Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích bài thơ Dặn con (Trần Nhuận Minh) hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Phân tích bài thơ Dặn con (Trần Nhuận Minh)
Đề bài: Phân tích bài thơ Dặn con của Trần Nhuận Minh.
Phân tích bài thơ Dặn con (Trần Nhuận Minh) - mẫu 1
Nhà thơ Trần Nhuận Minh có nhiều bài thơ được bạn đọc yêu thích, nhưng Dặn con lại được bình chọn nằm trong top 100 bài thơ hay của thế kỷ XX. Điều đó cũng không có gì lạ, bởi qua thi phẩm này, người đọc bắt gặp một tấm lòng thương người, thương đời sâu sắc bằng một hình thức nghệ thuật giản dị của thể thơ 6 chữ thấm đẫm âm hưởng trữ tình.
Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống coi trọng tình nghĩa, biết yêu thương và chia sẻ những hoàn cảnh gian nan, khó nhọc. Đó là đạo lí, là phẩm chất làm người mà bất kỳ ai cũng đều trân trọng, cảm kích. Việc dạy dỗ con cái biết thông cảm cho hoàn cảnh của người khác cũng là thiên chức của cha mẹ, từ đó giáo dục tinh thần lấy nhân nghĩa mà ứng xử với nhau trong cuộc sống đời thường.
Là nhà thơ am thấu lẽ đời nên ngay từ khi mở đầu thi phẩm, lời dặn dò của người cha với con thật nhẹ nhàng mà sâu lắng, giản đơn nhưng chan chứa nỗi niềm. Tác giả tâm sự thủ thỉ chứ không lên giọng, cao đạo của kẻ bề trên, vừa có lí có tình nên người con cũng dễ bề thấu cảm:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
“Chẳng ai muốn làm hành khất”, câu thơ nhẹ mà sâu nhờ thủ pháp nói tránh đầy nghệ thuật. Tác giả không dùng từ ăn mày, đổi lại dùng từ Hán Việt “hành khất” hết sức trân trọng để chỉ người khách “hôi hám úa tàn” kia. Lí giải hoàn cảnh của họ, người cha cặn kẽ giải thích cho con hiểu chẳng qua vì “tội trời đày ở nhân gian”, nghĩa là số phận bắt họ vậy, không ai muốn mình rơi vào hoàn cảnh ấy đâu con.
Giảng giải nhẹ nhàng, từ tốn để khơi gợi tình thương, sự cảm thông nơi con trẻ là cách thức dễ đi vào tâm hồn thơ ngây nhất, từ đó đánh động để đứa trẻ đồng tình và hưởng ứng theo mình: “đừng cười giễu họ/ dù họ hôi hám úa tàn”.
Dù sao họ cũng là con người, có rách rưới dơ bẩn chẳng qua là do hoàn cảnh tạo ra, không nên khinh khi, giễu cợt họ mà mang tội. Tôi nghĩ, phải thương người lắm, thấu hiểu tình đời lắm tác giả mới có những câu thơ gan ruột, nhẹ nhàng mà thẳm sâu đến thế.
Biết ứng xử có văn hóa và cảm thông cho người “hành khất” là cần thiết nhưng chưa đủ. Trong bài thơ, ở khổ thứ hai, dường như chưa yên lòng với con trẻ, người cha tỉ mỉ dặn dò thêm:
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào
Mỗi người ai cũng có một quê hương, “quê hương nếu ai không nhớ/ sẽ không lớn nổi thành người” (Đỗ Trung Quân). Sao người cha lại dặn con mình “con không bao giờ được hỏi”? “Không bao giờ” là cấm kị, điều không được phép, mạnh mẽ và quyết liệt lắm đấy.
Dặn với thái độ dứt khoát thế chắc là người con sẽ không dám đâu. Nhưng là cớ gì vẫn là điều thắc mắc, khó đoán ẩn trong chiều sâu tâm hồn người cha mong muốn đứa con kia. Chúng ta, người tiếp nhận văn bản thơ, bằng chính trải nghiệm của mình phải đi trả lời cho điều đó.
Mỗi người ai cũng có một quê hương, điều đó là chắc chắn. Tuy nhiên, con người ta nhiều lúc không dám nhận mặt quê hương mình, nhất là lúc gặp phải hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn vì cảm giác sợ quê hương bị “vạ lây”. Đây không phải là tâm lí phụ rẫy mà là cảm thức trân trọng quê hương bản quán. Một vẻ đẹp nhân văn và sâu sắc trong tâm hồn con người Việt Nam.
