TOP 20 Phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ 2025 SIÊU HAY

15

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ

Đề bài: Phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ của Lương Đình Khoa.

TOP 20 Phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ 2025 SIÊU HAY (ảnh 1)

Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn

Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ

Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị, …

Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.

 

Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu

Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ

Nắng mong manh đậu bên thật khẽ

Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!

 

Heo may thổi xao xác trong đêm

Không gian lặng im…

Con chẳng thể chợp mắt

Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức

Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng!

(Lương Đình Khoa – Mùa thu và mẹ)

Dàn ý Phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Lương Đình Khoa và bài thơ "Mùa thu và mẹ".

- Nêu cảm nhận chung về bài thơ.

2. Thân bài

a) Hình ảnh người mẹ tảo tần, hy sinh

- Mẹ rong ruổi trên nẻo đường bán những trái na, hồng, ổi, thị...

- Hình ảnh ẩn dụ "ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu" thể hiện sự hy sinh thầm lặng của mẹ.

b) Nỗi lòng của người con

- Thấu hiểu những vất vả của mẹ, thương cảm cho đôi vai gầy gò của mẹ.

- Hình ảnh "giọt mồ hôi rơi", "nắng mong manh", "đôi vai gầy nghiêng nghiêng" gợi tả sự vất vả, lam lũ của người mẹ.

c) Tình yêu thương vô bờ bến của mẹ

- Mẹ thao thức suốt đêm vì con.

- Hình ảnh "sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng" thể hiện sự xúc động, nghẹn ngào của người con.

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Nêu cảm nhận về tình mẫu tử thiêng liêng.

Phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ - Mẫu 1

Mùa thu và mẹ là đề tài rất đỗi quen thuộc, đã có nhiều bài thơ viết rất hay về đề tài này, nhưng mỗi lần đọc lại bài thơ “Mùa thu và mẹ” của Lương Đình Khoa, bạn đọc không khỏi bồi hồi, rưng rưng một cảm xúc thương mẹ, yêu mùa thu bởi lẽ mẹ và mùa thu đã hoà quyện vào nhau, thăng hoa trong cảm xúc của Lương Đình Khoa. Để rồi bài thơ “Mùa thu và mẹ” ra đời góp cho thi đản những vần thơ giàu cảm xúc với nhiều sáng tạo mới mẻ trong cách thể hiện.

Nhà thơ Lương Đình Khoa là chàng trai trưởng thành từ những trang viết “Tuổi hồng” trên báo Thiếu niên tiền phong, Đọc thơ ông, ta bắt gặp một tâm hồn lãng mạn, đang hát những bài ca yêu thương giữa muôn nẻo đường đời. Bài thơ “Mùa thu và mẹ” được sáng tác khi tác giả xa nhà, xa mẹ, một chiều mùa thu, nỗi nhớ dâng trào, nhà thơ viết bài thơ này để gửi nỗi nhớ về người mẹ nhiều vất vả, tảo tần nhưng giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương của mình.

“Mùa thu và mẹ” là những yêu thương, thấu cảm của nhà thơ về người mẹ nhiều vất vả, lo toan, vun vén trong cuộc sống mưa sinh và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ dành cho mẹ kính yêu. Viết về mẹ khi xa mẹ, Lương Đình Khoa đã bày tỏ nỗi nhớ, niềm tri ân xúc động với người mẹ thân thương. Hình ảnh đầu tiên gợi ra trong tâm tưởng nhà thơ là hình ảnh mẹ “rong ruổi trên nhưng nẻo đường lặng lẽ”. Cuộc sống mưu sinh, lo vun vén cho gia đình dường như đã lấy hết tuổi thanh xuân của mẹ.

Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn

Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ

Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị....

Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu

Mẹ “rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ” – con đường đời nhiều chông gai, lắm gian truân để cho con cuộc sống êm đềm, bình yên. Mẹ âm thầm lo toan, vun vén cho gia đình, mẹ chắt chiu vị ngọt của cuộc đời để dành tất cả những yêu thương cho con và gia đình bé nhỏ. Phép liệt kê “những trái na, hồng, ổi, thị ....”, từ cảm thán “Ôi” cùng với từ láy “lặng lẽ, rong ruổi, ngọt ngào, chắt chiu...” gợi lên những món quả quê hương được chắt chiu từ bàn tay mẹ qua bao tháng năm. Vị ngọt ngào của những loại quả được kết tinh từ những giọt mồ hôi rơi, từ đôi bàn tay khéo léo, từ đức tảo tần hi sinh của mẹ. Cuộc sống dù vất vả, nhưng mẹ vẫn lặng lẽ gánh gồng, vẫn cần mẫn, chịu thương chịu khó bởi trong lòng mẹ con và gia đình là thứ quý giá nhất. Cuộc đời mẹ nhiều bươn chải, lo toan, vất vả, mẹ chịu thương, chịu khó, lặng lẽ âm thầm hi sinh, âm thầm mang đến cho con điều tốt đẹp. Mẹ không hề vỗ về, âu yếm con, không lời dạy bảo nhưng hình ảnh lam làm của mẹ đã tạo nên một không gian tình yêu dịu đảng và nhẹ nhàng để con được đắm chìm trong những kỷ niệm ngọt ngào bên mẹ, cảm nhận được sự dịu êm của tỉnh mẫu tử. Mẹ giản dị, mộc mạc, chân chất, dịu dàng mà rất đỗi lớn lao vì lẽ đó mỗi khi nhớ mẹ, viết về mẹ cảm xúc trong nhà thơ như vỡ oà, vừa ngỡ ngàng, vừa thán phục xen lẫn niềm yêu kính mẹ.

Trong tâm thức con, mẹ là người chắt chiu, vun xới cho trái chín ngọt ngào, cho yêu thương mãi đong đầy, cho gia đình êm ấm bằng những lặng thầm vun vén thế nên con lắng tai nghe những chuyển biến của đất trời khi mùa thu sang và đó cũng là những suy ngẫm của lòng con dành cho mẹ:

Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu

Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ

Nắng mong manh đậu bên thật khẽ

Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!

Với con mắt quan sát tỉ mỉ, tinh tế và phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe mùa thu vọng về những thương yêu” nhà thơ chợt nhận ra bao giọt mồ hôi của mẹ đã rơi, bao mùa thu đã đi qua đôi vai gầy của mẹ. Những miền kí ức vốn được cảm nhận bằng tâm tưởng, hồi tưởng nay lại được cảm nhận bằng cả thính giác và tâm thức, tình cảm để rồi bao yêu thương, trìu mến vọng về trong lòng nhà thơ. Mùa thu trong tâm tưởng nhà thơ không phải là hoa cúc, trời xanh, mây trắng nắng vàng, hay cái nắm tay thật chặt của mẹ khi dẫn con đến trường mà là hình ảnh mẹ với “giọt mồ hôi rơi”, với “đôi vai gầy nghiêng nghiêng”- dáng hình mẹ gầy gò, bao nỗi nhọc nhằn hằn in trên dáng mẹ khiến nhà thơ không khỏi chạnh lòng, rưng rưng nỗi niềm. Nhà thơ thấu hiểu hơn ai hết về “chiều của mẹ”, bóng chiều đã hắt sang cuộc đời mẹ, thời gian đã lấy đi tuổi tác của mẹ, sức khoẻ của mẹ, mẹ đã bước sang mùa thu của đời người. Những quan sát cùng suy ngẫm ấy của nhà thơ khiến ta rưng rưng một nỗi niềm bùi ngùi có chút xót xa về cuộc đời nhiều tảo tần của mẹ. Song, cao hơn cả là nhà thơ đã cảm thấu đến tận cùng đức hi sinh của mẹ là để tạo nên những “trái ngọt cho con”.

Nhớ về mẹ, thấu hiểu những vất vả của mẹ con không khỏi nghẹn ngào, thổn thức, không khỏi xót xa, chỉ biết tỏ lòng biết ơn, hiếu kính với mẹ.

Heo may thổi xao xác trong đêm

Không gian lặng im...

Con chẳng thể chợp mắt

Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức

Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng!

