TOP 20 Phân tích truyện ngắn Ga tàu tuổi thơ 2025 SIÊU HAY

174

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích truyện ngắn Ga tàu tuổi thơ hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Phân tích truyện ngắn Ga tàu tuổi thơ

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Ga tàu tuổi thơ của Vũ Thị Huyền Trang.

Phân tích truyện ngắn Ga tàu tuổi thơ - mẫu 1

Tác phẩm "Ga tàu tuổi thơ" của Vũ Thị Huyền Trang là một tác phẩm nổi bật trong văn học hiện đại, mang đậm màu sắc hoài niệm và hồi tưởng về tuổi thơ. Để phân tích tác phẩm này, ta có thể nhìn nhận từ các khía cạnh sau:

Chủ đề chính của tác phẩm xoay quanh ký ức tuổi thơ, những kỷ niệm đẹp và gắn bó với địa điểm cụ thể – ga tàu. Ga tàu không chỉ là một nơi chốn vật lý mà còn là biểu tượng cho những hành trình, những ước mơ và những cuộc chia ly trong cuộc sống. Tác phẩm gợi nhắc về tuổi thơ đầy sáng tạo và sự khám phá, đồng thời phản ánh sự chuyển mình của thời gian và những thay đổi trong cuộc sống.

Ga tàu là hình ảnh trung tâm của tác phẩm, ga tàu đại diện cho những chuyến đi, những cuộc phiêu lưu và sự chuyển mình của cuộc sống. Nó cũng là nơi gợi nhớ về những khám phá đầu đời và những ước mơ của tuổi trẻ.

Những chuyến tàu trở thành biểu tượng cho những khoảnh khắc vừa vui vẻ, vừa buồn bã, là những cuộc chia ly đầy cảm xúc. Chúng gợi lên sự thay đổi không dứt của thời gian.

Vũ Thị Huyền Trang sử dụng phong cách ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc để dẫn dắt người đọc vào thế giới của nhân vật. Tác phẩm không chỉ đơn thuần là kể chuyện mà còn là một hành trình khám phá nội tâm con người, với những hồi ức, cảm giác và suy tư đa chiều.

Tác phẩm chứa đựng nhiều cảm xúc, từ niềm vui đến nỗi buồn, từ sự mong chờ đến nỗi chia ly. Tác giả khéo léo lồng ghép tâm tư của nhân vật vào từng chi tiết nhỏ như cảnh vật, âm thanh của ga tàu, tạo ra bầu không khí đầy trầm lắng và hoài niệm.

"Ga tàu tuổi thơ" không chỉ là một tác phẩm mang tính chất tự sự mà còn là bài học về giá trị của quá khứ, về việc gìn giữ những kỷ niệm đẹp và biết trân trọng những gì đã qua. Nó khuyến khích người đọc suy ngẫm về hành trình cuộc đời, về sự nối tiếp giữa các thế hệ và việc học cách sống hòa hợp với quá khứ.

Tóm lại, "Ga tàu tuổi thơ" của Vũ Thị Huyền Trang là một tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật và cảm xúc, khắc họa sâu sắc những kỷ niệm và bài học từ tuổi thơ. Qua việc sử dụng hình ảnh ga tàu, tác phẩm không chỉ gợi mở những dòng cảm xúc về thời gian và không gian mà còn khơi gợi những suy tư về hành trình sống của mỗi con người.

TOP 20 Phân tích truyện ngắn Ga tàu tuổi thơ 2025 SIÊU HAY (ảnh 1)

Phân tích truyện ngắn Ga tàu tuổi thơ - mẫu 2

Nhà phê bình văn học người Nga, Bêlinxki khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”. Vậy nên, mỗi nhà văn muốn “đứa con tinh thần” của mình sẽ bám rễ vào mảnh đất văn chương thì không đơn thuần chỉ là phản ánh những gì nhức nhối, mà trước hết phải là “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê-khốp) để đặt ra “những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó”. Và nhà văn Vũ Thị Huyền Trang với tình yêu thương con người vô bờ bến, cũng đã để cuộc đời “phả gió” vào trái tim mình, thôi thúc ông đi tìm kiếm những hạt bụi vàng lấp lánh trên cuộc đời, đúc thành những bông hoa hồng vàng sáng chói chứa chan tinh thần nhân đạo mang tên “Ga tàu tuổi thơ”.

Vũ Thị Huyền Trang là cây bút trẻ viết khỏe nhất với hơn 300 truyện ngắn, 200 tản văn và 100 bài thơ. Cô cũng là người “hăng” gửi bài nhất, kể cả những tờ tạp chí địa phương, tạp chí ngành, vậy nên tần suất bài cô được đăng cũng đáng nể. Một trong những tác phẩm đặc sắc của cô phải kể đến là “Ga tàu tuổi thơ”. Đặc biệt người đọc bị ấn tượng với hình tượng nhân vật người anh với tình yêu thương với các em.

Vũ Thị Huyền Trang sinh năm 1987, tốt nghiệp Khóa 9 Khoa Viết văn và Báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội. Hội viên Hội VHNT tỉnh Phú Thọ.

Là một cây bút viết khỏe, tính đến nay Vũ Thị Huyền Trang đã có cả nghìn trang sách thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn… Riêng năm 2021 Trang xuất bản liền một lúc 3 tập truyện ngắn “Đô thị ảo”, “Bố tôi”, “Nơi không có hoa đào”. Và những năm vừa qua truyện ngắn của Vũ Thị Huyền Trang in rải rác khắp các báo văn nghệ từ Trung ương cho đến các địa phương khác trong cả nước. Với một tác giả trẻ như thế này thật đáng khâm phục vì số lượng tác phẩm nhiều có thể hơn cả một cây bút đã trưởng thành.

Tác phẩm “Ga tàu tuổi thơ” kể về kỉ niệm của nhân vật “tôi” với hình ảnh ga tàu. Không phải tự nhiên tác giả có kí ức sâu đậm với nơi này như vậy. Nó gắn liền với hoàn cảnh khi trước của gia đình, khi người mẹ bị bệnh nặng, người bố đã đưa mẹ lên Hà Nội trên chuyến tàu đó. Ba anh em nhân vật “tôi” từ đó phải tự đùm bọc chăm sóc nhau và hàng ngày ngóng đợi ở ga tàu đợi bố mẹ quay trở về.

Trong hoàn cảnh đó, hình ảnh người anh cả được thể hiện ấn tượng. Bố mẹ chưa biết bao giờ sẽ trở về, người anh được giao trách nhiệm chăm sóc các em. Người anh đã vất vả lo từ việc nấu nướng đến lấy nước tắm giặt cho các em. Công việc này không hề dễ dàng với một người con trai, tuy nhiên người anh luôn cố gắng hết sức để hoàn thành việc chăm lo cho các em. Người anh rất yêu thương các em của mình, nhà gần hết gạo, người anh dù phải làm việc rất vất vả nhưng cũng chỉ ăn một ít còn lại nhường cho các em. Đến khi nhận được gạo bố mẹ gửi từ trên Hà Nội về, các em đều vui vẻ vì không sợ đói nhưng người anh chỉ lo lắng cho bố mẹ ở trên đó có khỏe mạnh không, bệnh của mẹ ra sao. Từ đó chứng tỏ anh là người rất tình cảm và biết lo lắng cho gia đình, người thân. Rồi sau đó khi bố mẹ đã trở về, lại đến người em út bị bệnh tật, chỉ còn hai anh em, người anh lại cố gắng hết sức để chăm lo cho em thật tốt, ngày ngày cõng người em đến bên ga tàu chờ đợi. Những chuyến tàu đi hoặc trở về đều mang niềm tin, hi vọng của người anh đi về mong cầu hạnh phúc cho gia đình anh.

Tác giả đã thực sự thành công khi xây dựng lên hình ảnh người anh với tình yêu thương, sự vất vả lo toan cho các em giúp ba mẹ. Bằng những từ ngữ giản dị, ngôn ngữ giàu cảm xúc đã thể hiện rõ tình cảm của nhân vật “tôi” với người anh. Từ đó đọng lại rất nhiều cảm xúc trong độc giả.

TOP 20 Phân tích truyện ngắn Ga tàu tuổi thơ 2025 SIÊU HAY (ảnh 2)

Phân tích truyện ngắn Ga tàu tuổi thơ - mẫu 3

Ga tàu, những chuyến tàu đi đi về về luôn là những phần kí ức của rất nhiều bạn nhỏ. Nếu Thạch Lam viết Hai đứa trẻ với những mộng mơ, mong ước của bọn trẻ con, khi thấy những đoàn tàu qua lại đem đến những ánh sáng mà khác với nơi chúng ở. Thì nhà văn Vũ Thị Huyền Trang với truyện ngắn " Ga tàu tuổi thơ" lại mang đến cho chúng ta một câu chuyện khác về nhà ga, về những chuyến tàu.

Tác giả kể câu chuyện rất đơn giản nhẹ nhàng, hình ảnh của hai anh em xuất hiện từ đầu đến cuối câu chuyện. Kể câu chuyện theo trình tự thời gian từ khi còn nhỏ, khi mẹ bị bệnh, bố đưa mẹ lên tàu xuông Hà Nội để chữa bệnh. Và những buổi anh em ra ngóng, ra trông chờ đợi một hình bóng quen thuộc. Nhưng sự yêu thương, niềm vui gia đình không bao lâu thì đứa em út lại bị bệnh. Và một chuyến tàu nữa lại đưa bố mẹ và em út đi. Rất rất sau đó họ mới trở về. những lúc như vậy chỉ có hai anh em làm chỗ dựa tinh thần cho nhau.

Không gian của chuyện chỉ xoay quanh con ngõ nhỏ đường mòn và sân ga. Nơi đó hiện hữu trong tâm trí nhân vật mãi về sau. Không thể nào quên được không gian ấy. Thời gian là những buổi chiều tối, thời gian này đem đến cho cảm giác buồn man mác. Buổi chiều là lúc mà các gia đình đoàn tụ để quây quần bên mâm cơm thì những đứa trẻ xa cha mẹ lại chỉ biết ngóng trông một hình dáng quen thuộc.

Và hình ảnh cây bạch đàn cứ lặp đi lặp lại trong tác phẩm, nó như minh chứng cho thời gian đã qua, minh chứng cho sự mong chờ, ngóng đợi của hai anh em. " Cây bạch đàn ở ngõ đã bao lần thay vỏ, những vết khắc năm xưa đã không còn nữa nhưng vết khắc tuổi thơ thì vẫn luôn hằn trong tâm trí chúng tôi. Để sau này khi dòng xoáy cuộc đời có cuốn chúng tôi về đâu đi nữa thì những buổi chiều ngang qua cuộc đời sẽ giúp tôi tìm về nguồn cội để biết yêu thương và được yêu thương thật nhiều trong vòng tay ấm áp của gia đình."

Câu chuyện đã làm cho chúng ta cảm thông, thấu hiểu với nỗi cô đơn, vất vả của những đứa trẻ khi cha mẹ vắng nhà. Ngoài ra còn ngợi ca tình yêu thương, đoàn kết trong tình anh em của những đứa trẻ.

Đánh giá

0

0 đánh giá