Không chỉ dặn con ứng xử có văn hóa và tử tế với người ăn mày, tác giả cũng không quên nhắc nhở con về “Con chó nhà mình rất hư/ Cứ thấy ăn mày là cắn”. Nó hư vì nó không biết được lẽ đời như con người tinh khôn, ngoài sự cảnh giác còn phải có tình thương yêu đồng loại.
Trong văn xuôi, cách gài chi tiết kiểu này thường được xem là rất đắt, với thơ lại càng quý giá bội phần, vì nhờ đó mà tứ thơ được tô đậm thêm khiến người đọc bừng ngộ nhiều điều lí thú. Chuyện con chó hung hăng với người hành khất là không được, con phải dạy nó tuân thủ phép nhà mình, nếu không được thì nên đem bán. Nhẹ nhàng là thế, tình và lí cũng rất rạch ròi buộc người con phải tìm cách xử lí cho phù hợp.
Trước người ăn mày đáng thương kia, người cha dặn con thủ thỉ, nhẹ nhàng hết điều này đến điều khác để rồi cuối cùng đúc kết thành một lẽ sống ở đời, một tiên lượng thật logic và chí tình về kiếp nhân sinh. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” (Trịnh Công Sơn), một tấm lòng nhân ái bao la, đó mới là giải pháp tốt nhất để nối kết mọi cá thể giữa cõi phù sinh tạm bợ này. Tấm lòng ấy, tình thương ấy biết đâu là tài sản quý giá sau này, là phước lành theo thuyết nhà Phật:
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này
Khổ thơ có 4 dòng thơ, 24 tiếng mà khái quát sâu sắc tư tưởng tác giả trong việc khẳng định hiện tại, dự báo một tương lai bất trắc có thể xảy ra và hi vọng về một điều tốt lành đáp lại. Quan niệm nhà Phật về thuyết nhân quả đã được Trần Nhuận Minh sử dụng nhuần nhuyễn và thẩm thấu trong khổ thơ này. Từ một hoàn cảnh đặc biệt của người ăn mày ở ba khổ thơ trên, tác giả đi đến một chiêm nghiệm mang màu sắc nhân văn và triết lí sâu sắc.
Mình no ấm phải thương yêu, giúp đỡ kẻ khốn khó, cơ hàn. Điều tưởng đơn giản mà không phải ai trên đời cũng thực hiện được. Vì vậy, khổ thơ cuối bài vừa như một lời khuyên, vừa như một tuyên ngôn sống của Trần Nhuận Minh: Phải biết thương người, thương đời thì mới xứng đáng là một con người sống tử tế.
Thơ là người mà thơ cũng là đời. Thơ hay như thiên sứ gánh trên mình trách nhiệm sẻ chia cả buồn đau và hoan hỉ. Cuộc thế vần xoay với biết bao định mệnh nghiệt ngã nào ai đã lường hết được. Thấu suốt lòng người và tình đời trong một bài thơ nhỏ nhắn, kiệm chữ quả là không dễ.
Với Trần Nhuận Minh, điều đó coi như đã hoàn tất nhờ cuộc “chạm trán” hi hữu với người ăn mày chăng? Biết đâu lòng tốt của nhà thơ học theo thi thánh Đỗ Phủ này đã được “ban phước lành” bằng một bài thơ hay như Dặn con đây chẳng hạn, điều đó cũng tốt lắm thay!
Phân tích bài thơ Dặn con (Trần Nhuận Minh) - mẫu 2
Bài thơ “Dặn con” của nhà thơ Trần Nhuận Minh in trong tập “Nhà thơ và hoa cỏ” – một tập thơ có nhiều bài thơ hay ấn tượng viết về cuộc sống đời thường. “Dặn con” cũng nằm trong mạch cảm xúc, cảm hứng thế sự ấy.
Nhà thơ sử dụng thể thơ 6 chữ, với lối tâm tình thủ thỉ “Dặn con” mà như tự độc thoại với mình về một kinh nghiệm sống, một bài học đạo lý làm người. Tình huống nhà thơ chọn ta thường gặp hàng ngày và dễ bỏ qua. Chỉ có những trái tim thi sĩ nhạy cảm đau đáu với nỗi thương người, thương đời, thương những hoàn cảnh éo le mới dễ cảm thông và chia sẻ.
