

Từ phức có thành phần Hán Việt trong câu không phải từ láy.

Ví dụ: từ “tử tế”, trong đó có từ “tử” là từ Hán Việt. Mặc dù lặp âm đầu, tuy nhiên từ “tử tế” không phải từ láy.

Có thành phần Hán Việt trong câu là từ ghép.

Ngược lại, mặc dù từ “tử tế” điệp âm đầu “t”, có “tử” là từ Hán Việt. Do đó từ “tử tế” là từ ghép.

Có 3 cách để phân biệt từ láy và từ ghép.

Cách 1: Láy âm là từ ghép nghĩa

Một trong 2 từ là từ Hán Việt. Nếu một trong hai từ thuộc từ Hán Việt thì đó chính là ghép chứ không phải từ láy.

Ví dụ như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xác định là từ ghép.

Cách 2: Nghĩa của các từ tạo thành.

- Từ mà hai âm tiết đều có nghĩa cụ thể thì không thể là từ láy, đó là từ ghép.

Ví dụ: máu mủ, trai trẻ, che chắn…

- Ngược lại, nếu chỉ một tiếng có ý nghĩa thì đó là láy âm.

Ví dụ: lảm nhảm, lạnh lùng…

Cách 3: Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép.

Khi chúng ta đảo trật tự từ các tiếng trong một từ được thì đó chính là từ ghép. Bởi vì, láy âm nhìn chung là không đảo được trật tự từ.

Ví dụ: mờ mịt/mịt mờ, thẫn thờ/thờ thẫn…

Hy vọng, qua bài viết trên bạn đã biết được từ láy là gì, từ láy khác từ ghép như thế nào để từ đó biết cách dùng đúng.

6. Bài tập về từ láy

Bài 1: Tìm các từ láy có trong đoạn thơ sau:

Lặng yên bên bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác

 

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

 

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng

Gợi ý trả lời:

Các từ láy được sử dụng trong bài: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng

Bài 2: Theo em các từ dưới đây được xếp vào từ ghép hay từ láy: học hành, tươi tốt, ngu ngốc, học hỏi, râu ria, nảy nở, rơi rớt

Gợi ý trả lời:

Các từ ngu ngốc, học hỏi, tươi tốt, máu mủ… đều là từ ghép đẳng lập, vì hai tiếng ghép lại đều có nghĩa.

Bài 3: Cho các tiếng sau, em hãy tạo thành các từ láy: nhỏ, nhức, chênh, tan, long, nhẹ, lắp

Gợi ý trả lời:

Các từ ghép được tạo thành:

Nhỏ nhắn, nhức nhối, chênh vênh, tan tành, long lanh, nhẹ nhàng, lắp bắp

Bài 4: Từ láy là gì?

A. Từ láy là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành

B. Từ láy là những từ có sự đối xứng âm với nhau

C. Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án C

Bài 5: Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ ”?

A. Mặt mũi

B. Nhăn nhó

C. Bà già

D. Đau khổ

Đáp án: B

Bài 6: Từ “nhem nhuốc” là từ láy toàn phần, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án A

Bài 7: Trong câu “Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em.” Có mấy từ láy?

A. 1 từ

B. 2 từ

C. 3 từ

D. 4 từ

Đáp án: B

→ Từ láy trong câu trên: nức nở, tức tưởi

Bài 8: Từ “thoang thoảng” là từ láy được xếp vào nhóm nào?

A. Từ láy bộ phận

B. Từ láy toàn phần

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B sai

Đáp án: B

→ Thoang thoảng là từ láy toàn phần

Bài 9: Từ láy được phân thành mấy loại?

A. Hai loại

B. Ba loại

C. Bốn loại

D. Không thể phân loại được

Đáp án A

Bài 10: Nghĩa của từ láy được tạo nên như thế nào?

A. Nghĩa từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng

B. Từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: B

Bài 11: Từ “tươi tốt” có phải từ láy không?

A. Có

B. Không

Đáp án: B

→ Tươi tốt là từ ghép đẳng lập vì các yếu tố cấu tạo từ đứng độc lập vẫn có nghĩa

Bài 12: Các từ chùa chiền, no nê, rơi rớt, học hành… là từ láy hay từ ghép?

A. Từ ghép

B. Từ láy

Đáp án A

Bài 13: Từ “thăm thẳm” là từ láy bộ phận, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án B

→ Thăm thẳm là từ láy toàn phần

Đánh giá

0

0 đánh giá