TOP 20 Phân tích truyện ngắn Mùa lạc (Nguyễn Khải) 2025 SIÊU HAY

23

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích truyện ngắn Mùa lạc (Nguyễn Khải) hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Phân tích truyện ngắn Mùa lạc (Nguyễn Khải)

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải.

TOP 20 Phân tích truyện ngắn Mùa lạc (Nguyễn Khải) 2025 SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý Phân tích truyện ngắn Mùa lạc

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài

a. Số phận của nhân vật trung tâm - chị Đào:

- Ngoại hình xấu xí "hai con mắt hẹp và dài đưa đi đưa lại rất nhanh, gò má cao đầy tàn hương, và hàm răng đen nhờ nhờ hơi nhô ra ngoài môi", dáng "sồ sề", chân ngắn.

- Lấy chồng sớm, chồng bỏ đi biền biệt, nghiện rượu chè, cờ bạc, rồi chết sớm, đứa con trai hai tuổi thế nhưng nó cũng bỏ chị mà đi nốt vì bệnh sài, chị trở thành người đàn bà cô độc, không nhà không cửa, bơ vơ trên đời với nhiều nỗi đau khổ.

- Chị sống với kiếp lênh đênh "đòn gánh trên vai, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường" khốn khổ, thiếu thốn với "Mùa hè vài cái áo cánh nâu vá vai, mùa đông một chiếc áo bông đã bạc", chân đi khắp chốn.

- Muốn chết cho đời hết nặng nhọc, khốn khổ ấy thế nhưng "đời còn dài nên phải sống".

=> Chị Đào là một người phụ nữ kiên cường, mạnh mẽ và có sức sống tiềm tàng mãnh liệt, trải qua nhiều bất hạnh thế nhưng chị chưa từng buông xuôi cuộc đời mình, vẫn miệt mài chăm chỉ lao động để nuôi sống bản thân.

- Những bất hạnh, mất mát và thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần đã khiến chị có cái vẻ "táo bạo và liều lĩnh, ghen tị với mọi người và hờn giận cho thân mình".

b. Cánh cửa cuộc đời mở ra khi chị Đào lên nông trường Điện Biên:

- Chị Đào không còn phải chịu cảnh lênh đênh nay đây mai đó, bốn bể là nhà, chị được hòa vào cái niềm vui lao động, phấn đấu và thi đua, tâm hồn chị đã bứt đi được cái cảm giác lạc lõng và cô độc.

- Thân thiết được với Huân một anh chàng kém chị 25 tuổi, đẹp trai nhất nông trường. Sự khỏe mạnh, vui tính, khéo léo, đa tài của Huân đã thắp lên cho cuộc đời chị nhiều niềm vui trong lao động.

- Chị vẫn mang trong mình nhiều mặc cảm tự ti cái nỗi buồn lòng của một người đàn bà xấu, sắp qua tuổi xuân thì, mà lại cứ độc lai độc vãng, không chồng con, không được ai ngó ngàng yêu thương.

- Không khuất phục trước số phận, có niềm tin mãnh liệt vào tương lai:

+ Chị mạnh mẽ bác lại và dường rất bình thản trước cuộc đời lắm chông gai của mình, không buồn nhún nhường, chị tự tin mà thành thơ, thành vần rằng "Huê thơm bán một đồng mười. Huệ tàn nhị giữa giá đôi lạng vàng".

+ Có ý thức về cái giá trị của mình, có lòng tự tôn của một người đàn bà dù không đẹp nhưng tâm hồn đẹp, hăng say lao động, chăm chỉ cần cù hơn bất cứ ai.+ Khao khát hy vọng về một cuộc

sống hạnh phúc, được yêu thương, đùm bọc.

=> Biểu hiện rõ nét nhất về sự hồi sinh sự sống trong tâm hồn chị Đào.

b. Bước ngoặt trong cuộc đời chị Đào:

- Có một người đàn ông mới gặp vài lần viết thư ngỏ lời với chị bằng những lời lẽ mà chị cho là "táo bạo", là "coi thường". Những lá thư ngỏ lời ấy đã khiến chị vui một "nỗi vui sướng kỳ lạ rào rạt không thể nén lại nổi...".

- Chị xúc động và hạnh phúc vì cái chuyện vui đột ngột đến trong đời, và tâm hồn chị đã bắt đầu "thức tỉnh những nỗi khao khát yêu đương, khao khát hạnh phúc mà chị cố hắt hủi, vùi nén một cách bất lực từ ngót chục năm trời nay".

- Tưởng đến cảnh chung đụng với con riêng của chồng, những tính toán về cuộc sống sau kết hôn,...

- Chị có một cái nhìn rất thiện cảm với mối tình của Huân và Duệ, chị thấy họ thật xứng đôi phải lứa, và chị ra sức vun vén, đắp đầy cho cái tình cảm ngỡ suôn sẻ mà nhiều chông gai.

- Chị cảm thấy vừa lòng với ông thiếu úy, và cuộc đời họ đã gắn với nhau khi vào vụ gieo ngô, chị đã có một gia đình mới, một bàn tay đàn ông che chở, yêu thương, chị lấy đó là hạnh phúc và hợp tình.

c. Tư tưởng truyện:

- Sự hồi sinh của con người: Một người phụ nữ kém sắc, góa chồng, sắp hết tuổi xuân như chị Đào, đến anh Huân với "những khát khao, những ước mơ đốt cháy trái tim", đến cả anh thiếu úy Dịu góa vợ, có đứa con riêng, đã lớn tuổi nhưng vẫn dám mạnh mẽ viết thư ngỏ lời "táo bạo" cho chị Đào nhằm vun vén một hạnh phúc mới.

- Sự sống hồi sinh của đất nước trên mảnh đất Điện Biên: Mấy năm trước còn là bãi chiến trường hoang lạnh đầy mảnh vỏ bom đạn, dây thép gai, hầm hào,... Nay thay vào đó là "khu nhà nữ công nhân rộn rịp người ra vào, nhộn nhạo những tiếng cười, tiếng mời chào, tiếng đấm tay thùm thụp", cùng với những cánh đồng lạc, ngô tươi tốt, những con người lao động miệt mài, hăng say.

=> Tất cả những biểu hiện rõ rệt ấy đã cho thấy sự hồi sinh mạnh mẽ, thay da đổi thịt của cả đất nước và con người sau mấy chục năm trời nghiệt ngã và thực sự "cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi".

3. Kết bài

Nêu cảm nhận.

Phân tích truyện ngắn Mùa lạc (Nguyễn Khải) - Mẫu 1

Trong văn học, có những nhà văn, nhà thơ có khả năng chinh phục tâm hồn độc giả ngay từ những tác phẩm đầu tay của họ. Tuy nhiên, điều này là rất hiếm. Nguyễn Khải không phải là tác giả nhanh chóng khẳng định được mình trên văn đàn. Ông bắt đầu sự nghiệp viết văn từ năm 1950, nhưng phải mất một thời gian dài ông mới tạo được dấu ấn trong lòng độc giả. Từ những tác phẩm đầu tiên không mấy thành công, dần dần, văn chương của Nguyễn Khải đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc và được yêu thích. Khác với nhiều nhà văn đương thời, Nguyễn Khải không chỉ thể hiện sự nhạy bén và tài năng trong việc khám phá các vấn đề xã hội mà còn sâu sắc miêu tả sự biến chuyển của cuộc sống và con người. Qua việc mô tả sự biến đổi về số phận và tâm lý của nhân vật Đào trong tác phẩm "Mùa lạc" (1960), Nguyễn Khải đã bộc lộ cảm hứng chủ đạo của mình: cảm hứng về sự hồi sinh của cuộc sống sau chiến tranh. Truyện ngắn “Mùa lạc” phản ánh công cuộc đổi mới xã hội tại vùng đất sau chiến tranh, đặc biệt là cuộc sống của con người trên nông trường Điện Biên. Đào, một trong những nhân vật chính, là người gắn bó với cuộc sống ở nơi đây. Mảnh đất này đã góp phần tạo nên cho cô một sức sống mãnh liệt và một cuộc đời mới. "Đào lên nông trường Điện Biên vào đầu năm, cách Tết âm lịch khoảng nửa tháng." Trước khi đến đây, Đào đã trải qua nhiều nỗi đau buồn. Cô kết hôn từ năm 17 tuổi, nhưng chồng cô lại sa vào cờ bạc, nợ nần và bỏ đi Nam, để lại cô một mình với đứa con trai nhỏ. Khi chồng trở về quê vào đầu năm 1950, Đào chỉ còn biết chăm sóc đứa con nhỏ. Nhưng rồi, đứa trẻ cũng qua đời vì bệnh sởi, để lại cô đơn và tuyệt vọng. Đào phải vật lộn với cuộc sống trong khi nỗi đau chưa nguôi ngoai, phải bôn ba từ nơi này đến nơi khác: "đòn gánh trên vai, đến đâu là nhà, ngã đâu là giường, khi ra Hòn Gai, Cẩm Phả lấy muồng, khi lên Lào Cai buôn gà, vịt..." Đối với Đào, khó khăn về vật chất đã đủ khổ sở (mùa hè chỉ có vài cái áo nâu vá vai, mùa đông chỉ có một chiếc áo bông cũ kỹ...), nhưng sự thiếu thốn trong tâm hồn còn đáng sợ hơn nhiều. Nhìn ngọn đèn dầu, Đào lại tủi thân nhớ về một thời đã có gia đình và đứa con, những lo lắng hàng ngày, và giờ đây chỉ còn mình cô, phải lo từng bữa ăn cho bản thân. Những dấu hiệu của số phận bất hạnh thể hiện rõ trên hình thức của Đào: mái tóc óng mượt ngày xưa giờ đã khô, đỏ, hàm răng phai không còn nhuộm, gò má cao, tàn hương nổi rõ hơn. Chính những khó khăn và bất hạnh đã tạo nên cho Đào một tâm lý "muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống", với tính cách "táo bạo và liều lĩnh, ghen tị với mọi người, hờn giận cho bản thân". Cuộc sống của Đào trước khi lên Điện Biên không được Nguyễn Khải miêu tả chi tiết. Tuy nhiên, dưới ngòi bút đầy cảm thông của tác giả, Đào hiện lên với bao nỗi xót thương. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây, có lẽ không có gì đặc biệt vì văn học đã đề cập đến nhiều nỗi đau nhân thế. Nếu Đào chỉ là biểu tượng của nỗi khổ đau thì sẽ dễ bị lãng quên giữa hàng ngàn hình tượng khác. Ở Đào, mặc dù đã trải qua nhiều khó khăn, vẫn tồn tại một ngọn lửa nhỏ của hy vọng sống. "Muốn chết" nhưng vẫn tiếc nuối vì "cuộc đời còn dài". Chính vẻ đẹp quả cảm của Đào đã làm cho hình tượng của cô sống mãi. Dù không thể chết thì Đào vẫn quyết sống, dù sống trong sự tủi nhục của một người nhận thức rõ phận mình. Đào lên nông trường với tâm lý của một con chim mỏi cánh, con ngựa chồn chân, muốn tìm một nơi hẻo lánh để quên đi cuộc đời đã chịu. Tại nông trường, Đào lao động hăng hái vì hiểu rằng chỉ có lao động mới mang lại niềm vui và hạnh phúc. Cô thi đua với những người khỏe mạnh như Huân, Lâm, và công việc nặng nhọc không làm cô nản lòng. Ở Điện Biên, số phận của Đào bắt đầu thay đổi. Ít nhất lúc này, cô không phải lang thang bơ vơ, không có nhà cửa. Cô đã tìm thấy niềm vui trong lao động và sự kết nối với bạn bè xung quanh. Tuy nhiên, do vẫn mang tâm lý mặc cảm, tự ti và chưa hiểu hết mọi người, Đào cảm thấy đau khổ khi bị châm chọc. Mặc cảm vì sự xấu xí và nghèo khó của mình khiến Đào sử dụng ngôn ngữ như một vũ khí tự vệ. Cô hờn dỗi và chua chát nói với Lâm: "Trâu quá sá, mạ quá thì, hồng nhan bỏ bị thì còn gì là xuân nữa hỡi các anh." Đào buồn về sự xấu xí và ế ẩm của mình, đôi khi mềm lòng và giãi bày nỗi đau với người khác: "mỗi năm mỗi tuổi, cái tuổi nó đuổi xuân đi, nồi nào vung nấy, em đã có bố cháu ở dưới xuôi rồi." Nhưng sau đó, Đào lại tiếc vì sự thành thật của mình và không muốn tủi thân. Cô khao khát được sống bằng tất cả những gì mình có và từ chối sự thương hại. Đào nhìn thẳng vào sự thật với sự kiêu hãnh, không chấp nhận sự thương hại: "Huê thơm bán một đồng mười, Huê tàn nhị rữa giá đôi lạng vàng. Giá đôi lạng vàng chứ chưa vị tất đã bán đâu anh Huân ạ..." Giọng nói chanh chua và đanh đá của Đào thực ra chỉ là lớp vỏ che giấu tâm lý mặc cảm và đau buồn của cô, nỗi đau của một con người ý thức được chính mình. Đào hiểu rằng để hòa nhập, cần phải tìm thấy sự đồng cảm trong cuộc sống và lao động, nhưng hòa nhập không có nghĩa là hạ mình mà vẫn giữ được sự tự trọng và kiêu hãnh. Tâm lý của Đào là một mớ hỗn độn của hờn giận, tủi hổ, và tự hào. Qua tình tiết này, Nguyễn Khải đã thể hiện rõ cảm hứng về sự hồi sinh của cuộc sống. Chỉ khi nào con người đấu tranh, vươn lên và lạc quan thì tâm hồn mới thay đổi, biến chuyển, thể hiện sự sống hồi sinh. Nếu con người không có khát vọng sống, tâm hồn sẽ chỉ là chuỗi dài những mảnh vụn lạnh lẽo, không có sự chuyển động tâm lý phức tạp. Thời gian đầu lên nông trường Điện Biên, số phận và tâm lý của Đào đã bắt đầu thay đổi. Cô không còn suy nghĩ "còn những ngày sắp tới ra sao chị cũng không cần rõ" và không còn tâm lý buông trôi, mà đã biết kiêu hãnh và sống vì phần tốt đẹp bên trong mình. Tuy nhiên, phải đến khi Đào thật sự hòa nhập với cuộc sống nông trường thì cuộc đời cô mới hoàn toàn thay đổi. Cảm hứng về sự hồi sinh của cuộc sống sau chiến tranh lúc này mới được hiện rõ. Trước đây, tâm lý của Đào là "chán sống" và "quên đi cuộc đời", nhưng sức sống ẩn sâu trong cô vẫn mạnh mẽ, hiện lên qua hình dáng, cử chỉ và ngôn ngữ của cô. Con người với "hai mắt hẹp và dài đưa đi đưa lại rất nhanh (...) hàm răng khểnh luôn luôn ưa đùa cợt" và tâm lý "đôi mắt nhỏ vẫn ánh lên thách thức" thì không bao giờ chán sống. Tâm lý mặc cảm, tự ti, và đanh đá chỉ là lớp vỏ ngoài của một tâm hồn đã chịu nhiều thử thách. Niềm khát khao sống trong Đào luôn mãnh liệt và sẽ hồi sinh mạnh mẽ khi có điều kiện. Đào không chịu khép mình trong nỗi đau, mà sống táo bạo và liều lĩnh bởi cô THẬT SỰ MUỐN SỐNG, MUỐN SỐNG. Nỗi khát thèm sống của cô là mạnh mẽ và bùng cháy, không thể âm ỉ hay tắt lịm. Khi nhận ra "trong những con người đó có điều gì thuộc về chính mình", Đào đã tìm thấy được sự đồng cảm trong cuộc sống và lao động. Cô đã có thể đối diện với chính mình, chấp nhận quá khứ và tìm thấy sức mạnh trong những người xung quanh. Niềm khát khao sống của Đào đã được hiện thực hóa qua lao động và sự hòa nhập, khi Đào thấy mình sống không chỉ vì mình mà còn vì những người xung quanh. Cuộc sống của Đào, vì vậy, không còn là một chuỗi dài những nỗi đau và thất bại, mà là một hành trình hồi sinh đầy sức sống và niềm hy vọng. Nguyễn Khải đã khắc họa sự hồi sinh của Đào không chỉ bằng cách mô tả hình ảnh bên ngoài mà còn qua việc thể hiện sự thay đổi nội tâm của cô. Sự chuyển mình của Đào là biểu hiện rõ nét của cảm hứng hồi sinh cuộc sống, phản ánh sự đổi mới và khát vọng sống mãnh liệt trong một thời kỳ đầy biến động. Sự thay đổi này không chỉ xảy ra trong nhân vật Đào mà còn là một phần của quá trình hồi sinh chung của xã hội. Như vậy, Nguyễn Khải đã thành công trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo của mình qua hình tượng nhân vật Đào và hành trình hồi sinh của cuộc sống trong "Mùa lạc".