Nhà thơ vẽ nên chân dung của người hành khất “hôi hám úa tàn” nhưng lại giàu lòng trắc ẩn, xem đây như là một quy luật của tạo hóa: “Tội trời đày ở nhân gian” với sự đồng cảm sâu sắc và độ lượng. Nhịp thơ thắt lại như cái ngoái đầu của nhà thơ khi dặn con: “Con không bao giờ được hỏi – Quê hương họ ở nơi nào” đã chạm vào ta một nỗi rưng rưng khó tả khi đụng vào nỗi đau và lòng tự ái của con người đã chịu thiệt thòi về số phận.
Câu thơ “Dặn con” thật sâu thẳm và hàm chứa cả nghĩa bao dung cộng đồng. Bài thơ có một tình tiết rất xúc động khi viết về con chó: “Con chó nhà mình rất hư – Cứ thấy ăn mày là cắn – Con phải răn dạy nó đi – Nếu không thì con đem bán”.
Từ răn dạy đến bán là cả một hành trình ứng xử vừa kiên quyết vừa mở ngỏ đầy tính thương lượng, tôn trọng lòng tự trọng của đứa bé là một cấp độ cao hơn ở thế chủ động trong tình huống bất trắc này. Phải thật khôn khéo và vị tha mới có hàm chứa ân tình đó. Ở đây ta chú ý mở đầu bài thơ tác giả không gọi họ là “ăn mày” mà là “hành khất” đó cũng là cái nhìn vị tha bác ái.
Bài thơ giọng kể ngỡ như đơn điệu bởi cách đặt các nhân vật: Người cha, đứa con, người ăn mày, chú chó trong một không gian hẹp nhưng chuyển cảnh, chuyển trạng thái tình cảm rất nhanh từ tình huống ngoại cảnh đến tâm trạng.
Khổ thơ kết viết thật hay, bất ngờ, thấu đáo, trải nghiệm sống với một dự cảm rất phương đông của triết lý luân hồi nhà Phật: “Lòng tốt gửi vào thiên hạ – biết đâu nuôi bố sau này”. Bài thơ ngắn chỉ 16 câu mà đã tải được một trạng thái sống, kinh nghiệm sống và cao hơn hết là đạo lý sống. “Dặn con” cũng chính là dặn mình.
Phân tích bài thơ Dặn con (Trần Nhuận Minh) - mẫu 3
Với bài thơ Dặn con của nhà thơ Trần Nhuận Minh thì việc dạy con chỉ thông qua lời dặn dò giản đơn nhưng cũng hết sức sâu sắc và có ý nghĩa.
Có lẽ có rất nhiều điều để Trần Nhuận Minh truyền đạt cho con nhưng trước hết ông đã dạy cho con về lòng yêu thương con người, đó là hạt nhân cơ bản, cốt lõi, bài học mà ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ thời đại nào con người ta cũng cần phải có.
Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện nay, nhiều người chỉ chú trọng của cải vật chất, coi trọng đồng tiền mà quên đi nhiều thứ. Trong đó có tình yêu thương con người, đồng loại một thứ tình cảm thiêng liêng quý báu nhưng ngày càng phai nhạt.
Cả bài thơ chỉ là lời dặn dò của người cha, lời dặn ấy chính là bài học mà người cha chỉ cho đứa con thấy những việc cần làm, nên làm, những điều cần tránh, không nên làm.
Mở đầu bài thơ, người bố đưa ra một nhận định về cuộc đời, lẽ đời. Từ đó người bố tạo cơ sở đưa đứa con vào những suy ngẫm, để từ những suy ngẫm đó mà con sẽ hành động đúng theo những lời bố dặn.
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Nhà thơ đã khéo léo đưa ra việc có người hành khất đến nhà, lý do cũng đơn giản là vì nhà mình sát đường họ đến. Nhằm mục đích giáo dục con không được có thái độ giễu cợt, xúc phạm họ. Vì trên đời này không ai muốn mình phải làm hành khất, không ai muốn ngửa tay ra xin từng miếng ăn, từng đồng tiền của người khác. Bản thân họ cũng đau xót, tủi hổ và nhục nhã lắm chứ!
Mà đã là người hành khất thì việc họ sẽ hôi hám, úa tàn! cũng là điều dễ hiểu. Nếu là mình trong hoàn cảnh ấy thì cũng thế thôi. Cho nên con phải cảm thông cho họ.
Do vậy ăn mày có đến, dù ít dù nhiều con phải cho họ, và con không được hỏi gốc tích, quê hương. Con hỏi kỹ về họ có nghĩa là con đang chọc vào nỗi đau, làm thức dậy những quá khứ buồn, những tổn thất, mất mát lớn lao không thể nào bù đắp được.
Người cha thật tinh tế, quan sát kỹ mọi điều và căn dặn thêm đứa con của mình:
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Dặn con về lòng thương người, người bố nói đến con chó, một con vật nuôi thân thuộc trong chính ngôi nhà của mình. Để đứa con thấy rằng: con chó thấy người ăn mày rách rưới, dơ bẩn vào nhà là cắn. Những hành động ấy của con chó là không thể chấp nhận được, nó không được có thái độ hung hăng và khinh người như vậy.
Con phải răn dạy nó, nếu nó không bỏ được cái tật đó thì con hãy bán nó đi. Dẫu biết rằng chó là một con vật nuôi nhưng khi nó được nuôi trong gia đình này thì buộc nó cũng phải sống tình nghĩa, biết yêu thương và không được có thái độ không tốt như thế.
Một cách giáo dục con nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa. Con nên nhớ rằng: việc cho người hành khất là một việc làm tuỳ tâm, một sự giúp đỡ nhỏ nhoi, không ràng buộc. Nhưng như thế không có nghĩa là khi cho họ rồi con sẽ có thái độ không tốt hoặc buộc họ phải mang ơn.
Bởi trong thực tế cuộc đời này, nhiều người có thái độ khinh bỉ, xúc phạm và rất coi thường người hành khất. Có người cho người hành khất như là việc bố thí, có người coi đó là việc cực chẳng đã phải làm chứ họ chẳng rung động thông cảm, có người lấy đó làm một việc làm lớn lao mà người nhận phải mang ân huệ. Làm như thế thì không nên!
Vốn là người từng trải người bố đã nghĩ rất thấu đáo và sâu sắc mọi điều. Hiện tại người bố nhận thấy “Mình tạm gọi là no ấm”. Nghĩa là dù sao gia đình mình vẫn còn quá ấm cúng và hạnh phúc so với nhiều gia đình, nhiều hoàn cảnh, nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự cưu mang, sẻ chia giúp đỡ của cộng đồng.
Nhưng biết đâu được cơ trời vần xoay, một ngày nào đó bố cũng trở thành người hành khất! Cho nên việc con làm bây giờ đó là việc tu nhân tích đức, một việc làm hết sức có ý nghĩa. Và rồi một ngày nào đó nhỡ bố có là người hành khất thì người ta sẽ giúp bố, biết đâu!
Cái hay của bài thơ có lẽ nằm ở khổ thơ cuối này. Nó có ý nghĩa như sự giải thích rõ thêm vì sao đứa con phải làm những điều bố dặn. Nếu mở đầu bài thơ “Chẳng ai muốn làm hành khất” thì đến cuối bài Trần Nhuận Minh lại nói “Ai biết cơ trời vần xoay”– Nghĩa là ai cũng có thể trở thành hành khất, kể cả bố đây!
Lời dặn con hết sức giản dị, nhưng cũng hàm chứa những ẩn ý sâu xa. Người bố không chỉ dặn đứa con của mình mà qua đó ông đã đánh thức lòng trắc ẩn, sự yêu thương sẻ chia, khơi dậy lòng tốt, tấm lòng từ thiện của nhiều người. Để rồi họ nhận ra rằng việc giúp đỡ người bất hạnh, người hành khất, những người có hoàn cảnh không may … đó chính là việc nghĩa mà họ cần phải nên làm, dù rằng đây là hành động không ai bắt buộc chỉ là tuỳ tâm, tuỳ thích!
Của cho ấy là của gửi, ta cho người hành khất tức là ta đã gửi lòng tốt vào trong thiên hạ. Rồi biết đâu, cuộc đời thăng trầm, dâu bể, một ngày nào đó mỗi người trong chúng ta ai cũng có thể trở thành hành khất . Khi ấy người ta cũng sẽ đối xử tốt như ta đã đối xử, giúp đỡ những người hành khất năm nào!
Với những từ ngữ, câu chữ mộc mạc, giản dị, cái nhìn tinh tế và những trải nghiệm về đời sống. Trần Nhuận Minh đã đem đến cho công chúng một bài thơ hay, một bài học đạo đức có ý nghĩa. Để con khôn lớn thành người có nhiều điều mà người bố phải dạy cho con. Nhưng cái quan trọng trước tiên nhất đó là dạy con lòng yêu thương con người. Lời dặn con của nhà thơ cũng chính là điều mà các bậc làm cha làm mẹ cần phải dạy cho con mình.
Phân tích bài thơ Dặn con (Trần Nhuận Minh) - mẫu 4
Độc giả yêu thơ biết đến Trần Nhuận Minh qua những bài thơ như Chiều xanh, Hoa trắng, Trên đồng cỏ hoa vàng, Một lần em ghé qua đây, Gửi cháu, Con mèo, Chiều Yên Tử… Bài thơ Dặn con được tác giả viết năm 1991, in trong Nhà thơ và hoa cỏ – tập thơ có nhiều bài thơ hay, ấn tượng thiên về cảm hứng thế sự viết trong 15 năm, tái bản 22 lần và được trao giải thưởng Nhà nước về văn học năm 2007.Dặn con là bài thơ giản dị, lời lẽ không cầu kỳ, không đánh đố, không hoành ngôn tráng cú, ý tứ gần gũi. Bài thơ mở đầu bằng lời tâm sự với con về thân phận những người hành khất- những người chịu muôn nỗi khó khăn về vật chất, tổn thương về tinh thần:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn.
Tác giả không gọi họ là “ăn mày”, mà là “hành khất” đã phần nào nói lên tấm lòng vị tha và cách ứng xử tế nhị. Nhà thơ vẽ nên chân dung của người hành khất “hôi hám úa tàn” nhưng lại giàu lòng trắc ẩn, xem đây như là một quy luật của tạo hóa: “Tội trời đày ở nhân gian”. Trong mỗi con người luôn có lòng tự trọng. Đi xin ăn có thể làm mất lòng tự trọng ở họ nhưng không thể làm ảnh hưởng đến quê hương bản quán. Hiểu điều giản dị mà sâu sắc ấy, người cha dặn con không nên hỏi quê hương người hành khất vì nó chạm vào nỗi đau, khiến họ thêm tủi hổ:
Nhà mình sát đường, họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào
“Con không bao giờ được hỏi/Quê hương họ ở nơi nào” – một lời khuyên vô cùng ý nhị, hơn bất cứ lí luận đạo đức nào. Với nhiều người ăn mày, để “hưởng” được một chút bố thí của thiên hạ, lắm khi họ phải nhận lời miệt thị. Tuy nhiên, có lẽ nỗi đau lớn nhất của họ là bị ai đó xoáy hỏi quê hương bản quán, để rồi có lời mỉa mai nơi chôn nhau cắt rốn. Hiểu và cảm thông với thân phận những người hành khất, người cha đã dặn con những điều rất đỗi bình thường nhưng rất xúc động:
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán.
Dặn con về lòng thương người, người cha nói đến con chó, một con vật nuôi thân thuộc trong ngôi nhà của mình, thậm chí con chó còn được xem như bạn, như một thành viên trong gia đình. Nhưng nếu nó có thái độ không tốt, không biết sống có tình có nghĩa, không răn dạy được thì “đem bán”. Từ “răn dạy” đến “bán” là cả một hành trình ứng xử vừa kiên quyết vừa mở ngỏ đầy tính thương lượng, tôn trọng lòng tự trọng của đứa bé. Chi tiết này vừa đem đến độ chân thực vừa đậm tình người trong bài thơ.
Của cải là vật ngoài thân, chỉ có lòng yêu thương là vô giá. Đại văn hào V.Huy Gô cho rằng “Trên đời này chỉ có điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau”. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng viết “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Cuộc sống có thể có những thăng trầm, hôm nay có thể no đủ hạnh phúc, nhưng ngày mai biết đâu nghèo khổ. Để rồi có khi “Ăn mày là ai, ăn mày là ta”. Từ suy nghĩ đó, tác giả đúc kết một cách sâu sắc, cảm động ở khổ thơ cuối:
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
“Lòng tốt gửi vào thiên hạ/ Biết đâu nuôi bố sau này” như một triết lí bình an, một quan niệm sống tích cực.
