TOP 20 bài Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu SIÊU HAY

828

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

Đề bài: Bài văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu"

Dàn ý viết bài Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

I. Mở bài

Giới thiệu nhân vật Dế Mèn: Chương đầu tiên của truyện là “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả rõ nét cả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, đồng thời đó cũng là câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.

II. Thân bài

1. Ngoại hình Dế Mèn

- Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”.

- Các đặc điểm ngoại hình:

+ Đôi càng mẫm bóng.

+ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

+ Người rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được và rất ưa nhìn.

+ Đầu tôi to ra, nổi từng tảng rất bướng.

+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp.

2. Tính cách Dế Mèn

- Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình.

- Dế Mèn tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.

3. Bài học đầu tiên của Dế Mèn

- Dế Mèn trêu chị Cốc, khiến chị nổi giận.

- Nhưng Dế Choắt lại là người phải chịu oan, bị chị Cốc mổ liên tiếp vào người.

- Chỉ đến khi Dế Choắt thoi thóp, Dế Mèn mới ân hận nhận ra lỗi lầm, tuy vậy cũng nhờ có Dế Choắt mà Dế Mèn có được bài học quý giá: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.

III. Kết bài

Ý nghĩa nhân vật Dế Mèn: Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế, bên cạnh đó còn rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 1

Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Qua đoạn trích này, Tô Hoài đã khắc họa được những nét ngoại hình, tính cách của nhân vật Dế Mèn và gửi gắm một bài học ý nghĩa.

Về ngoại hình, Dế Mèn là một chàng dế thanh niên khỏe mạnh, cường tráng. Những đặc điểm được nhà văn miêu tả một cách chi tiết. Đôi càng “mẫm bóng” với “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Thân hình “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Cái đầu “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”.

Không chỉ ngoại hình, hành động của Dế Mèn cũng toát ra vẻ khỏe mạnh. Với cái móng vuốt nhọn hoắt, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” để thử sự lợi hại của chúng. Những cử chỉ như “chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái” đã góp phần thể hiện sự khỏe khoắn, mạnh mẽ của Dế Mèn.

Cùng với ngoại hình, Dế Mèn còn được khắc họa qua nét tính cách. Cậu ta tự nhận xét về bản thân: “T ôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả”. Đặc biệt là với người bạn hàng xóm tên Dế Choắt. Một lần sang chơi nhà Choắt, Dế Mèn lên tiếng chê bai: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng… Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn..”. Hay khi Choắt bày tỏ ý muốn Dế Mèn đào một cái ngách sang bên nhà của Mèn, để khi có kẻ đến bắt nạt thì giúp đỡ nhau. Nhưng Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”.

Bởi tính căng kiêu căng, Dế Mèn đã gây ra một tai họa. Cậu ta bày trò trêu chị Cốc khiến chị ta nổi giận. Nhưng sau đó, Dế Mèn lại trốn biệt trong hang. Ngay cả khi Dế Choắt bị vạ lây, bị chị Cốc mổ cho đến chết. Dế Mèn vẫn không dám ra cứu bạn. Đến khi chị Cốc bay đi, Dế Mèn mới ra khỏi hang, hỏi han Dế Choắt nhưng đã quá muộn. Sự việc này cho thấy Dế Mèn là một kẻ nhút nhát, dám làm không dám chịu.

Trước khi chết, Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Câu nói của Choắt giống như một lời thức tỉnh cho Dế Mèn. Cậu ta đứng trước mộ của Choắt và nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình.

Như vậy, nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích đã được khắc họa rất sinh động. Qua sự việc xảy ra với Dế Mèn trong đoạn trích này, nhà văn cũng muốn gửi gắm bài học rằng ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 2

Dế Mèn phiêu lưu ký là một trong những sáng tác hay nhất của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Với đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, nhà văn đã khắc họa nhân vật Dế Mèn hiện lên chân thực, sinh động.

Dế Mèn được khắc họa đầu tiền qua vẻ đẹp về ngoại hình. Đó là một chàng dế cường tráng với một đôi càng “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Người của Dế Mèn “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Không chỉ vậy, đầu của Dế Mèn còn “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Và hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Tiếp đến, Dế Mèn còn được miêu tả qua hành động. Với những cái móng vuốt nhọn hoắt của mình, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” để muốn thử sự lợi hại của chúng. Hay như: “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”. Tất cả đặc điểm trên nhằm làm nổi bật nét tính cách của Dế Mèn: kiêu ngạo, hống hách và xốc nổi.

Nét tính cách của Dế Mèn còn được thể hiện qua thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt. Khi thấy hàng xóm của mình trông gầy gò và ốm yếu. Dế Mèn không những không đồng cảm, mà còn chế giễu bạn của mình. Một lần sang chơi nhà Choắt, Dế Mèn lên tiếng chê bai: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng…Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn..”. Hay khi Choắt bày tỏ ý muốn Dế Mèn đào một cái ngách sang bên nhà của Mèn, để khi có kẻ đến bắt nạt thì giúp đỡ nhau. Nhưng Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”. Dáng vẻ yếu đuối, gầy gò của Dế Choắt không hề khiến cho một anh chàng mới lớn, khoẻ khoắn như Dế Mèn phải bận tâm. Đặc biệt nhất là tình huống dẫn đến cái chết thương tâm cho Choắt. Dế Mèn đã ngông cuồng trêu tức chị Cốc khiến chị ta nổi giận. Để rồi, Dế Choắt yếu ớt bị vạ lây, bị chị Cốc mổ cho đến chết. Cái mỏ của chị Cốc cứ thế giáng xuống thân hình gầy gò của Dế Choắt, đến khi chị đi rồi nó mới dám ra ngoài. Nó nhìn thấy bạn của mình không thể dậy được nữa cùng với những lời trăng trối, Dế Mèn vô cùng đau khổ, ân hận. Cái chết của Dế Choắt khiến cho Dế Mèn tỉnh ngộ, nhận ra sai lầm của bản thân.

Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” hiện lên với một bài học thấm thía về thói kiêu căng, ngạo mạn. Nhân vật Dế Mèn đã được Tô Hoài khắc họa ở đoạn trích này để nhằm gửi gắm bài học sâu sắc.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 3

“Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm nổi tiếng dành cho thiếu nhi. Nổi bật trong truyện là Dế Mèn được nhà văn Tô Hoài khắc họa vô cùng chân thực và sinh động.

Dế Mèn chỉ vì thói kiêu căng, ngạo mạn của mình đã khiến cho Dế Choắt - người bạn hàng xóm yếu ớt phải chết oan uổng. Mở đầu đoạn trích, nhà văn đã khắc họa đặc điểm ngoại hình của Dế Mèn. Chàng ta hiện lên với một thân hình cường tráng, khỏe mạnh. Với đôi càng mẫm bóng, chiếc cánh ngày xưa chỉ như chiếc áo ghi lê ngắn tủn tới ngang mông thì nay dài như một chiếc áo khoác choàng ngoài. Cái đầu to nổi lên từng tảng trông rất oai vệ. Hàm răng đen nhánh sắc nhọn nhai cỏ cứ “ngoàm ngoạp” như một chiếc máy sản xuất, nên Dế Mèn càng lớn nhanh. Những bước đi bách bộ, cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Chốc chốc dế ta lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Dế Mèn kiêu căng nghĩ mình là nhất nê dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mắng chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… Có thể thấy rằng nhà văn Tô Hoài đã vô cùng tinh tế trong việc nhân vật Dế Mèn.

Nhưng một tình huống xảy ra khiến cho Dế Mèn không còn kiêu căng, ngạo mạn nữa. Dế Choắt - người bạn hàng xóm thường vị Dế Mèn giễu cợt vì vẻ ngoài ốm yếu còi cọc, quanh năm mắc bệnh hen suyễn động tí là thở dốc, mệt mỏi. Người Dế Choắt dài lêu nghêu như một người nghiện ma túy, trông thật xấu xí vô cùng. Nếu Dế Choắt luôn tôn trọng, thậm chí coi Dế Mèn là bậc đàn anh. Thì Dế Mèn lại thiếu tình thương sự cảm thông với bạn mình. Dế Choắt nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà, để phòng lúc hoạn nạn có chỗ thoát thân. Nhưng Dế Mèn lại lên giọng giễu cợt bạn rồi bỏ về. Một hôm, Dế Choắt và Dế Mèn đứng trước cửa hang của mình nhìn thấy chị Cốc đang tìm tôm tép kiếm ăn. Dế Mèn nổi hứng muốn chọc tức chị Cốc mặc Dế Choắt can ngăn. Cuối cùng, Dế Choắt phải chịu tội thay Dế Mèn, bị chị Cốc mổ cho đến chết. Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn kinh hãi nhưng cũng không dám ra cứu. Chờ tới lúc nghe ngóng tiếng bước chân chị Cốc đi xa rồi mới dám mò sang hang Dế Choắt xem tình hình thì thấy Dế Choắt nằm thoi thóp sắp chết rồi. Chỉ lúc này, Dế Mèn mới ân hận, nhận ra được sai lầm của mình.

Với đoạn trích này, nhà văn muốn gửi gắm cho các bạn nhỏ một lời khuyên sâu sắc: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình”.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 4

“Dế Mèn phiêu lưu kí” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Đến với đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, nhân vật Dế Mèn đã được nhà văn khắc họa qua nhiều phương diện khác nhau.

Trước hết là về ngoại hình. Dế Mèn đã tự giới thiệu về ngoại hình của bản thân. Vì ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực nên Dế Mèn rất chóng lớn, trở thành một chàng dế thanh niên khỏe mạnh, cường tráng. Hình ảnh Dế Mèn hiện lên vô cùng chân thực, sinh động. Đôi càng thì “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Thân hình “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Đầu “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Với ngoại hình như vậy, Dế Mèn cảm thấy hết sức tự hào và kiêu ngạo.

Không chỉ về ngoại hình, nhà văn còn khéo léo khắc họa những hành động của nhân vật này. Để thử sự lợi hại của những chiếc móng, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ”. Cậu đã tự nhận xét về bản thân: “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”. Những hành động đã cho thấy sự khỏe mạnh, dũng mãnh của Dế Mèn.

