TOP 10 bài Ghi lại cảm xúc về một bài thơ hoặc đoạn thơ chủ đề tình cảm gia đình

758

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Ghi lại cảm xúc về một bài thơ hoặc đoạn thơ chủ đề tình cảm gia đình hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Ghi lại cảm xúc về một bài thơ hoặc đoạn thơ chủ đề tình cảm gia đình

Đề bài: Ghi lại cảm xúc (khoảng 200 đến 300 chữ) về một bài thơ hoặc đoạn thơ mà em thích với chủ đề tình cảm gia đình (cha con, mẹ con, anh chị em,...)

Ghi lại cảm xúc về một bài thơ hoặc đoạn thơ chủ đề tình cảm gia đình - mẫu 1

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã xây dựng những cuộc trò chuyện vô cùng thú vị, hấp dẫn. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Niềm hạnh phúc của em là được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Từ đó, chúng ta đã hiểu hơn về tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.

Ghi lại cảm xúc về một bài thơ hoặc đoạn thơ chủ đề tình cảm gia đình - mẫu 2

Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Từ đó, mỗi người sẽ thêm yêu mến hơn kho tàng văn học quý giá của nước mình. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời để thế hệ sau giữ gìn và học tập theo. Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Chuyện cổ nước mình giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng - bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa.

Ghi lại cảm xúc về một bài thơ hoặc đoạn thơ chủ đề tình cảm gia đình - mẫu 3

Trong các bài thơ em đã đọc, em thích nhất là bài thơ “Ngưỡng cửa” của nhà thơ Vũ Quần Phương. Đây là một bài thơ rất hay và ý nghĩa. Ngưỡng cửa chính là sự quen thuộc đối với mỗi con người. Khi còn là tấm bé ngưỡng cửa xuất hiện từ khi chúng ta có mặt trên đời từ lúc còn chập chững bước đi đến khi chúng ta có thể đứng vững trên đôi chân của mình. Ngưỡng cửa cũng là nơi chứng kiến hình ảnh bố mẹ lam lũ vất vả để có thể lo cho cuộc sống của chúng ta. Cũng tại ngưỡng cửa là nơi mỗi buổi chiều chúng ta thường chơi cùng bạn bè. ngưỡng cửa cũng đã chứng kiến những bước chân đầu tiên của ta khi đi học, đến với chân trời tri thức, một cánh cổng rộng lớn đang chờ và dù sau này có đi đâu thì nơi đó vẫn có ngưỡng cửa có những người thân yêu luôn chờ đón giang rộng vòng tay yêu thương đối với chúng ta. Dù thế giới ngoài kia có đối xử với chúng ta như thế nào thì gia đình luôn là thứ quý giá nhất. Qua bài thơ nhà thơ muốn gửi gắm với mỗi chúng ta về những kỉ niệm của tuổi thơ, về quê hương bên gia đình bên tiếng cười thân yêu nhất. Đó là nơi cội nguồn nuôi dưỡng tính cách tâm hồn của mỗi con người từ đó gửi gắm một thông điệp chúng ta phải biết trân trọng yêu quý bố mẹ gia đình của mình.

Ghi lại cảm xúc về một bài thơ hoặc đoạn thơ chủ đề tình cảm gia đình - mẫu 4

Bài thơ "Về thăm mẹ" của tác giả Đinh Nam Khương không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một tác phẩm chứa đựng những cảm xúc sâu lắng và thiêng liêng về tình mẫu tử. Khi tôi đọc bài thơ này, tôi không khỏi cảm thấy xúc động và đầy ý nghĩa. Trong bức tranh của bài thơ, nhân vật người con được vẽ nên như một hình ảnh của tất cả chúng ta - người con xa quê trở về thăm mẹ trong một chiều đông lạnh giá. Khung cảnh quen thuộc của ngôi nhà xưa, với những chi tiết nhỏ như chum tương, áo tơi, đàn gà và trái na cuối vụ, tất cả đều là những hình ảnh gắn liền với tuổi thơ và ký ức về mẹ. Những hình ảnh này không chỉ là miêu tả vật chất, mà còn chứa đựng sự hi sinh và tâm trí hy sinh không ngừng của người mẹ. Tác giả đã sử dụng những chi tiết tinh tế để gợi lên bức tranh hình ảnh chân thành và tươi vui của người mẹ. Đôi khi, không cần nhiều từ ngữ, chỉ một bức tranh hình ảnh đầy ý nghĩa có thể thấm sâu vào lòng người đọc. Điều này khiến cho bức tranh trong bài thơ trở nên sống động và gần gũi hơn, khiến cho người đọc cảm nhận được những tình cảm sâu sắc giữa người mẹ và người con. Hình ảnh người mẹ Việt Nam trong bài thơ không chỉ là một hình tượng cụ thể, mà còn là biểu hiện của hàng triệu người mẹ Việt Nam, những người phụ nữ yêu thương và hy sinh cho gia đình. Bài thơ này không chỉ là câu chuyện riêng của tác giả, mà còn là câu chuyện của hàng nghìn gia đình Việt Nam, nơi tình cảm gia đình và lòng bi kích được thể hiện một cách chân thành và sâu lắng. Bài thơ nhẹ nhàng mà ẩn chứa những điều sâu lắng, là một tác phẩm văn học đầy ý nghĩa và tinh tế về tình mẫu tử. 

Đánh giá

0

0 đánh giá