Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Từ đơn là gì? Từ phức là gì? Phân biệt từ đơn và từ phức giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Từ đơn là gì? Từ phức là gì? Phân biệt từ đơn và từ phức
I. Từ đơn
1. Khái niệm từ đơn
- Khái niệm: Từ đơn là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành. Thành phần cấu tạo ra từ đơn có nghĩa cụ thể.
- Cấu tạo đơn giản dẫn đến nghĩa của từ đơn cũng đơn giản.
- Ví dụ về từ đơn: xa, nhớ, yêu, đường, xe, nhà…
2. Cấu tạo của từ đơn
Từ định nghĩa từ đơn là gì, ta thấy được rằng, bộ phận cấu tạo nên từ đơn là một tiếng có nghĩa. Trong đó, tiếng là đơn vị dùng để cấu tạo từ bao gồm: Âm, vần và thanh.
Từ khái niệm từ đơn là gì, ta biết được cấu tạo của âm tiết chính là cấu tạo của một từ đơn. Bao gồm:
Âm: Trong tiếng Việt, âm bao gồm 11 nguyên âm và 22 phụ âm.
Vần: Gồm 3 phần cấu tạo: Âm đệm, âm chính và âm cuối
Thanh: Có 6 thanh trong tiếng Việt lần lượt là: thanh không (thanh ngang), thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.
Ví dụ: Từ “Mẹ” được cấu tạo bởi âm “m”, vần “e” và thanh nặng.
3. Phân loại từ đơn
Như đã bật mí ở phần khái niệm, từ đơn được chia thành 2 loại là từ đơn đơn âm tiết và tư đơn đa âm tiết.
Từ đơn đơn âm tiết
Từ đơn đơn âm tiết là loại từ đơn giản nhất, được cấu thành bởi duy nhất 1 âm tiết có nghĩa. Trong cuộc sống hằng ngày, ta có thể dễ dàng bắt gặp những từ ngữ đơn đơn âm tiết như: Ba, mẹ, ông, bà, học, chơi, ăn, uống,…
Từ đơn đa âm tiết
Từ đơn được cấu tạo từ 2 âm tiết được gọi là từ đơn đa âm tiết. Những từ này bắt nguồn từ việc mượn hoặc phiên dịch các từ nước ngoài sang tiếng Việt, những từ này thường sẽ có dấu “-” giữa các âm tiết. Ví dụ: karaoke, cafe, ti-vi, ra-di-o,..
Một số từ như chôm chôm, bồ kết cũng được gọi là từ đơn đa âm tiết vì chúng đều được cấu tạo từ 2 âm tiết không có nghĩa. Tuy nhiên, các từ đơn đa âm tiết không có chương trình giảng dạy trong cấp độ Tiểu học nên những từ có 2 âm tiết trở lên tạm thời sẽ được xem là từ ghép hoặc từ láy.
4. Tác dụng của từ đơn trong câu
Tuy có cấu tạo đơn giản nhất nhưng từ đơn lại đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần làm phong phú thêm vốn từ tiếng Việt. Nhờ có từ đơn, chúng ta có thể dễ dàng biểu đạt suy nghĩ về các sự vật, hiện tượng xung quanh chỉ với một âm tiết duy nhất mà vẫn đảm bảo sự đầy đủ về ý nghĩa của từ.
Một điều quan trọng nữa, từ đơn còn góp phần để tạo nên từ phức, các cụm từ,… Bằng việc ghép các âm tiết có nghĩa đứng đơn lẻ, chúng ta đã có những từ ngữ dài hơn và mang ý nghĩa đầy đủ hơn như yêu thương, mưa bão, nhà cửa,…
II. Từ phức
1. Khái niệm từ phức
- Khái niệm: Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa. Khái niệm từ phức là gì chỉ đơn giản như trên.
- Đặc điểm của từ phức:
+ Từ phức chính là từ ghép
+ Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành.
-Ví dụ về từ phức: Vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình…
2. Vai trò của từ phức
Tùy thuộc vào từng loại của từ phức sẽ có chức năng và mục đích khác nhau. Cụ thể:
Như đã tìm hiểu ở phần trước, mỗi loại từ phức lại có chức năng và mục đích khác nhau. Cụ thể:
Từ láy: Tạo điểm nhấn cho câu nhờ cấu trúc điệp vần và giúp biểu thị tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng một cách cụ thể.
Từ ghép: Nhờ việc ghép hai hoặc nhiều tiếng với nhau để tạo thành từ có nghĩa, câu văn sẽ được nhấn mạnh và trở nên sinh động hơn.
3 Cấu tạo của từ phức
Có 2 cách chính để tạo từ phức
Cách 1: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là cách tạo ra từ mới có nghĩa, có hơn 1 âm tiết, được gọi là các từ ghép.
Cách 2: phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là cách tạo ra từ mới có nghĩa, láy lại âm tiết, gọi là các từ láy.
Xét về nghĩa của các tiếng tạo thành từ phức, có các trường hợp như sau:
- Mỗi tiếng tách riêng ra đều có nghĩa riêng. Được hiểu là các tiếng tạo thành từ phức thể hiện lớp nghĩa cụ thể.