TOP 20 Phân tích truyện ngắn Mùa lạc (Nguyễn Khải) 2025 SIÊU HAY (ảnh 2)

Phân tích truyện ngắn Mùa lạc (Nguyễn Khải) - Mẫu 2

Trong lĩnh vực văn học, không phải nhà văn hay nhà thơ nào cũng có thể chinh phục tâm hồn độc giả ngay từ tác phẩm đầu tiên của mình. Sự thành công ấy hiếm hoi, và Nguyễn Khải là một ví dụ điển hình về sự kiên nhẫn và sự cống hiến không ngừng để đạt được thành công. Dù ông bắt đầu sự nghiệp viết lách từ năm 1950, và không gặt hái thành công ngay lập tức, nhưng qua thời gian, các tác phẩm của ông dần chiếm được vị trí vững chắc trong lòng người đọc. Nguyễn Khải không chỉ thể hiện sự nhạy bén và khả năng phân tích các vấn đề xã hội mà còn thấu hiểu sâu sắc sự chuyển mình của cuộc sống và con người. Đặc biệt, qua việc khắc họa sự thay đổi về số phận và tâm lý nhân vật Đào trong tác phẩm "Mùa lạc" (1960), ông đã thể hiện rõ rệt cảm hứng chủ đạo của mình: sự hồi sinh của cuộc sống sau chiến tranh. Tác phẩm ngắn “Mùa lạc” không chỉ phản ánh quá trình đổi mới xã hội tại vùng đất sau chiến tranh mà còn mô tả chân thực đời sống của con người ở nông trường Điện Biên. Nhân vật Đào, một người gắn bó sâu sắc với nơi đây, chính là minh chứng cho sự chuyển mình của cả một thế hệ. Mảnh đất này đã nuôi dưỡng và tái sinh cho cô một sức sống mới, một cuộc đời khác biệt. "Đào lên nông trường Điện Biên vào đầu năm, chỉ cách Tết âm lịch khoảng nửa tháng." Trước khi đến đây, Đào đã trải qua nhiều nỗi đau. Cô lấy chồng từ khi mới 17 tuổi, nhưng chồng cô ham mê cờ bạc và nợ nần, bỏ đi Nam đến đầu năm 1950 mới trở về. Họ chỉ có một đứa con trai, và khi cậu bé lên hai thì chồng cô qua đời. Sự mất mát này là cú sốc lớn đối với người phụ nữ trẻ tuổi, nhưng nỗi đau không dừng lại ở đó. Sau cái chết của chồng và đứa con, Đào lâm vào tình cảnh cô đơn cùng cực, phải bươn chải kiếm sống trong khi đau khổ chưa nguôi ngoai. "Đòn gánh trên vai, đến đâu là nhà, ngã đâu là giường," cuộc sống của cô là những ngày tháng mỏi mệt, từ Hòn Gai đến Cẩm Phả, rồi ngược lên Lào Cai buôn bán. Những khó khăn vật chất là nỗi đau không thể tránh khỏi, nhưng sự thiếu thốn về tinh thần còn tồi tệ hơn nhiều. Đào thường nhìn "ngọn đèn dầu" và cảm thấy tủi thân, nhớ về một gia đình, một đứa con và những ngày tháng xưa cũ. Sự nghèo đói, sự xấu xí, và sự cô đơn của Đào hiện rõ qua hình dáng và tâm trạng của cô. Dù vậy, Đào vẫn mang trong mình một tâm lý đầy mâu thuẫn: "Muốn chết, nhưng đời còn dài nên phải sống", biểu hiện của một người vừa cảm thấy cuộc đời quá khắc nghiệt, vừa không chịu khuất phục. Khi Đào lên nông trường Điện Biên, cô mang theo một tâm trạng như con chim mỏi cánh, con ngựa chồn chân, tìm kiếm một nơi hẻo lánh để quên đi nỗi đau quá khứ. Dù khởi đầu không dễ dàng, Đào nhanh chóng hòa nhập vào công việc. Cô lao động hăng say, thi đua với những người khác như Huân, Lâm… Với đôi tay lao động miệt mài, Đào dần tìm thấy chút niềm vui và sự hạnh phúc trong công việc, mặc dù cô vẫn còn tâm lý tự ti và mặc cảm. Sự đối mặt với những lời châm chọc từ người khác càng làm nổi bật tâm trạng xung đột bên trong Đào. Cô không chấp nhận sự thương hại mà dùng ngôn ngữ để bảo vệ chính mình, kiên quyết giữ gìn sự tự tôn. Mặc dù cảm thấy tủi hổ, Đào vẫn khát khao sống và tìm kiếm niềm vui trong công việc và cuộc sống. Sự hồi sinh của Đào không chỉ thể hiện qua sự thay đổi trong cuộc sống vật chất mà còn là sự hồi sinh của tinh thần và tâm hồn. Khi nhận được thư tỏ tình từ thiếu úy Dịu, Đào trải qua một sự chuyển biến mạnh mẽ. Ban đầu, cô nghi ngờ và tức giận, nhưng sau đó, cảm giác êm đềm từ bức thư như làn nước tưới tắm tâm hồn khô cằn của cô. Sự hồi sinh trong Đào không chỉ là sự trở lại của niềm vui mà còn là sự tự tin và khát vọng sống mãnh liệt. Với những tình tiết này, Nguyễn Khải không chỉ khắc họa sự hồi sinh của cuộc sống sau chiến tranh qua nhân vật Đào mà còn thể hiện một cảm hứng mới về sức sống bền bỉ. Sự hồi sinh của Đào và những nhân vật khác trong tác phẩm minh chứng cho một chân lý: dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu, nếu con người có khát vọng và sức mạnh nội tại, họ sẽ luôn tìm thấy ánh sáng và hạnh phúc.