Thời gian trôi đi, không gian lặng im trong tâm tưởng con, mẹ chỉ còn là “nắng mong manh” của buổi xế chiều cùng “tiếng ho thao thức” khiến con xúc động, nghẹn ngào thương mẹ, yêu mẹ đến vô cùng mà chẳng thể chợp mắt để rồi tình thương ngưng đọng thành giọt nước mắt rưng rưng. Vẫn biết rằng thiên nhiên, vạn vật, vũ trụ vẫn luôn nằm trong vòng luân hồi sinh, trụ, dị, diệt. Sương gió của cuộc đời cũng vậy, là những tác động của ngoại cảnh, của dòng thời gian vô thủy vô chung, khiến mẹ già cỗi, hao gầy và một ngày mai mẹ sẽ không còn. Nhưng lòng con vẫn đau xót và thương mẹ vô hạn “chẳng thể chợp mắt”, đó là tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của con đối với mẹ. Cái “rưng rưng” trong mắt con phải chăng là những nỗi nhớ, niềm thương dành cho mẹ, những phút nhói lòng khi nhìn dáng hao gầy của mẹ và cả một chút xót xa, ân hận khi chưa làm được gì lớn lao để đền đáp công ơn trời biển của mẹ.

Bằng những tình cảm chân thành, cảm xúc thẳm sâu, người con đã thể hiện lòng kính yêu, biết ơn sâu nặng với người mẹ hiền đã vất vả cả đời vì con, lo cho con, cho gia đình. Bài thơ làm sáng tỏ sự đẹp đẽ của hình ảnh người mẹ, đó là người phụ nữ tảo tần, giàu đức hi sinh, cả đời mẹ dành tình yêu thương cho con, cho gia đình. Cuộc sống dù vất vả, nhưng mẹ vẫn lặng lẽ gánh gồng, âm thầm hi sinh, lo lắng, chắt chiu vun vén cho sự ấm êm của gia đình. Bài thơ gợi lên những vất và, cơ cực trong cuộc sống đời thường cũng như tình yêu thương con sâu nặng của người mẹ. Người mẹ trong bài thơ tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam mang phẩm chất truyền thống: chăm chỉ, tảo tần, nhân hậu, hết lòng hy sinh vì gia đình và tình yêu thương con tha thiết. Bài thơ đã chạm tới miền sâu thẳm trong trái tim mỗi người, nhắc nhở chúng ta cần phải trân trọng và sống xứng đáng với tình cảm của mẹ, với sự hi sinh lớn lao của mẹ. Tình yêu thương mẹ, biết ơn mẹ của nhà thơ Lương Đình Khoa trong “Mùa thu và mẹ” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi những hình thức nghệ thuật đặc sắc. Thể thơ tự do với âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết, sâu lắng. Ít gieo vần nhưng vẫn mượt mà, dung dị, đi vào lòng người góp phần diễn tả chân thực mà xúc động về tỉnh mẹ. Nhan đề đậm chất thơ và giàu ý nghĩa. Hình ảnh thơ gần gũi, mộc mạc nhưng có sức khái quát và mang tính biểu tượng cao (nẻo đường lặng lẽ, ngọt ngào năm tháng mẹ chất chiu, mùa thu vọng về thương yêu, nắng mong manh, sương vô tình, ...). Biện pháp tu từ liệt kê, nhân hoá, ẩn dụ và sử dụng các từ láy biểu cảm (rong ruổi, lặng lẽ, ngọt ngào, chắt chiu, mong manh, nghiêng nghiêng, thao thức, ...) làm tăng giá trị gợi hình, biểu cảm cho bài thơ. Những hình thức đặc sắc đã thể hiện cụ thể, sâu sắc hơn về hình ảnh người mẹ và góp phần thể hiện chủ đề của bài thơ làm xao xuyến trái tim bạn đọc.

Mẹ và mùa thu đã hoà quyện trong nhau, hài hoà trong nhau, mùa thu về trong vi ngọt ngào của quả chín, trong cái xao xác heo may, trong không gian im lặng cũng chính là những suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời mẹ, về năm tháng tảo tần của mẹ, Những yêu thương đong đầy mẹ dành cho con, những thổn thức, xót xa thương mẹ của nhà thơ đã nâng đỡ nhau để rồi “Mùa thu và mẹ” được Lương Đình Khoa chấp bút và trở thành bài thơ hay nhất viết về mẹ và mùa thu. Bài thơ đã neo đậu mãi trong lòng bao thế hệ bạn đọc về một mùa thu êm dịu và tình mẹ ấm áp, đượm nồng.

TOP 20 Phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ 2025 SIÊU HAY (ảnh 2)

Phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ - Mẫu 2

Lương Đình Khoa là một nhà thơ trẻ tài năng của nền văn học Việt Nam. Từng câu thơ trong sáng tác của Lương Đình Khoa đểu ẩn chứa một tâm hồn trong sáng và tràn đầy yêu thương. Trong đó, có bài thơ “Mùa thu và mẹ” là một trong những tác phẩm mang lại cho độc giả nhiều suy ngẫm về tình mẫu tử thiêng liêng. Mùa thu là một mùa gợi cho ta nhiều cảm xúc và với Lương Đình Khoa, mùa thu còn gắn liền với hình ảnh người mẹ hiền dịu, tảo tần. Tác giả đã vẽ nên một bức tranh chân thực về mẹ với hình ảnh người mẹ tảo tần, giàu tình yêu thương và luôn hết lòng hy sinh cho các con và gia đình.

Mở đầu bài thơ, tác giả miêu tả về một không gian mùa thu yên bình. Tác giả nhớ về người mẹ yêu thương, người đã dành cả cuộc đời để chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái. Người mẹ được tác giả miêu tả như một người phụ nữ hiền lành, dịu dàng và đầy tình yêu thương con:  

“Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn

 Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ  

Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị.... 

Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu!”

Người mẹ gom lại những loại quả chín mùa thu rồi lặng lẽ gánh hàng “rong ruổi trên mọi nẻo đường” bán hàng để nuôi con, dù có vất vả, mẹ cũng chẳng phàn nàn tất cả chỉ vì con. Nhà thơ sử dựng biện pháp liệt kê “những trái na, hồng, ổi, thị…” để nhấn mạnh đó là những món quà quê hương được chắt chiu từ bàn tay mẹ qua bao tháng năm. Hình ảnh ẩn dụ “ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu” là những tháng ngày vất vả của người mẹ, luôn dành dụm, lặng lẽ vun vén cho gia đình, cho các con. Vị “ngọt ngào” mà được tác giả cảm nhận tạo cũng chính là vị ngọt từ những loại quả được chăm sóc từ những giọt mồ hôi, từ bàn tay khéo léo và sự tảo tần, chắt chiu của người mẹ.

Khổ thơ thứ hai là sự đồng cảm, thấu hiểu của người con với những vất vả, sự hy sinh cao cả của người mẹ. Mẹ là người đã luôn thầm lặng dành dụm cho con tất cả mọi điều tốt đẹp nhất, từng giọt mồ hôi, từng tia nắng mẹ cũng đều gánh vác vì con:

“Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu 

Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ 

Nắng mong manh đậu bên thật khẽ  

Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!” 

Hình ảnh “giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ”, “nắng mong manh đậu bên thật khẽ” là những hình ảnh ẩn dụ, so sánh đầy sáng tạo, nhấn mạnh sự quan tâm, chăm sóc chu đáo của người mẹ dành cho con. Nắng chiều mùa thu vốn dịu dàng, mà sao trên trán mẹ vẫn lấm tấm mồ hôi, đôi vai gầy gò vì nặng gánh mà “nghiêng nghiêng”. Câu thơ cuối đã gợi lên trong lòng người đọc một niềm thương cảm sâu sắc, nỗi xót xa dành cho sự vất vả của người mẹ.

Khổ thơ cuối miêu tả cảnh đêm khuya khi mẹ ho thao thức. Mẹ lo toan, vất vả, nhưng chưa bao giờ mẹ than phiền với con. Nỗi lòng mẹ chỉ cất giấu trong những đêm dài thao thức, tiếng ho xen lẫn tiếng nấc nghẹn ngào: 

“Heo may thổi xao xác trong đêm 

Không gian lặng im…

Con chẳng thể chợp mắt 

Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức  

Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng!” 