+ Ví dụ: "vui vẻ"
Vui là từ đơn có nghĩa biểu thị trạng thái tin thần của con người hoặc chủ thể có ý thức.
Vẻ cũng là từ đơn biểu thị hình dáng, bề ngoài, kiểu cách của con người hay con vật.
- Mỗi tiếng tách ra đều không có nghĩa rõ ràng.
+ Ví dụ : "lay láy" ( Cả hai tiếng này khi đứng độc lập đều không có nghĩa rõ ràng).
- Mỗi tiếng tách ra, có tiếng có nghĩa rõ ràng, có tiếng không có nghĩa rõ ràng.
+ Ví dụ : "xinh xắn"
Xinh có nghĩa rõ ràng, thể hiện sự ưa nhìn, nét đẹp của sự vật. Còn xắn không có nghĩa rõ ràng khi đứng độc lập.
4 Phân loại từ phức
Có thể thấy từ phức được chia thành 2 loại từ mà chúng ta hiểu rõ hơn đó là từ ghép và từ láy. Cách phân loại này được căn cứ trên nghĩa của từ và cấu trúc của từ.
a) Từ ghép
Từ ghép là bộ phận con của từ phức. Như vậy, một từ ghép sẽ là từ phức, trong khi từ phức lại có thể không phải từ ghép.
Từ ghép bao gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau tạo thành nghĩa chung. Có thể phân loại từ ghép dựa trên các tiêu chí sau:
- Dựa trên tính hàm nghĩa của từ ghép:
Từ ghép được phân loại cụ thể hơn đó là từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp.
Ví dụ:
Từ ghép phân loại: Tức là thể hiện các nhóm nghĩa cụ thể, như nhà nhói, nhà tầng, biệt thự,...
Từ ghép tổng hợp: Mang nét xác định tổng thể, khái quát, không xác định cụ thể sự vật, hiện tượng như quần áo, nhà cửa, xe cộ,...
- Căn cứ vào quân hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép:
Dựa trên căn cứ này, người ta còn chia làm hai loại. Đó là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
+ Từ ghép chính phụ: Là từ có cấu tạo 2 tiếng, tiếng sau mang nghĩa bổ sung cho tiếng trước. Tiếng đứng trước được coi là tiếng chính, xác định nghĩa chung của từ ghép. Tiếng phụ bổ sung, làm rõ tiếng chính để xác định đối tượng, sự vật cụ thể. Tiếng trước nếu đứng một mình sẽ mang phổ nghĩa rộng hơn.
Ví dụ :
Mùa Xuân - Xuân bổ nghĩa cho Mùa, để làm rõ một trong bốn mùa của năm.
Thị gà - gà bổ sung nghĩa cho Thịt. Nếu chỉ nói thịt thì người ta không thể xác định loại động vật được nhắc đến là gì.
+ Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập được cấu tạo từ hai hay nhiều từ đơn. Đẳng thể hiện nét nghĩa, vai trò đóng góp như nhau trong câu. Khi tách riêng chúng có thể biểu đạt một nghĩa trọn vẹn, có nghĩa riêng của các từ đơn cấu tạo nên. Đồng thời các tiếng độc lập hoàn toàn về mặt ngữ pháp, không có từ chính hay từ phụ. Mỗi tiếng đều mang đến vai trò cung cấp nghĩa riêng, nhưng thuộc cùng trường nghĩa để trở thành từ ghép
Ví dụ: Cha - mẹ, cây - cỏ, ngày - đêm, sáng - tối,...
b) Từ láy
Tương tự như từ ghép, từ láy cũng là một bộ phận của từ phức. Từ láy và từ ghép là cách phân loại, để thấy được đặc điểm của từ phức.
Từ láy được sử dụng giúp câu chữ văn hoa uyển chuyển hơn, đồng thời thêm sự nhấn nhá thích hợp. Mang đến các nét nghệ thuật trong thơ, ca, trong ý diễn đạt. Từ láy được nhiều nhà thơ, nhà văn sử dụng để nâng cao chất lượng tác phẩm của họ. Các từ láy cũng dễ nhận biết khi xuất hiện hay được sử dụng.
Từ láy thường là tính từ biểu thị một tính chất nào đó của sự vật sự việc. Thông qua từ láy mà tác giả nhấn nhá, giúp thấy được các mức độ, tính chất thể hiện. Cũng có từ láy 2 âm tiết và từ láy nhiều hơn 2 âm tiết tạo thành.
Ví dụ về từ láy: rầm rầm, khanh khách, lung linh, ríu rít,...
Phân loại từ láy
Căn cứ vào bộ phận được lặp lại, người ta chia từ láy thành 4 kiểu: láy tiếng, láy vần, láy âm, láy cả âm và vần. Tức là phần được láy lại là bộ phận của từ được xác định trong cấu trúc từ.
Căn cứ vào số lượng tiếng được lặp lại, người ta chia thành 3 dạng từ láy: láy đôi, láy ba, láy tư,...Nhìn vào các ví dụ trên, người đọc có thể hiểu được về cách phân loại này.
Có từ láy tượng hình, trong khi có từ láy tượng thanh. Các từ láy giúp ta hình dung được hình ảnh, hay xác định được mức độ, cường độ âm thanh. Một số từ láy không được xếp vào hai loại này, thể hiện nét nghĩa riêng biệt của từ.
III. Phân biệt từ đơn và từ phức
Đối với từ trong tiếng Việt, căn cứ theo cấu tạo và theo số lượng tiếng trong một từ, người ta sẽ chia ra thành 2 loại là từ đơn và từ phức. Trong đó:
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi 1 tiếng và từ phức là từ được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên.
Để phân biệt hai loại từ này, các bạn học sinh hãy cùng thực hành một ví dụ cụ thể sau:
Ví dụ: Nhận biết các từ sau là từ đơn hay từ phức: tôi, ăn uống, đi, ăn năn, đẹp, hoa, và, xinh xắn, một, những, vẫn, sợ sệt, sợ hãi, xinh đẹp, rung lắc.
Theo định nghĩa, từ đơn gồm 1 tiếng, từ phức gồm 2 tiếng trở lên. Ta nhận biết được từ đơn và từ phức như sau:
Từ đơn |
Từ phức |
Tôi, đi, đẹp, hoa, và, một, những, vẫn | Ăn uống, ăn năn, xinh xắn, sợ sệt, sợ hãi, xinh đẹp, rung lắc |
IV. Bài tập về từ đơn, từ phức
Bài 1: Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Ghi lại các từ đơn, từ phức trong đoạn thơ:
Chỉ/còn/truyện cổ/thiết tha/
Cho/tôi/nhận mặt/ông cha/của/mình
Rất công bằng rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình đa mang
Gợi ý:
- Từ gồm một tiếng gọi là từ đơn.
- Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.
Trả lời:
Chỉ/còn/truyện cổ/thiết tha/
Cho/tôi/nhận mặt/ông cha/của/mình
Rất/công bằng/ rất/thông minh/
Vừa/độ lượng/lại/đa tình/ đa mạng/
- Từ đơn: rất, vừa, lại
- Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mạng
Bài 2: Liệt kê những từ đơn trong các từ ngữ sau đây: Tôi / chỉ /có một / ham muốn, / ham muốn / tột bậc / là / làm sao / cho / nước / ta / được / độc lập / tự do,/ đồng bào / ta / ai / cũng / có / cơm / ăn, / áo / mặc, / ai / cũng / được / học hành. /
Hướng dẫn trả lời:
Tôi, chỉ, có, một, là, cho, được, ta, ai, cũng, có, cơm, có, mặc, ai, cũng, được.
Bài 3: Tìm các từ đơn và từ phức có trong đoạn văn ngắn sau đây: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Cứ chốc chốc, tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa hai chân lên vuốt râu”.
Hướng dẫn trả lời:
Từ đơn: Bởi, tôi, và, nên, lắm, cứ, lại, và, đưa, hai, chân, lên.
Từ phức: ăn uống, điều độ, làm việc, chừng mực, chóng lớn, chốc chốc, trịnh trọng, khoan thai, vuốt râu.
Bài 4: Trong 4 đáp án dưới đây, đáp án nào là từ đơn?
A. Sách vở
B. Vui
C. Yêu thương
D. Xanh tươi
Hướng dẫn trả lời
Đáp án đúng là đáp án b) Vui
Bài 5: Đặt câu với 3 từ đơn sau: nhớ, sách, học.
Hướng dẫn trả lời:
Em rất nhớ bố mẹ
Sách là đồ dùng cần thiết để học tập
Học là nghĩa vụ của mỗi bạn học sinh
Bài 6: Tìm và liệt kê những từ đơn và từ ghép qua đoạn thơ sau:
“Rất công bằng, rất thông minh.
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.”
Hướng dẫn trả lời
Từ đơn: rất, vừa, lại.
Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.
Bài 7: Tìm và liệt kê nhanh 3 từ đơn chỉ hoạt động và 3 từ phức chỉ con người
Hướng dẫn trả lời
3 từ đơn chỉ hoạt động: đi, chạy, nhảy.
3 từ phức chỉ con người: ông bà, cha mẹ, trẻ con.
Bài 8: Đặt câu với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2.
Hướng dẫn trả lời
Hãy dành thời gian dành cho ông bà và cha mẹ.
Cha mẹ rất vui khi tôi được điểm 10.
Bài 9: Sắp xếp các từ sau vào 2 nhóm “từ láy” và “từ ghép”: Ông cha, chầm chậm, cheo leo, suy nghĩ, se sẽ, yêu thương, tức giận, sách vở, quần áo, săn sóc, lo lắng.
Hướng dẫn trả lời
Từ láy | Từ ghép |
chầm chậm, cheo leo, se sẽ, săn sóc, lo lắng | ông cha, suy nghĩ, yêu thương, tức giận, sách vở, quần áo |
Xem thêm các nội dung khác: