Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng
Đề bài: Phân tích một tác phẩm văn học thơ trào phúng Đất Vị Hoàng - Trần Tế Xương
Dàn ý Phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả:
+ Trần Tế Xương là một nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, những áng thơ văn của ông không đơn thuần là để thỏa mãn tâm hồn thi nhân mà còn truyền tải đươc nhiều quan niệm, tư tưởng, cách đánh giá của cá nhân nhà thơ về thời đại mà mình sinh sống.
+ Đọc các trang thơ của ông, ta vừa bắt gặp cái đả kích châm biếm từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ sâu cay, cái được đả kích là những thói hư tât xấu, những tiêu cực, hạn chế trong xã hội đương thời.
- Giới thiệu về bài thơ và đánh giá khái quát về bài thơ:
+ Tiêu biểu cho khuynh hướng thơ văn của Trần Tế Xương ta có thể kể đến bài thơ “Đất Vị Hoàng”.
Thân bài
1. Khái quát về hoàn cảnh ra đời/cảm hứng/ đề tài hoặc nhan đề:
- “Đất vị Hoàng” là bài thơ được viết theo bút pháp trào phúng, qua đó tác giả Trần Tế Xương đã thể hiện thái độ phẫn uất, bất bình của mình trước những đổi thay của xã hội.
- Bài thơ ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự xót xa, đau đớn đọng lại trong từng câu, từng chữ, đó chính là sự đau xót của một con người đầy ý thức, không chấp nhận được sự đổi thay chóng vánh, tiêu cực của xã hội Việt Nam đương thời.
2.Phân tích nội dung trào phúng thể hiện qua bài thơ (triển khai phân tích theo bố cục bài thơ hoặc hình tượng trong thơ…)
a. Hai câu đề: Gợi hoàn cảnh đổi thay của vùng quê, đồng thời cũng gợi lên sự đổi thay trong xã hội
“Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông”
- Hai câu đề gợi hình ảnh vùng quê Đất Vị Hoàng có rất nhiều thay đổi.
- Làng của Tú Xương ở nay đã trở thành một chốn phồn vinh đô thị.
- Câu hỏi tu từ gợi tả thái độ hoài nghi: phải chăng sự đổi thay quá nhanh đã khiến cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn của nhà thơ trở nên xa lạ, tạo ra cho con người một sự xa cách đến ngỡ ngàng.
=> Dùng câu hỏi tu từ để nổi bật sự đổi thay, sự lạ lẫm ở mảnh đất vốn thân quen, đó chính là sự xuất hiện của những phố phường, đây cũng là dấu hiệu của một cuộc sống mới, của nếp sống mới mà người Pháp đang xây dựng ở trong xã hội ta.
b. Hai câu thực: Những đổi thay to lớn trong lề lối gia đình xã hội được Tú Xương khắc họa một cách đầy trào phúng
“Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.”
- Hiện thực đau đớn, xấu xa được Tế Xương phơi bày đến đau lòng.
+ Cách dùng “nhà kia, mụ nọ” vừa ám chỉ vừa vạch mặt chỉ tên đầy khinh bỉ trước những cảnh đời xấu xa vô đạo.
+ Có cảnh nhà "lỗi phép": con cái bất hiếu "Con khinh bố".
- Có lẽ chỉ vì tiền mà đồi bại đến cùng cực: Hai mối quan hệ làm rường cột của đạo lí: tình phụ tử, nghĩa phu - thê đã trở nên nhem nhuốc vô cùng. Hỏng từ gia đình hỏng ra. Không còn là hiện tượng cá biệt nữa.
=> Qua hai câu thơ của nhà thơ Trần Tế Xương ta có thể thấy mọi trật tự, mọi luân lí đều bị đảo ngược.
- Xã hội ấy không còn một giá trị đạo đức nào nữa và xã hội ấy đã để đồng tiền vượt lên trên tất cả các chuẩn mực đạo đức.
c. Hai câu luận: Tế Xương đã khắc họa sự đổi thay to lớn trong xã hội, nơi mà con người hiện ra với đủ mọi tính cách xấu xa, bần tiện, hôi hám:
“ Keo cú người đâu như cứt sắt
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng”
- Ở cái đất Vị Hoàng thuở ấy nhan nhản những loại người “tham lam” và “keo cú”. “Keo cú” đến bần tiện, ghê tởm và hôi hám.
- Phép so sánh: “người đâu như cứt sắt” sao mà đáng sợ, đáng khinh bỉ! Lại có loại người “tham lam” đến cùng cực, nhịp sống cuộc đời họ chỉ là chuyện thở rặt hơi đồng”.
- Phép đảo ngữ (keo cú, tham lam) lên đầu để nhấn mạnh, rất có giá trị thẩm mỹ, tạo nên ngữ điệu dữ dội, khinh bỉ, một tiếng chửi đời cay độc, lên án loại người tham lam, keo cú.
=> Tác giả đã vạch trần nét tiêu cực tính cách con người trong thời đô thị hóa ở làng Vị Hoàng thời đó.
d. Hai câu kết: Một câu hỏi không chỉ cho người dân đất Vị Hoàng mà câu hỏi cho người dân cả nước, đồng thời cũng chính là nỗi lòng của nhà thơ:
“Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh,
Có đất nào như đất ấy không?”
- Cách dùng nghệ thuật mở đầu - kết thúcdưới hình thức câu hỏi tu từ nghẹn ngào cất lên như một lời đay nghiến, vừa xót xa đau đớn.
- Tế Xương đã thể hiện thái độ bất mãn, phẫn nộ trước cảnh tượng, lề lối đạo đức suy đồi, phép tắc gia đình đảo lộn, xã hội ngập tràn những xấu xa, bần tiện.
- Điều này không chỉ đả kích mạnh vào xã hội đương thời mà còn đồng thời thể hiện rõ nét nỗi lòng lo lắng cho quê hương của chính nhà thơ
=> Câu hỏi này,tác giả Tế Xương không chỉ dành riêng cho người dân làng quê Vị Hoàng mà đó là câu chuyện xã hội của cả đất nước.
- Chính hai câu thơ kết bài này đã nâng cao, mở rộng tầm tư tưởng tình cảm của bài thơ.
3. Khái quát một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng
- Bài "Đất Vị Hoàng" được viết theo thể thơ thất ngồn bát cú Đường luật, thủ vĩ ngâm.
- Câu 1 và câu 8 là câu hỏi tu từ "Có đất nào như đất ấy không?"', nhà thơ hỏi mà nghe đau đớn, xót xa . Bởi nơi chôn nhau cắt rốn thân thương nay đã thay đổi nhiều rồi, ngày ngày diễn ra bao cảnh đau lòng. Còn đâu nữa hình ảnh đẹp một thời, để tự hào và "nhớ".
- "Đất Vị Hoàng" là bài thơ trào phúng độc đáo của Tế Xương, nhà thơ vừa đau xót, vừa khinh bỉ xã hội đó. Đúng là Tú Xương "đã đi bằng hai chân" hiện thực trào phúng và trữ tình, tạo nên giọng điệu riêng hiếm thấy.
4. Khẳng định/ làm rõ dụng ý phê phán của nhà thơ
- “Đất Vị Hoàng” là bài thơ viết bằng chữ Nôm, ngôn ngữ bình dị mà sắc sảo cùng với bút pháp điêu luyện mà tự nhiên, hồn nhiên.
- Tác giả đã phê phán xã hội đương thời nhiều suy thoái đạo đức, luân thường, đạo lí.
- Lời bài thơ đã tạo nên dấu ấn thơ Tế Xương – một nhà thơ trào phúng bậc của nước ta.
Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm:Đất Vị Hoàng là một bài thơ trào phúng đặc sắc, tiêu biểu của Trần Tế Xương
- Suy nghĩ bản thân về tác phẩm: Bài thơ ngắn gọn với kết cấu đường luật chặt chẽ cùng bút pháp hiện thực đã giúp ta cảm thấy được những thay đổi tiêu cực của vùng đất Vị Hoàng, đồng thời cũng là sự thay đổi của xã hội, càng cho ta thêm cảm phục tấm lòng lo lắng cho quê hương, đất nước của chính nhà thơ.
Phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng - mẫu 1
Bài "Đất Vị Hoàng" được viết theo thể thơ thất ngồn bát cú Đường luật, thủ vĩ ngâm. Câu 1 và câu 8 là câu hỏi tu từ "Có đất nào như đất ấy không?"', nhà thơ hỏi để mà nguyền rủa, giọng thơ trở nên đau đớn, chua xót. Nơi chôn nhau cắt rốn thân thương nay đã thay đổi nhiều rồi, ngày ngày diễn ra bao cảnh đau lòng. Còn đâu nữa hình ảnh đẹp một thời, để tự hào và "nhớ":
"Anh đi anh nhớ non Côi
Nhớ sông Vị Thuỷ, nhớ người tình chung".
Trong bài "Sông Lấp", Tú Xương viết "Sông kia rày đã nên đồng - Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.." Cảnh ấy có khác gì ở đây: "Phố phường tiếp giáp với bờ sông". Tây và bọn tay sai chiếm ruộng, chiếm bãi, chiếm đất, chiếm phố, chiếm nhà. Phố xá càng mọc lên thì bọn bất lương càng ra sức vơ vét làm giàu. Trong nhà ngoài phố, kẻ chợ làng quê, nơi gần chốn xa, nhất là ở Vị Hoàng nhỡn tiến đó. "Nhà kia... mụ nọ..." vừa ám chỉ vừa vạch mặt chỉ tên đầy khinh bỉ trước những cảnh đời xấu xa vô đạo. Có cảnh nhà "lỗi phép", con cái bất hiếu "Con khinh bố". Có cảnh đời, đảo điên tình nghĩa "chanh chua" như mụ nọ "Vợ chửi chồng". Có lẽ chỉ vì tiền mà đồi bại đến cùng cực thế! Hai mối quan hệ làm rường cột của đạo lí: tình phụ tử, nghĩa phu — thê đã trở nên nhem nhuốc vô cùng. Hỏng từ gia đình hỏng ra. Không còn là hiện tượng cá biệt nữa.
Thời bấy giờ nhan nhản phố phường những "tiết hạnh khả phong" như mụ Phó Đoan, những gái tân thời như cô Hoàng Hôn, cô Tuyết (Sốđỏ) những me Tây như mụ Tư Hồng "Có tàn, có tán, có hương án thờ vua, lẫy lừng hăm sáu tỉnh" (câu đối của Nguyễn Khuyến). Những "em chã" những trưởng giả, thượng lưu rởm đang "Âu hoá" sống phè phỡn, nhố nhăng!
Hai câu thơ 3,4 trong phần thực như bức biếm hoạ nhị bình đăng đối, với bao vết ố, nét nhơ ghê tởm, đặc tả sự đồi bại về luân thường đạo lí:
"Nhà kia tôi phép, con khỉnh bố
Mụ nọ chanh chua, vợ chửi chồng".
Hai câu trong phần luận mở rộng ý thơ trong phần thực, làm cho bức tranh "Đất Vị Hoàng" được tô đậm sắc màu hiện thực. Không còn ước lô nữa. Hai nét vẽ về cảnh đời đáng buồn, đáng thương hại đối nhau. Một bộ tứ bình biếm hoạ hoàn chỉnh. Ở cái đất Vị Hoàng ấy nhan nhản những loại người "tham lam" và "keo cú". "Keo cú" đến bán tiện, ghê tởm và hôi hám. Nhà thơ ngạc nhiên hỏi và so sánh: "người đâu như cứt sắt" sao mà đáng sợ, đáng khinh bỉ! Lại có loại người "tham lam" đến cùng cực, nhịp sống cuộc đời họ chỉ là "chuyện thở rặt hơi đống", "Thở" là nhãn tự; rất linh diệu; nếu thay bằng chữ "nói" hay là một từ nào khác thì không lột tả được bản chất loại người tham lam đê tiện này. Vì đã "thở" nên phải đi liền với "hơi" - "hơi đồng", tiền bạc. Chỉ vì tiền, coi tiền bạc là trên hết, và trước hết trong mọi mối quan hệ gia đình và xã hội. "Rặt" là từ cổ, nghía là "toàn là", "đều là". Phép đảo ngữ rất có giá trị thẩm mĩ, tạo nên ngữ điệu dữ dội, khinh bỉ, một tiếng chửi đời cay độc lên án loại người tham lam, keo cú mất hết nhân tính:
"Keo cú người đâu như cứt sắt,
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng".
Hai câu kết đẩy vần thơ lên cao trào của giọng điệu châm biếm và lên án. Không còn là chuyện riêng, chuyện cá biệt ở cái làng Vị Hoàng nhỏ bé nữa, mà là hiện thực thối nát, đồi bại xấu xa, đạo lí suy đồi, đảo điên... trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến của một nước bị mất chủ quyền. Cái xấu cái ác đã trở thành nỗi đau nỗi nhục của nhiều người, trên một không gian rộng lớn "Bắc, Nam" và "người bao tỉnh". Nghệ thuật thủ — vĩ ngâm dưới hình thức câu hỏi tu từ nghẹn ngào cất lên như một lời đay nghiến, vừa xót xa đau đớn, vừa căm giận khinh bỉ cái xã hội kim tiền, cái xã hội chó đểu mà 30 năm sau Vũ Trọng Phụng phải nguyền rủa!
"Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh
Có đất nào như đất ấy không?".
"Đất Vị Hoàng" là bài thơ trào phúng độc đáo của Tú Xương. Muốn yêu quê, muốn tự hào về quê hương mà không được nữa. Nhà thơ sống trong tâm trạng đầy bi kịch. Bốn câu trong phần thực và luận là bộ tứ bình biếm hoạ về bốn loại người trong xã hội dở Tây dở ta buổi đầu. Trong gia đình, con thì bất hiếu, "lỗi phép", vợ thì "chanh chua" lăng loàn; ngoài xã hội, đâu đâu cũng chỉ có hạng người "tham lam" và "keo cú" vênh váo. Đạo lí suy đồi mà nguyên nhân sâu xa là nước mất chủ quyển, là sự tác oai tác quái của mặt trái đồng tiền. Nhà thơ vừa đau xót, vừa khinh bỉ. Đúng là Tú Xương "đã đi bằng hai chân" hiện thực trào phúng và trữ tình, tạo nên giọng điệu riêng hiếm thấy.
Bài thơ toàn Nôm, ngôn ngữ bình dị mà sắc sảo. Bốn câu hỏi xuất hiện trong bài thơ làm cho ngữ điệu thêm dữ dội, đầy ám ảnh. Thơ liền mạch, đúng là Tú Xương đã xuất khẩu thành thơ. Bút pháp điêu luyện mà tự nhiên, hồn nhiên, nhất khí mà bình dị. Trong thơ ca dân tộc ít có bài thơ thủ vĩ ngâm hay như bài thơ "Đất Vị Hoàng" này. Tú Xương mãi mãi là nhà thơ trào phúng bậc thầy trên thi đàn dân tộc.
"Vị Hoàng" là quê cha đất tổ của nhà thơ Tú Xương. Làng Vị Hoàng xa xưa có sông Vị Thủy chảy qua. Ngày Tây chiếm đóng thành Nam, khi cờ ba sắc xuất hiện thì sông Vị Thuỷ lấp dần. Vị Hoàng vốn là một miền quê có thứ chuối ngự ngon nổi tiếng, cùng với thơ Tú Xương đã trở thành thổ ngơi, đặc sản quê nhà, một trăm năm về trước, được truyền tụng trong dân gian: "Ăn chuối ngự, đọc thơ Xương". Vị Hoàng cũng vốn là "nơi sang trọng, chốn nhiều quan". Nhưng rồi biển dâu biến đổi, trong buổi giao thời hổ lốn dở Tây dở ta, ngày càng lộn xộn tang thương, đạo lí sa sút, suy đổi. Tú Xương đau cho nỗi đau quê nhà, xót cho thói đời đen bạc, buồn cho cảnh đất nước bị mất chủ quyền, quê cũ làng xưa đổi thay, bao chuyện đau lòng ngày một thêm nhiều cứ bày ra đó. Tú Xương đau cho nỗi đau quê nhà, xót cho thói đời đen bạc, buồn cho cảnh đất nước bị mất chủ quyền, quê cũ làng xưa đổi thay, bao chuyện đau lòng ngày một thêm nhiều cứ bày ra đó. Tú Xương đã có bài "Vị Hoàng hoài cổ" man mác buồn thương, lại thêm bài thơ "Đất Vị Hoàng" này để nói lên những chuyện xấu xa đồi bại ờ Vị Hoàng, ở thành Nam.
Phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng - mẫu 2
Tú Xương là một nhà thơ lớn, sinh vào thời kì đau thương, khó khăn nhất của đất nước khi dân ta đang một lòng sục sôi đánh giặc. Trước tình cảnh nước mất nhà tan, những rối ren của thời cuộc, ông đã viết lên nhiều vần thơ sâu sắc mà chua xót phản ánh thực trạng đó, một trong những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến bài thơ “ Đất Vị Hoàng”. Bài thơ là tinh thần, lẽ sống của con người đồng thời thể hiện thái độ châm biếm các thói hư tật xấu trong xã hội lúc bấy giờ.
Trước hết, Đất Vị Hoàng được viết ở thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, là bài thơ thể hiện niềm xót xa trước vận mệnh dân tộc. Vị Hoàng là nơi sinh ra của Tú Xương, – một vùng quê đầy bình yên có những thứ đặc sản nổi tiếng. Ngày giặc đến nhà, vùng quê bình yên đó trở nên xơ xác, tiêu điều. Là một người nặng tình với quê hương đất nước, Tú Xương đau đớn cho quê nhà, xót thương trước vận mệnh đất nước bị đảo lộn. Những việc xấu, “ đổi trắng thay đen” cứ thế bày ra trước mắt, nỗi đau chồng chất nỗi đau. Từ đó bài thơ “Đất Vị Hoàng” ra đời để tố cáo cái xã hội lúc bấy giờ.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đi thẳng vào vấn đề:
Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
Câu hỏi tu từ ngay phần mở đầu, “có đất nào như đất ấy không?” gợi cho ta thật nhiều suy nghĩ. Mảnh đất của sự phồn vinh, bình yên, tuyệt đẹp với những bờ sông trải dài nay còn đâu. Giọng thơ trở nên thật chua chát trước cảnh nơi chôn rau cắt rốn của mình ngày càng đổi thay, các câu chuyện ngày càng đau lòng. Phồn vinh thì cũng không còn là của ta nữa, mà trở thành một nơi “ăn chơi sa đọa”, chốn để quân Pháp chơi bời. Còn gì đớn đau thay khi một quê hương phồn vinh hơn nhưng lại chẳng phải của chúng ta. Và cũng thật chua xót biết bao khi đó là nỗi đau không chỉ ở quê hương Tú Xương mà đó còn chính là nỗi đau của toàn dân tộc – một vùng trù phú rộng lớn trở nên tiêu điều xơ xác, một vùng chỉ có xác “phồn vinh” nhưng lại thiếu đi phần hồn. Đất nước bị chiếm đóng, phồn vinh kéo theo những hệ lụy, những đạo lý truyền thống của chúng ta bị đảo lộn.
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
Giặc chiếm đất, chiếm nhà, chiếm ruộng,… của ta, phố phường cứ thế mọc lên và chúng càng vơ vét, càng bóc lột ta để làm giàu. Những đạo lý truyền thống chữ “ hiếu” luôn đặt lên hàng đầu của ta từ ngàn đời nay còn đâu khi “ con khinh bố”. Bố mẹ là người chăm lo cho ta, vậy lý do nào đã khiến cho tình cảm thiêng liêng ấy bị coi thường. Đó còn là “mụ vợ chanh chua”, người con gái nước Nam dịu dàng, nữ tính đi đâu mất rồi, thay vào đó lại là “ mụ vợ chửi chồng”. Lí do gì đã khiến mọi trật tự, mọi đạo lí truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta bị đảo lộn, bị xáo trộn như vậy? Phải chăng đồng tiền đã làm cho con người ta mờ mắt, chỉ ham đến vinh hoa phú quý mà bỏ quên những điều xưa cũ, những đạo lí ân nghĩa thủy chung, những chuẩn mực đạo đức của ta. Ta thật sợ, ghê tởm cái xã hội nhem nhuốc, dơ bẩn lúc bấy giờ. Một gia đình không tốt, “hỏng” từ vợ - chồng đến con cái, vậy xã hội làm sao tốt đẹp đây?
Keo cú người đâu như cứt sắt
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng
Hai câu thơ sau là cảnh vẽ về con người đối nhau, một tứ thơ đầy hoàn thiện nhưng cũng đầy chua xót. Những kẻ tham lam, keo cú trên đất nước ta nhiều vô kể. Họ bần tiện, ghê gớm đến nỗi “như cứt sắt”- một chất thải ra từ đất nung không còn thể đẽo gặm gì nữa. Đó còn là những con người tham lam, vơ vét cho bản thân mà quên đi cái giá trị của con người, mở miệng ra là thấy nói chuyện tiền, lấy tiền làm chuẩn mực của đạo đức, đánh giá một con người. Thối tha thay cái xã hội lúc bấy giờ, đớn đau thay cho những con người bị tha hóa. Nhà thơ Tú Xương thật tài tình khi vận dụng nghệ thuật so sánh kết hợp với biện pháp đảo ngữ làm cho các câu thơ trở nên có giá trị thẩm mĩ cao. Giọng thơ trở nên dữ dội, khinh bỉ hơn bao giờ hết. Đó là một bản cáo trạng mà nhà thơ viết lên để tố cáo những kẻ tham lam, vì tiền mà đánh mất đạo đức con người.
Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh
Có đất nào như đất ấy không?
Tú Xương kịch liệt lên án, tố cáo những thói hư tật xấu của con người lúc bấy giờ, hiện thực thối nát, cái xấu, cái ác, trắng đen lẫn lộn… Câu hỏi tu từ ở cuối đoạn như một tiếng khóc tỉ tê, thương thay cho vận mệnh đất nước. Mở đầu và kết thúc đều là câu hỏi “Có đất nào như đất ấy không?” vừa xót xa, đay nghiến cái xã hội thối nát lúc bấy giờ.
Nói tóm lại, bằng nghệ thuật châm biếm, câu hỏi tu từ đầu cuối tương ứng, bài thơ Đất Vị Hoàng đã vạch trần được bộ mặt thật của xã hội nửa phong kiến đồng thời qua đây nhà thơ Tú Xương cũng bày tỏ thái độ tố cáo, đả kích sâu cay với những con người vì đồng tiền mà đánh mất giá trị bản thân, giá trị đạo đức xã hội. Đó là nỗi đau của người trong cuộc, đớn đau trước vận mệnh đất nước.
Phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng - mẫu 3
Tú Xương là một trong những nhà thơ trào phúng thời cận đại xuất sắc. Ông xuất thân con nhà Nho nghèo, sống đạm bạc, song có lòng yêu nước cao. Vũ khí chiến đấu của ông là ngòi bút châm biếm thói đời buổi giao thời nửa thực dân, nửa phong kiến. Với tình yêu quê hương đất nước tha thiết, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm hay như Sông Lấp, Đất Vị Hoàng. Qua tác phẩm Đất Vị Hoàng, nhà thơ đã thể hiện thái độ châm biếm các thói hư tật xấu trong xã hội lúc bấy giờ.
Trước hết, Đất Vị Hoàng được viết ở thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, là bài thơ thể hiện niềm xót xa trước vận mệnh dân tộc. Vị Hoàng là nơi sinh ra của Tú Xương, – một vùng quê đầy bình yên có những thứ đặc sản nổi tiếng. Ngày giặc đến nhà, vùng quê bình yên đó trở nên xơ xác, tiêu điều. Là một người nặng tình với quê hương đất nước, Tú Xương đau đớn cho quê nhà, xót thương trước vận mệnh đất nước bị đảo lộn. Những việc xấu, “ đổi trắng thay đen” cứ thế bày ra trước mắt, nỗi đau chồng chất nỗi đau. Từ đó bài thơ “Đất Vị Hoàng” ra đời để tố cáo cái xã hội lúc bấy giờ.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đi thẳng vào vấn đề:
Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
Câu hỏi tu từ ngay phần mở đầu, “có đất nào như đất ấy không?” gợi cho ta thật nhiều suy nghĩ. Mảnh đất của sự phồn vinh, bình yên, tuyệt đẹp với những bờ sông trải dài nay còn đâu. Giọng thơ trở nên thật chua chát trước cảnh nơi chôn rau cắt rốn của mình ngày càng đổi thay, các câu chuyện ngày càng đau lòng. Phồn vinh thì cũng không còn là của ta nữa, mà trở thành một nơi “ăn chơi sa đọa”, chốn để quân Pháp chơi bời. Còn gì đớn đau thay khi một quê hương phồn vinh hơn nhưng lại chẳng phải của chúng ta. Và cũng thật chua xót biết bao khi đó là nỗi đau không chỉ ở quê hương Tú Xương mà đó còn chính là nỗi đau của toàn dân tộc – một vùng trù phú rộng lớn trở nên tiêu điều xơ xác, một vùng chỉ có xác “phồn vinh” nhưng lại thiếu đi phần hồn. Đất nước bị chiếm đóng, phồn vinh kéo theo những hệ lụy, những đạo lý truyền thống của chúng ta bị đảo lộn.
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
Giặc chiếm đất, chiếm nhà, chiếm ruộng,… của ta, phố phường cứ thế mọc lên và chúng càng vơ vét, càng bóc lột ta để làm giàu. Những đạo lý truyền thống chữ “ hiếu” luôn đặt lên hàng đầu của ta từ ngàn đời nay còn đâu khi “ con khinh bố”. Bố mẹ là người chăm lo cho ta, vậy lý do nào đã khiến cho tình cảm thiêng liêng ấy bị coi thường. Đó còn là “mụ vợ chanh chua”, người con gái nước Nam dịu dàng, nữ tính đi đâu mất rồi, thay vào đó lại là “ mụ vợ chửi chồng”. Lí do gì đã khiến mọi trật tự, mọi đạo lí truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta bị đảo lộn, bị xáo trộn như vậy? Phải chăng đồng tiền đã làm cho con người ta mờ mắt, chỉ ham đến vinh hoa phú quý mà bỏ quên những điều xưa cũ, những đạo lí ân nghĩa thủy chung, những chuẩn mực đạo đức của ta. Ta thật sợ, ghê tởm cái xã hội nhem nhuốc, dơ bẩn lúc bấy giờ. Một gia đình không tốt, “hỏng” từ vợ - chồng đến con cái, vậy xã hội làm sao tốt đẹp đây?
Keo cú người đâu như cứt sắt
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng
Hai câu thơ sau là cảnh vẽ về con người đối nhau, một tứ thơ đầy hoàn thiện nhưng cũng đầy chua xót. Những kẻ tham lam, keo cú trên đất nước ta nhiều vô kể. Họ bần tiện, ghê gớm đến nỗi “như cứt sắt”- một chất thải ra từ đất nung không còn thể đẽo gặm gì nữa. Đó còn là những con người tham lam, vơ vét cho bản thân mà quên đi cái giá trị của con người, mở miệng ra là thấy nói chuyện tiền, lấy tiền làm chuẩn mực của đạo đức, đánh giá một con người. Thối tha thay cái xã hội lúc bấy giờ, đớn đau thay cho những con người bị tha hóa. Nhà thơ Tú Xương thật tài tình khi vận dụng nghệ thuật so sánh kết hợp với biện pháp đảo ngữ làm cho các câu thơ trở nên có giá trị thẩm mĩ cao. Giọng thơ trở nên dữ dội, khinh bỉ hơn bao giờ hết. Đó là một bản cáo trạng mà nhà thơ viết lên để tố cáo những kẻ tham lam, vì tiền mà đánh mất đạo đức con người.
Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh
Có đất nào như đất ấy không?
Tú Xương kịch liệt lên án, tố cáo những thói hư tật xấu của con người lúc bấy giờ, hiện thực thối nát, cái xấu, cái ác, trắng đen lẫn lộn… Câu hỏi tu từ ở cuối đoạn như một tiếng khóc tỉ tê, thương thay cho vận mệnh đất nước. Mở đầu và kết thúc đều là câu hỏi “Có đất nào như đất ấy không?” vừa xót xa, đay nghiến cái xã hội thối nát lúc bấy giờ.
Nói tóm lại, bằng nghệ thuật châm biếm, câu hỏi tu từ đầu cuối tương ứng, bài thơ Đất Vị Hoàng đã vạch trần được bộ mặt thật của xã hội nửa phong kiến đồng thời qua đây nhà thơ Tú Xương cũng bày tỏ thái độ tố cáo, đả kích sâu cay với những con người vì đồng tiền mà đánh mất giá trị bản thân, giá trị đạo đức xã hội. Đó là nỗi đau của người trong cuộc, đớn đau trước vận mệnh đất nước.
Phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng - mẫu 4
Trần Tế Xương là một nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, những áng thơ văn của ông không đơn thuần là để thỏa mãn tâm hồn thi nhân mà còn truyền tải đươc nhiều quan niệm, tư tưởng, cách đánh giá của cá nhân nhà thơ về thời đại mà mình sinh sống. Thông qua các áng văn trào phúng ấy, tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ lại được bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết, đó là thái độ bất bình, phẫn uất và cả sự xót xa, đau đớn trước nghịch cảnh thực tại. Tiêu biểu cho khuynh hướng thơ văn của Trần Tế Xương ta có thể kể đến bài thơ “Đất Vị Hoàng”.
“Đất vị Hoàng” là bài thơ được viết theo bút pháp trào phúng, qua đó nhà thơ Trần Tế Xương đã thể hiện thái độ phẫn uất, bất bình của mình trước những đổi thay của xã hội, sự đổi thay đó làm mất đi những thứ vốn có, đó là những giá trị, truyền thống tốt đẹp, thay vào đó là cái lối sống nửa tây nửa ta kệch cỡm, lố bịch, đáng lên án. Qua bài thơ ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự xót xa, đau đớn đọng lại trong từng câu, từng chữ, đó chính là sự đau xót của một con người đầy ý thức, không chấp nhận được sự đổi thay chóng vánh, tiêu cực của xã hội Việt Nam đương thời.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Trần Xương đã trực tiếp thể hiện thái độ bất bình của mình về một thực trạng xã hội đáng lên án thời kì nhà thơ sinh sống, đó là khi bọn thực dân Pháp xây dựng lối sống tây trên mảnh đất truyền thống văn hiến, sự đổi thay không phù hợp, chóng vánh nên tạo ra sự gượng ép, kệch cỡm đến đau lòng. “Có đất nào như đất này không?” đây có thể hiểu là câu hỏi mà nhà thơ thể hiện sự bất bình của mình, tức là câu hỏi đặt ra cho chính mình, nhằm thể hiện cảm xúc cá nhân. Nhưng hiểu rộng ra, ta lại thấy câu hỏi không chỉ là câu hỏi của cá nhân tác giả mà nó còn là sự bức bối chung của cả một thế hệ, của cả một cộng đồng.
Phải chăng sự đổi thay quá nhanh đã khiến cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn của nhà thơ trở nên xa lạ, tạo ra cho con người một sự xa cách đến ngỡ ngàng. Câu thơ đã thể hiện được sự trăn trở, đau đớn của nhà thơ Trần Tế Xương, bắt nguồn cảm xúc cho toàn bộ bài thơ. “Phố phường tiếp giáp với bờ sông”, nếu như ở câu thơ đầu, ta có thể băn khoăn, không biết mảnh đất nhà thơ sống thay đổi như thế nào mà làm cho nhà thơ đau đớn, trăn trở như vậy. Thì đến những câu thơ sau, nhà thơ Trần Tế Xương như có lời giải cho tất cả, đó là sự đổi thay của cảnh vật.
Trước hết, sự lạ lẫm ở mảnh đất vốn thân quen, đó chính là sự xuất hiện của những phố phường, đây cũng là dấu hiệu của một cuộc sống mới, của nếp sống mới mà người Pháp đang xây dựng ở trong xã hội ta. Thay thế những mái nhà ngói xan xan, những mảnh vườn thưở ruộng cùng với khung cảnh lao động thường nhật thì phố phường xuất hiện làm thay đổi tất cả. Cảnh vật còn xót lại của làng quê, đó chính là dòng sông Vị Hoàng vẫn lặng lẽ chảy, chứng kiến mọi sự đổi thay. Cảnh vật thay đổi, lối sống mới xâm nhập làm đổi thay cuộc sống của con người nơi đây.
Nhưng qua câu thơ này ta cũng có thể nhận thấy dụng ý của nhà thơ Trần Tế Xương, đó không chỉ là cảnh vật đan xen giữa cái mới và cái cũ, mà đó còn chính là những con người, bên cạnh lối sống nửa tây nửa ta kệch cỡm thì vẫn có những con người thuần Việt bảo vệ những giá trị tốt đẹp còn lại. Vẫn tiếp tục cảm xúc ấy, ở những câu thơ tiếp theo nhà thơ Trần Tế Xương tiếp tục vạch trần cái giả dối, xấu xa của xã hội hiện thời, đó cũng là điều khiến nhà thơ đau lòng nhất, bởi đó không chỉ dừng lại ở sự đổi thay của cảnh vật nữa mà đó là sự thay đổi của con người, là sự suy đồi của các giá trị đạo đức:
“Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Nhà nọ chanh chua vợ chửi chồng”
Việt Nam là một đất nước giàu bản sắc, giàu văn hóa điều đó được thể hiện ngay qua cách sống, cách cư xử giữa con người với con người. Gia đình yêu thương hòa thuận, hàng xóm đoàn kết, giúp đỡ. Nhưng ở đây, ngay trong phạm vi gia đình, giữa những con người ngỡ như không thể chia cắt tình cảm bởi mối quan hệ ruột thịt, máu mủ, đó là vợ chồng, cha con. Nhưng qua hai câu thơ của nhà thơ Trần Tế Xương ta có thể thấy mọi trật tự, mọi luân lí đều bị đảo ngược.
Xã hội Việt Nam xưa đều vô cùng coi trọng chữ tình, đó chính là sự gắn kết giữa vợ và chồng, tạo nên sự hòa thuận, yên ấm. Ngoài ra còn có chữ hiếu, tức người làm con phải biết kính trọng, yêu thương bậc sinh thành. Nhưng “Nhà kia lỗi phép con khinh bố”, trong một gia đình người con có trách nhiệm yêu thương, phụng dưỡng, sự bỏ bê không quan tâm đã là bất hiếu, đáng lên án, nhưng ở đây đứa con “khinh” bố thì trật tự của gia đình, nề nếp của xã hội đâu còn. Ngay cả người gần gũi nhất, quan tâm chăm sóc hàng ngày còn đổi lại sự khinh thường thì đối với những người trong xã hội đối với anh ta phải chăng là “cỏ rác”.
“Nhà nọ chanh chua vợ chửi chồng” Không chỉ dừng lại ở đó, con chửi cha mà còn là vợ chửi chồng, mọi thứ đều đi ngược lại với luân lí đạo đức. TRong xã hội Việt Nam vốn đề cao tiết hạnh của người phụ nữ, đó là công – dung- ngôn- hạnh, là “xuất giá tòng phu”, tức sống phải phép với chồng, cũng là trụ cột của gia đình. Nhưng phải chăng khi lối sống mới được đưa vào thì mọi thứ đều bị đảo ngược, nếu con khinh cha mất đi cái nề nếp, gia giáo thì “vợ chửi chồng” lại là sự đổ vỡ của mô hình gia đình trong xã hội. Một gia đình không có sự kính trọng của con cái với bố mẹ, người vợ lấn quyền, chanh chua thì gia đình ấy cũng chỉ là tồn tại cưỡng ép trên hình thức mà thôi.
“Keo cú người đâu như cứt sắt
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng”
Đến đây thì mọi sự bức xúc, bực bội như bị vỡ òa, nhà thơ Trần tế Xương đã mạnh mẽ lên án xã hội kệch cỡm, thối nát ấy bằng những từ thông tục nhằm tố cáo mạnh mẽ không chỉ xã hội mà cả những con người suy đồi, nguyên nhân chính tạo ra mọi sự tiêu cực. Con người sống với nhau không còn bằng tình nghĩa, yêu thương nữa mà khô cứng, vô tình, vụ lợi. Từ đó nhà thơ cũng lên án bao thói hư tật xấu nảy sinh trong xã hội, con người ấy, đó là sự tham lam, tư lợi. TRong xã hội con người chỉ biết đến lợi ích, sống với nhau bằng lí tính thì xã hội đang trên đà suy vong, bởi xét cho cùng cuộc sống như vậy có hơn cuộc sống của những con vật là bao?
“Bắc nam hỏi khắp người bao tỉnh
Có đất nào như đất ấy không?
Một lần nữa câu hỏi ở đầu bài thơ xuất hiện ở đoạn kết, không còn là sự lên án nữa là là sự trăn trở, đau đớn đến bất lực. Nơi quê hương thân yêu của nhà thơ bị biến đổi đến không còn nhận ra, đối với một con người suốt đời găn bó với quê hương như nhà thơ mà nói thì đó là mất mát không có từ ngữ nào có thể diễn tả.
Như vậy, bài thơ đất vị hoàng là một bài thơ viết về chính quê hương của nhà thơ Trần Tế Xương, nơi nhà thơ lớn lên, gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm. Trước sự đổi thay chóng vánh nhà thơ không kiềm nén được sự bất bình, sau những dòng thơ châm biếm sâu cay là sự đau xót khôn nguôi của môt con người yêu quê.
Phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng - mẫu 5
Trần Tế Xương, một trong những ngôi sao sáng của văn học trung đại Việt Nam, không chỉ là một nhà thơ mà còn là một nhà tư tưởng, truyền đạt những suy nghĩ sâu sắc về thời đại và xã hội thông qua những tác phẩm thơ của mình. Điểm đặc biệt của ông là khả năng truyền đạt những quan điểm này không chỉ qua lối thơ thông thường mà còn qua bút pháp trào phúng sắc sảo.
Trong các tác phẩm của Trần Tế Xương, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự châm biếm, đả kích từ nhẹ nhàng đến sâu sắc đối với những vấn đề tiêu cực, những thói hư tật xấu trong xã hội. Qua những dòng thơ trào phúng ấy, không chỉ tư tưởng mà cảm xúc của nhà thơ cũng được thể hiện mạnh mẽ hơn, từ sự bất bình, phẫn uất đến sự xót xa, đau đớn trước những biến cố của cuộc sống.
Bài thơ "Đất Vị Hoàng" là một ví dụ tiêu biểu cho phong cách thơ văn của Trần Tế Xương. Thông qua bút pháp trào phúng, ông đã lên tiếng thể hiện sự phẫn nộ, bất mãn trước sự biến chuyển của xã hội, sự mất mát của những giá trị truyền thống và văn hóa trong quê hương. Cảm xúc đau đớn, xót xa rõ ràng trong từng câu, từng chữ của bài thơ, thể hiện sự lo lắng, bận tâm của nhà thơ đối với quê hương, xã hội của mình.
Bài thơ sử dụng hình ảnh của vùng quê Đất Vị Hoàng để phản ánh sự thay đổi đau lòng trong xã hội. Câu hỏi ẩn dụ "Có đất nào như đất ấy không?" không chỉ là nỗi lòng của Trần Tế Xương mà còn là câu hỏi cho toàn bộ xã hội, nâng cao tầm tư tưởng của tác phẩm.
Với cấu trúc thơ thất ngôn bát cú và ngôn từ sắc sảo của ngôn ngữ Nôm, bài thơ "Đất Vị Hoàng" đã thành công trong việc truyền đạt thông điệp và cảm xúc của nhà thơ. Đây không chỉ là một tác phẩm trào phúng đặc sắc mà còn là một tuyên bố về lòng yêu nước, lo lắng cho quê hương của Trần Tế Xương.
Phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng - mẫu 6
Trần Tế Xương, một tượng đài của văn học trung đại Việt Nam, không chỉ là một nhà thơ, mà còn là một nhà tư tưởng, truyền thông, và đánh giá thời đại một cách sâu sắc. Những tác phẩm của ông không chỉ là những bản thơ để thấu hiểu tâm hồn thi nhân, mà còn là những bức tranh sống động về xã hội và con người.
Trong thế giới văn chương, Trần Tế Xương nổi tiếng với phong cách trào phúng sắc bén, không ngần ngại châm biếm những thực tế tiêu cực của xã hội. Các bài thơ của ông không chỉ là nơi phản ánh sự thay đổi của thế giới xung quanh mà còn là nơi thể hiện chất xúc cảm sâu sắc của một tâm hồn lo lắng và phẫn nộ trước những biến động xã hội.
"Đất Vị Hoàng" là một ví dụ điển hình. Bằng cách sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú, Trần Tế Xương đã tạo ra một bức tranh sống động về cuộc sống ở vùng quê Đất Vị Hoàng và những thay đổi không lường trước của nó. Câu hỏi mở đầu và kết thúc của bài thơ không chỉ là một lời tâm sự, mà còn là một lời thách thức đầy ý nghĩa: liệu có còn đất nào giống như đất Vị Hoàng ngày xưa?
Bằng cách sử dụng hình ảnh và ngôn từ sắc bén, Trần Tế Xương đã khắc họa một cách sống động sự suy tàn của đạo đức và tình cảm trong xã hội. Từ những mối quan hệ gia đình cho đến những giá trị đạo đức cơ bản, tất cả đều bị đảo lộn và suy thoái dưới bàn tay của thời đại. Những hình ảnh như "nhà kia lỗi phép con khinh bố, mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng" không chỉ là một bức tranh đau lòng về sự sụp đổ của gia đình mà còn là một cái nhìn sâu xa vào tình hình xã hội chung.
Cuối cùng, "Đất Vị Hoàng" không chỉ là một bài thơ, mà còn là một bản nhạc thanh ca về lòng yêu nước và lo lắng cho tương lai của một nhà văn. Những cung bậc cảm xúc từ sự phẫn uất đến sự đau đớn, từ nỗi buồn đến hy vọng, tất cả đều được Trần Tế Xương truyền tải qua từng câu chữ, từng dòng thơ của mình.
Phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng - mẫu 7
Trần Tế Xương, một trong những tượng đài của văn học trung đại Việt Nam, không chỉ là một nhà thơ mà còn là một tri thức sâu rộng về thời đại mình đang sống. Tác phẩm thơ của ông không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là một phản ánh sâu sắc về xã hội, về những tư tưởng, quan niệm và những thách thức đặt ra trước mỗi cá nhân, đặc biệt là nhà thơ. Điều đặc biệt ở Trần Tế Xương là cách ông tiếp cận và diễn đạt những quan điểm này không phải thông qua lối thơ truyền thống mà thay vào đó là sự sắc bén của bút pháp trào phúng.
Đọc các tác phẩm thơ của Trần Tế Xương, ta không thể không cảm nhận được sự châm biếm, đả kích từ nhẹ nhàng đến sâu sắc về những vấn đề tiêu cực, thói hư tật xấu trong xã hội đương thời. Ông không ngần ngại thể hiện sự bất bình, sự phẫn uất và cả sự đau đớn trước những biến động xã hội, đặc biệt là qua bài thơ "Đất Vị Hoàng".
Trong "Đất Vị Hoàng", Trần Tế Xương sử dụng bút pháp trào phúng để phản ánh sự thay đổi đầy tiêu cực trong xã hội. Ông không ngần ngại chỉ trích, phê phán sự mất mát của những giá trị, truyền thống tốt đẹp trong quá trình phát triển xã hội. Bài thơ không chỉ là sự than thở của một tâm hồn đau đớn trước sự suy đồi của đạo đức và luân thường mà còn là lời kêu gọi, lời cảnh báo đến nhân dân về những hiểm nguy, những hệ lụy của sự thay đổi không đúng hướng.
Bằng cách mô tả hình ảnh của vùng quê Đất Vị Hoàng, Trần Tế Xương đã tạo ra một bức tranh sống động về sự đổi thay trong xã hội. Sự phồn thịnh của thành thị, sự thay đổi trong lối sống đã làm mất đi bản sắc, vẻ đẹp của vùng quê một thời. Nhà thơ không ngần ngại chỉ ra sự đau xót, sự lo lắng về sự mất mát này, và từ đó, bài thơ trở thành một thông điệp sâu sắc về việc giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc.
Các câu thơ trong "Đất Vị Hoàng" không chỉ là sự diễn đạt của một tâm trạng cá nhân mà còn là tiếng nói của một cộng đồng, một quốc gia. Bằng cách đặt câu hỏi "Có đất nào như đất ấy không?", Trần Tế Xương đã gửi đi một lời cảnh báo, một lời kêu gọi đến tất cả mọi người, nhắc nhở về việc giữ vững những giá trị truyền thống, những đức tính cao đẹp của dân tộc trước sự lấn át của thị trường, của sự tiện nghi và tiêu biểu.
Đất Vị Hoàng không chỉ là một bài thơ trào phúng nổi tiếng của Trần Tế Xương mà còn là một tác phẩm mang tính nhân văn cao, là một tiếng nói đích thực của dân tộc, của con người Việt Nam.
Phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng - mẫu 8
Trần Tế Xương, một trong những tượng đài của văn học trung đại Việt Nam, không chỉ là một nhà thơ mà còn là một triết gia, một người truyền đạt những quan điểm sâu sắc về thời đại của mình thông qua những bài thơ đầy ý nghĩa. Ông đã không ngần ngại sử dụng bút pháp trào phúng để truyền đạt những tư tưởng, cảm xúc của mình đối với những thách thức và hạn chế của xã hội.
Qua các tác phẩm của Trần Tế Xương, chúng ta không chỉ thấy được sự châm biếm, đả kích mạnh mẽ đối với những thực tế xấu xa, tiêu cực trong xã hội mà còn nhận thấy được sự đau đớn, xót xa trước những thay đổi không mong muốn. Bài thơ "Đất Vị Hoàng" là một ví dụ điển hình.
Tác phẩm này không chỉ phản ánh sự mất mát của các giá trị truyền thống và đạo đức trong xã hội mà còn nêu bật sự phẫn nộ, bất mãn của nhà thơ trước sự thay đổi nhanh chóng, đô thị hóa mạnh mẽ. Bằng cách sử dụng ngôn từ trực tiếp, hình ảnh sống động, Trần Tế Xương đã khắc họa rất rõ nét cảnh quan và tâm trạng của mình.
Câu hỏi mở đầu và kết thúc của bài thơ không chỉ là một cách kết nối tác phẩm mà còn là một lời kêu gọi sâu sắc, không chỉ dành cho người dân trong vùng Đất Vị Hoàng mà còn cho toàn bộ xã hội: "Có đất nào như đất ấy không?" câu hỏi này không chỉ là sự tự hỏi mà còn là sự phản ánh của một tâm hồn lo lắng cho tương lai, cho sự tiêu biến của văn hóa và giá trị nhân văn.
Bài thơ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một tuyên ngôn, một lời kêu gọi để mọi người tỉnh thức, đề cao những giá trị truyền thống và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Đó chính là sức mạnh của văn học, là khả năng làm thay đổi tư duy và hành động của con người.