Dặn con viết bằng thể thơ 6 chữ với giọng điệu tình mà như độc thoại với mình về một kinh nghiệm sống, một bài học đạo lý làm người. Chỉ có những trái tim thi sĩ nhạy cảm đau đáu với nỗi thương người, thương đời mới dễ cảm thông và chia sẻ.
Bài thơ là lời gan ruột của một người cha đã đi qua cuộc đời, nếm trải và thấu hiểu nhiều quy luật cuộc sống, nhắn nhủ đến người con về đạo lí làm người. Trao đi lòng yêu thương để nhận những những điều tốt đẹp.
Trần Nhuận Minh hướng ngòi bút về những phận người lam lũ, cơ cực tồn tại quanh mình để an ủi, chia sẻ. Trong khi độc giả đang quay lưng với lối thơ tầm phào mây gió, rối rắm thì những “Câu thơ như gan ruột/ Phơi ra giữa mây trời” trong Dặn con của Trần Nhuận Minh đã chinh phục tình cảm của công chúng yêu thơ.
Phân tích bài thơ Dặn con (Trần Nhuận Minh) - mẫu 5
Dặn con của Trần Nhuận Minh là một bài thơ thấm thía bởi đề cập đến một cách ứng xử rất mực chân tình, nhân văn trong cuộc sống. Bài thơ là lời dặn dò chân thành, thiết tha của người cha đối với con.
Người cha mong muốn biết cảm thương, đồng cảm, chia sẻ và tôn trọng những người khó khăn hơn mình, tránh thái độ kì thị, khinh miệt, thương hại; biết sống một cách khoan dung và nhân ái. Khi biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia sẽ giúp làm giảm bớt khó khăn về vật chất, cũng như giảm bớt cả những tổn thương về tinh thần cho những người vốn đã bất hạnh đau khổ.
Đó là biểu hiện của tình thương, tình người. Cái sâu sắc của người cha khi dạy con là lòng nhân ái. Ý nghĩa bài thơ nhắc nhở ta về lối sống, thái độ sống cao đẹp trong cuộc đời. Thế nhưng, trong cuộc sống, vẫn còn có những con người sống ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm; thiếu sự nhân văn trong cư xử với người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.
Hiểu đực tâm sự của người cha đã gửi gắm trong bài thơ, chúng ta cần tự nhìn nhận đánh giá lại bản thân mình qua hành vi ứng xử với người bất hạnh xung quanh; cần điều chỉnh cách sống, cách ứng xử để thể hiện là một người có văn hóa; chú ý đến việc hoàn thiện nhân cách và vun đắp vẻ đẹp tình người cho tâm hồn. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn nếu chúng ta biết yêu thương, chia sẻ nhưng nhất định sẽ tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
Phân tích bài thơ Dặn con (Trần Nhuận Minh) - mẫu 6
Với bài thơ Dặn con của nhà thơ Trần Nhuận Minh thì việc dạy con chỉ thông qua lời dặn dò giản đơn nhưng cũng hết sức sâu sắc và có ý nghĩa.
Có lẽ có rất nhiều điều để Trần Nhuận Minh truyền đạt cho con nhưng trước hết ông đã dạy cho con về lòng yêu thương con người, đó là hạt nhân cơ bản, cốt lõi, bài học mà ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ thời đại nào con người ta cũng cần phải có. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện nay, nhiều người chỉ chú trọng của cải vật chất, coi trọng đồng tiền mà quên đi nhiều thứ. Trong đó có tình yêu thương con người, đồng loại một thứ tình cảm thiêng liêng quý báu nhưng ngày càng phai nhạt.
Cả bài thơ chỉ là lời dặn dò của người cha, lời dặn ấy chính là bài học mà người cha chỉ cho đứa con thấy những việc cần làm, nên làm, những điều cần tránh, không nên làm.
Mở đầu bài thơ, người bố đưa ra một nhận định về cuộc đời, lẽ đời. Từ đó người bố tạo cơ sở đưa đứa con vào những suy ngẫm, để từ những suy ngẫm đó mà con sẽ hành động đúng theo những lời bố dặn.
