Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Nhà thơ Xuân Quỳnh: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp chi tiết nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Nhà thơ Xuân Quỳnh: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp
1. Tiểu sử Nhà thơ Xuân Quỳnh
- Xuân Quỳnh (1942 - 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
- Quê quán: La Khê, thành phố Hà Đông - Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.
- Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa.
- Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo).
- Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam.
- Sau khi học xong, bà làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt nam.
- Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III.
- Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn.
- Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.
2. Sự nghiệp sáng tác
a. Tác phẩm chính
Các tác phẩm chính:
Các tác phẩm viết cho thiếu nhi
Các bài thơ được phổ nhạc
b. Phong cách sáng tác
- Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh.
- Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
3. Vị trí và tầm ảnh hưởng của tác giả
- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ.
4. Một số nhận định về tác giả, tác phẩm
1. Xuân Quỳnh viết bài này “bợm” thật!
(Nhà thơ Vũ Cao, Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội)
2. Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.
(GS.TS Trần Đăng Suyền)
3. Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu hết sức thơ, hết sức tự nhiên, bài “Sóng” thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ.
(Nhà thơ Việt Nam hiện đại, GS. Phong Lê chủ biên)
4. Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi giông bão của cuộc đời… Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành với những biểu hiện sống động và biến hóa khôn cùng của chúng. Ở đó trái tim thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn báo bão cứ chao đi chao về, mệt nhoài giữa biến động và yên định, bão tố và bình yên, chiến tranh và hòa bình, thác lũ và êm trôi, tình yêu và cách trở, ra đi và trở lại, chảy trôi phiêu bạt và trụ vững kiên gan, tổ ấm và dòng đời, sóng và bờ, thuyền và biển, nhà ga và con tàu, trời xanh và bom đạn, gió Lào và cát trắng, cỏ dại và nắng lửa, thủy chung và trắc trở, xuân sắc và tàn phai, ngọn lửa cô đơn và đại ngàn tối sẫm…
(Chu Văn Sơn)
5. Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh.
(Võ Văn Trực)
5. Tìm hiểu chi tiết về một số tác phẩm của nhà thơ Xuân Quỳnh
Tìm hiểu chi tiết bài thơ Sóng
a. Sóng - Khát vọng tình yêu của người con gái
- Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của con sóng: "Dữ dội" >< "dịu êm"; "Ồn ào" >< "lặng lẽ" → đây chính là hình ảnh thật của những con sóng ngoài biển khơi, cũng chính là trạng thái của người con gái khi yêu. Tình yêu có lúc dịu dàng, sâu lắng nhưng cũng có những lúc cuồng nhiệt, mạnh mẽ.
- Để hướng đến một tình yêu rộng lớn, đích thực luôn là khát vọng của con người cũng giống như những con sóng không chịu bó hẹp trong lòng sông mà muốn vươn ra biển cả:
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
- "Sóng tìm ra tận bể" là tìm thấy chính mình. Trong tình yêu của con người cũng vậy, đến với tình yêu, con người mới tìm thấy chính mình và luôn tự hoàn thiện mình.
- Nhân vật trữ tình cảm nhận sự tương đồng giữa sóng và khát vọng tình yêu của tuổi trẻ:
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
- Khát vọng tình yêu đã hóa thân vào một biểu tượng đẹp là sóng. Giống như con sóng muôn đời vẫn dạt dào biển cả, tình yêu muôn đời vẫn là nỗi khát khao, đam mê của tuổi trẻ.
b. Ngọn nguồn của sóng - Truy tìm sự bí ẩn của tình yêu
- Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng cũng giống như điểm khởi đầu bí ẩn của tình yêu:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
- Nhân vật trữ tình tự nhận thức về tình yêu trong lòng mình, tự soi vào lòng mình để tìm lời giải đáp cho sự khởi nguồn của tình yêu để rồi bất ngờ thú nhận bằng một sự chân thành, tự nhiên và rất phụ nữ:
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
- Ngay cả Xuân Diệu - ông hoàng thơ tình cùng từng phải khẳng định:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu
Như vậy, tình yêu đến với mỗi con người như một điều kì diệu vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhận thức và lý trí. Đó chính là điều kì diệu và bí ẩn tạo nên sức hấp dẫn vĩnh cửu của tình yêu.
c. Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu
- Âm hưởng cả đoạn thơ này là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch.
- Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa có trong khổ thơ:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
- Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu.
- Sự khát khao hướng về nhau, có nhau và sự bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào lòng chung thủy được thể hiện thật dứt khoát qua các câu khẳng định tuyệt đối:
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
- Trong trời đất có bốn phương, tám hướng nhưng không có phương nào là "phương anh" vậy mà trong tình yêu của người con gái lại có "phương anh" và chỉ hướng về một phương duy nhất ấy.
- Nhân vật trữ tình tự bạch chân thành mà mãnh liệt nỗi nhớ, khát vọng thủy chung, nỗi khao khát hướng về nhau, có nhau. Trạng thái tâm hồn ấy vừa mạnh mẽ vừa sâu lắng quyện hòa trong những quan sát và suy tư từ con sóng.
→ Tóm lại, có thể nói rằng hình tượng sóng đôi “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng khát khao, nỗi nhớ da diết vừa trực tiếp lại vừa gợi cảm như những vòng sóng nối tiếp nhau cùng dội lại, cùng cộng hưởng và lan tỏa.
d. Những suy tư về cuộc đời và khát vọng tình yêu
- Suy tư về cuộc đời: Cuộc đời mỗi người tuy dài nhưng vẫn luôn là hữu hạn trong dòng thời gian, cũng "như biển kia dẫu rộng" vẫn không so được với cái bao la vô tận của bầu trời.
- Khát vọng hóa thân, phân thân vào sóng thật mạnh mẽ. Tình yêu đôi lứa thật sự hạnh phúc khi hòa nhập trong biển lớn tình yêu của cộng đồng:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
→ Khát vọng hóa thân vào biển lớn tình yêu mang một giá trị văn hóa lớn, tạo nên sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung; giữa cái hữu hạn và vĩnh hằng.
e. Giá trị nội dung
Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa "sóng" và "em", bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
f. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp.
- Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều đặn gợi sự nhịp nhàng.
- Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng, trở đi trở lại với nhiều cung bậc, gợi những trạng thái cảm xúc đa dạng trong lòng người con gái đang yêu.
Phân tích bài thơ Tiếng gà trưa
Nhà thơ Xuân Quỳnh đã rất nổi tiếng. Những tác phẩm thơ mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân, trong đó có bài thơ Tiếng gà trưa.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người cháu đang trên đường hành quân. Giữa trưa, người cháu dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ thì nghe thấy tiếng gà gáy. Tiếng gà vốn là âm thanh quen thuộc, bình dị ở mỗi làng quê Việt Nam. Chính vì vậy, âm thanh này đã gợi nhắc về những kỉ niệm thân thương:
“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Điệp từ “nghe” nhấn mạnh nỗi niềm xúc động, bồi hồi của người cháu. Âm thanh tiếng gà không chỉ làm vơi đi cái nắng, xua tan mệt mỏi mà còn làm hiện về những kỉ niệm của tuổi thơ sống cùng người bà.
Một tuổi thơ nghèo khó sống cùng với bà, nhưng người cháu vẫn nhận được tình sự quan tâm, chăm sóc và tình yêu thương:
“Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng”
Người chiến sĩ lần lượt nhớ về hình ảnh của những ổ rơm hồng đầy trứng, hình ảnh của gà mái mơ, gà mái vàng với những màu sắc rất riêng biệt. Đặc biệt nhất là kỉ niệm xem trộm gà để trứng bị bà mắng. Lời mắng yêu của người bà, sự ngây thơ của đứa cháu cho thấy tình bà cháu tha thiết, sâu nặng.
Đặc biệt nhất với người chiến sĩ, hình ảnh về người bà tần tảo, giàu đức hy sinh vẫn còn in đậm trong tâm trí.
“Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp”
Đôi bàn tay bà chắt chiu từng quả trứng cho gà ấp thật đẹp đẽ. Rồi khi mùa đông tới, bà lại lo thêm vì sợ trời làm sương muối khiến đàn gà toi, cuối năm không có gà bán để mua quần áo mới cho cháu:
“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Tiếng gà trưa đã gợi lên trong suy nghĩ của cháu những suy tư về hạnh phúc:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Hạnh phúc với người chiến sĩ nằm ở chính những khoảnh khắc đời thường. Không chỉ suy tư về hạnh phúc, người cháu còn suy tư về hiện tại, về mục đích chiến đấu của mình:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Biện pháp tu từ “vì” nhấn mạnh vào mục đích chiến đấu. Đó là vì lòng yêu đất nước - “vì lòng yêu Tổ quốc”, sau đó là vì tình yêu quê hương - “yêu xóm làng thân thuộc”. Quan trọng nhất là vì người bà - “Bà ơi, cũng vì bà”. Tiếng gọi “Bà ơi” vang lên thật trìu mến, yêu thương.
Tiếng gà trưa đã khơi gợi những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh.
Xem thêm các nội dung khác: