Ôn tập về Từ Hán Việt lớp 7 đầy đủ nhất

59

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Ôn tập về Từ Hán Việt lớp 7 đầy đủ nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Ôn tập về Từ Hán Việt lớp 7 đầy đủ nhất

1. Từ Hán Việt là gì?

Trong tiếng Việt có số lượng lớn các từ Hán Việt. Tiếng cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.

+ Phần lớn các yếu tố Hán Việt được kết hợp tạo thành từ ghép, cũng có một số trường hợp được dùng độc lập như một từ.

- Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và chính phụ

Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

- Từ Hán Việt mang sắc thái:

+ Trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính

+ Tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

+ Cổ kính, phù hợp với xã hội xưa

- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

2. Vai trò của từ Hán Việt

Sự có mặt của từ Hán Việt làm cho tiếng Việt trở nên phong phú hơn, đa màu sắc hơn. Ngày nay trong kho tàng từ ngữ tiếng Việt đang tồn tại hàng loạt cặp từ thuần Việt và hán Việt có ngữ nghĩa khác nhau về màu sắc biểu cảm, phong cách trình bày.

2.1 Về sắc thái ý nghĩa: có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình.

VD: Ông A hôm qua bị "thổ huyết"

Trong câu lấy ví dụ trên cụm từ thổ huyết có ý nghĩa trừu tượng, mục đích chỉ hành vi hộc máu của ông A.

2.2 Về sắc thái biểu cảm, cảm xúc, sắc thái tao nhã:

Nhiều từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, thanh nhã (trong khi có nhiều từ thuần Việt mang sắc thái thân mật, trung hoà, khiếm nhã,...)

VD: Phu nhân ngài Chủ tịch nước hôm nay hi sinh.

Trong câu ví dụ trên có sử dụng hai từ Hán Việt mang ý nghĩa biểu cảm tôn trọng, trang nhã, từ "Phu nhân" ám chỉ một cá thể là cách gọi khác của danh từ vợ, từ "hi sinh" là cách nói khác đi của sự kiện "chết". Việc sử dụng hai từ Hán Việt trong câu trên nhằm vừa thể hiện sự tôn trọng, kính cẩn và cũng nói giảm nói tránh về sự kiện chết để giảm bớt sự đau thương. 

Ngoài ra việc tạo sắc thái trang trọng, trang nghiêm, biểu thị sự tôn kính, trân trọng làm nổi bật ý nghĩa lớn lao của sự vật, sự việc của từ Hán Việt còn được thể hiện qua việc đặt tên các hội ở Việt Nam, ví dụ thay vì chúng ta luôn nói "Hội phụ nữ" thay vì nói "hội giới tính nữ hoặc hội đàn bàn", ví dụ chúng ta có Hội nhi đồng Cứu quốc (thay vì nói hội trẻ em cứu quốc)

Bên cạnh đó việc sử dụng từ Hán Việt còn tránh thô tục trong một vài hoàn cảnh, tránh gây mất thiện cảm với người đọc, người nghe, tránh một số những cảm giác ghê sợ, ví dụ như ta thường nói: đại tiện, tiểu tiện, hậu môn để tránh thô tục, kiếm nhã, gây ghê sợ.

2.3 Về sắc thái phong cách: từ Hán Việt có phong cách gọt giũa và thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính (còn tiếng Việt nhìn chung có màu sắc đa phong cách: giọt giũa, cổ kính, sinh hoạt, thông dụng,..)

VD: Huynh đệ nay đã xa ta, bằng hữu xung quanh chả còn mấy.

Trong câu trên hai danh từ "bằng hữu" có nghĩa là "bạn bè", "bằng hữu" có nghĩa là "anh em"

Cùng với đó việc sử dụng từ Hán Việt còn để mô tả chi tiết sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc, người nghe có thể liên tưởng đến không khí xã hội phong kiến qua việc sử dụng câu từ.

Ví dụ như khi ta dùng các từ như: vương phi, thần thiếp, quý phi, bệ hạ, trẫm, khanh, nhà ngươi, nô tì, yết kiến, hoàng tộc, .... trong các tác phẩm văn học hoặc trong các trang sách lịch sử hào hùng của dân tộc thì khi người đọc được tiếp cận đều có thể ít nhiều mường tựa ra không khí thời xa xưa.

3. Một số lưu ý khi dùng từ Hán

- Từ Hán Việt đã góp phần quan trọng hình thành nên phong cách của tiếng Việt, tuy nhiên việc sử dụng từ Hán Việt chúng ta cũng cần thận trọng và chú ý, tránh trường hợp lạm dụng từ Hán Việt quá đà, mất đi bản sắc dân tộc ta, vì vậy khi sử dụng từ Hán Việt các bạn cần phải viết đúng các từ gần âm từ Hán Việt với từ thuần Việt. 

Ví dụ như tham quan thì nói viết thành thăm quan,..

- Ngoài ra, các bạn cũng cần phải chú ý về cách hiểu đúng từ Hán Việt để việc dùng từ đạt được mục đích, đúng ý muốn diễn tả, tránh hiểu nhẩm không đáng có. Việc hiểu đúng nghĩa từ Hán Việt là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định việc các bạn có sử dụng được loại từ này hay không, nên để trao dồi, mở rộng thêm vốn hiểu biết về từ Hán Việt các bạn nên tìm hiểu, học hỏi thêm ý nghĩa của từ Hán Việt thông qua việc đọc các tác phẩm văn học chữ nôm, vì đa phần các tác phẩm này đều hay vay mượn từ Hán Việt, điển hình là tác phẩm Truyện Kiều của cố thi sĩ Nguyễn Du, bên cạnh đó các ban có thể trao dồi thêm thông qua việc nghiên cứu từ điển Hán Việt.

4. Ví dụ từ Hán Việt

Bài 1:

- Tìm nghĩa của từ “đồng” trong nhóm từ sau: đồng nghiệp, đồng môn, đồng hương, đồng niên

- Tìm nghĩa của từ “mĩ” trong nhóm từ sau: hoa mĩ, mĩ lệ, mĩ thuật, hoàn mĩ

- Tìm nghĩa của từ “thi” trong nhóm từ: thi gia, thi nhân, đường thi, cổ thi

Lời giải:

- Từ “đồng” mang nghĩa cùng

- Từ “mĩ” mang nghĩa đẹp

- Từ “thi” mang nghĩa thơ

Bài 2: Xếp các từ sau: cao nhân, chiến thắng, thi gia, phát thanh, bí mật, gia tài, đồng đẳng, tân binh, thư sinh và nhóm thích hợp

- Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

- Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

Lời giải:

- Các từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: thi gia, gia tài, đồng đẳng, tân binh, thư sinh

- Các từ Hán Việt có yếu tố chính đứng sau: cao nhân, chiến thắng, phát thanh, bí mật

Bài 3: Tìm và giải thích nghĩa của các từ Hán Việt có trong đoạn trích dưới đây, và xác định sắc thái nghĩa của chúng.

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san

Lời giải:

Nghĩa từ thái bình: (đất nước, đời sống) yên ổn, êm ấm, không có loạn lạc, chiến tranh.

Nghĩa từ trí lực: năng lực về trí tuệ

Nghĩa từ giang san: chỉ đất nước, quốc gia, dân tộc

Các từ Hán Việt ở trên đều có nghĩa trang trọng, với ý nghĩa tích cực

 

Đánh giá

0

0 đánh giá