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Nhà thơ đã khéo léo đưa ra việc có người hành khất đến nhà, lý do cũng đơn giản là vì nhà mình sát đường họ đến. Nhằm mục đích giáo dục con không được có thái độ giễu cợt, xúc phạm họ. Vì trên đời này không ai muốn mình phải làm hành khất, không ai muốn ngửa tay ra xin từng miếng ăn, từng đồng tiền của người khác. Bản thân họ cũng đau xót, tủi hổ và nhục nhã lắm chứ!
Mà đã là người hành khất thì việc họ sẽ hôi hám, úa tàn! cũng là điều dễ hiểu. Nếu là mình trong hoàn cảnh ấy thì cũng thế thôi. Cho nên con phải cảm thông cho họ.
Do vậy ăn mày có đến, dù ít dù nhiều con phải cho họ, và con không được hỏi gốc tích, quê hương. Con hỏi kỹ về họ có nghĩa là con đang chọc vào nỗi đau, làm thức dậy những quá khứ buồn, những tổn thất, mất mát lớn lao không thể nào bù đắp được.
Người cha thật tinh tế, quan sát kỹ mọi điều và căn dặn thêm đứa con của mình:
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Dặn con về lòng thương người, người bố nói đến con chó, một con vật nuôi thân thuộc trong chính ngôi nhà của mình. Để đứa con thấy rằng: con chó thấy người ăn mày rách rưới, dơ bẩn vào nhà là cắn. Những hành động ấy của con chó là không thể chấp nhận được, nó không được có thái độ hung hăng và khinh người như vậy. Con phải răn dạy nó, nếu nó không bỏ được cái tật đó thì con hãy bán nó đi. Dẫu biết rằng chó là một con vật nuôi nhưng khi nó được nuôi trong gia đình này thì buộc nó cũng phải sống tình nghĩa, biết yêu thương và không được có thái độ không tốt như thế.
Một cách giáo dục con nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa. Con nên nhớ rằng: việc cho người hành khất là một việc làm tuỳ tâm, một sự giúp đỡ nhỏ nhoi, không ràng buộc. Nhưng như thế không có nghĩa là khi cho họ rồi con sẽ có thái độ không tốt hoặc buộc họ phải mang ơn. Bởi trong thực tế cuộc đời này, nhiều người có thái độ khinh bỉ, xúc phạm và rất coi thường người hành khất. Có người cho người hành khất như là việc bố thí, có người coi đó là việc cực chẳng đã phải làm chứ họ chẳng rung động thông cảm, có người lấy đó làm một việc làm lớn lao mà người nhận phải mang ân huệ. Làm như thế thì không nên!
Vốn là người từng trải người bố đã nghĩ rất thấu đáo và sâu sắc mọi điều. Hiện tại người bố nhận thấy “Mình tạm gọi là no ấm”. Nghĩa là dù sao gia đình mình vẫn còn quá ấm cúng và hạnh phúc so với nhiều gia đình, nhiều hoàn cảnh, nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự cưu mang, sẻ chia giúp đỡ của cộng đồng. Nhưng biết đâu được cơ trời vần xoay, một ngày nào đó bố cũng trở thành người hành khất! Cho nên việc con làm bây giờ đó là việc tu nhân tích đức, một việc làm hết sức có ý nghĩa. Và rồi một ngày nào đó nhỡ bố có là người hành khất thì người ta sẽ giúp bố, biết đâu!
Cái hay của bài thơ có lẽ nằm ở khổ thơ cuối này. Nó có ý nghĩa như sự giải thích rõ thêm vì sao đứa con phải làm những điều bố dặn. Nếu mở đầu bài thơ “Chẳng ai muốn làm hành khất” thì đến cuối bài Trần Nhuận Minh lại nói “Ai biết cơ trời vần xoay”- Nghĩa là ai cũng có thể trở thành hành khất, kể cả bố đây!
Lời dặn con hết sức giản dị, nhưng cũng hàm chứa những ẩn ý sâu xa. Người bố không chỉ dặn đứa con của mình mà qua đó ông đã đánh thức lòng trắc ẩn, sự yêu thương sẻ chia, khơi dậy lòng tốt, tấm lòng từ thiện của nhiều người. Để rồi họ nhận ra rằng việc giúp đỡ người bất hạnh, người hành khất, những người có hoàn cảnh không may … đó chính là việc nghĩa mà họ cần phải nên làm, dù rằng đây là hành động không ai bắt buộc chỉ là tuỳ tâm, tuỳ thích!