Cùng với đó, nhà văn còn khắc họa nhân vật này qua những nét tính cách. Đó là một chàng dế kiêu căng, ngạo mạn. Mèn đã dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm như quát mắng chị Cào Cào, ghẹo anh Gọng Vó. Nhất là đối với Dế Choắt - người bạn hàng xóm thì Dế Mèn luôn tỏ ra coi thường, chê bai. Một lần sang nhà Choắt chơi, Mèn đã lên tiếng chê: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng… Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn..”. Đến khi Choắt muốn nhờ giúp đỡ, thì Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”. Cách ứng xử này đã cho thấy sự ích kỉ của Dế Mèn.

Cuối cùng, Dế Mèn đã gây ra một lỗi lầm. Cậu đã bày trò trêu chị Cốc, khiến chị ta tức giận. Nhưng lại chỉ trốn trong hang mà không dám ra nhận lỗi. Cuối cùng, Dế Choắt là người chịu vạ lây. Trước khi chết, Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Nhờ vậy, Dế Mèn đã nhận thức được lỗi lầm của bản thân.

Nhân vật Dế Mèn được khắc họa mang những đặc điểm của truyện đồng thoại - vừa đặc điểm của loài vật, vừa mang những đặc điểm của con người. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với lời kể theo ngôi thứ nhất khiến cho truyện trở nên chân thực, hấp dẫn hơn.

Như vậy, nhân vật Dế Mèn là nhân vật trung tâm trong toàn bộ tác phẩm. Qua nhân vật này, tác giả cũng đã gửi gắm được bài học ý nghĩa cho người đọc.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 5

Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Chương đầu tiên của chuyện là “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả rõ nét cả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, đồng thời đó cũng là câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.

Ngay phần mở đầu, nhà văn đã giới thiệu một cách chi tiết về chú dế này. Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Dưới cái nhìn tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và kỹ lưỡng, Tô Hoài đã tái hiện chân chung của một chàng dế thanh niên thật đẹp và sinh động: “thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân và ở khoeo cứng và nhọn hoắt”, “ chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”…

Dế Mèn luôn tự tin về bản thân mình, mỗi bước đi của cậu trở nên “trịnh trọng, khoan thai”, cho ra cái dáng điệu của “con nhà võ”. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình dáng bên ngoài của Dế Mèn, nhà văn còn đi sâu vào tính cách của chú dế này, cho người đọc cảm nhận một chú dế nhỏ bé cũng có những nét tính cách khác nhau. Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính từ sự tự hào và tự tin thái quá của tuổi trẻ mà Dế Mèn lại trở thành kiểu tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.

Dế Mèn đem cái sức mạnh của mình đi để chòng ghẹo hàng xóm chứ không phải là giúp đỡ, hàng xóm chỉ là nhường nhịn không thèm chấp với Mèn nhưng chú lại nghĩ đó là họ sợ mình, không ai dám đối đầu với mình. Chính vì thế sự ảo tưởng ngông cuồng của Dế Mèn lại càng được đà đẩy lên cao, bản thân tự cho mình là “một tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Rồi chính bản tính kiêu căng, hống hách và ngông cuồng ấy của Dế Mèn đã để lại cho chú dế một bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy đã đánh đổi bằng cả mạng sống của anh bạn hàng xóm là Dế Choắt.

Trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn, Dế Choắt là một kẻ gầy gò, ốm yếu, bộ dạng không có sức sống lại không có sức làm. Dế Mèn là hàng xóm nhưng lại chỉ biết chê bai, khinh bỉ, khi Dế Choắt nhờ giúp cũng chẳng bận tâm. Bản tính ngông cuồng của Dế Mèn đã nảy ra ý tưởng trêu chị Cốc, hắn rủ Dế Choắt nhưng Dế Choắt thì sợ không dám, còn căn ngăn nhưng không được. Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thì chui tọt vào hang sâu của mình lẩn trốn, mà đâu ngờ người bị chị Cốc tóm được lại là Choắt, Dế Choắt đã gánh chịu mọi hậu quả từ trò đùa dại dột của Dế Mèn. Chỉ đến khi Dế Choắt thoi thóp, Dế Mèn mới ân hận nhận ra lỗi lầm, tuy vậy cũng nhờ có Dế Choắt mà Dế Mèn có được bài học quý giá: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.

Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế. Bên cạnh đó còn rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 6

Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài. Truyện kể về những cuộc phiêu lưu của nhân vật chính là Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé. Đến với đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, nhà văn đã khắc họa được hình ảnh nhân vật Dế Mèn.

Vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn được nhà văn miêu tả qua từng bộ phận. Đầu tiên là một đôi càng “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Người của Dế Mèn “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Không chỉ vậy, đầu của Dế Mèn còn “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Và hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Hình ảnh Dế Mèn được Tô Hoài khắc họa hiện lên giống như một chàng trai đầy khỏe mạnh.

Nhưng không dừng lại ở đó, Dế Mèn còn được miêu tả qua hành động. Với những cái móng vuốt nhọn hoắt của mình, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” để muốn thử sự lợi hại của chúng. Hay như: “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”. Đằng sau cái dáng vẻ ưa nhìn, khỏe khoắn còn là cái vẻ kiêu căng, tự phụ đến mức nó tự nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”.

Đặc biệt, tính cách của Dế Mèn còn được thể hiện qua thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt. Thấy người bạn hàng xóm của mình trông gầy gò và ốm yếu. Dế Mèn không những không đồng cảm, mà còn chế giễu bạn của mình. Một lần sang chơi nhà Choắt, Dế Mèn lên tiếng chê bai: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng…Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn..”. Hay khi Choắt bày tỏ ý muốn Dế Mèn đào một cái ngách sang bên nhà của Mèn, để khi có kẻ đến bắt nạt thì giúp đỡ nhau. Nhưng Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”. Dáng vẻ yếu đuối, gầy gò của Dế Choắt không hề khiến cho một anh chàng mới lớn, khoẻ khoắn như Dế Mèn phải bận tâm. Chỉ đến khi hành động dại dột của Dế Mèn đã dẫn đến cái chết thương tâm cho Choắt. Dế Mèn đã ngông cuồng trêu tức chị Cốc mặc kệ lời van xin của Dế Choắt đừng nên trêu vào chị Cốc. Đến khi chị Cốc nổi giận, Dế Mèn lại chỉ biết trốn tránh trách nhiệm. Để rồi Dế Choắt lại chính là người chịu tội thay. Cái mỏ của chị Cốc cứ thế giáng xuống thân hình gầy gò của Dế Choắt, đến khi chị đi rồi nó mới dám ra ngoài. Nó nhìn thấy bạn của mình không thể dậy được nữa cùng với những lời trăng trối, Dế Mèn vô cùng đau khổ, ân hận. Nó nhận ra những sai lầm của mình cùng tính ngông nghênh, ngạo mạn của bản thân. Cái chết của Dế Choắt chính là bài học đường đời đầu tiên vô cùng đắt giá của nó.

Có thể thấy, nhân vật Dế Mèn đã được Tô Hoài khắc họa với những nét đẹp về ngoại hình và tính cách rất sinh động trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 7

"Dế Mèn phiêu lưu ký" là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lý thú, đầy mạo hiểm. Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió chính là hành trang để Mèn bước vào đời và trở thành một chàng Dế cao thượng. Chính vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn: đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Trước hết, ta bắt gặp một chàng dế thanh niên đẹp trai “cả thân mình là một màu nâu bóng mỡ rồi cánh, râu, vuốt… của Dế Mèn đều toát lên vẻ đẹp đó. Có thể nói, không ai lại không thích cái vẻ khoẻ khoắn ấy. Đúng là một “thanh niên” như nhà văn Tô Hoài đã gọi tên. Người đọc không chỉ có thiện cảm với vẻ cường tráng của Mèn, chúng ta chắc cũng thích cách làm việc, sinh hoạt “ điều độ, chừng mực”, cái sự biết lo xa của một chú dế đang còn thanh niên qua việc chú biết đào hang nhiều ngách, luyện tập để cơ thể khỏe mạnh…

Tuy nhiên bên cạnh nhiều điểm đáng mến ấy, Dế Mèn cũng còn những nét tính cách chưa tốt khiến cho người đọc bớt đi thiện cảm với cậu. Trước hết phải nói đến thói kiêu ngạo. Biết mình có vẻ đẹp cường tráng, có những cái ưu điểm lợi hại cậu thường thử sức hay đúng hơn là khoe sự lợi hại đó bằng việc đạp gãy cỏ trong vùng. Rồi để khoe cặp râu và đôi cánh cậu chọn cách đi đứng nhún nhảy cho ra vẻ…

Tuy nhiên, thói xấu ấy chưa gây hậu quả, chưa làm hại ai, bởi thế ở chừng mực nào đấy, chúng ta có thể thông cảm với cậu. Nhưng đến khi, sự kiêu ngạo, coi thường người khác ngày càng lớn và bị đẩy đến đỉnh điểm thì nó đã gây hậu quả ghê gớm mà chính Dế Mèn cũng không hề lường trước. Coi thường Dế Choắt, không thèm giúp Choắt đào hang rồi hơn nữa, trêu chọc chị Cốc, gây hiểu lầm và Dế Choắt là người chịu hậu quả. Cái chết thương tâm và lời trăng trối của Dế Choắt làm Mèn tỉnh ngộ, nhận ra sự ngông cuồng và hậu quả vô cùng tai hại mà mình gây ra. Kết thúc đoạn trích là cảnh Dế Mèn đắp mộ cho Dế Choắt trong nỗi đau đớn, xót xa và ân hận day dứt khôn nguôi. Cái chết và nấm mộ của Dế Choắt là lời nhắc nhở, hơn thế là bài học đầu đời đắt giá cho Dế Mèn. Câu chuyện về Dế Mèn mà nhà văn kể trong đoạn trích thật hay và ý nghĩa. Qua câu chuyện về Dế Mèn, ta bắt gặp hình ảnh con người. Chính xác hơn là hình ảnh những chàng trai mới lớn, chập chững bước vào đời. Nhiều nhiệt huyết, giàu sức trẻ và ước muốn làm chủ, khám phá thế giới nhưng cũng dễ vấp váp, sai lầm. Và điều quan trọng hơn, chính là lời nhắc nhở phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mình mắc phải.

Nhân vật Dế mèn trong tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhi. Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đời.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 8

Một trong những tác phẩm nổi tiếng viết cho thiếu nhi là “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài. Trong “Bài học đường đời đầu tiên”, nhân vật chính trong truyện là Dế Mèn đã được tác giả khắc họa rất sinh động.

Nhà văn đã xây dựng Dế Mèn là một nhân vật trong truyện đồng thoại. Ở nhân vật này vừa có những đặc điểm của loài vật, lại vừa có những đặc điểm của con người. Đầu tiên, Dế Mèn được khắc họa qua những nét ngoại hình. Một chàng dế với đôi càng “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Thân hình của chàng ta “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Đầu của Dế Mèn còn “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Tiếp đến, nhà văn còn miêu tả hành động của nhân vật này. Với những cái móng vuốt nhọn hoắt của mình, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” để muốn thử sự lợi hại của chúng. Hay như: “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”. Từ ngoại hình đến hành động đều cho thấy sự khỏe mạnh, cường tráng của Dế Mèn.

Không chỉ là ngoại hình, Tô Hoài còn xây dựng cho Dế Mèn những nét tính cách tiêu biểu. Đó là một chàng thanh niên hung hăng, ngang ngược và kiêu ngạo. Dế Mèn nghĩ mình là nhất nên dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mắng chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó hay đặc biệt là anh bạn hàng xóm Dế Choắt. Một lần sang chơi nhà Choắt, Dế Mèn lên tiếng chê bai: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng… Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.”. Hay khi Choắt bày tỏ ý muốn Dế Mèn đào một cái ngách sang bên nhà của Mèn, để khi có kẻ đến bắt nạt thì giúp đỡ nhau. Nhưng Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”. Và đặc biệt nhất là tình huống dẫn đến cái chết thương tâm cho Choắt. Dế Mèn đã ngông cuồng trêu tức chị Cốc khiến chị ta nổi giận. Để rồi, Dế Choắt yếu ớt bị vạ lây, bị chị Cốc mổ cho đến chết. Cái mỏ của chị Cốc cứ thế giáng xuống thân hình gầy gò của Dế Choắt, đến khi chị đi rồi nó mới dám ra ngoài. Dế Choắt đã kiệt sức mà chết. Trước khi chết, Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Câu nói của Choắt giống như một lời thức tỉnh dành cho Dế Mèn, để cậu ta nhận ra bài học cho chính bản thân mình.

Sau khi chôn cất Dế Choắt xong, cảm giác của nó thật hụt hẫng và bất lực bởi Dế Choắt đã chết rồi, đâu thể cứu vãn được nữa. Dế Mèn đứng lặng bởi nó muốn suy nghĩ một cách nghiêm túc về cách sống của mình trong suốt thời gian qua. Bài học đường đời đầu tiên nhưng Dế Mèn đã phải trải một cái giá quá đắt. Như vậy, nhân vật Dế Mèn đã được Tô Hoài được nhà văn khắc họa nhằm gửi gắm những bài học ý nghĩa trong cuộc sống.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 9

“Dế Mèn phiêu lưu ký” là truyện thiếu nhi đặc sắc nhất của nhà văn Tô Hoài. Đây là câu chuyện đầy thú vị, hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của chú Dế Mèn qua nhiều vùng đất và thế giới của các loài vật khác, nhằm thể hiện khát vọng tươi đẹp của tuổi trẻ. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” là đoạn trích miêu tả sinh động vẻ đẹp ngoại hình của chàng dế mới lớn nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi, sau một lần ngỗ nghịch dại dột đáng ân hận suốt đời đã rút ra bài học đầu tiên cho chính mình.

Gia đình Dế Mèn có ba anh em, sau vài ngày hạ sinh mẹ Dế Mèn quyết định cho anh em nhà dế ra ở riêng. Đây là điều kiện thuận lợi để dế ta có thể thoải mái khám phá thế giới, trải nghiệm cuộc sống đầy màu sắc và thú vị. Ngay đoạn văn mở đầu Tô Hoài đã cho người đọc thấy Dế Mèn cũng là người biết sống khoa học: "Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm", chính nhịp sinh hoạt đều đặn như vậy mà "Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng". Bằng sự quan sát tỉ mỉ, kỹ lưỡng nhà văn đã tái hiện chân dung của một cậu chàng dế mới lớn thật đẹp đẽ, sinh động. Thân hình chú cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ ngày một cứng dần lên và nhọn hoắt chẳng khác nào một lưỡi kiếm, chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống. Đôi cánh dài, kín xuống tận chấm đuôi. Thân hình mang một màu nâu bóng mỡ, có thể soi gương được trông rất khỏe khoắn, chính vậy cậu chàng rất tự tin và nhận xét bản thân là rất ưa nhìn. Sợi râu dài, uốn cong, hàm răng đen nhánh như hai lưỡi máy làm việc, làm cho Dế Mèn càng tự hào hơn nữa về bản thân mình, bởi vậy mỗi bước đi của Mèn cũng trở nên trịnh trọng, khoan thai cho ra dáng kiểu cách con nhà võ.

Không dừng lại ở đó, qua các chi tiết miêu tả về ngoại hình Tô Hoài còn hé lộ những nét tính cách khác nhau của Dế Mèn. Mèn là thanh niên tự tin, yêu đời, luôn tự hào về bản thân, “hãnh diện” với bà con, hàng xóm về cặp râu dài uốn cong của mình, tự hào về vẻ đẹp khỏe khoắn với thân hình mang màu nâu bóng mỡ, răng như hai lưỡi liềm máy. Nhưng khốn nỗi, Mèn còn là một kẻ kiêu căng, xốc nổi, dám đi chòng ghẹo những người hàng xóm mà không biết rằng kì thực họ chỉ nhường nhịn và không muốn chấp với mình. Bản thân luôn tự cho rằng mình là một tay ghê gớm, “có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi” .

Bản tính kiêu căng, hống hách đã khiến cho Dế Mèn có bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy phải trả bằng mạng sống của người bạn hàng xóm - Dế Choắt. Dế Choắt là một kẻ gầy gò, ốm yếu (cái cánh ngắn hủn hoẳn, người dài lêu nghêu như gã nghiện thuốc phiện, ăn ở luộm thuộm…) đã có lần nhờ Mèn ta giúp đỡ, nhưng trái lại với sự khẩn cầu của mình, Choắt chỉ nhận được thái độ khinh thường và từ chối của Dế Mèn. Nhưng Dế Mèn không hề quan tâm đến chuyện ấy. Bản tính kiêu ngạo đã khiến Dế Mèn dám cả gan trêu chị Cốc và rủ Dế Choắt tham gia cùng. Sau những lời chọc ghẹo ngu dại của mình, Mèn ta chui vào hang sâu nằm khểnh mà không lường được trước rằng Dế Choắt lại là người phải gánh chịu hậu quả của trò đùa dại dột ấy. Chỉ đến khi nhìn thấy Dế Choắt tắt thở, lúc bấy giờ Dế Mèn mới ân hận, nhưng sự ân hận đã quá muộn màng. Trước khi chết Dế Choắt có nói: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy” . Câu nói vào giờ phút cuối cùng của cuộc đời Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn thức tỉnh, rút ra bài học sâu sắc cho bản thân về thái độ sống, về lòng tốt với những người xung quanh, và về tình bạn chân thành.

Nghệ thuật nhân hóa tài tình, với óc tưởng tượng phong phú, những hình ảnh so sánh độc đáo, giàu chất tạo hình. Ngoài ra, vốn ngôn từ đa dạng với hệ thống động từ, tính từ phong phú, sinh động cùng với lời kể dung dị, tự nhiên, như lời ăn tiếng nói hàng ngày "con nhà võ" "mưa dầm sùi sụt" … tác giả đã làm nổi bật chân dung cũng như tính cách của Dế Mèn.

Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình, bút pháp nhân hóa, so sánh điêu luyện, qua nhân vật Dế Mèn, Tô Hoài không chỉ cho ta thấy chân dung của một cậu chàng thanh niên khỏe mạnh cường tráng, tự tin. Mà còn để lại cho người đọc những bài học sâu sắc trong cuộc sống: sống ở đời phải biết khiêm nhường, luôn quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, khi mắc lỗi sai phải biết hối cải và sửa chữa những lỗi lầm đó.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 10

Dế Mèn phiêu lưu ki là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy mạo hiểm. Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió chính là hành trang để Mèn bước vào đời và trỏ thành một chàng Dế cao thượng. Chính vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn - đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Từ những ngày đầu, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng, sống độc lập đế sau này ra đời khỏi bỡ ngỡ, Dế Mèn đã thấy được cuộc sống phức tạp như thế nào! Những suy nghĩ đầu tiên của chú là ý thức được rằng khổ quá, những kể yếu đuối vật lộn cật lực mà cũng không sống nổi. Thế nhưng một sự kiện đau lòng xảy ra và là một bài học lớn cho Dế Mèn. Đó là cái chết của Dế Choắt. Lần đầu tiên trong đời, Dế Mèn gây ra tội lỗi. Chỉ vì sự trêu chọc của chú với chị Cốc mà Dế Choắt chết oan. Những lời nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy đã là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn không thể nào quên.

Nó ám ảnh Dế Mèn suốt đời về thói hung hăng, không biết suy nghĩ của tuổi trẻ. Những giọt nước mắt hối hận của Dế Mèn cũng là sự thức tỉnh lương tâm trên chặng đường vào đời của Mèn. Rồi sự sôi nổi, bồng bột của Mèn tưởng có thế làm lu mờ biến cố đầu tiên ấy. Nhưng cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ của Dế Mèn khi bị bọn trẻ bắt làm đồ chơi với sự xuất hiện của anh Xén Tóc đã làm cho Mèn thêm một bài học nữa. Dế Mèn đã biến mình thành một thứ trò chơi cho bọn trẻ con mà không hề hay biết.

Mèn rất tự hào và kiêu hãnh ở vị trí của một con dế cụ bách chiến bách thắng, nông cạn và không biết suy nghĩ. Dế Mèn đã trở nên nhỏ bé, ích kỷ và tàn nhẫn. Nó thẳng tay đánh cả những con dế nhỏ bé, yếu đuối để đổi lấy những lời khen ngợi làm Mèn phổng mũi. Thế rồi! Theo quy luật của cuộc đời, những kẻ hay cậy sức đi áp bức kẻ khác thì sẽ có kẻ mạnh hơn trị lại. Dế Mèn đã được anh Xén Tóc thức tình. Hai cái râu cụt là bài học đích đáng cho Mèn. Dế Mèn đã hiểu ra, nhận thức được lỗi lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Cuộc đời này tuy không thuận lợi, dễ dàng nhưng cũng đã đem đến cho Dế Mèn bao nhiêu là bài học. Mèn nhận thấy cần phải đi nhiều hơn nữa: Đời trai mà không biết bay nhảy, không biết đi đó đi đây thì cuộc sổng nhạt nhẽo lắm.

Trốn thoát, trở về quê, Dế Mèn trở thành một chàng trai đứng đắn, làm nhiều việc nghĩa, trừng trị những kẻ hay bắt nạt chị Nhà Trò yếu ớt. Sau bao lần lầm lỗi, với việc làm nhân nghĩa, Dế Mèn đã lớn lên rất nhiều và nhận ra ích lợi của việc “đi” trong cuộc đời. Cuộc phiêu lưu lần- thứ hai của Dế Mèn mà chú mong mỏi đã xảy ra, đem lại bao bài học, bao nhiêu tri thức mới mẻ thú vị trong cuộc đời. Đúng là càng đi, tầm mắt của Dế Mèn càng được mở rộng. Những cuộc phiêu lưu dũng cảm đã náng Mèn lớn lên, dần dần hoàn thiện tính cách tốt đẹp của một thanh niên.

Nhưng trong cuộc sống không ít những kẻ thiển cận theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”. Đó là người anh trai của Dế Mèn sống cuộc đời vô nghĩa, nhàm chán, “đớn hèn” và ốm yếu. Người anh cả tuy khoẻ mạnh, khá giả nhưng chỉ quanh quẩn bắt nạt những kẻ khác. Đó cũng chính là bài học của sự “không đi”. Ngạo mạn, khinh bỉ những kẻ không muốn mở mang trí óc, Dế Mèn lại ra đi. Lần này ra đi, Dế Mèn lại có thêm người bạn đồng hành là Dê, Trũi. Trũi tính tình cũng thẳng thắn và hay đi đây đó. Trải bao sóng gió Mèn đã “lớn lên” thực sự, nhất là sau mười ngày lênh đênh trên nước, không ăn. Mười ngày đáng nhớ đem đến cho Mèn ý thức yêu mến cuộc sống, tinh thần vươn lên để chống chọi khó khăn đôi khi tưởng không chịu nối ở đời. Dế Mèn hiểu được sức mạnh của tình bạn, của lòng kiên trì, và niềm lạc quan tin tưởng.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn còn đánh dấu những giây phút thiêng liêng của tình bạn. Dế Mèn bằng tất cả sức mình, cứu Trũi thoát khỏi cái chết, điều mà trước đây, Mèn đã không thể làm được với Dế Choắt. Chính cuộc đời này, chính cuộc hành trình trên đường đời đã rèn luyện để Mèn có một trái tim cao thượng. Hành động anh hùng, lòng nhân ái nơi Mèn là ở sự phát triển nhân cách cao nhất sau những chuyến đi ấy.

Những trang cảm động nhất của Tô Hoài là những trang miêu tả tâm trạng Dế Mèn thương nhớ Trũi. Với tình cảm chân thành và lòng tin tưởng vào cuộc sống, Mèn đã chiến thắng. Sau bao chặn đường chông gai vất vả, Mèn và Trũi lại được gặp nhau. Sự hoàn thiện tính cách của Trũi cũng được hoàn thiện sau chuyên đi này. Trũi không còn bồng bột nữa, đã trở thành “người” chín chắn sau chuyên phiêu lưu thứ hai. Tất cả Dế Mèn, Dế Trũi, Xén Tóc đã trở thành những “người” có tâm hồn đầy nhân ái, tấm lòng cao thượng và trái tim dũng cảm. Dế Mèn đã rút ra được nhiều bài học thấm thìa qua bao nhiêu “ngày đàng”. Mèn và các bạn đã lớn lên cả về thể xác và tâm hồn. Cuộc phiêu lưu thứ ba là sự nối tiếp của tính cách ham học hỏi hiểu biết của Dế Mèn, với mục đích cao quí hơn đó là làm “sứ giả hoà bình”.

Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn đã được chứng minh thật sống động qua Dế Mèn phiêu lưu kí mà tập trung cao độ ở nhân vật Dế Mèn. Dế Mèn là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhi. Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đời. Trải qua những cuộc phiêu lưu mạo hiếm với đường đời đã giúp Dế Mèn thực sự trở thành một chàng dế “bình thường” chứ không “tầm thường” với trái tim “nhân ái, cao thượng”. Đó cũng chính là con đường mà mỗi chúng ta đã và sẽ đi.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 11

Tô Hoài có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. Một trong số đó là “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Ở chương mở đầu, tác giả đã khắc họa nhân vật Dế Mèn hiện lên vô cùng chân thức, cùng với đó là câu chuyện về bài học đầu tiên của nhân vật này.

Bởi ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực nên Dế Mèn rất chóng lớn. Chẳng bao lâu thì Mèn ta đã trở thành một chàng dế thanh niên khỏe mạnh, cường tráng. Đôi càng thì “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Thân hình “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Đầu “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Có thể thấy rằng, Tô Hoài đã khắc họa ngoại hình của Dế Mèn vô cùng sinh động.

Nhà văn đã vô cùng khéo léo khi sử dụng các biện pháp tu từ kết để khắc họa Dế Mèn hiện lên như một chàng trai tràn đầy sức sống và tự tin. Với những cái móng vuốt nhọn hoắt của mình, khi muốn thử sự lợi hại của chúng, chú lại “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ”. Dế Mèn còn tự nói về mình đầy tự hào: “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”.

Bên cạnh đó, Dế Mèn còn hiện lên với những nét tính cách. Đó là một chàng thanh niên hung hăng, ngang ngược và kiêu ngạo. Dế Mèn nghĩ mình là nhất nên dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mắng chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó. Đặc biệt là với anh bạn hàng xóm Dế Choắt: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng… Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.”. Cả khi Dế Choắt muốn nhờ giúp đỡ, thì Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”.

Chính bởi cái thói kiêu căng, ngạo mạn mà Dế Mèn đã phải nhận bài học vô cùng quý giá. Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc, khiến chị ta tức giận. Nhưng sau đó, cậu ta chỉ dám nằm yên trong tổ, không dám ra nhận lỗi. Cuối cùng, Dế Choắt đáng thương bị chị Cốc mổ cho đến chết. Trước khi chết, Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Chính nhờ câu nói đó, Dế Mèn mới thức tỉnh, nhận ra lỗi lầm. Có thể thấy rằng nhân vật Dế Mèn là nhân vật tiêu biểu của truyện đồng thoại - được tác giả xây dựng vừa mang những đặc điểm của loài vật, vừa mang những đặc điểm của con người.

Dế Mèn là nhân vật trung tâm trong toàn bộ tác phẩm. Qua nhân vật Dế Mèn, tác giả cũng đã gửi gắm được bài học ý nghĩa cho người đọc.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 12

Dế Mèn phiêu lưu ký là một truyện đồng thoại đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Trong đó con Dế Mèn được hình tượng hoá thành nhân vật chính. Đọc truyện này, đặc biệt là các đoạn trích Tôi sống độc lập từ bé và Một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời đã khiến em hết sức thú vị.

Dế Mèn ở đây ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay.

Dế Mèn được em yêu thích trước hết vì chú có ý chí muốn sống độc lập từ thuở bé. Chú đã tìm thấy niềm vui và lòng quyết tâm khi được mẹ cho ở riêng. Rất tháo vát, chú biến ngay cái hang cũ nông choèn của mình thành một nơi cư trú rộng rãi, có đủ phòng trước, phòng sau, tầng trên, tầng dưới. Vừa sinh hoạt được thoải mái, vừa đề phòng được khi nguy hiểm. Chú đào hang chăm chỉ. Ban ngày cần cù làm việc, tối đến chú ca hát và uống sương đêm. Đáng yêu biết mấy hình ảnh chú dế cường tráng, tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh chắc khỏe. Được như vậy là nhờ chú ăn uống điều độ và luôn luôn cố gắng rèn luyện thân thể.

Tuy vậy, dù yêu mến chú đến dường nào đi nữa, chúng ta khó có thể chấp nhận được việc chú ưa gây gỗ, cà khịa với mọi người, nhất là hay bắt nạt kẻ yếu. Đáng trách làm sao hành động của chú khi gặp chị Cốc: trêu chọc chị Cốc nhưng chú lại hèn nhát lẩn vào trong hang để mặc tai hoạ đến với Dế Choắt. Chính trò nghịch ngợm vô trách nhiệm của Dế Mèn đã khiến Dế Choắt phải trả nợ oan bằng chính tính mạng của mình.

Có điều đáng mừng là bản chất Dế Mèn không phải là độc ác. Các thói hư tật xấu đã nói ở trên chỉ là những biểu hiện non yếu nhất thời của tuổi trẻ. Do đó, cái chết của Dế Choắt đã khiến Dế Mèn tỉnh ngộ, hội hận và đau xót. Có lẽ mọi người đọc truyện cũng giống như em, tuy căm giận Dế Mèn nhưng cũng đồng tình với Dế Choắt mà dung tha cho chú một lần để chú xem đây là một bài học nhớ đời mà quyết tâm thay đổi chính mình.

Tiếp theo là cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn khởi sự. Đây cũng là quá trình trưởng thành của chú dế mới lớn. Em dõi theo từng chặng mà lo âu, giận dữ trước những tai nạn đến với chú. Có lúc chú lọt vào tay một cậu bé để trở thành Dế Chọi. Một lần khác, tưởng là chú đã khép lại cuộc đời trôi nổi của mình trong chiếc hang u tối của anh chim Bói Cá. Thế nhưng chính qua những bước đường gian khó hiểm nguy ấy mà chú đã trưởng thành thực sự với những bài học xương máu vừa kể.

Ai không mừng rỡ và xúc động khi gặp lại Dế Mèn ở tổng Châu Thất. Không còn nữa một Dế Mèn hung hăng ngổ ngáo. Chỉ thấy bấy giờ, một Dế Mèn khiêm cung, độ lượng, biết trọng danh dự của mình. Khi ấy trước anh chàng Bọ Ngựa kiêu căng, Dế Mèn đã chiến thắng trong tiếng hoan hô cuồng nhiệt, vang rền nhưng chú không hề kiêu ngạo chút nào. Chú đã từ chối chức thủ lĩnh nhưng cuối cùng cũng đành phải chịu trách nhiệm hướng dẫn đoàn tìm nơi ẩn trú ẩn tránh cái giá rét dữ dội mùa đông đang đến.

Đặc biệt hơn, trong cuộc đọ sức với đàn Châu Chấu Voi đã làm ngời sáng lên hình ảnh một Dế Mèn thủy chung trong tình bạn. Đẹp đẽ biết bao hình ảnh Dế Mèn một mình lặn lội giữa cảnh trời đông: gió bấc lạnh buốt, đồng ruộng khô nẻ, khăn gói gió đưa đi tìm Dế Trũi. Xúc động biết bao là tình bạn ấy, thứ tình bạn sướng khổ có nhau, nguy nan không rời bỏ nhau là như vậy.

Tuy nhiên, hình ảnh đẹp đẽ nhất gây xúc động lớn nhất đối với người đọc là Dế Mèn sau cuộc phiêu lưu đầy gian khổ đã trở thành một người chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình. Sau cuộc hành trình của mình, Dế Mèn hiểu thêm ra: Tất cả mọi người lao động chân chính hưởng thiện trên mặt đất này đều khao khát cuộc sống hoà bình và hữu nghị. Vậy thì việc gì lại phải có chiến tranh. Sở dĩ như thế là do không hiểu nhau cùng bạn bè của mình, Dế Mèn đã dấn thân đi vào xứ Kiến để bàn bạc giải thích làm ra Kiến chúa hiểu ra mà gác lại những cuộc tấn công dồn dập vì hiểu lầm. Việc làm của Dế Mèn đã có kết quả mỹ mãn. Hình ảnh vô cùng cao cả và đẹp đẽ đó là Dế Mèn tay giơ cao chiếc lá tre như nhành ô liu hòa bình ung dung dấn thân vào xứ Kiến, gửi tư tưởng vững chắc của mình vào chính nghĩa, vào việc của mình làm.

Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà văn Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 13

Tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm viết cho tuổi thơ khá nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài về loài vật, một truyện ngắn vô cùng hấp dẫn. Trong truyện “Dế Mèn Phiêu lưu ký” đã trải qua những cuộc phiêu lưu vô cùng mạo hiểm. Nhân vật chính của truyện chính là cậu nhóc Dế Mèn, cậu Dế Mèn có những bài học vô cùng sâu sắc cho cuộc sống của mình. Những bài học làm người sâu sắc.

Từ những ngày đầu tiên nhân vật Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng, sự bỡ ngỡ của giây phút đầu sống độc lập, đã cho bạn đọc thấy được cuộc sống của chú Dế Mèn vô cùng phức tạp. Những suy nghĩ đầu tiên chú Dế Mèn đã ý thức được cuộc sống phải vật lộn cật lực, cố gắng thì mới có thể sống sót tồn tại được.

Nhưng rồi một bài học đau lòng đã xảy ra cho Dế Mèn được bài học lớn. Đó chính là cái chết của người bạn Dế Choắt, lần đầu tiên trong đời bởi tính hiếu thắng hống hách của mình mà Dế Mèn đã khiến cho Dế Choắt phải chết oan. Những lời nói cuối cùng trước khi Dế Choắt nhắm mặt đã khiến cho Dế Mèn của chúng ta phải ân hận suốt đời.

Có óc mà không biết suy nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào người. Đó chính là bài học đầu đời đau đớn mà Dế Mèn không thể nào quên được. Nó là những lời nói luôn ám ảnh trong tim Dế Mèn suốt đời thói hung hăng hiếu thắng không biết suy nghĩ của Dế Mèn. Những giọt nước mắt ân hận, hối lỗi của Dế Mèn cũng là những giọt nước mắt ân hận, khi lương tâm của Dế Men được thức tỉnh.

Nhưng rồi theo thời gian sự sôi nổi bồng bột lại của Dế Mèn vẫn chưa thể nào nguôi ngoai hết được. Những cuộc phiêu liêu mới đã đến khi Dế Mèn bị bọn trẻ con bắt được. Dế Mèn trở thành đồ chơi thành công cụ đánh nhau của lũ trẻ nghịch ngợm. Dế Mèn khi xông vào võ đài oai hùng, hung hăng lắm đã đánh bại nhiều kẻ thù, được tung hô như một người hùng khiến cho Dế Mèn vô cùng hạnh phúc.

Nhân vật Dế Mèn trở nên ích kỷ, tàn nhẫn nó thẳng tay đánh những con dế nhỏ bé yếu ớt, hơn mình để đổi lấy vài bữa ăn ngon và những lời khen tặng. Nhưng chỉ có thể mà Dế Mèn đã phổng mũi đã cho mình là anh hùng tài giỏi. Nhưng rồi Dế Mèn đã nhận được bài học thứ hai khi lần vào trận, lên võ đài lần này của Dế Mèn là một chú Dế vô cùng oai hùng. To cao lực lưỡng, Dế Mèn bị đánh một trận tả tơi, rồi sau khi bị đánh tơi tả thì chủ nhân của Dế Mèn cũng bỏ rơi cậu luôn và không cho ăn uống gì.

Nhân cửa lồng mở nên Dế Mèn đã trốn thoát khỏi kiếp cầm tù, trốn trở về quê cũ Dế Mèn giờ thành người đứng đắn biết suy nghĩ, nghĩa hiệp chuyên giúp những kẻ yếu kém hơn mình. Trong những cuộc phiêu lưu mới của Dế Mèn đã đánh dấu những phút thiêng liêng của tình bạn cao quý. Dế Mèn bằng tất cả sức lực, sự anh dũng của mình đã cứu thoát chết Dễ Trũi. Một tình bạn cao thượng thể hiện sự trưởng thành của Dế Mèn.

Tô Hoài đã viết những trang viết vô cùng xúc động thể hiện tình bạn cao quý, thể hiện sự trưởng thành của nhân vật Dế Mèn theo thời gian từ một cậu nhóc vô cùng hiếu thắng, luôn cho rằng mình tài giỏi. Dế Mèn đã chín chắn trở thành người hiệp nghĩa, nhã nhặn, và biết hy sinh vì bạn bè.

Dế Mèn phiêu lưu ký là một tác phẩm văn học vô cùng quen thuộc với thiếu nhi Việt Nam qua những cuộc phiêu lưu đã mang tới cho người đọc nhiều bài học sâu sắc về tình bạn về giá trị là trong cuộc đời.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 14

Dế Mèn phiêu lưu kí là truyện thiếu nhi đặc sắc nhất của nhà văn Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí là câu chuyện đầy thú vị, hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của chú Dế Mèn qua nhiều vùng đất và thế giới của các loài vật khác, nhằm thể hiện khát vọng tươi đẹp của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên là đoạn trích miêu tả sinh động vẻ đẹp ngoại hình của chàng dế mới lớn nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi, sau một lần ngỗ nghịch dại dột đáng ân hận suốt đời đã rút ra bài học đầu tiên cho chính mình.

Gia đình Dế Mèn có ba anh em, sau vài ngày hạ sinh mẹ Dế Mèn quyết định cho anh em nhà dế ra ở riêng. Đây là điều kiện thuận lợi để Dế ta có thể thoải mái khám phá thế giới, trải nghiệm cuộc sống đầy màu sắc và thú vị.

Ngay đoạn văn mở đầu Tô Hoài đã cho người đọc thấy Dế Mèn cũng là người biết sống khoa học: "Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm", chính nhịp sinh hoạt đều đặn như vậy mà "Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng". Bằng sự quan sát tỉ mỉ, kĩ lưỡng nhà văn đã tái hiện chân dung của một cậu chàng dế mới lớn thật đẹp đẽ, sinh động. Thân hình chú cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ ngày một cứng dần lên và nhọn hoắt chẳng khác nào một lưỡi kiếm, chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống. Đôi cánh dài, kín xuống tận chấm đuôi. Thân hình mang một màu nâu bóng mỡ, có thể soi gương được trông rất khỏe khoắn, chính vậy cậu chàng rất tự tin và nhận xét bản thân là rất ưa nhìn. Sợi râu dài, uốn cong, hàm răng đen nhánh như hai lưỡi máy làm việc, làm cho Dế Mèn càng tự hào hơn nữa về bản thân mình, bởi vậy mỗi bước đi của Mèn cũng trở nên trịnh trọng, khoan thai cho ra dáng kiểu cách con nhà võ.

Không dừng lại ở đó, qua các chi tiết miêu tả về ngoại hình Tô Hoài còn hé lộ những nét tính cách khác nhau của Dế Mèn. Mèn là thanh niên tự tin, yêu đời, luôn tự hào về bản thân, "hãnh diện" với bà con, hàng xóm về cặp râu dài uốn cong của mình, tự hào về vẻ đẹp khỏe khoắn với thân hình mang màu nâu bóng mỡ, răng như hai lưỡi liềm máy. Nhưng khốn nỗi, Mèn còn là một kẻ kiêu căng, xốc nổi, dám đi chòng ghẹo những người hàng xóm mà không biết rằng kì thực họ chỉ nhường nhịn và không muốn chấp với mình. Bản thân luôn tự cho rằng mình là một tay ghê gớm, "có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi" .

Bản tính kiêu căng, hống hách đã khiến cho Dế Mèn có bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy phải trả bằng mạng sống của người bạn hàng xóm – Dế Choắt. Dế Choắt là một kẻ gầy gò, ốm yếu (cái cánh ngắn hủn hoẳn, người dài lêu nghiêu như gã nghiện thuốc phiện, ăn ở luộm thuộm,…) đã có lần nhờ Mèn ta giúp đỡ, nhưng trái lại với sự khẩn cầu của mình, Choắt chỉ nhận được thái độ khinh thường và từ chối của Dế Mèn. Nhưng Dế Mèn không hề quan tâm đến chuyện ấy.

Bản tính kiêu ngạo đã khiến Dế Mèn dám cả gan trêu chị Cốc và rủ Dế Choắt tham gia cùng. Sau những lời chọc ghẹo ngu dại của mình, Mèn ta chui vào hang sâu nằm khểnh mà không lường được trước rằng Dế Choắt lại là người phải gánh chịu hậu quả của trò đùa dại dột ấy. Chỉ đến khi nhìn thấy Dế Choắt tắt thở, lúc bấy giờ Dế Mèn mới ân hận, nhưng sự ân hận đã quá muộn màng. Trước khi chết Dế Choắt có nói: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mạng vạ vào mình đấy". Câu nói vào giờ phút cuối cùng của cuộc đời Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn thức tỉnh, rút ra bài học sâu sắc cho bản thân về thái độ sống, về lòng tốt với những người xung quanh, và về tình bạn chân thành.

Nghệ thuật nhân hóa tài tình, với óc tưởng tưởng phong phú, những hình ảnh so sánh độc đáo, giàu chất tạo hình. Ngoài ra, vốn ngôn từ đa dạng với hệ thống động từ, tính từ phong phú, sinh động cùng với lời kể dung dị, tự nhiên, như lời ăn tiếng nói hàng ngày "con nhà võ" "mưa dầm sùi sụt" … tác giả đã làm nổi bật chân dung cũng như tính cách của Dế Mèn.

Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình, bút pháp nhân hóa, so sánh điêu luyện, qua nhân vật Dế Mèn, Tô Hoài không chỉ cho ta thấy chân dung của một cậu chàng thanh niên khỏe mạnh cường tráng, tự tin. Mà còn để lại cho người đọc những bài học sâu sắc trong cuộc sống: sống ở đời phải biết khiêm nhường, luôn quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, khi mắc lỗi sai phải biết hối cải và sửa chữa những lỗi lầm đó.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 15

"Dế Mèn phiên lưu kí" là một tác phẩm độc đáo của Tô Hoài, một truyện phiêu lưu viết cho tuổi thơ vô cùng hấp dẫn. Những hành trình xuôi ngược, những nếm trải cay đắng đó đây, "những hành động nghĩa hiệp, những chiến công và vinh hoa gặt hái được của chú Dế Mèn đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng bạn nhỏ yêu quý gần xa. Cảnh "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" chỉ là một trang đời nhỏ bé của chú mà thôi; tuy nhỏ bé nhưng rất đẹp, rất đáng yêu.

Dế Mèn rất giàu tình thương người. Đi qua đám cỏ xước xanh dài, chen nghe "tiếng khóc tỉ tê" và nhìn thấy chị Nhà Trò đang "gục đầu bên tảng đá cuội" đối với kẻ vô tâm, vô tình khác thì họ lặng lẽ hoặc chép miệng rồi dửng dưng bỏ đi. Trái lại, chú Dế Mèn rất quan tâm và thương cảm đến gần con người bất hạnh "gạn hỏi mãi". Hình ảnh chị Nhà Trò "đã bé nhỏ lại gầy yếu quá", đôi cánh mỏng "ngắn chùn chùn" và tiếng khóc của chị ta đã làm cho chú Dế Mèn thương tâm lắm. Chú càng xúc động hơn trước cảnh ngộ đau khổ của chị ta: mẹ mất, sống "thui thủi", ốm yếu quá nên làm không đủ ăn, lại đang bị bọn nhện đòi nợ một cách riết róng! Bọn nhện đánh đập chị ta mấy bận, lần nào chúng đe bắt để "vặt chân, vặt cánh ăn thịt". Cuộc sống và tính mạng chị Nhà Trò đang bị uy hiếp nghiêm trọng.

Cử chỉ "xòe cả hai cẳng ra" và câu nói của chú Dế Mèn không phải ai cũng có. Biết bao thương cảm, biết bao nâng đỡ chở che, đầy nghĩa hiệp: "Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Tiếng nói của Dế Mèn vang lên như một lời tuyên chiến với lũ nhện quen thói cạy thế, áp bức đè nén người khác. Đúng như người xưa đã nói:

"Tôi xin ra sức anh hào,

Cứu người cho khỏi lao đao buổi này!".

Trận địa mai phục của lũ nhện thật đáng sợ. Như thiên la địa võng "chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện". Chúa trùm nhà nhện là một mụ nhện "đanh đá, nặc nô". Có 2 vệ sĩ nhện vách đi kèm. Trên trận địa mai phục có vô số lũ nhện nanh ác do nhện Gộc chỉ huy. "Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ". Liệu chú Dế Mèn đơn phương độc mã có làm gì nổi lũ nhện ghê gớm này?

Một chữ "ta" của Dế Mèn cất lên rất đàng hoàng, đĩnh đạc và hào hùng: "Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện". Vừa thoáng thấy mụ nhện từ trong hang đá "cong chân nhảy ra" với hai nhện vách đi kèm, Dế Mèn bèn ra oai thị uy: "quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách". Đó là miếng võ gia truyền của họ hàng nhà dế! Thật là bất ngờ và ngạc nhiên: "Mụ nhện co rúm lại rồi rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo". Mụ nhện và lũ tiểu yêu đã bạt vía kinh hồn!

Dế Mèn đã đanh thép hạch tội lũ nhện là bọn người "béo múp núp" mà lại tham lam ti tiện "cứ cố tình đòi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi?". Chú ta "cấm" bọn nhện "từ giờ không được đòi nợ chị Nhà Trò nữa". Như một lời phán truyền nghiêm khắc, Dế Mèn bắt bọn nhện: "Hãy phá các vòng vây đi! Đốt hết văn nợ đi!". Tức thì quân tướng lũ nhện "sợ hãi cùng dạ ran", chúng vội vàng "phá hết các dây tơ chăng lối". Và con đường về tổ Nhà Trò "quang hẳn". Chị Nhà Trò đã thoát nạn tai ương.

Qua cảnh này, ta vô cùng khâm phục Dế Mèn, một chàng trai có phẩm chất tốt đẹp: có võ nghệ tài giỏi, rất dũng cảm, thương người, hào hiệp, căm ghét mọi bất công trên cõi đời. Dế Mèn đã hết lòng bênh vực chị Nhà Trò trong cơn nguy khốn. Dế Mèn đúng là một hiệp sĩ: "Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!".

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 16

Nhà văn Tô Hoài là một nhà văn nổi tiếng gắn bó với thiếu nhi Việt Nam. Trong đó, tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm vô cùng xuất sắc, nó thể đã giáo dục cho các bạn thiếu nhi nhiều bài học sống sâu sắc bổ ích về cách làm người trong cuộc sống.

Trích đoạn “Bài học đầu tiên” thể hiện nỗi ân hận của nhân vật Dế Mèn sau khi vì thói kiêu căng, hống hách của mình đã làm cho người bạn hàng xóm của mình là Dễ Choắt phải chết oan uổng. Đoạn trích bắt đầu từ khi mà Dế Mèn được mẹ cho ba anh em ra ở riêng, lứa con ấy mẹ Dế Mèn sinh được ba anh em, Dế Mèn là út ít nên mẹ có phần cưng chiều hơn đôi chút. Được ra ở riêng Dế Mèn thích lắm, chú ta ca hát nghêu ngao vô cùng vui vẻ vì từ nay không còn chịu sự quản lý của mẹ nữa.

Rồi chú tập thể dục, ăn ngủ đều đặn lắm nên có một thân hình cường tráng của một thanh niên choai choai mới lớn. Dế Mèn tự suy nghĩ và cũng biết nhìn xa trông rộng lắm, nên cậu ấy tự đào thêm nhiều ngách thông sang nhau trong hang của mình nhằm tìm lối thoát hiểm mỗi khi có kẻ thù.

Cuộc sống độc lập cứ dần dần trôi đi rồi chẳng bao lâu Dế Mèn đã trưởng thành lắm trở thành một thanh niên cường tráng với đôi càng mẫm bóng, chiếc cánh ngày xưa chỉ như chiếc áo ghi lê ngắn tủn tới ngang mông thì nay dài như một chiếc áo khoác choàng ngoài. Dế Mèn soi mình dưới nước tự hào vì mình đã vô cùng anh dũng oai vệ, phát triển vô cùng đẹp trai. Cái đầu to nổi lên hai cái u trông rất oai vệ, thể hiện dũng khí của một người ngông cuống dám nghĩ dám làm, thể hiện sự bướng bỉnh trong suy nghĩ của Dế Mèn. Hàm răng đen nhánh sắc nhọn nhai cỏ cứ “ngoàm ngoạp” như một chiếc máy sản xuất, nên Dế Mèn càng lớn nhanh.

Thông qua ngoại hình của Dế Mèn ta thấy sự tinh tế của nhà văn Tô Hoài trong quan sát và hóa thân mình thành nhân vật chính Dế Mèn để kể lại câu chuyện của cuộc đời mình một cách vô cùng sống động, thu hút hấp dẫn người đọc. Thông qua việc Dế Mèn chăm chút cho sức vóc dáng vẻ bên ngoài thì ta có thể cảm nhận được Dế Mèn khá coi trọng hình thức bên ngoài hơn là sống nội tâm suy nghĩ thấu đáo trước sau. Và Dế Mèn là người khá ngông cuồng hợm hĩnh tự cho mình oai vệ, dũng cảm.

Bên cạnh nhà Dế Mèn có một chú Dế Choắt, nhân vật Dế Mèn thường mỉa mai, chế giễu Dế Choắt vì vẻ ngoài ốm yếu còi cọc, quanh năm mắc bệnh hen suyễn động tí là thở dốc, mệt mỏi. Người Dế Choắt dài lêu nghêu như một người nghiện ma túy, trông thật xấu xí vô cùng. Hai đôi cánh thì lúc nào cũng nặng nề không nhanh nhẹn hoạt bát, rau ria cụt có một tí, trông chả ra cái gì, nhìn mặt mũi lúc nào cũng buồn rầu, ngẩn ngơ, ngơ ngẩn. Đối với Dế Choắt dù bằng tuổi Dế Mèn nhưng Dế Mèn luôn thấy mình là bậc đàn anh, thích tỏ vẻ rồi dậy khôn cho Dế Choắt về cách đối nhân xử thế.

Nhưng Dế Mèn lại thiếu tình thương sự cảm thông với bạn mình, khi Dế Choắt than thở mình ốm yếu muốn nhờ Dế Mèn đào cho mình một cái ngách thông từ hang Dế Mèn sang bên nhà Dế Choắt phòng lúc hoạn nạn có chỗ thoát thân. Nhưng Dế Mèn mắng Dế Choắt té tát, không đồng ý vì lý do chú mày hôi như thế làm sao ta ngửi được.

Rồi một hôm, Dế Choắt và Dế Mèn đứng trước cửa hang của mình nhìn thấy chị Cốc đang tìm tôm tép kiếm ăn. Dế Mèn nổi hứng muốn chọc tức chị Cốc, dù Dế Choắt đã can ngăn rằng chị Cốc đó rất đanh đá hung hăng, đừng có động vào mà chuốc họa vào thân. Nhưng Dế Mèn hiếu thắng nói Dế Choắt chẳng việc gì phải sợ.Thế là Dế Mèn lên tiếng trêu chọc chị Cốc:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông

Ba con cùng béo vặt lông con nào

Vặt lông con mẹ Cốc cho tao

Tao nấu, tao nướng, tao xào tao ăn

Chị Cốc nghe được có tiếng trêu chọc mình tức lắm hai con mắt long lên tìm kiếm xem đối tượng là ai, chợt chị lao về phía hang của Dế Mèn và Dế Choắt, nhưng Dế Mèn nhanh chân chạy mãi vào hang sâu, nên thoát chết. Còn Dế Choắt ốm yếu hang nông, nên chị Cốc mổ cho mấy cái trúng lưng nên nằm thoi thóp chờ chết.

Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn vô cùng kinh hãi nằm im lắm sợ chết lắm. Chờ tới lúc nghe ngóng tiếng bước chân chị Cốc đi xa rồi mới dám mò sang hang Dế Choắt xem tình hình thì thấy Dế Choắt nằm thoi thóp sắp chết rồi. Dế Mèn ân hận lắm, vì hành động ngu dại, một phút hiếu thắng tự kiêu mà làm hại tới người hàng xóm tội nghiệp của mình. Những lời nói sau cùng của Dế Choắt càng làm cho Dế Mèn thêm thấm thía.

Bài học đầu tiên mà Dế Mèn học được thông qua cái chết của người hàng xóm Dế Choắt chính là ở đời thói hung hăng hay gây họa có óc mà không biết nghĩ sâu sắc thì sớm muộn cũng có ngày chuốc vạ vào thân. Nhà văn muốn gửi gắm cho các bạn nhỏ một lời khuyên vô cùng sâu sắc thấu đáo, về tính khiêm nhường, trong cuộc sống. Không nên hung hăng hiếu thắng kẻo mang vạ vào thân, chuốc lấy những bài học cay đắng cho cuộc sống của mình. Nó là một bài học bổ ích, đáng để học tập với bất kỳ ai.

Đọc xong đoạn trích “Bài học đầu đời” người đọc cảm nhận được sự tinh tế trong ngôn ngữ và trong miêu tả của nhà văn Tô Hoài vô cùng đặc sắc. Tô Hoài đã thổi vào nhân vật Dế Mèn một linh hồn tính cách vô cùng đặc biệt, khiến cho nhân vật Dế Mèn trở nên hấp dẫn, thú vị lôi cuốn người đọc. Đọc truyện chúng em tự rút cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống của chính mình, thấy thấm thía về những đức tính quý giá mà nhân vật Dế Mèn gửi tới.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 17

Mỗi người ai cũng có trong mình những kí ức về tuổi thơ tươi đẹp. Với tôi, tuổi thơ là những khi được cùng bạn chạy trên những triền đê, cười thỏa thích mà không vướng bận điều gì, là những quả vải, chùm nhãn cùng bạn bè đi vặt trong vườn nhà. Cũng có những khi, kí ức của tuổi thơ chính là việc mình đã từng vấp ngã nhưng lại có thể tự đứng dậy trên chính đôi chân của mình. Và có lẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới những tác phẩm truyện đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Cuốn truyện đầu tiên mà tôi đọc để rồi cũng là tác phẩm ghi nhớ mãi cho tới tận hôm nay chính là Dế Mèn phiêu lưu kí với nhân vật chính là chú Dế Mèn. Có lẽ, chú cũng chính là hình ảnh của chúng ta khi còn nhỏ. Và khắc sâu trong lòng của tôi nhất chính là đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.

Nội dung chính của đoạn văn chính là việc khuyên nhủ chúng ta không nên kiêu căng, tự phụ. Điều đó sẽ khiến cho chúng ta phải hối hận khi đã như vậy. Mở đầu đoạn trích chính là việc miêu tả hình ảnh của chú Dế Mèn- nhân vật chính trong câu chuyện. Đó là một chú Dế thanh niên cườnng tráng và to đẹp. Chính vì điều đó mà chú đã tự mãn với chính bản thân mình và rốt cục đã gây ra cái chết đáng thương của Dế Choắt do trêu chọc chị Cốc để rồi cuối cùng chú đã phải ôm nỗi ân hận mãi về hành động của mình. Dế Mèn sau khi được ra đời vài ngày, chú đã được mẹ cho ở riêng cùng các anh em. Tổ của chú được mẹ chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo.

Rời xa mẹ nhưng chú không hề cảm thấy lo lắng hay sợ hãi mà lại thấy vui thích và khoan khoái. Do chú rất thích cuộc sống độc lập và tự do. Chú cũng biết sửa sang cho hang của mình thêm rộng và đẹp, trở thành cái hang không những đẹp nhất mà còn an toàn nhất trong số những cái hang của anh em nhà Dế. Cứ vậy, cuộc sống an nhàn và thoải mái của chú diền ra theo từng ngày. Mỗi chiều, Dế Mèn cùng các anh chị cùng cùng nhau say mê ca hát, nhảy múa trong ánh mặt trời còn le lói, sau đó lại uống sương đêm, tắm trong ánh trăng và chờ bình minh tới. Ngày nào cũng vậy, công việc của Mèn chỉ có ăn và chơi.

Có lẽ cũng chính bởi lí do như vậy mà chú Dế Mèn càng trở nên nhàm chán và không biết trân trọng những gì mình đang có. Chú muốn làm việc gì đó để thay đổi những tháng ngày nhàm chán này. Với lợi thế to đẹp, chú lại càng ra sức trêu chọc mọi người, khiến cho mọi người ai cũng phải kiêng dè, để ý tới chú. Tất cả những điểm yếu của chúng đều có của tuổi mới lớn: hung hăng, kiêu ngạo, thích làm bộ với người khác. Dế Choắt xuất hiện trong tác phẩm lại ngược lại với Dế mèn. Choắt luôn yếu ớt, xấu xí lại khiêm nhường.

Biết những khó khăn của mình, Choắt sang nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà Mèn giúp mình phòng khi bất trắc. Thế nhưng Mèn không hề chấp nhận mà chỉ quát mắng Dế Choắt mà thôi. Đỉnh điểm của sự viêc là khi Dế Mèn đi trêu chọc chị Cốc. Đó cũng là tính xấu của Mèn khi không có ai răn đe lúc chú làm sai. Chú đọc những câu thơ trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang, thế nhưng điều đó đã làm cho chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ chú Dế Choắt tội nghiệp. Tới khi ra bên ngoài nhìn, chú mới cảm nhận được thế nào là sợ hãi, lo lắng. Lúc này, Dế Mèn cảm thấy vô cùng hối hận. Hình ảnh Dế Choắt nằm thoi thóp ở trên mặt đất mà mọi tội lỗi đều do chính bản thân chú gây ra. Lúc này, tuy Dế Choắt đã tha thứ cho Dế Mèn nhưng không thể nào mà chuộc lại được khi Dế choắt không thể qua khỏi.

Bài học đường đời đầu tiên là một trong những đoạn trích hay nhất trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí bởi đây là bài học cho tất cả chúng ta với rất nhiều ý nghĩa. Đó chính là việc hãy biết sống một cách khiêm nhường, biết quan tâm tới mọi người xung quanh và không được tự mãn bởi bất cứ điều gì.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 18

Yêu trẻ em, gần gũi với thiên nhiên và thế giới loài vật, nhà văn Tô Hoài đã đem đến một món quà hết sức thú vị: Truyện đồng thoại Dế Mèn phiêu lưu kí. Truyện hấp dẫn bạn đọc, đặc biệt là trẻ em ngay từ khi mới ra đời. Cho đến nay sau gần 70 năm, truyện vẫn được trẻ em đón nhận, yêu thích. Trong đó Dế Mèn, nhân vật chính của tác phẩm đã đem đến những cảm nhận thú vị. Đoạn trích bài học đường đời đầu tiên là phần đầu của truyện, là những nét phác thảo khái quát về nhân vật chính là bài học đầu tiên mà cậu ta nhận được trên đường đời.

Đọc đoạn trích này, người đọc bị hấp dẫn bởi cách miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn của nhà văn Tô Hoài. Trước hết, ta bắt gặp một chàng dế thanh niên đẹp trai “cả thân mình là một màu nâu bóng mỡ rồi cánh, râu, vuốt…của Dế Mèn đều toát lên vẻ đẹp đó. Có thể nói, không ai lại không thích cái vẻ khoẻ khoắn ấy. Đúng là một “thanh niên” như nhà văn Tô Hoài đã gọi tên. Người đọc không chỉ có thiện cảm với vẻ cường tráng của Mèn, chúng ta chắc cũng thích cách làm việc, sinh hoạt “ điều độ, chừng mực”, cái sự biết lo xa của một chú dế đang còn thanh niên qua việc chú biết đào hang nhiều ngách, luyện tập để cơ thể mạnh mẽ…

Tuy nhiên bên cạnh nhiều điểm đáng mến ấy, Dế Mèn cũng còn những nét tính cách chưa tốt khiến cho người đọc bớt đi thiện cảm với cậu. Trước hết phải nói đến thói kiêu ngạo. Biết mình có vẻ đẹp cường tráng, có những cái ưu điểm lợi hại cậu thường thử sức hay đúng hơn là khoe sự lợi hại đó bằng việc đạp gãy cỏ trong vùng. Rồi để khoe cặp râu và đôi cánh cậu chọn cách đi đứng nhún nhảy cho ra vẻ…Ở đây ta bắt gặp nét đặc trưng của một chàng dế “thanh niên” ở tuổi mới lớn.

Tuy nhiên, thói xấu ấy chưa gây hậu quả, chưa làm hại ai, bởi thế ở chừng mực nào đấy, chúng ta có thể thông cảm với cậu. Nhưng đến khi, sự kiêu ngạo, coi thường người khác ngày càng lớn và bị đẩy đến đỉnh điểm thì nó đã gây hậu quả ghê gớm mà chính Dế Mèn cũng không hề lường trước. Coi thường Dế Choắt, không thèm giúp Choắt đào hang rồi hơn nữa, trêu chọc chị Cốc, gây hiểu lầm và Dế Choắt là người chịu hậu quả. Cái chết thương tâm và lời trăng trổi của Dế Choắt làm Mèn tỉnh ngộ, nhận ra sự ngông cuồng và hậu quả vô cùng tai hại mà mình gây ra.

Kết thúc đoạn trích là cảnh Dế Mèn đắp mộ cho Dế Choắt trong nỗi đau đớn, xót xa và ân hận day dứt khôn nguôi. Cái chết và nấm mộ của Dế Choắt là lời nhắc nhở, hơn thế là bài học đầu đời đắt giá cho Dế Mèn. Nếu như ở trên, người đọc thấy giận Màn vì việc làm nông nổi, ngông cuồng gây hoạ cho người khác thì ở đây, ta thấy cảm thông cho Dế Mèn. Dù sao, cậu cũng đã nhận ra lỗi lầm, ăn năn, ân hận vì những lỗi lầm đó và hơn hết cậu nhận ra “bài học đường đời đầu tiên” dù không phải là sớm, dù phải trả giá bằng mạng sống của Dế Choắt.

Câu chuyện về Dế Mèn mà nhà văn kể trong đoạn trích thật hay và ý nghĩa. Qua câu chuyện về Dế Mèn, ta bắt gặp hình ảnh con người. Chính xác hơn là hình ảnh những chàng trai mới lớn, chập chững bước vào đời. Nhiều nhiệt huyết, giàu sức trẻ và ước muốn làm chủ, khám phá thế giới nhưng cũng dễ vấp váp, sai lầm. Và điều quan trọng hơn, chính là lời nhắc nhở phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mình mắc phải.

Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài và đoạn trích bài học đường đời đầu tiên thật hấp dẫn và giàu ý nghĩa. Nó mãi mãi là một cuốn sách hay cho chúng ta, là bài học đường đời cho mỗi con người, nhất là những người sắp bước vào đời như chúng ta.

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 19

"Dế Mèn phiên lưu kí" là một tác phẩm độc đáo của Tô Hoài, một truyện phiêu lưu viết cho tuổi thơ vô cùng hấp dẫn. Những hành trình xuôi ngược, những nếm trải cay đắng đó đây, "những hành động nghĩa hiệp, những chiến công và vinh hoa gặt hái được của chú Dế Mèn đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng bạn nhỏ yêu quý gần xa. Cảnh "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" chỉ là một trang đời nhỏ bé của chú mà thôi; tuy nhỏ bé nhưng rất đẹp, rất đáng yêu.

        Dế Mèn rất giàu tình thương người. Đi qua đám cỏ xước xanh dài, chen nghe "tiếng khóc tỉ tê" và nhìn thấy chị Nhà Trò đang "gục đầu bên tảng đá cuội" đối với kẻ vô tâm, vô tình khác thì họ lặng lẽ hoặc chép miệng rồi dửng dưng bỏ đi. Trái lại, chú Dế Mèn rất quan tâm và thương cảm đến gần con người bất hạnh "gạn hỏi mãi". Hình ảnh chị Nhà Trò "đã bé nhỏ lại gầy yếu quá", đôi cánh mỏng "ngắn chùn chùn" và tiếng khóc của chị ta đã làm cho chú Dế Mèn thương tâm lắm. Chú càng xúc động hơn trước cảnh ngộ đau khổ của chị ta: mẹ mất, sống "thui thủi", ốm yếu quá nên làm không đủ ăn, lại đang bị bọn nhện đòi nợ một cách riết róng! Bọn nhện đánh đập chị ta mấy bận, lần nào chúng đe bắt để "vặt chân, vặt cánh ăn thịt". Cuộc sống và tính mạng chị Nhà Trò đang bị uy hiếp nghiêm trọng.

        Cử chỉ "xòe cả hai cẳng ra" và câu nói của chú Dế Mèn không phải ai cũng có. Biết bao thương cảm, biết bao nâng đỡ chở che, đầy nghĩa hiệp: "Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Tiếng nói của Dế Mèn vang lên như một lời tuyên chiến với lũ nhện quen thói cạy thế, áp bức đè nén người khác. Đúng như người xưa đã nói:

"Tôi xin ra sức anh hào,

Cứu người cho khỏi lao đao buổi này!".

        Trận địa mai phục của lũ nhện thật đáng sợ. Như thiên la địa võng "chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện". Chúa trùm nhà nhện là một mụ nhện "đanh đá, nặc nô". Có 2 vệ sĩ nhện vách đi kèm. Trên trận địa mai phục có vô số lũ nhện nanh ác do nhện Gộc chỉ huy. "Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ". Liệu chú Dế Mèn đơn phương độc mã có làm gì nổi lũ nhện ghê gớm này?

      Một chữ "ta" của Dế Mèn cất lên rất đàng hoàng, đĩnh đạc và hào hùng: "Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện". Vừa thoáng thấy mụ nhện từ trong hang đá "cong chân nhảy ra" với hai nhện vách đi kèm, Dế Mèn bèn ra oai thị uy: "quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách". Đó là miếng võ gia truyền của họ hàng nhà dế! Thật là bất ngờ và ngạc nhiên: "Mụ nhện co rúm lại rồi rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo". Mụ nhện và lũ tiểu yêu đã bạt vía kinh hồn!

      Dế Mèn đã đanh thép hạch tội lũ nhện là bọn người "béo múp núp" mà lại tham lam ti tiện "cứ cố tình đòi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi?". Chú ta "cấm" bọn nhện "từ giờ không được đòi nợ chị Nhà Trò nữa". Như một lời phán truyền nghiêm khắc, Dế Mèn bắt bọn nhện: "Hãy phá các vòng vây đi! Đốt hết văn nợ đi!". Tức thì quân tướng lũ nhện "sợ hãi cùng dạ ran", chúng vội vàng "phá hết các dây tơ chăng lối". Và con đường về tổ Nhà Trò "quang hẳn". Chị Nhà Trò đã thoát nạn tai ương.

     Qua cảnh này, ta vô cùng khâm phục Dế Mèn, một chàng trai có phẩm chất tốt đẹp: có võ nghệ tài giỏi, rất dũng cảm, thương người, hào hiệp, căm ghét mọi bất công trên cõi đời. Dế Mèn đã hết lòng bênh vực chị Nhà Trò trong cơn nguy khốn. Dế Mèn đúng là một hiệp sĩ: "Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!".

Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - mẫu 20

Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (trích Dế Mèn phiêu lưu kí) của nhà văn Tô Hoài, Dế Mèn là nhân vật chính, được khắc họa vô cùng sinh động, chân thực.

Nhà văn đã khắc họa nhân vật qua nhiều phương diện từ ngoại hình, tính cách đến hành động, lời nói. Ở đoạn mở đầu, Dế Mèn tự giới thiệu về ngoại hình của bản thân một cách đầy tự hào. Do ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực nên Dế Mèn rất chóng lớn, chẳng bao lâu đã trở thành một chàng dế thanh niên khỏe mạnh, cường tráng. Từng bộ phận trên cơ thể của Dế Mèn được miêu tả vô cùng chi tiết. Đôi càng thì “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Thân hình “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Đầu “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, từ đó, hình ảnh Dế Mèn hiện lên giống như một con người vậy.

 

Bên cạnh ngoại hình, hành động và lời nói của Dế Mèn cũng được miêu tả cụ thể để làm nổi bật lên tính cách. Để thử sự lợi hại của những chiếc móng, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ”. Cậu đã tự nhận xét về bản thân: “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”. Dế Mèn có tính cách kiêu căng, ngạo mạn. Cậu dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm như quát mắng chị Cào Cào, ghẹo anh Gọng Vó. Đặc biệt là với người hàng xóm có tên là Dế Choắt. Một lần sang nhà Choắt chơi, Dế Mèn đã lên tiếng chê: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng… Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn..”. Khi Dế Choắt lên tiếng nhờ vả thì Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”. Ngoài tính kiêu căng, Dế Mèn còn sống có phần ích kỉ.

Truyện trở nên hấp dẫn hơn khi một tình huống xảy ra. Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc. Cậu chờ đến lúc chị Cốc đến gần tổ, rồi cất giọng:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông
Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?
Vặt lông cái Cốc cho tao
Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.

Lúc đầu, chị Cốc có phần hoảng sợ, nhưng khi định thần lại, chị nhận ra có kẻ trêu mình. Dế Mèn đã nhanh trí chui vào trong hang. Tai họa bất ngờ xảy ra là chị Cốc nhìn thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang, cho rằng cậu là người đã trêu chị ta. Cuối cùng, Dế Choắt là người chịu vạ lây. Còn Dế Mèn thì chỉ nằm trong hang mà không dám ra nhận tội. Khi Dế Choắt chết đã khuyên Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Điều này giúp Dế Mèn nhận ra bài học đường đời đầu tiên cho bản thân.

 

Dế Mèn là một nhân vật trong truyện đồng thoại, vừa mang đặc điểm của loài vật, vừa mang những đặc điểm của con người. Qua nhân vật này, Tô Hoài cũng muốn gửi gắm bài học ý nghĩa cho bạn đọc.

Đánh giá

0

0 đánh giá