Những hình ảnh “heo may”, “không gian lặng im” gợi tả sự hiu quạnh, cô đơn và nỗi lo lắng của con khi thấy người mẹ ho thao thức suốt đêm. Hình ảnh “mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức”, một lần nữa khẳng định sự hy sinh thầm lặng của người mẹ và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con. Ở câu thơ cuối dùng “sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng” là sự xúc động, nghẹn ngào của con khi đã thấu hiểu được những vất vả mà người mẹ phải trải qua. Hạt "sương vô tình đậu trên mắt", là mồ hôi hay nước mắt, chẳng biết là của con hay của mẹ. Chỉ với vài dòng thơ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh đầy xúc động về tình mẫu tử thiêng liêng. Qua đó, ta cảm nhận được sự hy sinh thầm lặng và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con, không chỉ vậy ta còn thấy được tình cảm của người con dành cho người mẹ.

Bài thơ “Mùa thu và mẹ” của Lương Đình Khoa là một tác phẩm đầy cảm xúc, sâu lắng và ý nghĩa về tình yêu thương và sự hi sinh của người mẹ dành cho người con. Bài thơ sử dụng nhiều ngôn ngữ giàu hình ảnh kết hợp với những hình ảnh ẩn dụ sáng tạo làm cho những câu thơ trở nên hấp dẫn, sinh động hơn, tăng sức gợi hình, gợi cảm. Qua bài thơ này, tác giả đã cho ta thấy được sự hy sinh lớn lao của người phụ nữ trong gia đình, đồng thời nhà thơ cũng muốn gửi gắm cho độc giả một thông điệp ý nghĩa về tình mẫu tử, đó là sự trân trọng và biết ơn đối với người mẹ, vì người mẹ luôn là người chăm sóc, quan tâm tới con cái và luôn hy sinh thầm lặng vì gia đình vô điều kiện. Hình ảnh người mẹ gầy gò, vai nặng gánh, cùng “tiếng ho thao thức trong đêm” có lẽ sẽ mãi in sâu vào trong tâm trí của mỗi độc giả, đó như một lời nhắc nhở về công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người mẹ.

Phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ - Mẫu 3

Bài thơ "Mùa thu và mẹ" của Lương Đình Khoa là một tác phẩm đầy cảm xúc, kết hợp giữa đề tài thiên nhiên và hình ảnh người mẹ, tạo nên một bức tranh sinh động về tình mẫu tử và tâm trạng của người con. Nội dung và chủ đề Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh mùa thu, tạo nên bối cảnh tĩnh lặng, trầm mặc, nhưng cũng đầy chất thơ. Mùa thu trong thơ thường gợi lên nỗi buồn, nhưng ở đây, tác giả khéo léo kết hợp với hình ảnh mẹ, làm nổi bật tình cảm thiêng liêng và sâu sắc của người con đối với mẹ . Hình ảnh mẹ Người mẹ trong bài thơ hiện lên như một biểu tượng của sự hy sinh, vất vả. Những ký ức về mẹ được gợi nhắc qua những hình ảnh sinh động và gần gũi, từ công việc hàng ngày đến những lo toan cho con cái. Tác giả sử dụng các hình ảnh ấm áp, thân thuộc để khắc họa tình cảm và sự chăm sóc của mẹ dành cho con. Tình cảm của người con Tâm trạng của người con trong bài thơ thể hiện sự tri ân và nhớ nhung. Qua mỗi mùa thu, con cảm nhận được nỗi buồn của mẹ, là biểu hiện của sự thiếu thốn và vắng vẻ khi con đã lớn khôn và lập nghiệp. Những cảm xúc này càng trở nên mãnh liệt khi mùa thu đến, khiến người con phải đối diện với thời gian và sự đổi thay. Nghệ thuật Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, cảm xúc và âm điệu nhạc tính. Tác giả đã tinh tế khi sử dụng những phép so sánh, ẩn dụ để làm nổi bật nỗi lòng của nhân vật trữ tình. Những câu thơ ngắn gọn, súc tích nhưng giàu sức gợi, tạo nên một bản hòa ca giữa thiên nhiên và con người. Ý nghĩa Bài thơ không chỉ nói về mùa thu hay người mẹ mà còn gửi gắm thông điệp sâu sắc về lòng biết ơn, sự trân trọng đối với những hy sinh của mẹ. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận được rằng mùa thu không chỉ là mùa của sự rụng rơi, mà còn là mùa của tình thương và kỷ niệm. Nhìn chung, "Mùa thu và mẹ" của Lương Đình Khoa là một tác phẩm giàu giá trị tư tưởng và nghệ thuật, thể hiện sâu sắc tình cảm của người con dành cho mẹ và tình yêu quê hương, đất nước.

Phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ - Mẫu 4

Bài thơ "Mùa thu và mẹ" của Lương Đình Khoa thể hiện một bức tranh tươi sáng về mùa thu gắn liền với hình ảnh người mẹ, đồng thời gửi gắm những tình cảm sâu sắc của tác giả với mẹ.

Bài thơ mở đầu với hình ảnh mẹ gom từng trái chín trong vườn, tạo cảm giác ấm cúng và gần gũi. Hình ảnh mùa thu với những trái cây chín mọng gợi lên nỗi nhớ và sự trân trọng đối với những kỷ niệm ấm áp bên mẹ.

Mùa thu trong bài thơ không chỉ là thời điểm mà còn tượng trưng cho sự sung túc, yên bình. Tác giả mang đến cảm giác bình yên khi nghe tiếng gió thu, tạo ra không gian tĩnh lặng để suy tư về tình yêu thương của mẹ.

Tình cảm của tác giả với mẹ được thể hiện qua nhiều hình ảnh sống động và cảm xúc chân thành. Sự ngọt ngào, chất chứa tình cảm của mẹ được nhấn mạnh khi nói về những "trái ngọt" mà mẹ đã vun vén. Sự mong đợi và khát khao được quay về bên mẹ là một chủ đề mạnh mẽ trong bài thơ.

Hình ảnh "heo may" hay "tiếng ho thao thức" tạo âm điệu và tạo nên không khí se lạnh của mùa thu, nhưng cũng mang lại những kỷ niệm dịu êm, khiến người đọc cảm nhận được sự gắn kết giữa mùa thu và lời ru của mẹ.

Bài thơ thể hiện một cách sâu sắc tình yêu thương và sự kính trọng đối với mẹ trong bối cảnh mùa thu đầy ý nghĩa. Tác giả khéo léo sử dụng hình ảnh thiên nhiên để kết nối với những tình cảm nhân văn, đưa người đọc vào một không gian ấm áp và tràn đầy tình cảm gia đình.

Bài thơ là một tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao, đồng thời cũng là một bản tình ca về mẹ, tình cảm gia đình và những kỷ niệm đẹp trong tâm hồn mỗi người.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ mùa thu và mẹ

Bài thơ Mùa thu và mẹ đã để lại trong em những cảm xúc sâu sắc và dạt dào. Qua những vần thơ giản dị nhưng đầy ẩn ý, tác giả không chỉ khắc họa vẻ đẹp của mùa thu, mà còn gợi lên những cảm xúc về tình mẹ, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ đối với con cái. Em cảm nhận được mùa thu không chỉ là mùa của lá vàng rơi, của những cơn gió se lạnh, mà còn là mùa của sự trở về, của những kỷ niệm gắn bó thân thương. Mẹ trong bài thơ không chỉ là hình ảnh người mẹ tảo tần, chịu thương chịu khó mà còn là biểu tượng của tình yêu thương vô điều kiện, sẵn sàng hi sinh vì con. Khi mùa thu về, em như thấy hình ảnh mẹ vẫn lặng lẽ ở bên cạnh, chăm sóc và che chở cho con, dù mùa thu có thay đổi, thời gian có trôi qua. Những câu thơ mượt mà, đậm chất dân gian khiến em cảm thấy lòng mình ấm áp, yêu thương mẹ hơn bao giờ hết. Bài thơ như một lời nhắc nhở em luôn trân trọng những giây phút bên mẹ, bởi tình mẹ là điều quý giá nhất mà mỗi người có thể nhận được trong cuộc đời này.

Đánh giá

0

0 đánh giá