Của cho ấy là của gửi, ta cho người hành khất tức là ta đã gửi lòng tốt vào trong thiên hạ. Rồi biết đâu, cuộc đời thăng trầm, dâu bể, một ngày nào đó mỗi người trong chúng ta ai cũng có thể trở thành hành khất . Khi ấy người ta cũng sẽ đối xử tốt như ta đã đối xử, giúp đỡ những người hành khất năm nào!
Với những từ ngữ, câu chữ mộc mạc, giản dị, cái nhìn tinh tế và những trải nghiệm về đời sống. Trần Nhuận Minh đã đem đến cho công chúng một bài thơ hay, một bài học đạo đức có ý nghĩa. Để con khôn lớn thành người có nhiều điều mà người bố phải dạy cho con. Nhưng cái quan trọng trước tiên nhất đó là dạy con lòng yêu thương con người. Lời dặn con của nhà thơ cũng chính là điều mà các bậc làm cha làm mẹ cần phải dạy cho con mình.
Phân tích bài thơ Dặn con (Trần Nhuận Minh) - mẫu 7
Bài thơ “Dặn con” của nhà thơ Trần Nhuận Minh in trong tập “Nhà thơ và hoa cỏ” - một tập thơ có nhiều bài thơ hay ấn tượng viết về cuộc sống đời thường. “Dặn con” cũng nằm trong mạch cảm xúc, cảm hứng thế sự ấy.
Nhà thơ sử dụng thể thơ 6 chữ, với lối tâm tình thủ thỉ “Dặn con” mà như tự độc thoại với mình về một kinh nghiệm sống, một bài học đạo lý làm người. Tình huống nhà thơ chọn ta thường gặp hàng ngày và dễ bỏ qua. Chỉ có những trái tim thi sĩ nhạy cảm đau đáu với nỗi thương người, thương đời, thương những hoàn cảnh éo le mới dễ cảm thông và chia sẻ. Nhà thơ vẽ nên chân dung của người hành khất “hôi hám úa tàn” nhưng lại giàu lòng trắc ẩn, xem đây như là một quy luật của tạo hóa: “Tội trời đày ở nhân gian” với sự đồng cảm sâu sắc và độ lượng. Nhịp thơ thắt lại như cái ngoái đầu của nhà thơ khi dặn con: “Con không bao giờ được hỏi - Quê hương họ ở nơi nào” đã chạm vào ta một nỗi rưng rưng khó tả khi đụng vào nỗi đau và lòng tự ái của con người đã chịu thiệt thòi về số phận. Câu thơ “Dặn con” thật sâu thẳm và hàm chứa cả nghĩa bao dung cộng đồng. Bài thơ có một tình tiết rất xúc động khi viết về con chó: “Con chó nhà mình rất hư - Cứ thấy ăn mày là cắn - Con phải răn dạy nó đi - Nếu không thì con đem bán”. Từ răn dạy đến bán là cả một hành trình ứng xử vừa kiên quyết vừa mở ngỏ đầy tính thương lượng, tôn trọng lòng tự trọng của đứa bé là một cấp độ cao hơn ở thế chủ động trong tình huống bất trắc này. Phải thật khôn khéo và vị tha mới có hàm chứa ân tình đó. Ở đây ta chú ý mở đầu bài thơ tác giả không gọi họ là “ăn mày” mà là “hành khất” đó cũng là cái nhìn vị tha bác ái.
Bài thơ giọng kể ngỡ như đơn điệu bởi cách đặt các nhân vật: Người cha, đứa con, người ăn mày, chú chó trong một không gian hẹp nhưng chuyển cảnh, chuyển trạng thái tình cảm rất nhanh từ tình huống ngoại cảnh đến tâm trạng. Khổ thơ kết viết thật hay, bất ngờ, thấu đáo, trải nghiệm sống với một dự cảm rất phương đông của triết lý luân hồi nhà Phật: “Lòng tốt gửi vào thiên hạ - biết đâu nuôi bố sau này”. Bài thơ ngắn chỉ 16 câu mà đã tải được một trạng thái sống, kinh nghiệm sống và cao hơn hết là đạo lý sống. “Dặn con” cũng chính là dặn mình.
Xem thêm các nội dung khác: