TOP 20 Mở bài phân tích nhân vật 2025 SIÊU HAY

327

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Mở bài phân tích nhân vật hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Mở bài phân tích nhân vật

Đề bài: Viết mở bài cho bài văn phân tích nhân vật

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 1

Betông Brecht cho rằng: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”. Với nhà văn/ nhà thơ….. họ đã thực sự thành công khi thể hiện tiếng lòng, tư tưởng riêng của mình thông qua hình tượng nhân vật……Sự tinh tế, độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà thơ/ nhà văn đã góp phần chắp cánh cho tác phẩm vút bay trên bầu trời văn đàn dân tộc.

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 2

Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó nhưng để nhân vật đó có sức sống lay động và chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/ nhà văn ... đã là được điều đó. Nhân vật "..." của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh một cô ... (đề bài yêu cầu phân tích nhân vật nào thì khái quát nhân vật đó"

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 3

Văn học như một thiên thần mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người. Trong tác phẩm …….., nhà văn/nhà thơ ……..đã để ngòi bút của mình thực hiện trọn vẹn sứ mệnh cao cả đó qua hình tượng nhân vật………thật ấn tượng.

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 4

Nhà văn Tô Hoài đã từng nói rằng: “ Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Quả đúng như vậy, nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của đứa con tinh thần mà nhà văn sáng tạo ra. Ở mỗi tác phẩm văn học, các nhà văn luôn dùng ngòi bút tài năng của mình để thổi hồn vào những nhân vật một cách độc đáo và tinh tế nhất. Và trong tác phẩm….nhà văn/ nhà thơ….đã thực sự thành công khi ghi lại dấu ấn đậm nét của mình trong trái tim đọc giả bằng hình tượng nhân vật…..

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 5

Nhà phê bình văn học G.Jung từng viết “Từ sự không thỏa mãn với đương thời, nỗi buồn sáng tạo dẫn đưa nghệ sĩ đi vào bề sâu cho tới khi nó tìm thấy trong vô thức mình cái nguyên tượng có khả năng bù đắp lại cao nhất sự tổn thất và què quặt của tinh thần hiện đại.” Và trong tác phẩm…..…, nhà văn/nhà thơ đã để nguyên tượng ấy hiện lên đầy sống động qua nhân vật…….

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 6

Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và nhà văn/nhà thơ…….. đã để tiếng lòng của mình cất lên, để linh hồn của tác phẩm ………bay lên qua hình tượng nhân vật……..

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 7

Quả thực, con người luôn là nơi bắt đầu và cũng là nơi đi đến của văn học. Với mỗi thế giới khác nhau của mỗi một tác phẩm, người đọc lại có một thể nghiệm riêng về con người. Và trong tác phẩm…….., nhà văn/nhà thơ ……..đã dùng ngòi bút của mình để mang đến những trang văn neo đậu mãi trong tâm hồn chúng ta về nhân vật…….

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 8

Không có tình huống ly kỳ, những tình cảnh sách nét, không đi sâu vào những cảnh áp bức bóc lột, những số phận thương tâm, mọi thứ trong tác phẩm ... của nhà văn ... cứ nhẹ nhàng diễn ra bên từng trang viết. Nhưng chính vẻ đẹp của những cái bình thường lặng lẽ ấy qua ngòi bút tinh tế, giọng văn nhỏ nhẻ của tác giác lại tạo nên sức hút kỳ lạ. Tất cả ấn tượng, sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc một cách tự nhiên nhưng lắng đọng.

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 9

Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Đó là một nàng Vũ Nương oan khuất muộn mạng, một nàng Kiều đầy bi kịch, một Chị Dậu tủi hơn, ... Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ, đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biểu là nhân vật nhà văn/ nhà thơ ...

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 10

Có ai đó nói rằng: “Người phụ nữ là một nửa thế giới. Và quả thật, họ đã đi vào những trang viết chảy suốt trong văn học từ trước đến nay, để rồi không phải làm nên một nửa, mà là trọn vẹn tấm hình trong sâu thẳm tâm hồn thế hệ người đọc. Họ đã đến và để lại cho nền văn học Việt Nam và trong lòng độc giả những ấn tượng thật sâu sắc, khó phai mờ. Chính bởi lẽ đó, các nhà thơ, nhà văn luôn hướng về những phụ nữ có số phận bất hạnh, thiệt thòi, đau khổ. Họ thông cảm, khóc thương cho thân phận nhỏ bé. Với cái nhìn nhân đạo của mình, các nhà thơ, nhà văn đã làm nổi bật lên những phẩm chất cao quý sáng ngời của người phụ nữ Việt Nam => nêu vấn đề

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 11

Một tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó cất lên tiếng nói của con người, ca ngợi và bảo vệ con người. Bởi thế Nam Cao từng nói: “ Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp sống lầm than” (Trăng Sáng). Văn chương là vậy, nó vẫn luôn đẹp một cách đặc biệt nhất. Phải chăng chính vì thế mà các nhà thơ/ nhà văn luôn tạo ra những nét riêng cho mình bằng việc xây dựng lên những hình tượng nhân vật độc đáo chở nặng tâm tư của tác giả. Điều đó được thể hiện rõ qua nhân vật….trong tác phẩm….của nhà thơ/ nhà văn….

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 12

“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.”(Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật…….trong tác phẩm…….., nhà văn/nhà thơ…………. đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy.

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 13

“Đối tượng của văn học vốn là thân phận con người, nên chỉ có kẻ nào đọc và hiểu nó sẽ hóa thành không phải là một chuyên gia nghiên cứu văn học mà là một kẻ hiểu biết con người một cách sâu sắc”. Quả thực, con người luôn là nơi bắt đầu và cũng là nơi đi đến của văn học. Với mỗi thế giới khác nhau của mỗi một tác phẩm, người đọc lại có một thể nghiệm riêng về con người. Và trong tác phẩm…….., nhà văn/nhà thơ đã dùng ngòi bút của mình để mang đến những trang văn neo đậu mãi trong tâm hồn chúng ta về nhân vật…….

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 14

Nhiều thập kỉ trôi qua, bạn đọc ngày nay được Sống trong sự đổi mới toàn diện, trong khí thế vươn lên của đất nước sẽ còn tìm thấy nhiều tầng ý nghĩa thú vị hàm ẩn trong tác phẩm ... của nhà văn .... Thông qua hình tượng nhân vật ..., tác phẩm đã đặt ra những vấn đề tư tưởng thấm đẫm chất nhân vật không chỉ có ý nghĩa nhất thời mà còn có ý nghĩa muôn đời với tất cả mọi người.

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 15

“Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.” (Trích trong Nhất ký của Nguyễn Văn Thạc). Có lẽ ta không thể cảm nhận trọn vẹn “niềm sầu buồn” hay “giọt nước mắt” đó nếu nhà văn/nhà thơ……..không dùng ngòi bút của mình để in dấu tất cả qua hình tượng nhân vật………. với đầy những áp bức, bóc lột và bất công nhưng trên hết những người nông dân ấy vẫn giữ trọn vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn.

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 16

Cách mạng tháng Tám thành công mở ra bước ngoặt Cho dân tộc, đánh dấu một thời kỳ lịch sử. Rồi đến chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới, rũ bỏ những bụi bặm mệt nhoài của chiến tranh, làm lại quê hương từ trong đống hoang tàn đổ nát. Hình ảnh những con người, cuộc sống mới được đưa vào Văn học, làm sáng lên niềm tin, sự phấn khởi, lòng thiết tha với cuộc đời đổi khác. Một đời lao động và dâng hiến, họ chăm chỉ như Chú ong miệt mài góp mật cho cuộc sống. Hình ảnh họ lúc nào cũng đẹp, cũng sáng như dụi vào lòng ta những cảm xúc bềnh bồng, yêu quý. Nếu vấn đề nghị luận

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 17

“Cuộc sống tồn tại với bao nhiêu vẻ đẹp và bi thương. Cái đẹp và nỗi buồn cùng tồn tại trong thế giới này. Sự thơ mộng của cuộc sống cũng chứa đựng những giọt nước mắt.” (Trích Nhất ký của Nguyễn Văn Thạc). Nhà văn/nhà thơ… đã dùng ngòi bút để in dấu những áp lực, sự bóc lột và bất công, nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn của những người nông dân trong hình tượng nhân vật….

Cuộc sống hối hả có thể khiến chúng ta quên mất việc tận hưởng những khoảnh khắc đáng giá. Vì vậy, hãy để những chuyến đi mang lại sự cân bằng, mở rộng tầm nhìn và tạo ra những kỷ niệm khó quên. Mỗi hành trình sẽ giúp bạn thêm yêu đời và trân trọng cuộc sống hơn. Hãy lên kế hoạch ngay để tận hưởng trọn vẹn những trải nghiệm mới mẻ này! Nội dung dưới đây giúp bạn lên kế hoạch du lịch đến các địa điểm thú vị.

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 18

Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị Dậu tủi hờn… Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là nhân vật…. của nhà văn/ nhà thơ…..

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 19

Cách mạng tháng Tám là bước ngoặt thành công cho dân tộc, đánh dấu một thời kỳ lịch sử. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 mang lại cuộc sống mới cho miền Bắc. Những hình ảnh, cuộc sống mới đã được thể hiện trong văn học, làm dấy lên niềm tin và sự phấn khởi. Hình ảnh những con người lao động, dâng hiến như chú ong miệt mài góp mật cho cuộc sống, luôn đẹp và sáng sủa, gợi lên trong lòng những cảm xúc bềnh bồng và yêu quý.

Mở bài phân tích nhân vật - mẫu 20

Ai đó đã nói rằng: “Phụ nữ là nửa thế giới. Thật vậy, họ đã đi vào các trang văn học, để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả. Các nhà văn luôn viết về những phụ nữ đau khổ, bất hạnh, để tôn vinh những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Đánh giá

0

0 đánh giá