Phân tích truyện ngắn Mùa lạc (Nguyễn Khải) - Mẫu 3

Trong thế giới văn học, có những tác giả ngay từ những tác phẩm đầu tay đã chinh phục được trái tim của độc giả. Tuy nhiên, điều này thật sự rất hiếm gặp. Nguyễn Khải, một nhà văn đáng kính của nền văn học Việt Nam, không phải là người đạt được thành công nhanh chóng trên văn đàn. Dù bắt đầu viết từ năm 1950, ông đã phải trải qua nhiều năm tháng miệt mài trước khi khẳng định được vị trí của mình. Qua thời gian, những tác phẩm của ông dần khẳng định được sức ảnh hưởng và chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc. Khác biệt so với nhiều tác giả cùng thời, Nguyễn Khải không chỉ thể hiện sự nhạy bén trong việc khám phá các vấn đề xã hội mà còn sâu sắc miêu tả sự chuyển mình của cuộc sống và con người. Qua việc khắc họa sự biến đổi về số phận và tâm lý của nhân vật Đào trong tác phẩm "Mùa lạc" (1960), Nguyễn Khải bộc lộ rõ ràng cảm hứng chủ đạo của mình: cảm hứng về sự hồi sinh của cuộc sống sau chiến tranh. Truyện ngắn "Mùa lạc" phản ánh chân thực quá trình đổi mới xã hội ở một vùng đất sau chiến tranh, cũng như tình cảnh của con người tại nông trường Điện Biên. Nhân vật Đào, một người gắn bó sâu sắc với cuộc sống ở đây, chính là sản phẩm của mảnh đất này. Mảnh đất Điện Biên đã góp phần tạo nên một sức sống mới và một cuộc đời khác cho cô. “Đào lên nông trường Điện Biên vào đầu năm, chỉ cách Tết âm lịch khoảng nửa tháng.” Trước khi đặt chân lên nông trường, Đào đã trải qua nhiều đau khổ. Cô kết hôn từ năm 17 tuổi, nhưng chồng cô thường xuyên cờ bạc và nợ nần, bỏ đi Nam đến đầu năm 1950 mới trở về quê. Họ sống cùng nhau được một đứa con trai lên hai tuổi, rồi chồng Đào qua đời. Đối với một người phụ nữ trẻ tuổi như Đào, mất chồng đã là nỗi bất hạnh tột cùng, nhưng khi đứa con cũng mắc bệnh sởi và qua đời, nỗi đau đó không gì có thể so sánh nổi. Đào phải vật lộn kiếm sống trong khi nỗi đau vẫn chưa nguôi, sống lang thang với cảm giác cô đơn bao trùm: “Đòn gánh trên vai, đến đâu là nhà, ngã đâu là giường, khi ra Hòn Gai, Cẩm Phả kiếm muồng, khi lên Lào Cai buôn gà, vịt...”. Mỗi nơi cô đi qua đều in dấu chân của sự cô đơn. Đối với Đào, sự thiếu thốn vật chất là nỗi khổ (Mùa hè chỉ có vài cái áo nâu vá vai, mùa đông chỉ một chiếc áo bông cũ) nhưng sự thiếu thốn trong tâm hồn lại đáng sợ hơn nhiều. Nhìn vào "ngọn đèn dầu", Đào cảm thấy tủi thân và nhớ lại quá khứ, nơi cô từng có một gia đình, một đứa con, và cuộc sống hằng ngày. Còn hiện tại, bốn bể là nhà, cô chỉ lo làm sao có đủ cơm ngày hai bữa, chân cứng đá mềm. Đào đã trải qua một số phận đầy bất hạnh. Những nỗi đau, khổ cực hiện rõ trên hình thức của cô: “Mái tóc óng mượt ngày xưa giờ đã khô và đỏ đi, hàm răng phai không buồn nhuộm, gò má càng cao, tàn hương nổi nhiều.” Chính số phận bất hạnh và cảm giác lạc lõng giữa cuộc đời đã hình thành cho cô tâm lý “Muốn chết, nhưng đời còn dài nên phải sống,” và một tính cách “táo bạo, liều lĩnh, ghen tị với mọi người, hờn giận cho thân mình.” Cuộc sống của Đào trước khi lên Điện Biên không được Nguyễn Khải miêu tả chi tiết, nhưng dưới ngòi bút đầy cảm thông của ông, Đào hiện lên với bao xót thương. Nếu chỉ dừng lại ở đó, tác phẩm có thể không có gì đặc biệt vì văn học từ trước đến nay đã đề cập đến nhiều nỗi đau nhân thế. Tuy nhiên, Đào không chỉ là hình tượng của những người chỉ biết đến đau khổ mà còn là biểu hiện của sức sống tiềm tàng. Dù đã trải qua nhiều tháng ngày cơ cực, Đào vẫn luôn âm thầm khao khát sống. “Muốn chết” nhưng lại tiếc “cuộc đời còn dài”. Chính vẻ đẹp quả cảm đã làm cho hình tượng Đào trở nên đáng nhớ. Dù không thể chết, Đào quyết định sống, dù cuộc sống của cô đầy những nỗi tủi nhục và sự nhận thức về phận mình luôn thua thiệt. Khi lên nông trường, Đào mang tâm lý của một con chim mỏi cánh, một con ngựa mệt mỏi, tìm kiếm một nơi xa lạ để quên đi những đau khổ đã trải qua. Ở nông trường, cô hăng hái lao động vì hiểu rằng chỉ có lao động mới mang lại niềm vui và hạnh phúc. Cô thi đua với những người khỏe mạnh như Huân, Lâm, và lao động chăm chỉ để đạt hiệu quả cao. Cuộc sống ở Điện Biên đã dần thay đổi số phận của Đào. Ít nhất vào thời điểm này, cô không còn phải lang thang vô gia cư. Cô đã tìm thấy niềm vui trong công việc và sự đồng hành của bạn bè. Tuy nhiên, vì mặc cảm và tự ti, Đào vẫn cảm thấy đau khổ khi bị châm chọc. Cô mặc cảm vì sự xấu xí, nghèo khó của mình, và dùng ngôn ngữ để tự vệ. Khi bị Lâm châm chọc, Đào đáp lại bằng những lời hờn dỗi và chua cay. Cô không chấp nhận sự thương hại và kiêu hãnh về sự thật của mình: “Huê thơm bán một đồng mười, Huê tàn nhị rữa giá đôi lạng vàng.” Giọng nói chua chát của Đào không nhằm làm hại ai mà chỉ là cách tự vệ để che giấu tâm lý mặc cảm và đau buồn. Đào hiểu rằng muốn hòa nhập, cô phải tìm thấy nét chung trong cuộc sống, trong lao động, và cần sự bao dung của mọi người. Nhưng hòa nhập không có nghĩa là hạ thấp mình mà vẫn phải giữ vững sự tự trọng. Tâm lý của Đào thật phức tạp: lúc hờn giận, lúc tủi hổ, lúc lại ngẩng cao đầu kiêu hãnh. Nguyễn Khải đã khéo léo thể hiện cảm hứng về sự hồi sinh của cuộc sống qua tình tiết này. Chỉ khi nào tâm hồn con người biết đấu tranh, biết vươn lên và khát khao sống, thì tình cảm mới biến chuyển, thay đổi, thể hiện cho sự giằng xé và hồi sinh của đời sống. Nếu con người không khao khát sự sống, tâm hồn sẽ mãi chỉ là chuỗi dài mờ nhạt, không có diễn biến phức tạp về tâm lý và tình cảm. Khi mới đến nông trường Điện Biên, Đào đã dần thay đổi. Cô không còn nghĩ về tương lai một cách buông trôi nữa, mà đã biết kiêu hãnh và sống vì những điều tốt đẹp bên trong mình. Tuy nhiên, phải đến khi thực sự hòa nhập với cuộc sống nông trường, Đào mới trải qua sự lột xác hoàn toàn. Cảm hứng về sự hồi sinh của cuộc sống sau chiến tranh trở nên rõ ràng và đầy đủ hơn. Trước đây, tâm lý của Đào là “chán sống”, “quên đi cuộc đời”, nhưng sức sống tiềm tàng trong cô vẫn âm ỉ, sẵn sàng bùng cháy khi gặp điều kiện thuận lợi. Đào không chịu khép mình trong nỗi đau thầm lặng, mà sống táo bạo và liều lĩnh vì cô KHAO KHÁT SỐNG, THÈM SỐNG. Sự khát thèm đó luôn mãnh liệt và bùng cháy chứ không thể âm ỉ. Từ tâm lý ghen tị, Đào đã tìm thấy niềm vui trong công việc và sống tích cực hơn. Khi làm việc cùng Huân, nhìn thấy đôi cánh tay cuồn cuộn của anh, Đào cảm thấy khao khát một gia đình. Nguyễn Khải đã khắc họa sự hồi sinh của cuộc sống không chỉ qua cuộc sống vật chất mà còn qua sự hồi sinh của tâm hồn và tình cảm. Sự hồi sinh là sự sống lại của ước mơ về một cuộc sống ấm áp và hạnh phúc. Đào đến gần Huân không phải vì yêu anh mà vì sức mạnh và niềm hy vọng mới mà anh mang lại. Sự hồi sinh ở đây chính là tâm lý bền bỉ trong Đào, không chịu tắt theo năm tháng. Sự hồi sinh chủ yếu phải do bản thân con người tự tạo ra, nhưng sự hồi sinh còn có thể đến từ sự hỗ trợ của xã hội. Chẳng hạn, Đào được nâng đỡ và giúp đỡ bởi tập thể nông trường. Chính điều này khiến Đào có thể vươn lên trong cuộc sống, gạt bỏ nỗi đau và tìm thấy niềm vui trong công việc. Nông trường Điện Biên trở thành một biểu tượng của sự hồi sinh và là nơi tạo điều kiện cho con người phát triển. Trong không khí phấn khởi của mùa lạc, Đào không còn đơn độc trong nỗi đau mà tìm thấy niềm vui và động lực mới. Như vậy, tác phẩm "Mùa lạc" không chỉ phản ánh sự đổi mới xã hội sau chiến tranh mà còn thể hiện rõ cảm hứng về sự hồi sinh của cuộc sống và con người. Nguyễn Khải đã khéo léo miêu tả sự đấu tranh của Đào và sự hồi sinh của tâm hồn qua việc thể hiện sự khát khao sống mãnh liệt và niềm vui trong công việc. Đào là hình mẫu của những người đã vượt qua khó khăn và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, chứng minh rằng sự hồi sinh có thể đến từ chính bản thân con người và sự hỗ trợ của xã hội.

Phân tích truyện ngắn Mùa lạc (Nguyễn Khải) - Mẫu 4

Trong văn học, có những nhà văn, nhà thơ chiếm lĩnh được tâm hồn độc giả ngay từ sáng tác đầu tiên. Nhưng điều đó rất hiếm. Nguyễn Khải không phải là tác giả nhanh chóng khẳng định được mình trên văn đàn. Ông bắt đầu viết văn từ năm 1950 song chưa thành công; càng về sau, văn phẩm của ông càng giữ được chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc. Khác với các nhà văn đương thời, Nguyễn Khải không chỉ thể hiện sự nhạy bén và năng lực khám phá với các vấn đề xã hội mà ông còn đi sâu miêu tả sự biến chuyển của cuộc sống, của con người. Qua việc đặc tả sự biến đổi về số phận và tâm lí nhân vật Đào (Mùa lạc – 1960), Nguyền Khải bộc lộ khá rõ cảm hứng chủ đạo thiên truyện: cảm hứng về sự hồi sinh cuộc sống sau chiến tranh..

Truyện ngắn “Mùa lạc” phản ánh công cuộc đổi mới xã hội ở vùng đất sau chiến tranh, phản ánh cảnh sống con người trên nông trường Điện Biên. Đào cùng là một trong những người gắn bó với cuộc sống nơi đây. Chính mảnh đất này đã góp phần xây dựng cho cô một sức sống mãnh liệt, một cuộc đời mới.

“Đào lên nông trường Điện Biên vào dịp đầu năm, ngoài tết âm lịch chừng nửa tháng”. Trước khi lên nông trường, Đào “gặp nhiều điều đau buồn”. Cô “lấy chồng từ năm 17 tuổi, nhưng chồng cờ bạc, nợ nần nhiều bỏ đi Nam đến đầu năm 1950 mới về quê. Ăn ở lại với nhau được đứa con trai lên hai thì chồng chết. Với người phụ nữ trẻ, mất chồng là nỗi bất hạnh cùng cực, nhưng “mấy tháng sau đứa con lên sởi bỏ đi để chị lại một mình” thì không còn gì có thể đau khổ hơn thế. Đào phải bôn ba kiếm sống với nỗi đau chưa tắt, với cô quạnh bao trùm: “đòn gánh trên vai, tới đâu là nhà, ngã đâu là giường, khi ra Hòn Gai, cẩm Phả lấy muồng, khi ngược Lào Cai buôn gà, vịt.,.”, nơi nào cũng có dấu chân cô độc của chị. Với Đào, khó khăn về vật chất đã khổ (Mùa hè vài cái áo nâu vá vai, mùa đông một chiếc áo bông ngấn bạc…) nhưng sự thiếu thốn trong tâm hồn còn đáng sợ hơn nhiều. Nhìn “ngọn đèn dầu” chị tủi thân “sực nhớ trước đây mình cũng có một gia đình, có một đứa con, sớm lo việc sớm, tối lo việc tối. Còn bây giờ bốn bể là nhà, chỉ lo cho thân mình sao được cơm ngày hai bữa, chân cứng đá mềm”. Có thể nói Đào có một số phận bất hạnh. Những bi thương, khốn khổ hiện hình trên hình thức của chị: “Mái tóc óng mượt ngày xưa qua năm tháng đã khô lại, đỏ đi như chết, hàm răng phai không buồn nhuộm, soi gương thấy gò má càng cao, tàn hương nổi càng nhiều”. Chính số phận bất hạnh, bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời đã tạo nên cho chị một tâm lý “Muốn chết, nhưng đời còn dài nên phải sống”, một tính cách “táo bạo và liều lĩnh, ghen tị với mọi người, hờn giận cho thân mình”.

Cuộc sống của Đào khi chưa lên Điện Biên không được Nguyễn Khải miêu tả chi tiết. Nhưng dưới ngòi bút đầy cảm thông, Đào hiện ra với bao nhiêu xót thương. Tuy nhiên, nếu chỉ có vậy thì chẳng có gì đáng nói bởi văn học xưa nay đã đề cập đến nhiều nỗi đau nhân thế. Giả sử Đào hiện diện cho con người chỉ biết đến đau khổ thì sẽ chìm lấp giữa trăm nghìn hình tượng khác. Ở Đào, tuy trải qua nhiều tháng ngày cơ cực, nhưng trong cô vẫn le lói mong muốn được sống. “Muốn chết” nhưng lại tiếc “cuộc đời còn dài”. Chính vẻ đẹp quả cảm kiến nghị đã làm hình tượng nhân vật Đào sống mãi. Đã không thể chết thì quyết sống cho dù sống trong nỗi tủi nhục của con người biết phận mình trăm đường thua thiệt.

Đào lên nông trường “với tâm lý con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân, muốn tìm một nơi hẻo lánh nào đó, thật xa những nơi quen thuộc để quên đi cuộc đời đã chịu”. Ở nông trường, Đào hăng hái lao động bởi cô hiểu chỉ có lao động mới tìm thấy niềm vui và hạnh phúc. Cô thi đua với những người khỏe mạnh như Huân, Lâm… “bàn tay có ngón rất to vẫn thoăn thoắt quơ ra phía sau nắm từng bó lạc và bằng cử chỉ rất nhanh, chị uốn hai cổ tay xiết những rễ cây đầy củ lạc già lên vòng trục”. Lên Điện Biên, số phận của Đào dần dần thay đổi. Ít nhất ở thời gian này cô không phải bươn chải khắp nơi, không nhà không cửa. Cô đã tìm lại được chút niềm vui trong lao động, với những bạn bè xung quanh. Nhưng do Đào vẫn mang tâm lý mặc cảm, tự ti và chưa hiểu hết mọi người nên cô thấy đau khổ khi bị mọi người châm chọc. Đào mặc cảm vì cái xấu, cái nghèo… của mình, song anh chàng Lâm vô tâm lại khía đúng vào nỗi khổ ấy. Đào không có nhan sắc – vũ khí người phụ nữ nên cô dùng ngôn ngữ để tự vệ. Chị nhìn Lâm hờn dỗi, chua cay: “Trâu quá sá, mạ quá thì, hồng nhan bỏ bị thì còn gì là xuân nữa hỡi các anh”. Đào là một người phụ nữ, cô cũng buồn về sự xấu xí, ế ẩm, lỡ làng nên đôi lúc cô mềm lòng, giãi bày sự đau khổ với người đời “mỗi năm mỗi tuổi, cái tuổi nó đuổi xuân đi, nồi nào vung nấy, em đã có bố cháu ở dưới xuôi rồi”. Nhưng sau đó, Đào lại thấy tiếc cho sự thành thật của mình “chẳng việc gì phải tủi, phải nhún mình”. Cô khát vọng được sống bằng tất cả điều gì mình có, người nào chẳng có phần tốt đẹp. Cho nên Đào không chấp nhận sự thương hại. Cô dám nhìn thẳng vào sự thật, kiêu hãnh về sự thật ấy: “Huê thơm bán một đồng mười, Huê tàn nhị rữa giá đôi lạng vàng. Giá đôi lạng vàng chứ chưa vị tất đã bán đâu anh Huân ạ…”. Giọng nói chanh chua, chua chát, đanh đá của Đào thật ra chẳng làm ác với ai. Đó chỉ là vũ khí tự vệ để dấu đi tâm lý mặc cảm, đau buồn trong lòng – nỗi đau của con người ý thức được mình. Đào hiểu muốn hòa nhập là phải tìm thấy trong cuộc sống, trong lao động nét chung, những tấm lòng bao dung. Nhưng hòa nhập không phải là hạ mình, mà vẫn ngẩng cao đầu kiêu hãnh. Tâm lý Đào thật phức tạp, lúc hờn giận, lúc tủi hổ, khi lại ngẩng đầu hãnh diện. Chính ở tình tiết này, Nguyễn Khải bộc lộ khá rõ cảm hứng về sự hồi sinh của sự sống. Chỉ khi nào tâm hồn con người biết đấu tranh, biết vươn lên, lạc quan, biết khát thèm sự sống thì tình cảm mới biến chuyển, thay đổi, thể hiện cho sự giằng xé đời hồi sinh. Nếu con người không muốn đến với sự sống thì tâm hồn mãi chỉ là chuỗi dài le lói, băng lạnh, chẳng nảy sinh ra nhiều diễn biến tâm lý, tình cảm phức tạp.

Thời gian đầu lên nông trường Điện Biên, số phận và tâm lý Đào đã bước đầu thay đổi. Cô đã dần mất đi suy nghĩ “còn những ngày sắp tới ra sao chị cũng không cần rõ”. Chị không còn tâm lí buông trôi chơ số kiếp, chị biết kiêu hãnh, biết sống vì phần tốt đẹp bên trong của mình. Nhưng phải đến thời gian sau – thời gian Đào thật sự hòa nhập với cuộc sống nông trường thì cuộc đời chị mới lật sang trang mới. Đến đây, cảm hứng về sự hồi sinh của cuộc sống sau chiến tranh mới được nhận thấy một cách rõ ràng, đầy đủ.

Trước kia, tâm lý của Đào là “chán sống”, “quên đi cuộc đời”, nhưng sức sống vần ẩn giấu mãnh liệt trong con người chị qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ của chị. Con người với “hai mắt hẹp và dài đưa đi đưa lại rất nhanh (…) hàm răng khểnh của người luôn luôn ưa đùa cợt” cùng tâm lý “đôi mắt nhỏ vẫn ánh lên thách thức” thì không bao giờ chán sống. Tâm lý mặc cảm, tự ti, đanh đá chỉ là lớp vỏ qua bao nhiêu nắng mưa dãi dầu. Niềm khát khao sống trong cô bao giờ cũng mãnh liệt, hễ khi gặp điều kiện sẽ hồi sinh, phát triển mạnh mẽ. Đào không chịu khép mình trong nỗi đau thầm lặng. Chị sống táo bạo và liều lĩnh bởi chị CẦN SỐNG, THÈM SỐNG. Nỗi khát thèm ấy dữ đội, bùng cháy chứ không thể âm ỉ, bằng lặng.

Từ tâm lý ghen tị, Đào tìm thấy niềm vui, lao động hăng hái, lối sống tiêu cực bị đẩy lùi. Làm việc bên Huân, nhìn “đôi cánh tay cuồn cuộn thớ thịt cháy nắng, Đào cháy lên nỗi thèm muốn một cảnh gia đình”. Nguyễn Khải viết về sự hồi sinh của cuộc sống, nhưng không chỉ là cuộc sống vật chất, cái màu xanh lặng lẽ của lá lạc, lá cỏ nghệ, rút đồng, miếng vàng sẫm của mấy mảnh gianh…, mà quan trọng hơn là cuộc sống tinh thần. Sự “hồi sinh” là gì, nếu chẳng phải là sự sống lại mơ ước “cảnh gia đình” đầm ấm, tình cảm hạnh phúc. Đào thích gần Huân chưa hẳn là Đào yêu Huân, bởi lý trí mách cô đừng hy vọng gì ở người con trai ấy. Đào đến với Huân vì hơi thở, nụ cười, sức mạnh của anh đốt lên trong cô niềm hy vọng mới – hy vọng cuộc đời mình chưa tắt hẳn. Sự hồi sinh ở đây chính là tâm lý bền bỉ trong Đào không chịu tắt theo năm tháng.

Sự hồi sinh – chủ yếu phải do bản thân vận động. Nhưng nếu gặp tác động nào đó, sức sống sẽ nhanh chóng, mạnh mẽ trỗi dậy, Với Đào, sự hồi sinh trong tâm hồn cô trở nên mãnh liệt, lúc âm ỉ, khi bùng cháy dữ dội từ lúc nhận được bức thư tỏ tình của thiếu úy Dịu.

Lúc đẩu, Đào bất bình vì nghĩ “người ta đem mình ra mà đùa cợt”, người ta khinh mình, Những mặc cảm, tự ti trong chị vẫn chưa chết hẳn, nó khiến chị tức giận muốn xé bức thư ra “làm trăm mảnh”. Nhưng khi gấp lá thư lại, một cảm giác êm đềm cứ lan nhanh ra như mạch nước rỉ thấm vào những thớ đất khô cằn vì nắng hạn. Hình ảnh “thớ đất khô cằn” chỉ là hình ảnh ẩn dụ chỉ tâm hồn Đào đã chết cứng, đã chai sạn qua bao năm nay, vất vả. Song “mảnh tâm hồn” ấy đã tươi tốt, nảy mầm bởi cô nhận được lời yêu thương, gắn bó qua bức thư tình, Lời lẽ trong bức thư khiến cho số phận, tâm lý Đào chuyển đổi hoàn toàn, Chị không còn ác cảm với mọi người, vui vẻ, “sẵn sàng tha thứ cho mọi câu đùa nghịch khác. Tất cả đều là những người đáng yêu, tất cả đều vun xới cho hạnh phúc của chị, đây là anh em, là người làng, họ nhà gái cả”. Giờ đây, sự sống thật sự trở lại với Đào. Cô không còn chán sống mà thấy mình gắn bó với nông trường: “Chẳng ai ở vậy được suốt đời, chẳng ai muốn đi vất vưởng mãi, ai cũng muốn có một quê hương… em định không về dưới xuôi nữa, em ở mãi đây với các anh. Phải đặt hoàn cảnh Đào trong hiện tại với quá khứ mới hiểu hết ý nghĩa, khát vọng trong câu nói của Đào. Hành trình hồi sinh của tâm hồn con người qua bao nhiêu thăng trầm đã SỐNG.

Đào là con người đau khổ, cô không “hồng nhan” nhưng vẫn cứ “đa truân”. Cô xấu xí, mặc cảm, tự ti, chán nản với đời khi mới hai tám tuổi. Nhưng cô đã biết vượt qua những ranh giới hạn hẹp cá nhân để vươn lên chiếm lĩnh cuộc sống. Như vậy, Nguyễn Khải đã phát hiện ra sự sống của con người không bao giờ vơi cạn, kể cả khi tưởng chừng như cá nhân đó buông trôi số phận cho “con tạo xoay vần”.

Sự hồi sinh của cuộc sống sau chiến tranh không chỉ thể hiện qua nhân vật Đào, mà còn bộc lộ qua Huân với “những khát khao, những ước mơ đốt cháy trái tim”, qua lời ngỏ “táo bạo” của ông trung đội trưởng già phụ trách lò gạch. Sau chiến tranh, sự sống hồi sinh khiến “khu nhà nữ công nhân rộn rịp người ra vào, nhộn nhạo những tiếng cười, tiếng mời chào, tiếng đấm tay thùm thụp”. Mảnh đất Điện Biên trước kia là chiến trường ác liệt nhất Đông Dương, mà chỉ mấy năm sau, sức sống đã trở lại: “Trong những buổi lễ cưới người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả lựu đạn cối tiện đầu làm bình hoa, một ống khối thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy gia thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này, và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng mượt”. Sự hy sinh xương máu và sức lao động đưa đến một màu xanh thay cho dây thép gai, mìn và còn tràn ngập những tiếng cười, tràn ngập niềm vui và hạnh phúc: “tiếng cười the thé, tiếng thủ thỉ, tiếng la hét, tiếng trẻ con khóc” mà Nguyễn Khải phát hiện ra chỉ sau bốn năm chiến tranh là biểu hiện sâu sắc sự sống đang hồi sinh khi chiến tranh đi qua: “cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi”.

Bên cạnh sự hồi sinh trong tâm hồn cảnh sống con người là sự hồi sinh của thiên nhiên, của cơ sở vật chất: “Cũng chẳng ai ngờ khu pháo binh phía Tây Hồng Cúm của giặc năm xưa lại là bãi trồng lạc của đội sản xuất số sáu… Một năm đã đi qua, mùa xuân thứ hai đã đến. Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lan dần lên các thứ màu nham nhở, man rợ khác của đất hoang”.

Thông qua nhân vật Đào, Nguyễn Khải đã thể hiện một cảm hứng mới – cảm hứng về sự hồi sinh của sự sống sau chiến tranh. Đồng thời biểu hiện một năng lực quan sát, khám phá tinh tế. Với Đào, ông không muốn diễn tả nỗi đau nhân thế mà muốn bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào sự biến đổi của số phận con người. Đào là hình tượng điển hình cho những người biết vượt qua ranh giới, đứng lên bằng sức mạnh chính mình mà sống để tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống mới.

Phân tích truyện ngắn Mùa lạc (Nguyễn Khải) - Mẫu 5

Sau chiến tranh, miền Bắc khẳng định được bản lĩnh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành điểm tựa vững chắc cho miền Nam. Trong không khí đổi mới, thanh niên hiên ngang bước ra khỏi quê hương, chinh phục những vùng đất mới và góp phần vào sự phồn thịnh của đất nước. Cùng với họ, các nhà văn như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân và Nguyễn Khải đã viết về hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống trên nền đất mới của nước ta. Mùa lạc của Nguyễn Khải không chỉ là câu chuyện về một phụ nữ kiên cường, mà còn là hình ảnh của sự sống đầy hy vọng và đổi thay của đất nước.

Cuộc sống sau chiến tranh không dễ dàng, nhưng những người như Đào vẫn kiên cường vượt qua khó khăn, nuôi dưỡng hy vọng trong lòng. Mặc cho mọi gian khổ, họ vẫn giữ vững niềm tin vào cuộc sống và tương lai tươi sáng. Mùa lạc là một bức tranh chân thực về sức mạnh và ý chí của con người Việt Nam sau những thời kỳ đau thương của lịch sử.

Cuộc đời chị Đào, dường như đã có một bước ngoặt lớn khi cô nhận được những lá thư ngỏ lời từ một người đàn ông mới, mang đến cho cô một niềm vui sâu thẳm và khơi dậy những khao khát yêu đương từ lâu đã được kìm nén.

Một lá thư ngỏ lời đã làm cho cuộc đời chị Đào đổi thay, mang lại niềm vui và hy vọng mới. Tâm hồn chị bắt đầu thức tỉnh, tươi sáng hơn sau nhiều năm kìm nén. Hy vọng và niềm vui dần trỗi dậy trong lòng, mở ra những khả năng mới cho tương lai.

Chị Đào không ngại bày tỏ sự ngưỡng mộ và thân thiết với anh Huân, nhưng cô cũng hiểu rằng có khoảng cách giữa họ. Sự hài lòng với cuộc sống hiện tại khiến chị chỉ dừng lại ở mức ngưỡng mộ, không tham vọng hơn nữa.

Truyện ngắn Mùa lạc là câu chuyện về sự hồi sinh mạnh mẽ của con người và đất nước sau chiến tranh. Sự sống tiềm ẩn mãnh liệt luôn trỗi dậy và niềm tin vào tương lai rạng ngời dần trở thành hiện thực.

Mùa lạc không chỉ là câu chuyện về nỗi đau mà còn là biểu tượng cho sức mạnh của sự sống và niềm tin vào tương lai. Nhân vật chính, chị Đào, đại diện cho sự hồi sinh và khát vọng hạnh phúc của con người.

Truyện Mùa lạc không chỉ là sự mô tả về nỗi đau và khó khăn, mà còn là lời kể về sức mạnh và niềm tin của con người. Chị Đào là biểu tượng cho sự sống sót và hy vọng trong tương lai.

Cuộc sống hối hả có thể khiến chúng ta quên mất việc tận hưởng những khoảnh khắc đáng giá. Vì vậy, hãy để những chuyến đi mang lại sự cân bằng, mở rộng tầm nhìn và tạo ra những kỷ niệm khó quên. Mỗi hành trình sẽ giúp bạn thêm yêu đời và trân trọng cuộc sống hơn. Hãy lên kế hoạch ngay để tận hưởng trọn vẹn những trải nghiệm mới mẻ này! Nội dung dưới đây giúp bạn lên kế hoạch du lịch đến các địa điểm thú vị.

Phân tích hình tượng nhân vật Đào trong truyện ngắn Mùa Lạc

Nhân vật trung tâm của "Mùa Lạc" là Đào. Đây là một thành công đáng kể của tác phẩm này nói riêng, của đời văn Nguyễn Khải nói chung. Nguyễn Khải đã chọn một phụ nữ bình thường như vô vàn phụ nữ khác trong cuộc đời. Và đây cũng là một cách điển hình hóa rất riêng của ngòi bút Nguyễn Khải

Phải nói ngay rằng Đào có một ngoại hình không mấy hấp dẫn. Chỉ bằng vài nét, Nguyễn Khải đã dựng lên một người phụ nữ vất vả trong cuộc đời, lận đận trong tình duyên: dáng người thấp, chân ngắn bàn tay có những ngón thô, khuôn mặt thô, gò má cao, nhiều đốm tàn nhang, đôi mắt nhỏ hẹp, đưa đi đưa lại rất nhanh Những đường nét ấy cho thấy Đào khỏng phải là người xinh xắn. Rất may trên khuôn mặt ấy ta thấy có một cái miệng tươi, một chiếc răng khểnh. Những nét đó nói rằng Đào là người thông minh, sắc sảo.

Quả thực, những đặc điểm bên ngoài đó đã hé mở cho chúng ta đôi điều về tính cách của chị. Đào là một người yêu chồng thương con, chịu thương chịu khó, đảm đang, tháo vát. Những nét nổi bật và độc đáo ở người phụ nữ này là thông minh sắc sảo, cứng cỏi đến mức đáo để. Dào tuy ít học, nhưng bù lại, chị có một vốn hiểu biết văn hoá dân gian dồi dào, thuộc nhiều tục ngữ ca dao. Chị lại vận dụng vốn kiến thức của dân gian ấy một cách rất linh hoạt. Nhất là những lần đối đáp, trả đũa những người hoặc vô tình hoặc hữu ý chạm đến những rủi ro, mất mát, chua xót của đời mình. Khi nói về nhan sắc tuổi trẻ thì:

"Trâu quá xa, mạ quá thì

Hồng nhan bỏ bị còn gì là xuân"

Khi nói đến sự luống tuổi của mình thì:

"Mỗi năm một tuổi, cái tuổi nó đuổi xuân đi”

Đặc biệt là cái lần trả đũa ai đó đã đem mình - một người goá chồng xấu xí gắn cho Huân - một chàng thanh niên đẹp trai, lại là con cán bộ, thỉ lời lẽ của chị trở nên gai góc, sắc nhọn. Vốn hiểu biết văn hóa dân gian ở chị đã thực sự trở thành "vũ khí" để phản công lại đối phương. Chị Đào đến trước mặt Huân:

''Huệ thơm bán một đồng mười

Huệ tàn nhụy rữa giá đôi lạng vàng.

Giá đôi lạng vàng chứ chửa vị tất đã bán đâu anh Huân ạ!"

Những câu nói như thế đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại sắc bén của một người phụ nữ đau khổ. Song điều quyết định đến tư tưởng của câu chuyện cũng như giá trị của tác phẩm là ở những diễn biến trong thân phận của Đào.

Cuộc đời của người đàn bà này diễn ra trên hai chặng lớn và hoàn toàn tương phản nhau. Nếu trước khi lên Điện Biên chị là người đàn bà gặp nhiều bất hạnh đã chán sống, thỉ sau khi lên Điện Biên, lòng yêu đời trở lại và chị tìm thấy niềm vui hạnh phúc của mình. Cuộc sống mới đã đền bù lại những gì mà chị đã bị số phận cướp đi

Như muôn vàn người phụ nữ nông thôn bình thường khác, chị có ước mơ về một hạnh phúc thật giản dị. Đó là một tổ ấm gia đình. Và chị đã từng có một hạnh phúc như thế. Chị đạt được ước mơ này cũng muộn và không phải hoàn toàn như ý. Chị đã có một gia đỉnh, có chồng, có con, đã từng được làm vợ, làm mẹ, từng được chăm sóc, vun vén cho cái tổ ấm ấy. Nhưng chẳng may chồng chị lại vướng vào cờ bạc, và vì cờ bạc nên đã bỏ chị mà đi, đến lúc hối cải trở về, thì chỉ sống với chị được vài năm rồi chết. Bao nhiêu tình cảm của người đàn bà chị dồn hết cho đứa con. Những đứa con cũng chỉ sống một thời gian ngắn rồi cũng cướp công chị. Chị thành người đàn bà trắng tay. Những gì chị chắt chiu gìn giữ, vun xới đều bị số phận cướp đi hết. Chị sa vào tình trạng khủng hoảng.

