Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu TOP 100 Ca dao, tục ngữ về thầy cô thường dùng giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Ca dao, tục ngữ về thầy cô
I. Những câu ca dao về thầy cô
Thầy cô là những người có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Họ là những người đã dìu dắt, dạy dỗ chúng ta nên người, truyền cho chúng ta kiến thức và những bài học quý giá về cuộc sống.
1. Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.
3. Thời gian dẫu bạc mái đầu
Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy
4. Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
Học cho "cách vật trí tri"
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.
5. Ai người đánh thức đêm trường mộng
Ai soi đường lồng lộng ánh từ quang
AI thắp lửa bồ đề tỏa sáng
Đạo vô vi sưởi ấm cả trần gian.
6. Khó thì hết thảo hết ngay
Công cha cũng bỏ, nghĩa thầy cũng quên.
7. Dòng sông sâu con sào dài đo được
Lòng người đưa đò ai biết được sự bao la.
8. Ơn dạy dỗ cao tường hơn núi
Nghĩa thầy trò như nước biển khơi.
9. Chữ thầy trong cõi người ta
Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy
10. Con ơi ham học chớ đùa
Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo
11. Đến đây viếng cảnh viếng thầy
Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần
12. Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên
13. Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay
14. Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng
15. Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
16. Mười năm rèn luyện sách đèn
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy
17. Ơn thầy soi lối mở đường
Cho con vững bước dặm trường tương lai
18. Tạ ơn thầy đã dẫn con vào rừng tri thức
Cảm nghĩa cô đã dắt trò đến biển yêu thương.
19. Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui.
20. Mấy ai là kẻ không thầy,
Thế gian thường nói “đố mày làm nên”.
21. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
22. Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.
II. Những câu tục ngữ về thầy cô
Thầy cô là những người lái đò thầm lặng, đưa con đò tri thức cập bến bờ ước mơ cho mỗi thế hệ học trò. Công lao to lớn của thầy cô như trời biển, không gì có thể đong đếm được.
1. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
2. Trọng thầy mới được làm thầy
3. Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu
4. Mấy ai là kẻ không thầy,
Thế gian thường nói “đố mày làm nên”.
5. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
6. Không thầy đố mày làm nên
7. Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy
8. Tiên học lễ, hậu học văn
9. Ăn vóc học hay.
10. Một kho vàng không bằng một nang chữ
11. Dốt đến đâu học lâu cũng biết
12. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
13. Mồng 1 tết cha, mồng ba tết thầy.
14. Ông bảy mươi học ông bảy mốt.
III. Câu đối ca ngợi công ơn thầy cô
1. Lời cô giảng dạy khuyên răn
Là hành trang của tháng năm vào đời.
2. Ơn của thầy bao la vô tận
Biển rộng sông dàu có sánh được đâu.
3. Chân trời góc bể có lúc tận cùng
Ơn thầy cô không bao giờ cùng tận.
4. Mai đây trên bước đường dài
Công thành danh toại danh toại nhớ hoài ơn cô.
5. Ân truyền thụ minh tâm khắc trí
Nghĩa sinh thành tạc dạ lưu tâm.
6. Ơn cô tô điểm vàng son
Tỏa vầng tri thức trang tròn ước mơ
7. Ơn thầy vời vợi non cao
Học trò khắc cốt ghi sâu suốt đời
8. Người bắt cầu đưa em sang sông
Dẫu ngàn năm vẫn nhớ câu ơn người.
9. Dẫu mai đi trọn phương trời
Những lời thầy dạy đời đời khắc ghi.
10. Em vẫn biết đời người là hữu hạn
Nhưng lòng cô là vô hạn tình người.
11. Thầy cô luôn là ngọn đèn soi sáng
Dẫn lối em đi đến những ước mơ.
