Trợ từ là gì? Phân loại trợ từ; Vai trò của trợ từ

98

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Trợ từ là gì? Phân loại trợ từ; Vai trò của trợ từ giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Trợ từ là gì? Phân loại trợ từ; Vai trò của trợ từ

1. Khái niệm trợ từ

- Khái niệm: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ nào đó trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

- Ví dụ: Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.

Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay, nhỉ, nhé, nha, nghen,…

Ví dụ:

Ăn thì ăn không ăn thì thôi

Ngay cả tôi đây cũng không làm được gì

Đúng là cái tụi trẻ trâu

Cũng chỉ là bọn nhân viên quèn

2. Phân loại trợ từ

Trợ từ gồm hai nhóm:

+ Trợ từ nhấn mạnh thường đi kèm các từ ngữ cần nhấn mạnh trong câu (chính, đích, ngay cả, chỉ, những...)

+ Trợ từ tình thái thường đứng ở đầu và ở cuối câu (à, ạ, ư, nhỉ, nhé, nào, cơ, cơ mà, thôi...) giúp tạo kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc thể hiện thái độ đánh giá, tình cảm của người nói.

Ví dụ 1: trợ từ nhấn mạnh

Má đưa cho tôi những mười tờ một trăm, bảo mua ngay một chồng vở mới.

=> “Những” trong câu trên là trợ từ, có chức năng nhấn mạnh mức độ về lượng nhiều hơn mức cần có hay mong đợi

Ví dụ 2: trợ từ tình thái

Bác này lí luận hay nhỉ(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)

=> “Nhỉ” trong câu trên là trợ từ tình thái, biểu thị ý mỉa mai, dùng ở cuối câu cảm thán

3. Vai trò của trợ từ trong câu

- Tạo sự rõ ràng và chính xác: Trợ từ giúp làm rõ ý nghĩa của một sự vật, sự việc hoặc tình huống cụ thể.

- Bày tỏ sự ngạc nhiên hoặc không tin: Trợ từ có thể giúp diễn đạt sự ngạc nhiên hoặc sự không tin của người nói.

- Điều chỉnh mức độ nhấn mạnh: Trợ từ giúp điều chỉnh mức độ nhấn mạnh trong câu, tạo ra sự khác biệt về mức độ quan trọng hoặc sự chắc chắn.

- Điều chỉnh thông tin: Trợ từ có thể giúp điều chỉnh thông tin trong câu, làm cho nó trở nên chính xác hơn hoặc phù hợp với ngữ cảnh.

- Tạo sự liên kết giữa các phần của câu: Trợ từ có thể giúp tạo ra sự liên kết giữa các phần của câu, giúp cho câu chuyện trở nên mạch lạc và dễ theo dõi hơn.

4. Phân biệt trợ từ và thán từ

 

Trợ từ

Thán từ

Khái niệm

Trợ từ thường chỉ có một từ ngữ trong câu, được sử dụng nhằm biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói tới ở từ ngữ đó.

Thán từ là những từ ngữ được sử dụng trong câu với mục đích nhằm bộc lộ cảm xúc của người nói, thán từ cũng được dùng để gọi và đáp trong giao tiếp.

Vai trò

Biểu thị hoặc nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó đang được nhắc đến.

Chủ yếu xuất hiện đầu câu và các từ ngắn gọn như mục đích biểu cảm, bộc lộ tình cảm cảm xúc.

Phân loại

Có 2 loại:

- Trợ từ dùng để nhấn mạnh: nhằm nhấn mạnh một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó, bao gồm những từ như: những, cái, thì, mà, là…

- Trợ từ nhằm biểu thị đánh giá về sự việc, sự vật, bao gồm các từ như: chính, ngay, đích thị…

Gồm 2 loại đó là:

- Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: gồm những từ như: ôi, trời ơi, than ôi…

Ví dụ: Chao ôi! Chiếc váy này thật là đẹp.

- Thán từ dùng để gọi đáp: gồm các từ như: này, hỡi, ơi, vâng, dạ…

Ví dụ: Này, bạn sắp trễ mất buổi họp hôm nay rồi đó.

Ví dụ

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

=> Có thể thấy trong câu trên, thán từ được sử dụng là từ: than ôi.

 

- Người có giọng hát hay nhất khối 9 đích thị là Trâm Anh.

=> Trợ từ đích thị nhấn mạnh hơn cho người nghe về việc Trâm Anh là người có giọng hát hay nhất khối lớp 9.

5. Bài tập về trợ từ

Bài 1. Xác định trợ từ, thán từ, tình thái từ trong các câu sau:

a. Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông Giáo ạ!

(Lão Hạc, Nam Cao)

b. Vâng, ông Giáo dạy phải đối với chúng mình thế là sung sướng.

(Lão Hạc, Nam Cao)

c. Con chó của cháu nó mua đấy chứ!

(Lão Hạc, Nam Cao)

Trả lời:

a. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: "ạ".

b. Thán từ gọi đáp: "Vâng".

c. Tình thái từ nghi vấn: "chứ".

Bài 2. Tìm và xác định ý nghĩa của trợ từ trong các câu sau:

1. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải 100 đồng bạc, lại còn cau, còn rượu thì mất đến 200 bạc.

2. Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông giáo ạ.

Trả lời:

1. Trợ từ “nguyên” nhấn mạnh duy chỉ một thứ. Trợ từ “đến” nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.

2. Trợ từ “cả” biểu thị nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.

Bài 3. Trợ từ là gì?

A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

B. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.

D. Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ.

Đáp án : B

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh, hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Bài 4. Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ?

A. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

B. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

C. Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút!

D. Lần này em được những 2 điểm 10.

Đáp án : C

Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút! Là câu chứa thán từ gọi đáp.

Bài 5. Các từ in đậm trong những câu sau, từ nào là trợ từ?

A. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi ...

B. Hỡi ơi Lão Hạc!

C. Nó vợ con chưa.

D. Tôi chỉ ốm một trận đấy thôi.

Đáp án : D

Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. là câu chứa trợ từ.

Bài 6. Cho câu sau:

Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng mười tám ngày, ông giáo ạ!

(Nam Cao)

Câu trên có mấy trợ từ?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Bài 7. Cho các câu sau đây:

a) Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu. (Nguyễn Thái Vận)

b) Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. (Ngô Tất Tố)

c) Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình lúng túng. (Thanh Tịnh)

d) Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! (Nam Cao)

Tất cả các câu trên đều chứa trợ từ.

A. Đúng

B. Sai

Bài 8. Đột nhiên lão bảo tôi:

- Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

(Nam Cao)

Ví dụ trên không có chứa trợ từ.

A. Đúng

B. Sai

Bài 9. Từ “chao ôi: trong câu văn:

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương….”

(Lão Hạc)

Bộc lộ cảm xúc gì của nhà văn?

A. Than thở vì xúc động mạnh.

B. Than thở vì bất lực.

C. Than thở vì đau đớn.

D. Cả A, B, C đều sai.

Bài 10. Cho câu văn:

“Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm!...”

(Lão Hạc – Nam Cao)

Từ “Này” trong phần trích “Này! Ông giáo ạ!” thuộc từ loại nào dưới đây?

A. Thán từ.

B. Phó từ.

C. Tình thái từ.

D. Trợ từ.

Cho đoạn văn:

“Ốm dậy tôi về quê, hành lí vẻn vẹn chỉ có một cái vali đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại những kỉ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng, đầy những say mê và khát vọng.”

Bài 11. Cho đoạn văn:

“Ốm dậy tôi về quê, hành lí vẻn vẹn chỉ có một cái vali đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại những kỉ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng, đầy những say mê và khát vọng.”

Tìm các trợ từ trong đoạn văn trên?

A. Chỉ

B. Chỉ, nguyện

C. Chỉ, nguyện, đầy

D. Cả A, B, C đều sai

Đánh giá

0

0 đánh giá