Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bài tập Liên kết câu và liên kết đoạn văn có đáp án giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Bài tập Liên kết câu và liên kết đoạn văn có đáp án
I. Khái niệm liên kết
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
- Để văn bản có tính liên kết, người viết phải làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất với nhau chặt chẽ, đồng thời phải biết nối các câu bằng những phương tiện liên kết thích hợp.
- Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
- Ví dụ:
Tháp Ép-phen không những được coi là biểu tượng của Pa-ri, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh. Tuy nhiên, điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.
(Theo Bàn tay và khối óc)
Nội dung: Vai trò của tháp Ép-phen
Hình thức: Phép nối (Tuy nhiên), Phép thế (Tháp Ép-phen - nó - tháp).
II. Sơ đồ tư duy
1. Liên kết câu về nội dung
+ Liên kết chủ đề (các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn văn phải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản).
+ Liên kết lô-gíc (các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí).
2. Liên kết câu về hình thức
+ Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
+ Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
+ Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước.
III. Bài tập tự luận về Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Câu 1. Xác định phép liên kết trong các câu sau:
a. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thân Nước đành rút quân.
Từ đó oán nặng thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.
(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)
b. Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:
- Chị ơi, em… em - Nó bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngại ngần.
- Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? - Nó nhìn tôi không chớp mắt.
(Theo Thùy Linh, Mặt trời bé con của tôi)
Gợi ý:
a.
- Nội dung: Các câu văn kể về kết quả của sự việc Thủy Tinh đánh Sơn Tinh.
- Hình thức:
b.
- Nội dung: Các câu văn đều xoay quanh cuộc trò chuyện của nhân vật tôi và Nguyên.
- Hình thức: Phép thế: Nguyên - nó.
Câu 2. Viết một đoạn văn có sử dụng phép liên kết.
Gợi ý:
- Viết đoạn văn:
Một mùa xuân nữa đã về, Tết cũng đến. Không khí rộn ràng, hân hoan tràn ngập khắp mọi nơi. Từ tiết trời ấm áp đến những nhành cây bắt đầu nảy lộc. Từ những chợ hoa rực rỡ sắc màu đến những con đường đông đúc, nhộn nhịp. Từ tiếng pháo hoa rộn ràng đến bữa cơm sum họp gia đình. Từ những tiếng cười vang của lũ trẻ trong xóm đến lời chúc bình an gửi tặng ông bà. Tất cả đã tạo nên một mùa xuân đẹp đẽ biết bao nhiêu.
- Phép liên kết:
Câu 3: Tìm các phép liên kết có trong các đoạn trích sau:
a, Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
b, Tôi ngẩng cao đầu mới thấy tuổi của bà; chứ cứ nhìn bà chặt củi, nhổ sắn, nhìn bà đứng, bà đi thì không ai biết bà đã gần bảy mươi. Bà làm nhanh, đi nhanh, lưng thẳng. Bà không hút thuốc lào như u tôi, không ăn giầu.
c, Có cây lược anh càng mong gặp con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực.
Hướng dẫn:
a, Phép thế
b, Phép lặp
c, Phép nối
Câu 4: Chỉ ra tính liên kết hình thức của các đoạn trích sau
Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vời vợi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Hướng dẫn:
Đoạn văn của Nguyễn Thành Long có sự liên kết chặt chẽ bằng các phép liên kết sau: phép lặp: người, anh, suy nghĩ; phép nối: Và; phép thế: anh (thế cho người con trai).
Câu 5: Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mời, thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Hướng dẫn:
Đoạn văn của Vũ Khoan được liên kết chặt chẽ bằng các phép liên kết: phép lặp: thế kỉ, thiên niên kỉ, ai, hành trang, con người; phép thế: vậy, thế; liên tưởng: sử dụng trường từ vựng về thời gian (năm, thế kỉ, thiên niên kỉ, thời khắc, cổ, kim).
Câu 6. Phân tích tính liên kết nội dung và liên kết hình thức của các đoạn trích sau
a) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh)
Hướng dẫn:
a) Đoạn văn của Lê Anh Trà có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức:
- Về nội dung:
+ Các câu trong đoạn văn cùng hướng đến chủ đề ca ngợi lối sống giản dị của Bác Hồ.
+ Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo trình tụ họp lí (lô-gíc): câu 1, 2, 3: Bác giản dị trong nơi ở; câu 4, 5: Bác giản dị trong trang phục; câu 6: Bác giản dị trong bữa ăn hằng ngày.
- Về hình thức: Các câu trong văn bản được liên kết chặt chẽ bằng các phép liên kết: phép lặp: nhà sàn, Người; phép thế: Người (thế cho vị Chủ tịch); phép nối: Và; phép đồng nghĩa: giản dị, mộc mạc đon sơ, đạm bạc.
IV. Bài tập trắc nghiệm về Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Câu 1: Hãy nối từ ngữ cột A với cột B cho phù hợp
A | B |
---|---|
1. Phép lặp lại | A. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có các câu trước |
2. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng | B. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước |
3. Phép thế | C. Lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước |
4. Phép nối | D. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với các từ ngữ đã có ở câu trước. |
Chọn đáp án: 1- C; 2- D; 3- A; 4- B
Câu 2: Nhận định nào sau đây chưa chính xác?
A. Các câu văn trong đoạn văn hoặc trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức
B. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề của đoạn văn
C. Các đoạn văn và câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
D. Việc sử dụng ở câu đứng các từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ đã có ở câu trước được gọi là phép liên kết liên tưởng
Chọn đáp án: D
Câu 3: Trong đoạn văn sau, từ ngữ in đậm thay thế cho những từ ngữ nào?
Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết ông ta xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:
- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?
A. Ông quan lớn
B. Có ông quan lớn
C. Cái áo thật sang
D. Ông quan
Chọn đáp án: A
Câu 4: Yếu tố được thay thế trong câu trên là gì?
A. Cụm danh từ
B. Cụm tính từ
C. Cụm động từ
D. Cụm chủ vị
Chọn đáp án: A
Câu 5: Các từ được sử dụng trong phép thế?
A. Đây, đó, kia, thế, vậy…
B. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại…
C. Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu…
D. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy…
Chọn đáp án: A
Câu 6: Các đoạn văn trong một văn bản, cũng như các câu văn trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: A
Câu 7: Tính liên kết về mặt nội dung trong đoạn văn là gì?
A. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề)
B. Các đoạn văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết logic)
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
Chọn đáp án: C
Câu 8: Các phép liên kết chủ yếu được học là?
A. Phép nối, phép lặp
B. Phép liên tưởng, trái nghĩa
C. Phép thế
D. Cả 3 đáp án trên
Chọn đáp án: D
Câu 9: Hai câu “Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì nó đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy- phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.” liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào?
A. Phép lặp từ ngữ
B. Phép trái nghĩa
C. Phép đồng nghĩa
D. Phép thế
Chọn đáp án: D
Giải thích: Thế từ “ông” cho từ “nhà thơ”
Câu 10: Đại từ “nó” trong câu “Cái im lặng lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…” thay thế cho cụm từ nào?
A. Cái im lặng
B. Lúc đó
C. Thật dễ sợ
D. Cái im lặng lúc đó
Chọn đáp án: D
Câu 11: Từ “tuy nhiên” trong đoạn văn sau chỉ kiểu quan hệ nào giữa hai câu?
Cừu là con vật ngu ngốc và sợ sệt. Tuy nhiên chúng là con vật rất thân thương.
A. Quan hệ nguyên nhân
B. Quan hệ điều kiện
C. Quan hệ nghịch đối
D. Quan hệ thời gian
Chọn đáp án: C
Câu 12: Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép nối?
A. Và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, để…
B. Vì vậy, nếu thế, thế thì, vậy nên…
C. Nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, vả lại, với lại…
D. Cái này, điều ấy, việc đó,…hắn, họ, nó…
Chọn đáp án: D
Câu 13: Từ in dậm trong câu văn chỉ kiểu quan hệ gì giữa hai câu?
Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng.
A. Quan hệ bổ sung
B. Quan hệ nguyên nhân
C. Quan hệ nhượng bộ
D. Quan hệ nghịch đối
Chọn đáp án: A
Câu 14: Gạch chân từ ngữ chỉ quan hệ liên hệ giữa hai câu văn sau và cho biết kiểu quan hệ do từ ngữ này diễn đạt.
Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông ra, áp vật vào nhau… Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
A. Quan hệ tăng tiến
B. Quan hệ nguyên nhân kết quả
C. Quan hệ kết quả
D. Quan hệ tương phản
Chọn đáp án: C
Câu 15: Từ in đậm trong câu “Con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu”. là gì?
A. Cái mạnh của con người Việt Nam
B. Sự thông minh
C. Nhạy bén với cái mới
D. Sự thông minh nhạy bén với cái mới
Chọn đáp án: D
Câu 16: Từ ngữ được thay thế cho trong câu trên là:
A. Cụm danh từ
B. Cụm tính từ
C. Cụm động từ
D. Cụm chủ vị
Chọn đáp án: A