12. Cảm ơn thầy cho em tất cả
IV. Những bài thơ hay về thầy cô
Ơn cô
Ơn cô như sóng biển Đông
Tình cô như ánh nắng hồng ban mai
Câu thơ nói quả chẳng sai
Cô là người mẹ thứ hai của mình
Tuy cô không có công sinh
Nhưng cô có cả công trình lớn lao
Giúp em học tập vươn cao
Đạt nhiều thành tích cháu ngoan Bác Hồ.
(Khuyết danh)
Nghe thầy đọc thơ
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thuở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…
(Trần Đăng Khoa)
Tặng cô
Tặng cô bao đóa hoa hồng
Tặng cô với cả hương nồng sắc xuân
Tháng ngày dạy dỗ ân cần
Cho bao thế hệ góp phần dựng xây
Tiếng cô tưởng nhớ mới đây
Xây bao hạnh phúc tràn đầy yêu thương.
(Khuyết danh)
Cô Thầy tôi
Trong trường vất vả dạy đàn con
Chẳng ngại gian lao quãng thân mòn
Ló sáng bình minh cơm mãi vội
Về đêm lịm tắt bữa chưa ngon.
Âm thầm chỉ dẫn ơn luôn nhớ
Lặng lẽ khuyên rằng nghĩa vẫn tròn
Áo đẫm mồ hôi toàn bụi phấn
Cô Thầy khổ nhọc tựa ngàn non.
(Khuyết danh)
Tri ân người lái đò
Tri thức ngày xưa trở lại đây,
Ân tình sâu nặng của cô thầy!
Người mang ánh sáng soi đời trẻ,
Lái chuyến đò chiều sang bến đây?
Đò đến vinh quang nơi đất lạ,
Cám ơn người đã lái đò hay!
Ơn này trò mãi ghi trong dạ…
Người đã giúp con vượt đắng cay!
(Nguyễn Trung Dũng)
V. Những danh ngôn về thầy cô hay và ý nghĩa
Bên cạnh những câu ca dao, tục ngữ về thầy cô của Việt Nam thì các quốc gia trên thế giới đều có những câu danh ngôn hay ca ngợi thầy, cô:
1. Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đứa, bất kỳ một số hệ thống khen thưởng hay trách phạt câu nào khác.
(Usinxki)
2. Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi.
(Ngạn ngữ Trung Quốc)
3. Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học.
(Comenxki)
4. Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc.
(Ngạn ngữ Ba Tư)
5. Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được.
(Usinxki)
6. Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên.
(Golobolin)
7. Người thầy cố gắng dạy nhưng không truyền cảm hứng để học trò muốn học là nện búa vào tấm sắt lạnh.
(Horace Mann)
8. Nhà gió không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn.
(Uyliam Bato Dit)
9. Người thầy trung bình chỉ biết nói
Người thầy giỏi biết giải thích
Người thầy xuất chúng biết minh họa
Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng.
(William A. Ward)
10. Bất cứ ai khi nhớ đến hồi đi học đều nhớ đến các thầy cô giáo chứ không phải là các phương pháp hay kĩ thuật giảng dạy. Thầy cô chính là tráit tim của hệ thống giáo dục.
(Sidney Hook)
11. Với nghề dạy học không thể nhìn thấy kết quà của một ngày làm việc. Kết quả ấy vô hình và có lẽ vẫn còn đó đến 20 năm sau.
(Jacques Bazun)
12. Hãy cùng nhìn lại và dành sự ghi nhận đối với những giáo viên tài năng, tỏ lòng biết ơn đối với những người đã chạm đến cảm xúc con người. Các chương trình giảng dạy quá nhiều kiến thức nhưng chính sự trìu mếm của các thầy cô đã giúp vun đắp tâm hồn trẻ thơ.
(Carl Jung)
13. Thầy cô là người truyền cảm hứng, là người làm ta vui và dạy ta rất nhiều điều mà ta chưa biết
(Nicholas Sparks)
14. Thầy cô là ai? Đó không phải là những người dạy dỗ mà chính là những người truyền cảm hứng để sinh viên có thể nỗ lực hết mình khám phá nhữn điều chưa biết.
(Paulo Coelho - The Witch of Portobello)
15. Nhiệm vụ của người thầy xuất sắc là kích thích học trò chắc chỉ trung binh nỗ lực phi thường. Vấn đề khó khăn không phải trong việc xác định những người chiến thắng, mà là trong việc tạo ra những người chiến thắng trong số những người bình thường.
(K. Patricia Cross)
16. Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng và cũng không thể nuôi dạy trẻ nếu thiếu sự nhiệt tình
(Carl Jung)
17. Tôi dường như không phải là thầy giáo .... và những con đường dẫn đến trái tim tuổi thơ sẽ bị đóng kín với tôi nếu tôi chỉ là người đứng trên bục giảng
(V.A.Sukhomlinxki)
18. Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy cô cho ra phương cách sống đàng hoàng tử tế.
(Philoxene de Cythere)
VI. Viết đoạn văn Nghị luận về tình thầy trò
Mẫu 1
Tình thầy trò là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất trong xã hội. Tình thầy trò là tình cảm của thầy giáo và học sinh, đó là sự yêu thương, gắn bó, biết ơn và trân trọng giữa hai thế hệ. Thầy là người mang trong mình sứ mệnh giáo dục, lòng nhiệt huyết và trái tim tràn đầy tình yêu thương với học trò. Học trò là người học, là người sẽ tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống được truyền lại từ người thầy của mình. Tình thầy trò chính là tình cảm cao đẹp, xuất phát từ trái tim con người và được bồi đắp qua nhiều thế hệ. Hiện nay, tình thầy trò vẫn luôn là tình cảm được xã hội đề cao bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhân cách con người và toàn xã hội. Thế nhưng, bên cạnh những biểu hiện cao đẹp của tình thầy trò thì do sự phát triển chóng mặt của xã hội kéo theo những tệ nạn, cám dỗ, tình thầy trò đang bị mai một và tha hóa với những hành động động xấu như thầy đánh đập, chửi bới, áp đặt học trò, hoặc thậm chí có những em học sinh còn có thái độ, hành động không tôn trọng, bất kính với người đã dạy dỗ mình… Trước những biểu hiện tiêu cực đó, chúng ta cần có thái độ kiên quyết ngăn chặn cùng những biện pháp giáo dục, kỉ luật hiệu quả, có như vậy, môi trường giáo dục mới được lành mạnh, xã hội mới có thể phát triển được.
Mẫu 2
Cho dù cuộc sống vật chất của cơ chế thị trường ngày nay có làm cho giá trị đạo đực có nhiều thay đổi, nhưng với nhiều người, nhiều thế hệ học sinh Việt Nam, tình nghĩa thầy trò đối với họ vẫn hết sức thiêng liêng. Những người thầy, người cô ấy dám hy sinh một cuộc sống sung túc để theo đuổi việc đưa đò cho người khách qua được bến bờ tương lai xây dựng đất nước mà không biết rằng liệu người khách ấy có còn nhớ đến mình hay không? Người cha, người mẹ thứ hai dạy những đứa con yêu của mình bài học làm người, biết đứng lên khi vấp ngả và đối đầu với thử thách. Ôi những đứa con học sinh ngay thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô nghiêm khắc trách phạt là mỗi con dao cứa vào tim đau xót biết chừng nào; làm sao biết được ẩn sau nụ cười khi thấy chúng em được thành tích tốt là niềm hạnh phúc khôn cùng. Vì những lẽ đó, thay vi vô lễ, hỗn xược, tỏ thái độ vô ơn với thầy cô, học sinh chúng ta cần phải hết lòng kính trọng, suốt đời nhớ ơn “người lái đò” tận tụy ấy. Và hơn hết chúng ta phải cô gắng học thật giỏi để mãi xứng đáng là học trò ngoan của người thầy, người cô.
Mẫu 3
Tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật, là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò. Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, dạy dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Tình nghĩa thầy trò, mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh. Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất. “Trọng thầy mới được làm thầy”.
Xem thêm các nội dung khác: