Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau
Đề bài: Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau của Trần Tế Xương.
Dàn ý Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau
1. Mở bài:
- Giới thiệu nhà thơ Trần Tế Xương và bài thơ “Năm mới chúc nhau”.
2. Thân bài:
a. Phân tích nội dung của bài thơ:
- Nội dung của bài thơ “Năm mới chúc nhau” là những tiếng chửi, những lời chế giễu sâu cay, tính chất châm biếm bật ra từ sự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức chúc nhau mà thực ra là để chửi, là để thể hiện sự khinh ghét của nhà thơ trước bọn người hợm hỉnh trong xã hội cũ.
- Đối với người Việt Nam, như đã trở thành thông lệ, cứ mỗi dịp Tết đến, người ta lại dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Họ chúc nhau sống lâu, khỏe mạnh, chúc phát tài, phát lộc, chúc sự no đủ, sang giàu… Lời chúc, vì thế, vừa là một mong ước, một nguyện cầu, vừa là một cách thức ứng xử mang tính văn hóa. Cứ như nhan đề bài thơ “Năm mới chúc nhau” thì phải hiểu là thế. Nhưng đọc vào thì hoàn toàn không phải vậy.
+ Hai câu thơ đầu tiên, tác giả đã khắc họa cảnh chúc thọ:
“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.”
→ Chúc nhau sống lâu trăm tuổi là một lời chúc đẹp. Nội dung lời chúc ở hai câu thơ đầu là thế, nhưng dưới con mắt Tú Xương lại không phải thế. Ta nhận ra đằng sau câu chữ ấy là thái độ châm biếm của nhà thơ khi ông gọi những người chúc là “nó” là “đứa”. Câu thơ “Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu” vốn là lời chúc trang trọng thành kính, thế mà nhà thơ chỉ thêm vào chữ “râu” (bạc đầu râu), câu thơ ấy ngay lập tức hóa thành lời chế nhạo, khôi hài.
+ Thái độ châm biếm còn biểu lộ rõ hơn ở lời toan tính, dự định của nhà thơ:
“Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.”
→ Cách xưng hô “ông” một cách trịch thượng, hạ những kẻ nhố nhăng xuống hàng đứa, nó, Tú Xương trực tiếp bộc lộ một cái nhìn khinh thị. Nào có hay ho, trang trọng, đẹp tốt gì một lũ bạc đẩu râu và răng không còn nữa. Răng không còn nên phải dùng cối giã trầu, từ đó tiếng cười bật ra thâm thuý, sâu cay.
+ Sau chúc thọ lại đến màn chúc sang, chúc giàu. Vẫn là cái giọng điệu châm biếm, đ Thái độ châm biếm của nhà thơ thể hiện ngay ở việc lặp lại các cụm từ “nó lại, “cái sự giàu” và “sự lắm con”. Cách diễn đạt theo kiểu ngoa ngôn như “trăm ngàn vạn mớ” “sinh năm đẻ bảy” cũng là nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt về sự ô hợp, lộn xộn của lũ người hợm của. Và cùng như hai khổ thơ trên, cứ sau mỗi lời bọn chúng chúc nhau, Tú Xương lại nêu lời bình luận của chính mình. Qua những lời bình luận ấy, nhà thơ thể hiện rõ hơn thái độ và tình cảm của ông. Đọc những lời dự đoán của nhà thơ về bọn đông con, lắm của, nào là “Phen này ắt hẳn gà ăn bạc – Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu” hoặc “Phố phường chật hẹp người đông đúc – Bồng bế nhau lên nó ở non”, người đọc chỉ thấy buồn cười về một hiện thực nhố nhăng, một hiện thực đậm màu hài hước.
→ Qua những vần thơ trào phúng này, người đọc càng thấm tiếng cười của Tú Xương không chỉ “độc” mà còn “thâm” nữa. Xuyên suốt bài thơ là cái nhìn mỉa mai của “ông” dành cho chúng “nó”. Không một chút e dè, kiêng nể, Tú Xương quất thẳng vào chúng những tiếng chửi “ác khẩu” và mạnh mẽ và kích sâu cay, nhà thơ tiếp tục mỉa mai bọn trưởng giả học làm sang:
2. Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ phân tích đánh giá
- Nhan đề thơ nghe có vẻ rất đỗi bình thường, năm mới thì những lời chúc tụng nhau vốn dĩ là chuyện rất nên làm, là những gì quen thuộc nhất khi dịp tết đến xuân về. Nhưng vào thơ của Tú Xương, cái lời chúc tết ấy lại có nhiều điều phải suy nghĩ và khi nghĩ ra rồi người ta mới thấy được cái tiếng cười châm biếm thật sâu cay của “bậc thần thơ thánh chữ” (theo lời Nguyễn Công Hoan).