Khi người đàn bà đã mất đi cái hạnh phúc của mình đang có trong tay, thì dường như họ cũng mất luôn nhiệt tình sống. Đào bắt đầu bước vào những ngày chán chường, cùng cực. Dường như, Dào cũng muốn vào hùa với số phận để tàn phá nốt phần đời còn lại của đời mình. Chị đã chọn công việc hoàn toàn trái ngược với bản tính người phụ nữ, đó là nghề buôn xa. Nay Cao Bằng, mai Lạng Sơn, mùa vải về thì Hưng Yên, mùa nhãn thì sang Nam Định, cứ đòn gánh trên vai, ngày nắng cũng như mưa, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường, không gìn giữ... Rõ ràng chị đã sống như một người tiêu cực, lao vào công việc, tự dấn thân vào vất vả để quên đi nỗi bất hạnh

Và Nguyễn Khải tỏ ra rất am hiểu tâm lý phụ nữ trong việc miêu tả nhân vật của mình. Nhà văn đã thể hiện được một quy luật trớ trêu, chua xót: khi người ta rơi vào bất hạnh thì sẽ sa vào chán chường và khi nỗi chán chường đến cùng cực thì người ta cũng mất luôn cái tài sản của giời mình ấy là nữ tính. Chị Đào đã sống như là ném mình vào sự dầu dãi để cho nỗi cực nhọc tàn phá quăng đời còn lại của mình. Đồng thời chị cũng mất luôn nhu cầu chăm sóc đến hình thức, nhan sắc. Một thời gian sau. tóc chị đỏ quạch như chết, răng phai không buồn nhuộm

Như vậy. trước khi lên Điện Biên, Đào đã bị những mất mát đau khổ riêng đè nặng, khiến chị hoàn toàn thụ động trước số phận. phó mặc cho hoàn cảnh đưa đẩy. Có thể nói đó là một cơn khủng hoảng kéo dài. Chị đang trải qua những ngày đen tối nhất của đời mình.

Cuộc đời của Đào cứ như thế tiếp diễn không biết đến bao giờ. nếu như không có những ngày lên Điện Biên. Có thể nói, lên Điện Biên là bước ngoặt mở ra cuộc đời mới cho chị. Và ngòi bút của Nguyễn Khải cũng thực sự sâu sắc. tinh tế trong việc tập trung mô tả đoạn đời thứ hai này của Đào

Thực ra, Đào lên Điện Biên hoàn toàn không phải với một động cơ tích cực mà vẫn theo tâm lý của kẻ chán đời. Với tâm lý "con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân”, Đào đã tỉm lên Điện Biên để mà quên đời. Lên một nơi xa lạ, không gặp bất kì người quen nào để khỏi phải nhớ lại quá khứ đau khổ và bất hạnh của mình. Trong đoàn người hồ hởi lên Điện Biên để xây dựng cuộc sống mới thì Đào mang một động cơ riêng, một nỗi niềm riêng có vẻ như lạc lõng.

Nhà văn Nguyễn Khải khi mô tả nhân vật Đào đã rất am hiểu và tôn trọng quy luật tâm lý của cuộc sống. Ngay cả những người có khả năng thích ứng với môi trường mới, thì cũng khó có thể thay đổi một sớm một chiều. Mà mọi sự thay đổi đểu phải có quá trình có thời gian của nó. Đào cũng vậy, những ngày đầu lên Điện Biên, chị là người mang nặng mặc cảm. Những ý nghĩ xưa cũ, những định kiến lạc hậu đã cầm tù chị, làm cho chị luôn xa lánh mọi người, không dễ hòa nhập. Chị vẫn sống, vẫn làm việc nhưng không phải bằng sự gắn bó, bằng một niềm hứng khởi. Mà trái lại, chị lao vào công việc cũng chỉ để mà tìm quên Đào sống thu mình thui thủi một mình một bóng, tự cô lập mình trước tập thể.

Cuộc sống ở nông trường Điện Biên được Nguyễn Khải mỏ tà có thể nói là cuộc sống lí tưởng đối với những người như Đào. Bởi đây là một cuộc sống sôi động, vô tư, nó cuốn con người đi với nhịp sống hăng say, không ai còn bị gánh nặng của quá khứ đeo đẳng. Họ sống hết mình với hiện tại và tha thiết với tương lai. Đồng thời, đội sản xuất của Đào còn là một tổ ấm, mỗi thành viên đều được quan tâm, được chăm lo, ai cũng biết giúp đỡ, nâng niu. san sẻ cho nhau. Chính vì thế mà tâm lí của Đào dần dần thay đổi. Từ một người mang nặng mặc cảm, Đào dần dần đã tự giải phóng khỏi những mặc cảm của mình. Hàng ngày được chứng kiến nhịp sống vô tư và sôi động, Đào thấy sự lạc lõng của mình thật sự vô lí. Càng ngày chị càng thấy những định kiến của mình không phù hợp một chút nào với nhịp sống mới. Mặt khác những người trong đội sản xuất đã chủ động gần gũi với chị, động viên khuyên bảo, thuyết phục làm cho cách nghĩ cũ của chị cứ lung lay dán. Chị mới nhận ra một chân lý giản dị nhưng mới mẻ đối với chị: người ta không thể chỉ sống với quá khứ mà cần phải sống với hiện tại và tương lai. Người ta sinh ra ở đời như đôi đũa có đôi, không ai sống một mình mãi mãi được. Cứ thế, quan niệm mới ngày một ngày hai đã hình thành trong đầu óc của chị.

Tuy nhiên, sự tác động của môi trường chỉ là nhân tố khách quan, nếu thiếu yếu tố chủ quan thì cũng không thể có sự thay đổi. May thay, khát vọng hạnh phúc ở người đàn bà quá lứa lỡ thì này, té ra chưa hoàn toàn tắt hẳn. Những ngày chán chường, chị không dám mơ đến hạnh phúc, nhưng khát khao ấy vẫn âm ỉ cháy trong lòng chị. Nhiều hôm ốm đau phải nằm nhờ nhà bạn, nâng bát cơm bốc khói do bạn đưa cho, nhìn thấy gia đình bạn ấm cúng, chị lại nhớ tiếc cái gia đình đã mất của mình. Nếu không còn khao khát, hẳn lòng chị sẽ không gợn lên một chút tiếc nuối nào. Rồi những buổi đứng máy tuốt lạc với Huân, nhìn bộ ngực và đôi vai để trần đỏ như đồng hun dưới ánh nắng cao nguyên, lòng chị lại dây lên một nỗi thèm khát về một gia đình có người chồng khỏe mạnh như thế. Rõ ràng, tác động của cuộc sống chung quanh chỉ là sự khơi dậy, là sự thổi bùng lên cái ngọn lửa âm ỉ trong lòng chị. Và cuối cùng, trong mùa thu hoạch lạc, con người này đã thực sự thay đổi

Qua việc mô tả nhân vật Đào trong quá trình đổi thay căn bản về tính cách và thân phận, Nguyễn Khải đã ca ngợi cuộc sống mới mà cách mạng và nhân dân đang nhen lên trên khắp đất nước. Cuộc sống ấy thực sự là một quan hệ xã hội tốt đẹp mà mỗi thành viên trong đó đều cảm nhận được hạnh phúc rất cụ thể. Đó là cuộc sống mà mỗi thành viên đều được chăm lo nâng đỡ, ai cũng tìm được hạnh phúc cho riêng mình. Bằng cách ấy nhà văn đã ca ngợi công ơn đổi đời to lớn của cach mang. Cuộc sống mới đã đền bù được nhưng mất mát của số phận mà cuộc sống cũ không thể nào làm được

Nội dung câu chuyện còn chứa đựng một triết lý sâu xa Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Khải mô tả sự đổi thay của Đào diễn ra trên mảnh đất Điện Biên. Đây là mảnh đất chiến tranh từng ngự trị. trước kia chỉ có đạn bom và cái chết. Trước, mảnh đất ấy đã chết trong lòng chị Đào thì nay đang sống lại. Trước kia Đào tưởng mình đã đến cái bước tận cùng của đời mình. Nhưng không phải. cái chết khổng tiêu diệt được sự sống. Trái lại, sự sống đang nảy sinh từ cái chết ở nông trường Điện Biên, người ta tặng nhau những dây dù để làm võng, những vỏ mìn cóc làm bình hoa, vỏ pháo sáng làm ống đựng giấy khai sinh. Những phương tiện vốn dùng để tiêu hủy sự sống này đang trở thành những đồ vật chăm lo cho cuộc sống. Trong lòng Đào cũng có một đổi thay như thế, chị đã phá bỏ mối mặc cảm của mình để hòa nhập với cuộc đời, bước qua giới hạn của mình để đến bến bờ hạnh phúc mới. Đúng là "ớ đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy". Đó thực sự là một triết lí nhân sinh được rút ra từ cuộc đời nhân vật Đào, nhưng ý nghĩa của nó thỉ không chỉ dừng lại ở riêng "Mùa lạc". Bởi vì đời người là gì, nếu không phải là một nỗ lực không ngừng để liên tục bước qua những ranh giới của riêng mình? Đó cũng chính là ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

Đánh giá

0

0 đánh giá