+ Tác giả đã sử dụng phương thức biểu cảm để làm rõ lên nội dung bài thơ lại là những tiếng chửi, những lời chế giễu sâu cay. Tính chất châm biếm bật ra từ sự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức chúc nhau mà thực ra là để chửi, là để thể hiện sự khinh ghét.
+ Cách sử dụng từ ngữ xưng hô rất nghệ thuật: xưng “ông”; gọi bọn mua quan, bán tước, ham hố cái sự giàu và “sự lắm con” bằng “nó”, “đứa”… tạo nên tiếng cười châm biếm sâu cay. Cách diễn đạt theo kiểu ngoa ngôn như “trăm ngàn vạn mớ”, “sinh năm đẻ bảy” cũng là nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt về sự ô hợp, lộn xộn của lũ người hợm của.
+ Giọng điệu bài thơ vừa dí dỏm, hài hước vừa chế giễu, châm biếm, đả kích sâu cay.
3. Kết bài: phân tích đánh giá năm mới chúc
- Khái quát ý nghĩa của tiếng cười trào phúng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau - mẫu 1
Tục lệ chúc nhau ngày đầu năm mới từ lâu đã là một phong tục rất đẹp trong văn hóa ngày Tết của người Việt ta. Ấy thế mà trong bài thơ Năm mới chúc nhau của tác giả Trần Tế Xương, những lời chúc hiện lên thật mỉa mai, tầm thường, thể hiện sự tham lam thói ích kỉ của một số con người.
Mở đầu bài thơ, tác giả mời mọi người lắng nghe các lời chúc:
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Chúc nhau sống lâu trăm tuổi là một lời chúc đẹp. Nội dung lời chúc khổ đầu là thế, nhưng dưới con mắt Tú Xương lại không phải thế. Ta nhận ra .say thái độ châm biếm của nhà thơ khi ông gọi những người chúc là “nó" là “đứa”. Cân thơ Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu vốn là lời chúc trang trọng thành kính, thể mà ông chỉ thêm vào chữ râu (bạc đầu râu), câu thơ ấy ngay lập tức hóa thành lời chế nhạo. Thái độ châm biếm còn biểu lộ rõ hơn ở lời toan tính, dự định của nhà thơ “Phen này ông quyết đi buôn cối - Thiên hạ bao nhiêu dứa : “giã trầu”. Nào có hay ho, trang trọng, đẹp tốt gì một lũ bạc đẩu râu và răng không còn nữa. Răng không còn nên phải dùng cối giã trầu, vẫn là cái giọng điệu ấy, nhà thơ tiếp tục mỉa mai bọn trưởng giả học làm sang:
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Đứa thì mua tước, đứa mua quan
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng.
Ở bất kì thời kì lịch sử nào cũng vậy, khi xã hội đã trở nên mục ruồng, giai cấp thống trị sa đọa, thối nát... thì việc mua quan bán tước là chuyện hiển nhiên, không có gì khó hiểu. Thời Tú Xương là một thời như thế. Con người ta sống sao cho sang, cho đẹp là một ao ước, một khát khao lành mạnh. Tuy nhiên làm nên cái sang, cái đẹp ấy đâu phải là do địa vị, hàm đố, đo tước, đo quan. Tước hay quan cũng chỉ là bề ngoài như quần áo vậy. Cái bề ngoài ấy chỉ trở nên có nghĩa khi bên trong con người có một tâm hồn và trí tuệ đẹp đẽ, lành mạnh. “Y phục phải xứng ky đức” là thế. Tú Xương căm uất cái thói trưởng giả học làm sang của bọn người nhố nhăng này. Thì ra quan, tước của chúng chẳng qua là đo mua, đo bán, một thứ bộ dạng đi vay, đi mượn chứ nói gì đến những phẩm chất và tư cách bên trong. Cau thơ lặp lại mấy chữ "đứa thì mua tước, đứa mua quan” đã vẽ nên cảnh tượng nhốn nháo, đua đòi kệch cỡm của bọn vô học chốn quan trường. Người đọc dường như cũng hả hê bõ tức khi ông hạ câu thơ “Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng”. Sống lâu và sống sang là nội dung của hai lời chúc đầu. Nhưng qua hai lời chúc ấy lại thấy tất cả sự nhuếch nhác, bệ rạc của bọn người này. Đã thế nhà thơ còn bồi thêm cho chúng những cú đòn ê ẩm liên tiếp. Nếu như hai lời chúc đầu là chúc sống lâu và sống sang thì hai khổ thơ cuối cùng chúc nhau “cái sự giàu” và “sự lắm con”.
Nó lại mừng nhau cái sự giàu.
Trăm ngàn vạn mớ để vào đâu?
... Nó lại mừng nhau sự lắm con
Sinh năm đề bảy được vuông tròn
Thái độ châm biếm của nhà thơ thể hiện ngay ở việc lặp lại các cụm từ “nó lại, “cái sự giàu” và “sự lắm con”. Cách diễn đạt theo kiểu ngoa ngôn như “trăm ngàn vạn mớ” “sinh năm đẻ bảy” cũng là nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt về sự ô hợp, lộn xộn của lũ người hợm của. Và cùng như hai khô thơ trên, cứ sau mỗi lời bọn chúng chúc nhau, Tú Xương lại nêu lời bình luận của chính mình. Qua những lời bình luận ấy mà nhà thư thể hiện rõ hơn thái độ và tình cảm của ông. Không hiểu sao đọc những lời dự đoán của nhà thơ về bọn đông con, lắm của, nào là “Phen này ắt hẳn gà ăn bạc - Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu” hoặc “Phố phường chật hẹp người đông đúc - Bồng bế nhau lên nó ở non”, người đọc chỉ thấy buồn cười về một hiện thực nhố nhăng, một hiện thực đậm màu hài hước.
Năm mới chúc nhau là một trong những bài thơ đặc sắc, tiêu biểu cho khuynh hướng và nguồn mạch châm biếm trào phúng của nhà thơ Trần Tế Xương. Đó là những lời “chúc Tết” hết sức độc đáo dưới một hình thức cũng hết sức độc đáo: chúc mà thực ra là chửi, là châm hiếm. Tuy là chửi mà vẫn thành thơ, và lại là thơ hay. Bài thơ mang lại cho bạn đọc một tình cảm hả hê, sung sướng, bõ hờn, bõ tức. Nó cũng gợi lên nhiều cảm hứng khiến người đọc dễ “nhại” và muốn “nhại” theo cái giọng điệu trào phúng châm biếm của ông mỗi khi gặp cảnh chướng tai gai mắt ở đời. Chẳng thế mà có người đã “bắt chước” làm thêm mấy câu thơ nối tiếp vào bài thơ trên, đọc lên nghe chẳng khác gì của chính nhà thơ:
Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết cả trên đời
Vua quan sĩ thứ người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người.
Đấy chính là bằng chứng hùng hồn về sức sống của hài thơ.
Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau - mẫu 2
Nhắc đến thơ ca Trung đại trào phúng mang đậm tiếng cười sâu cay, độc giả nhớ ngay đến Trần Tế Xương hay còn gọi Tú Xương (1870 - 1907). Là người con quê Vị Xuyên, Nam Định, nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Tiếng thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt) khi nhà thơ chứng kiến sự thay đổi, từ thời kì xã hội phong kiến tàn tạ sang thời kì xã hội thực dân lố lăng, dơ dáy, đầy rẫy nghịch cảnh, cảnh và người với những bức tranh cuộc sống những chân dung con người, những quan hệ xã hội đáng cười, đáng chê trách. Một trong những bài thơ châm biếm, giễu cợt, khinh ghét lối sống lố lăng kệch cỡm của những kẻ giàu sang, hãnh tiến đang nhắm mắt làm ngơ trước cảnh đời nô lệ, dân chúng lầm than đó là thi phẩm “Năm mới chúc nhau” như một tiếng chuông cảnh tỉnh, phê phán mà Tú Xương gióng lên bằng tiếng cười trào lộng, sự đập phá dữ dằn, sự chê trách, sự đả kích phủ nhận triệt để của những vần thơ tả thực hướng vào nhiều đối tượng cụ thể, rất xác thực và nhiều cung bậc phong phú, đa dạng.
Vốn là một người thông minh, sáng dạ nhưng khốn nỗi thi cử bao nhiêu lần cũng không đậu. Nguyên nhân bởi xã hội thời bấy giờ đương buổi rối ren loạn lạc quá, cái tài năng của ông bị vùi dập bởi chế độ thuộc địa nửa phong kiến, bởi việc mua quan bán chức ầm ầm. Chính vì bất đắc chí trong việc học hành thi cử mà Trần Tế Xương thường trút hết nỗi niềm của mình vào thơ văn, thơ của ông không buồn mà là những tiếng cười mỉa mai châm biếm rất sâu cay, quất vào mặt bọn cường quyền, thực dân những kể chẳng mấy ưa ông và ông cũng ngứa mắt bọn chúng. Dù chỉ được sống 37 năm ngắn ngủi của cuộc đời, lại sống trong cảnh nghèo khó, xã hội nhiễu nhương, nhưng Tú Xương - một trí thức phong kiến đã có một cái nhìn rất chân thực về cuộc sống thời bấy giờ, thông qua những vần thơ trào phúng tưởng là chơi vui nhưng lại hóa hiện thực sâu sắc.
Như thường lệ, cứ mỗi dịp Tết đến, người ta lại dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Họ chúc nhau sống lâu, khỏe mạnh, chúc phát tài, phát lộc, chúc sự no đủ, sang giàu… Vì thế lời chúc, vừa là một mong ước, một nguyện cầu, vừa là một cách thức ứng xử mang tính văn hóa. Ấy thế mà có một số người dường như có ý tách ra, đứng ngoài những lời chúc kia, lẳng lặng nghe rồi bình phẩm, đánh giá và giễu cợt. Mới chỉ chạm đến nhan đề thơ nghe có vẻ rất đỗi bình thường, năm mới thì những lời chúc tụng nhau vốn dĩ là chuyện rất nên làm, là những gì quen thuộc nhất khi dịp tết đến xuân về. Nhưng vào thơ của Tú Xương, cái lời chúc tết ấy lại có nhiều điều phải suy nghĩ và khi nghĩ ra rồi người ta mới thấy được cái tiếng cười châm biếm thật sâu cay của "bậc thần thơ thánh chữ"
Bước vào những luống thơ ẩn sâu từng câu chữ là tiếng chửi, tiếng mỉa mai những kẻ mà nhà thơ khinh ghét gọi là "nó". Đọc thơ người ta dễ dàng nhận ra sự mâu thuẫn hài hước giữa nội dung và hình thức, sao nghe câu chúc mà giống câu chửi quá, quả thực là nhà thơ đang chế giễu mấy tên hợm hĩnh lố bịch ấy.
"Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu."
Tú Xương tham gia vào bài thơ với vị trí là người thứ ba nghe chuyện, ông rất từ tốn bình tĩnh "Lẳng lặng mà nghe", để xem cái quân giả tạo, thối nát ấy chúc nhau như thế nào, và rồi ông đưa lại vào thơ bằng một giọng tự sự đầy giễu cợt. Cớ sao đã chúc nhau "trăm tuổi bạc đầu" mà lại còn thêm chữ "râu" chi cho mất đi cái vẻ trang trọng mà thay vào đó là cái sự kém sang rành rành, bởi người ta chúc đầu bạc chứ chẳng ai chúc râu bạc bao giờ. Đã thế, Tú Xương còn hài hước chêm vào mấy câu tự xưng mình là "ông" xưng người là "thiên hạ", một giọng thơ rất đanh đá, lại có phần hơi thách thức. Thế hóa ra bọn "nó" già đến bạc cả râu, thì chắc răng cũng chẳng còn đâu nhỉ, Tú cứ buôn cối giã trầu thì chắc sớm mà giàu to thôi. Này thì cái bọn chúc nhau mau già, mau rụng răng, thích chí lắm.
Ấy mới chỉ là những câu thơ mở đầu, ông Tú còn thể hiện cái sự căm ghét thói đời mà tiền đặt lên trên tất cả, đến quan chức mà có tiền mua thì cũng xong:
"Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Đứa thì mua tước, đứa mua quan
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng."
Tú Xương nghe chúng nó chúc nhau sao sang quá, cái sang của bọn ngu dốt lại thích màu mè, chúng cứ tưởng có cái chức quan mua được bằng những đồng tiền bóng lộn ấy trong cái xã hội nửa nạc nửa mỡ này là "sang" lắm, ngon lắm. Nhưng chúng nào có biết được chúng chỉ như đang làm trò hề trong mắt Tú, những kẻ đã kém cỏi từ tâm hồn đến trí tuệ ấy thì cho dù có đắp bao nhiêu phục trang lộng lẫy, hay mũ cánh chuồn úp đầu cũng chẳng khiến người ta nể nang cho được. Bởi chúng chỉ giống như mấy con khỉ thích giả làm người bằng mấy bộ đồ đi vay đi mượn, hoặc đi mua được. Qủa thực có mấy ai thèm, trừ lũ trưởng giả thích làm sang, thích tự bôi vẽ cái vẻ sang trọng quyền quý hài hước lên khuôn mặt bại hoại của chính bản thân mình. Câu thơ chốt hạ "Vừa chửi vừa la cũng đắt hàng" của Tú Xương thật khiến cho người đọc được hả hê, phải bật cười bởi cái lũ kém sang ấy nào có biết đến việc ăn nói điềm tĩnh tử tế của bậc nho gia, chúng chỉ biết chửi, biết la như những kẻ đầu đường xó chợ. Thật hài hước sâu cay quá. Ôi đã nhiều quan chức đến thế, thì Tú ta buôn lọng cũng khối tiền. Sống lâu và sống sang là nội dung của hai lời chúc đầu. Nhưng qua hai lời chúc ấy lại thấy tất cả sự nhếch nhác, bệ rạc của bọn người này. Đã thế nhà thơ còn bồi thêm cho chúng những cú đòn ê ẩm liên tiếp.
Nếu như hai lời chúc đầu là chúc sống lâu và sống sang thì hai khổ thơ tiếp cùng chúc nhau “cái sự giàu” và “sự lắm con”.
"Nó lại mừng nhau cái sự giàu
Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu.
Nó lại mừng nhau sự lắm con
Sinh năm đẻ bẩy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non."
Nhà thơ chế giễu mấy cái mừng, mừng sự giàu, mừng lắm con nhiều cháu. Tiền bạc mà vào miệng của Tú thì cũng như "mớ" rau dưa, lộn xộn, để gà cũng ăn được. Rồi thì con cháu nhà quan lại mà cũng "sinh năm đẻ bảy" chẳng khác mấy đám ô hợp. Ôi, theo cái dự đoán của Tú thì phen này chúng nó đẻ lắm chỉ để ăn sao cho cốt hết số tiền bẩn thỉu do bọn ông cha hám tiền của chúng làm ra. Riết rồi cái lũ sâu bọ ấy đông đúc quá, phố phường cũng chẳng kham nổi lại phải bồng bế nhau lên núi mà ở thôi, chứ nơi nào chứa cho hết cái lũ chỉ quen bịp bợm của người dân nghèo khó. Thái độ châm biếm của nhà thơ thể hiện ngay ở việc lặp lại các cụm từ “nó lại, “cái sự giàu” và “sự lắm con”. Cách diễn đạt theo kiểu ngoa ngôn như “trăm ngàn vạn mớ” “sinh năm đẻ bảy” cũng là nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt về sự ô hợp, lộn xộn của lũ người hợm của. Và cùng như hai khô thơ trên, cứ sau mỗi lời bọn chúng chúc nhau, Tú Xương lại nêu lời bình luận cùa chính mình. Qua những lời bình luận ấy mà nhà thư thể hiện rõ hơn thái độ và tình cảm của ông. Không hiểu sao dọc nhừng lời dự đoán của nhà thơ về bọn đông con, lắm của, nào là “Phen này ắt hẳn gà ăn bạc - Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu” hoặc “Phố phường chật hẹp người đông đúc - Bồng bế nhau lên nó ở non”, người đọc chỉ thấy buồn cười về một hiện thực nhố nhăng, một hiện thực đậm màu hài hước.
Giống như Hồ Xuân Hương và các nhà thơ đậm chất hiện thực dân gian khác. Mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực trong thơ ca của Tú Xương bằng nghệ thuật trào phúng với con mắt rất tinh, rất sâu, nhìn vào đâu là bắt chộp được cái điển hình nhất. Chất trào phúng hoà vào vần thơ một cách tự nhiên, mang nhiều sắc điệu vừa bông đùa hóm hỉnh, vừa chua chát, xót xa. Năm mới chúc nhau là một trong những bài thơ đặc sắc, tiêu biểu cho khuynh hướng và nguồn mạch châm biếm trào phúng của nhà thơ Trần Tế Xương. Đó là những lời “chúc Tết” hết sức độc đáo dưới một hình thức cũng hết sức độc đáo: chúc mà thực ra là chửi, là châm hiếm. Tuy là chửi mà vẫn thành thơ, và lại là thơ hay. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và châm biếm được truyền tải bằng thể thơ thất ngôn Đường luật, cách diễn đạt theo kiểu ngoa ngôn Tú Xương tỏ ra là một nghệ sĩ bậc thầy ở một cái Tâm lớn tràn đầy yêu thương, cảm thông vị tha, nhưng đầy thâm sâu, có mỉa mai, chua chát, nói như thơ hiện đại của Xuân Diệu "yêu và căm hay đợt sóng dâng trào", có đau đớn, xót xa nhưng dường như được nuốt vào trong để nghĩ suy nghiền ngẫm.
Trang thơ khép lại mà tiếng chuông cảnh tỉnh, phê phán ấy, thái độ thẳng thắn ấy, xét đến cùng, bắt nguồn từ một khao khát nhân bản: làm sao để cho cuộc đời được tốt đẹp hơn, làm sao phải xóa sạch kiểu chúc Tết khác “giống người” mà chắc chắn, hơn một lần Tú Xương đã phải đau lòng chứng kiến.
Đọc thơ của Tú Xương, người ta thấy hiện lên rõ mồn một cái hiện thực oái oăm, hài hước của lũ người nhố nhăng trong cái xã hội tạp nham đủ thứ người, thứ chuyện, tưởng như đùa. Qua đó, người ta cũng thấy được cái cảnh cơ cực, khổ sở của nhân dân thời bấy giờ, phải chịu sống dưới sự chèn ép của bọn người ô hợp, tức lắm, ghét lắm, mà không thể làm gì được. Tú Xương là người bản lĩnh, ông tuy bất đắc chí tại đường công danh nhưng thơ, văn của ông luôn đem lại một cái nhìn thật sâu sắc về hiện thực xã hội lúc đó, cũng phần nào xả được cái nỗi uất ức bị kìm kẹp dưới chế độ nửa phong kiến của nhân dân ta. Những tiếng cười chế giễu như thứ vũ khí đâm thẳng vào mặt bọn cầm quyền ngu si, mà chúng tuy cay cú cũng chẳng thể làm gì được. Bài thơ mang lại cho bạn đọc một tình cảm hả hê, sung sướng, bõ hờn, bõ tức. Nó cũng gợi lên nhiều cảm hứng khiến người đọc dễ “nhại” và muốn “nhại” theo cái giọng điệu trào phúng châm biếm của ông mỗi khi gặp cảnh chướng tai gai mắt ở đời. Vì vậy mà có người đã “bắt chước” làm thêm mấy câu thơ nối tiếp vào bài thơ trên, đọc lên nghe chẳng khác gì của chính nhà thơ, đây chính là bằng chứng hùng hồn về sức sống của bài thơ.
Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết cả trên đời
Vua quan sĩ thứ người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người.
Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau - mẫu 3
Tú Xương, hay tên thật là Trần Tế Xương, là một nhà thơ với tầm ảnh hưởng đáng kể trong văn hóa Việt Nam. Các tác phẩm của ông mang đậm hai dòng chính: trữ tình và trào phúng. Trong số những tác phẩm nổi bật thuộc dòng thơ trào phúng, không thể không kể đến bài thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu.
Tác phẩm này xuất phát từ thời kỳ khoa thi Bính Tuất (1886), khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội, dẫn đến việc bãi bỏ trường thi Hương Hà Nội. Lo ngại về sự phản kháng của dân chúng, Pháp đã tổ chức thi chung giữa trường thi Hương Hà Nội và trường thi Nam Định, gọi chung là trường Hà - Nam. Bài thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu được sáng tác trong thời gian Tú Xương tham dự kỳ thi Hương tại trường thi Hà - Nam. Sự hiện diện của Đông Dương Pôn Đu-me (Paul Doumer), Thống đốc thực dân Đông Dương, cùng với phu nhân, và viên công sứ Nam Định Lơ Noóc-măng (Le Normand) cùng vợ, trong lễ xướng danh vào ngày 27/12/1897, đã tạo nên nguồn cảm hứng cho bài thơ này.
Bằng hai câu thơ mở đầu, Tú Xương đã tổng quan về bối cảnh của khoa thi Đinh Dậu:
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
Ở đây, "Trường Nam" là trường thi tại Nam Định, còn "trường Hà" là trường thi tại Hà Nội. Hai trường thi này, từng là biểu tượng của sự trang nghiêm trong các kỳ thi Hương ở Bắc kỳ. Tuy nhiên, với việc thực dân Pháp chiếm Hà Nội, trường thi ở đây đã bị bãi bỏ, khiến các sĩ tử phải xuống Nam Định thi chung. Từ "lẫn" trong bài thơ cho thấy sự bất ổn, lộn xộn của quá trình tổ chức thi, làm mất đi sự trang nghiêm của kỳ thi Hương.
Mô tả về cảnh sĩ tử nhập trường và lễ xướng danh cũng mang tính hài hước:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
"Sĩ tử" thường được coi là những người thanh cao, lịch sự, nhưng trong bài thơ, họ được miêu tả như những người vụng về, không trang trọng. Cảnh trường thi, một nơi được coi là thánh thiện, giờ đây trở thành nơi hỗn loạn, không khác gì chợ đêm. Chi tiết này cho thấy sự suy thoái của giáo dục và đất nước.
Tính trào phúng của bài thơ tiếp tục được thể hiện qua hình ảnh của "quan sứ" và "mụ đầm". Một kỳ thi quan trọng của đất nước lại trở nên vô cùng hài hước và nhếch nhác. Hình ảnh "lọng cắm rợp trời" mô tả cảnh đón tiếp cho "quan sứ" khiến chúng ta liên tưởng đến việc đón tiếp kẻ xâm lược. Thêm vào đó, việc có "mụ đầm" với "váy lê quét đất" xuất hiện trong kỳ thi trước đây được xem là điều bất ngờ và hài hước. Chi tiết này phản ánh sự mất cân đối trong xã hội và giáo dục, khi những người phụ nữ thường không được tham gia vào các sự kiện quan trọng như thế này.
Hai câu thơ cuối cùng của bài thơ tiết lộ nỗi đau và niềm tự hào của tác giả:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Ở đây, Tú Xương sử dụng câu hỏi "nhân tài đất Bắc nào ai đó?" như một lời thách thức, làm cho sĩ tử phải suy ngẫm về sự hiện diện của kẻ thù. Trong khi mọi người đang tập trung vào sự nghiệp cá nhân, thì việc bảo vệ đất nước lại trở nên ít quan trọng. Điều này làm nổi lên sự tự hào và nỗi đau của một con người yêu nước.
Bài thơ Lễ Xướng Danh Khoa Đinh Dậu không chỉ phản ánh được hiện thực của thời đại mà còn thể hiện sự lo lắng và niềm tự hào về đất nước của tác giả.
Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau - mẫu 4
Trong truyền thống văn hóa của người Việt, việc chúc Tết là một thói quen mang ý nghĩa đặc biệt, khi năm mới đến, mọi người đều mong muốn những điều tốt lành cho nhau. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng khi chúng ta đối diện với một bài thơ đầy ẩn ý phê phán và châm biếm. Sự trái ngược giữa lời chúc và nội dung thực tế của bài thơ nổi lên qua những từ ngữ mỉa mai, những lời chế giễu sâu sắc. Tác giả đã châm biếm những người chúc Tết bằng cách "tường thuật" lại những lời chúc đó:
"Ngồi yên mà nghe chúc nhau
Chúc nhau sống lâu trăm tuổi già
Lần này quyết định đi buôn đục
Thế gian cứ bao nhiêu kẻ lười biếng."
Lời chúc "sống lâu trăm tuổi" ban đầu có vẻ là ý nghĩa, nhưng dưới cái nhìn của tác giả, nó lại trở thành một lời châm chọc khi ông gọi những người chúc là "kẻ lười biếng". Châm biếm tiếp tục hiện diện trong câu "Lần này quyết định đi buôn đục", với ý muốn chỉ rằng những người này không có sự nghiêm túc trong cuộc sống.
Tính cách châm biếm của tác giả càng rõ ràng hơn qua việc thêm vào những chi tiết như "mua quan bán tước", một hành động phản ánh sự hư cấu của xã hội. Ông diễn đạt sự phẫn nộ về sự tham lam và hỗn loạn trong xã hội thông qua những lời như "Trăm ngàn vạn mớ để vào đâu?" và "Sinh năm đẻ bảy".
Bằng cách này, tác giả không chỉ mô tả một hiện thực mà còn bày tỏ quan điểm và tình cảm của mình. Tuy nhiên, thay vì chỉ đơn thuần là châm biếm, bài thơ còn đem lại sự hài hước và sâu sắc. Điều này có thể thú vị khi đọc và cũng là nguồn cảm hứng để suy ngẫm về xã hội và con người.
Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau - mẫu 5
Tú Xương, tên thật là Trần Tế Xương, là một nhà thơ với danh tiếng không hề nhỏ. Tác phẩm của ông thường xoay quanh hai chủ đề chính: trữ tình và trào phúng. Trong số đó, bài thơ "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu" nổi bật như một biểu tượng cho phong cách trào phúng của ông.
Bài thơ này ra đời vào thời kỳ khá khó khăn của nước ta, khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội và trường thi Hương Hà Nội buộc phải đóng cửa. Lo sợ về sự bất ổn của quần chúng, thực dân Pháp đã quyết định tổ chức kỳ thi chung với trường thi Nam Định, được gọi là trường Hà - Nam. Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh này, khi Tú Xương tham gia kỳ thi tại trường Hà – Nam. Ngày lễ xướng danh, Đông Dương Pôn Đu-me (Paul Doumer) - đại diện cho thực dân Pháp, và Lơ Noóc-măng (Le Normand) - viên công sứ của Nam Định, đã tham dự.
Tú Xương mở bài với hai câu thơ giới thiệu tổng quan về khoa thi Đinh Dậu:
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
Ở đây, "trường Nam" là trường thi ở Nam Định, trong khi "trường Hà" là trường thi ở Hà Nội. Điều này phản ánh sự "lẫn lộn" giữa hai trường thi, khi sự kiện này là kết quả của cuộc xâm lược của thực dân Pháp, làm mất đi vẻ trang nghiêm của kỳ thi Hương.
Mô tả về cảnh nhập trường và lễ xướng danh được thể hiện một cách hài hước:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
Hình ảnh các "sĩ tử" trong bài thơ không còn là những người điềm đạm, lịch sự mà lại lôi thôi, nhếch nhác. Cảnh trường thi, nơi thường trang nghiêm, giờ trở nên như một hội chợ, với các viên quan "ậm oẹ" và "thét loa", tạo ra một bức tranh hài hước nhưng cũng phản ánh thực tế của xã hội lúc bấy giờ.
Tính trào phúng tiếp tục được thể hiện qua mô tả về "quan sứ" và "mụ đầm":
“Lọng cắm rợp trời, quan sứ ra,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”
Cảnh tượng lãng mạn của việc đón tiếp "quan sứ" trở nên vô cùng khôi hài, khi chúng được miêu tả như những kẻ "cướp nước" đầy long trọng. Thêm vào đó, việc có "mụ đầm" xuất hiện tại trường thi, nơi phụ nữ thường không được phép đến, tạo ra một bức tranh hài hước khác nhưng cũng phản ánh thực tế xã hội lúc bấy giờ.
Cuối cùng, bài thơ kết thúc với sự xót xa:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Câu hỏi này như một lời thức tỉnh về nỗi nhục nhã, đau đớn của một dân tộc khi đối mặt với việc mất nước. Trong tâm trạng xót xa, Tú Xương phản ánh sự thất vọng và hy vọng trong tương lai của đất nước.
Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau - mẫu 6
Trong truyền thống văn hóa của người Việt, việc chúc nhau vào dịp năm mới là một thói quen đẹp lâu đời, thể hiện sự tôn trọng và lòng tốt của mỗi người đối với người khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào những lời chúc ấy cũng mang tính chân thành như chúng ta nghĩ.
Bài thơ "Năm mới chúc nhau" của nhà thơ Trần Tế Xương thực ra không phải là một tác phẩm chúc mừng truyền thống như tiêu đề ngụ ý. Thay vào đó, nó là một sự châm biếm sâu sắc, lồng ghép trong những lời chúc nhau nhưng lại mang tinh thần chế giễu và lời lẽ mỉa mai.
Tác giả đã thông qua việc nêu ra những lời chúc nhau nhưng thực ra là để chỉ trích, là để thể hiện sự phẫn nộ và khinh bỉ. Bằng cách tả lại những lời chúc bằng cách lờ mờ đích danh và sử dụng ngôn từ châm biếm, nhà thơ đã lột tả một thế giới xã hội đầy rẫy những cảm xúc tiêu cực, những thái độ giả tạo và lòng tham vọng vô đáy.
Ví dụ, trong câu thơ "Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau / Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu", nhà thơ không chỉ giữ lại vẻ ngoài trang trọng của lời chúc mà còn lồng ghép vào đó sự chế nhạo với hình ảnh của những người già đầy vẻ buồn cười và thiếu kiên nhẫn.
Sự châm biếm cũng xuất hiện rõ ràng trong việc đề cập đến việc mua quan bán tước, một thực tế đau lòng của xã hội khi địa vị xã hội được đánh giá bằng tài sản và quyền lực. Nhưng thay vì phê phán trực tiếp, nhà thơ đã dùng lời văn hài hước để miêu tả và bày tỏ sự thất vọng về tình trạng đó.
Bằng cách này, bài thơ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị về mặt văn chương mà còn là một lời phê phán sâu sắc về xã hội và con người. Nó mở ra một cửa sổ để người đọc nhìn thấy những khía cạnh đen tối của cuộc sống xã hội, từ đó khơi gợi ra nhiều cảm xúc và suy ngẫm về bản chất của con người và xã hội mà chúng ta sống.