Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bài tập về Danh từ - Động từ - Tính từ môn Tiếng Việt lớp 4, tài liệu bao gồm 7 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Tiếng Việt sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài tập về danh từ, động từ, tính từ lớp 4
A. Bài tập về danh từ, động từ, tính từ
1. Bài tập về Danh từ
Câu 1: Tìm danh từ trong đoạn thơ sau và đặt câu có chủ ngữ là một trong các danh từ tìm được đó.
Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng,
Cá thu Biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Lời giải:
Các danh từ có trong đoạn thơ là: cá bạc, Biển Đông, cá thu, đoàn thoi, đêm, ngày, luồng sáng, lưới
Đặt câu:
- Biển Đông nằm ở phía Đông đất nước ta.
- Cá thu là loài cá sống ở biển.
- Đêm là khoảng thời gian mọi người được nghỉ ngơi.
Câu 2: Trong các câu ca dao dưới đây, các danh từ riêng đều chưa được viết hoa, con hãy phát hiện các danh từ riêng đó:
a. Đồng đăng có phố kì lừa
Có nàng tô thị có chùa tam thanh
b. Sâu nhất là sông bạch đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc đi
Cao nhất là núi lam sơn
Có ông lê lợi trong ngàn bước ra
Đáp án:
a.
Đồng đăng có phố kì lừa
Có nàng tô thị có chùa tam thanh
Sửa lại: Đồng Đăng, Kì Lừa, Tô Thị, Tam Thanh
b.
Sâu nhất là sông bạch đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc đi
Cao nhất là núi lam sơn
Có ông lê lợi trong ngàn bước ra
Sửa lại: Bạch Đằng, Lam Sơn, Lê Lợi
Câu 3: Danh từ là những từ chỉ sự vật bao gồm gì?
1. Người
2. Vật
3. Hoạt động
4. Hiện tượng
5. Khái niệm
6. Tình cảm
7. Đơn vị
Đáp án:
Danh từ là những từ chỉ sự vật bao gồm:
- Người
- Vật
- Hiện tượng
- Khái niệm
- Đơn vị
Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 2, 4, 5, 7
Câu 4: Đâu là danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậm dưới đây:
Một điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng thương người… Chính vì thấy nước mất, nhà tan… mà Người đã ra đi học tập kinh nghiệm của cách mạng thế giới để về giúp đồng bào.
Theo Trường Chinh
1. Điểm
2. Đạo đức
3. Lòng
4. Người
5. Nước
6. Nhà
7. Kinh nghiệm
8. Cách mạng
9. Đồng bào
Đáp án:
Danh từ chỉ khái niệm : biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, nếm, nhìn… được
Từ khái niệm trên ta phát hiện được các danh từ chỉ khái niệm ở trên là:
- Điểm
- Đạo đức
- Lòng
- Kinh nghiệm
- Cách mạng
Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 2, 3, 7, 8
Câu 5: Đọc đoạn thơ sau và cho biết những nhận định về các từ được in đậm sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai?
"Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rằng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình"
1. Ông cha và cha ông là các danh từ chỉ người.
2. Sông, dừa, chân và trời là các danh từ chỉ đơn vị.
3. Mưa, nắng và tiếng là các danh từ chỉ đơn vị.
4. Cuộc sống, truyện cổ, xưa và đời là các danh từ chỉ khái niệm.
5. Cơn, con và rặng là các danh từ chỉ đơn vị
Đáp án:
- Các nhận định đúng là:
+ Ông cha và cha ông là các danh từ chỉ người.
+ Cuộc sống, truyện cổ, xưa và đời là các danh từ chỉ khái niệm.
+ Cơn, con và rặng là các danh từ chỉ đơn vị.
- Các nhận định sai là:
+ Sông, dừa và chântrời là các danh từ chỉ đơn vị.
+ Mưa, nắng và tiếng là các danh từ chỉ đơn vị.
- Sửa lại các nhận định sai:
+ Sông, dừa và chântrời là các danh từ chỉ vật.
+ Mưa, nắng và tiếng là các danh từ chỉ hiện tượng.
Câu 6: Xác định danh từ trong đoạn văn sau:
Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.
Câu 7: Tìm các danh từ có trong đoạn thơ sau:
a) Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
b) Bà đắp thành lập trại
Chống áp bức cường quyền
Nghe lời bà kêu gọi
Cả nước ta vùng lên.
Câu 8: Xác định các danh từ trong đoạn văn sau:
"Bản lùng đã thức giấc. Đó đây ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm tiếng gọi nhau í ới".
Câu 9: Tìm danh từ có trong câu văn sau:
Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
Câu 10: Xác định từ loại của các từ: "niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ" và tìm thêm các từ tương tự.
Câu 11: Tìm từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động và chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ sau:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang.
2. Bài tập về Động từ
Câu 1: Em hãy gạch dưới động từ trong mỗi cụm từ sau:
Nhặt rau |
Đọc sách |
Đánh cầu lông |
Nấu cơm |
Dắt xe |
May quần áo |
Đạp xe |
Đá bóng |
Nói chuyện |
Lời giải:
Nhặt rau |
Đọc sách |
Đánh cầu lông |
Nấu cơm |
Dắt xe |
May quần áo |
Đạp xe |
Đá bóng |
Nói chuyện |
Câu 2: Động từ là gì?
A. Động từ là những chỉ sự vật (người, khái niệm, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
B. Động từ là những từ chỉ tình cảm, trạng thái, tính chất của sự vật.
C. Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
D. Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người.
Đáp án:
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Đáp án đúng: C.
Câu 3: Dưới đây là hoạt động mà một bạn gái thường làm ở trường, con hãy bấm chọn vào những động từ chỉ hoạt động ấy:
Chào cờ, nghe giảng, lau bảng, phát biểu ý kiến, đọc sách, học bài, làm bài tập, chăm sóc bồn hoa
Đáp án:
Chào cờ, nghe giảng, lau bảng, phát biểu ý kiến, đọc sách, học bài, làm bài tập, chăm sóc bồn hoa
Đáp án đúng:
Các động từ tìm được trong câu là: chào, nghe, lau, phát biểu, đọc, học, làm, chăm sóc
Câu 4: Gạch chân dưới các động từ trong đoạn văn sau:
Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông
Nhà vua: - Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.
Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
Nhà vua: - Để làm gì?
Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
Đáp án
Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông
Nhà vua: - Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.
Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
Nhà vua: - Để làm gì?
Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thểlặn hàng giờ dưới nước.
Các động từ tìm được trong đoạn văn là: đến, yết kiến, cho, nhận lấy, xin, làm, dùi thủng, có thể, lặn
Câu 5: Tìm các động từ chỉ trạng thái của người trong đoạn thơ sau?
Tuổi con là tuổi ngựa
Nhưng mẹ ơi đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách bể
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường
(Xuân Quỳnh)
A. Buồn, nhớ.
B. Buồn, tìm.
C. Tìm, nhớ.
D. Đừng, tìm.
A. Buồn, nhớ.
Câu 6: Gạch dưới động từ trong mỗi cụm từ sau:
a. trông em d. quét nhà h. xem truyện
b. tưới rau e. học bài i. gấp quần áo
c. nấu cơm g. làm bài tập
Câu 7: Tìm danh từ, động từ trong các câu văn:
a) Vầng trăng tròn quá, ánh trăng trong xanh toả khắp khu rừng.
b) Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.
c) Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vạc.
Câu 8: Xác định từ loại trong các từ của các câu:
a) Nước chảy đá mòn.
b) Dân giàu, nước mạnh.
Câu 9: Xác định từ loại:
Nhìn xa trông rộng
Nước chảy bèo trôi
Phận hẩm duyên ôi
Vụng chèo khéo chống
Gạn đục khơi trong
Ăn vóc học hay.
Câu 10: Xác định từ loại:
a) Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao.
b) Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng.
Câu 11: Tìm danh từ, động từ trong các câu sau:
Trên nương, mỗi người một việc, người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô.
Câu 12: Viết đoạn văn (5 - 7 câu) kể về những việc em làm vào một buổi trong ngày. Gạch dưới các động từ em đã dùng.
3. Bài tập về Tính từ
Câu 1: Điền các tính từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Cái nắng …. của mùa hè khiến mọi người cảm thấy mỏi mệt.
b. Bầu trời đêm … những ánh sao.
c. Dù đã rất cố gắng nhưng chú chuột nhắt vẫn nằm gọn trong bộ móng vuốt … của chú mèo.
Lời giải:
a. Cái nắng chói chang/gay gắt của mùa hè khiến mọi người cảm thấy mỏi mệt.
b. Bầu trời đêm lấp lánh/lung linh những ánh sao.
c. Dù đã rất cố gắng nhưng chú chuột nhắt vẫn nằm gọn trong bộ móng vuốt sắc nhọn của chú mèo.
Câu 2: Cho các từ ngữ sau:
lung linh, mạnh mẽ, khỏe khoắn, lộng lẫy, rực rỡ, tráng lệ
a. Các từ ngữ trên thuộc từ loại nào? Tìm thêm 5 từ ngữ thuộc nhóm từ loại đó
b. Đặt câu ghép với một trong các từ ngữ trên
c. Phân tích cấu tạo câu vừa đặt
Lời giải:
a. Các từ ngữ trên là tính từ.
Tìm thêm 5 tính từ: long lanh, lấp lánh, yếu ớt, cường tráng, khỏe mạnh
b. Đặt câu:
- Nam là người mạnh mẽ nhất lớp nên cậu ấy được cử làm lớp phó lao động.
- Vì bà tiên thương Lọ Lem nên bà đã biến ra một bộ váy lộng lẫy tặng cô ấy.
c. Phân tích cấu tạo câu
- Nam // là người mạnh mẽ nhất lớp nên cậu ấy // được cử làm lớp phó lao động.
CN1 VN1 CN2 VN2
- Vì bà tiên // thương Lọ Lem nên bà // đã biến ra một bộ váy lộng lẫy tặng cô ấy.
CN1 VN2 CN2 VN2
Câu 3: Tìm tính từ trong các đoạn văn đã cho
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng, ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
Theo Võ NGUYÊN GIÁP
b) Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.
BÙI HIỂN
Trả lời:
Các đoạn văn có những tính từ sau:
a) Gầy gò cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
b) Quang, sạch, bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh.
Câu 4: Hãy viết một câu có dùng tính từ
a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.
b) Nói về một sự vật quen thuộc với em (cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi,...).
Trả lời:
a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.
Gợi ý: Ông nội em đã bảy mươi tuổi mà da dẻ còn hồng hào lắm.
b) Nói về một sự vật quen thuộc với em.
Ai cũng khen chị gái của em xinh xắn dễ thương.
Câu 5: Tìm từ trái nghĩa với mỗi tính từ từ sau:
a. “sâu”:
b. “yếu đuối:
c. “nhút nhát:
d. “mới tinh”:
e. “nóng nảy”:
g. “yên tĩnh”:
a. “sâu”: nông
b. “yếu đuối: mạnh mẽ
c. “nhút nhát: mạnh dạn
d. “mới tinh”: cũ kĩ
e. “nóng nảy”: hiền hòa
g. “yên tĩnh”: ồn ào
Câu 6: Viết các tính từ sau vào từng cột cho phù hợp: xanh biếc, chắc chắn, tròn xoe, lỏng lẻo, mềm nhũn, xám xịt, vàng hoe, đen kịt, cao lớn, mênh mông, trong suốt, chót vót, tí xíu, kiên cường, thật thà.
A Tính từ chỉ màu sắc |
B Tính từ chỉ hình dáng |
C Tính từ chỉ tính chất phẩm chất |
|
|
|
Câu 7: Viết tính từ miêu tả sự vật ghi ở cột trái vào mỗi cột phải:
Từ chỉ sự vật |
Tính từ chỉ màu sắc của sự vật |
Tính từ chỉ hình dáng của sự vật |
Cái bút |
|
|
Cái mũ |
|
|
Câu 8: Gạch dưới những tính từ dùng để chỉ tính chất của sự vật trong đoạn văn:
"Từ trên trời nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm. Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc".
Câu 9: Đánh dấu x vào chỗ trống nêu cách thể hiện mức độ tính chất đặc điểm của mỗi tính từ ở cột trái
Tính từ |
Thêm tiếng để tạo ra các TG hoặc TL |
Thêm các từ chỉ mức độ (rất, lắm vào trước hoặc sau) |
Dùng cách so sánh |
hơi nhanh |
|
x |
|
vội quá |
|
|
|
đỏ cờ |
|
|
|
tím biếc |
|
|
|
mềm vặt |
|
|
|
xanh lá cây |
|
|
|
chầm chậm |
|
|
|
khá xinh |
|
|
|
thẳng tắp |
|
|
|
Chọn 1 từ ở cột trái để đặt câu.
Câu 10: Tìm tính từ trong khổ thơ sau:
"Việt Nam đẹp khắp trăm miền
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.
Sum sê xoài biếc, cam vàng
Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi"
Câu 11: Hãy tìm 5 từ ghép, 5 từ láy nói về tình cảm, phẩm chất của con người. Đặt 1 câu với một trong số những từ vừa tìm được.
Câu 12:
a) Hãy chỉ ra tính từ (nếu có) trong câu sau:
Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
b) Đặt 1 câu trong đó có chủ ngữ là một tính từ.
Câu 13: Hãy tìm 2 từ ghép và 2 từ láy nói về những đức tính của người học sinh giỏi.
Câu 14:
a) Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ "chăm chỉ". Đặt câu với từ vừa tìm.
b) Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ "dũng cảm".
Câu 15: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong 2 câu thơ của Bác Hồ:
"Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót, chim kêu suốt cả ngày".
Câu 16:
"Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"
Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ. Vì sao?
4. Bài tập Ôn tập
Câu 1: Cho đoạn văn sau:
Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội…
a. Tìm những danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn
b. Phân loại các danh từ tìm được thành hai nhóm: danh từ chung và danh từ riêng
Lời giải:
a. Trong đoạn văn có
- Danh từ: tiếng chim, chúng, Trường Sơn, chim đại bàng, chân, mỏ, mặt đất, cánh, trời, chiếc đàn, bầy thiên nga
- Động từ: cất lên, bay về, chao lượn, che, vỗ, hòa âm, bơi lội, chen nhau
- Tính từ: ríu rít, vàng, đỏ, rợp, xanh thẳm, trắng muốt
b.
Danh từ chung |
Danh từ riêng |
Tiếng chim, chúng, chim đại bàng, chân, mỏ, mặt đất, cánh, trời, chiếc đàn, bầy thiên nga |
Trường Sơn |
Câu 2: "Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn".
a) Tìm các tính từ có trong câu văn.
b) Nhận xét về từ loại của các từ "cái béo, mùi thơm".
Câu 3: Hãy tách thành các từ loại (DT, ĐT, TT) trong đoạn thơ sau:
Bút chì xanh đỏ
Em gọt hai đầu
Em thử hai màu
Xanh tươi, đỏ thắm
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát.
Câu 4: Tìm DT, ĐT, TT có trong khổ thơ sau:
Em mơ làm gió mát
Xua bao nỗi nhọc nhằn
Bác nông dân cày ruộng
Chú công nhân chuyên cần.
Câu 5: Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi, yêu thương, đáng yêu, tình yêu, thương yêu, dễ thương.
Câu 6: Tìm các từ chỉ sự vật trong các câu văn văn sau:
a. Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
b. Cô sắp về đến nhà rồi, gánh hàng trên vai nhẹ đi, và những cái uốn cong của đòn gánh bây giờ nhịp với chân cô bước mau.
c. Chàng thấy mát hẳn cả người; trên con đường lát gạch bát tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió.
Câu 7: Tìm các tính từ có trong đoạn văn sau:
Ðộ ấy, chàng dậy sớm cũng như mọi người, khỏe mạnh và tỉnh táo như mọi người. Chàng lấy thau múc nước trong bể ra rửa mặt, nước mưa lạnh thấm mát vào da. Buổi sớm bấy giờ chàng thích lắm. Chàng ưa nhìn trời cao và trong xanh, những lá cây ngoài vườn tươi và mướt với một vẻ riêng, hình như chúng cũng mới tỉnh dậy như người. Qua giậu thưa, thấp thoáng những người đi chợ sớm, tiếng cười nói vang lần với tiếng đòn gánh kĩu kịt vì những bì gạo nặng.
Câu 8: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong 2 câu thơ của Bác Hồ:
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót, chim kêu suốt cả ngày.
B. Lý thuyết Danh từ, động từ, tính từ
1. Danh từ
- Là những từ chỉ sự vật bao gồm
+ Người: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,…
+ Vật: biển, núi, trời, mây,…
+ Hiện tượng: mưa, gió, bão,…
+ Khái niệm: hạnh phúc, cuộc sống,..
+ Đơn vị: cân, cơn, dặm,…
- Danh từ được chia thành hai loại: danh từ chung và danh từ riêng
+ Danh từ chung là tên của một loại sự vật
Ví dụ: mây, trời, nhà, quê hương,…
+ Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật, luôn được viết hoa
Ví dụ: Việt Nam, sông Hồng, Hồ Chí Minh,…
2. Động từ
- Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Cùng với tính từ và danh từ, động từ khiến cho khả năng biểu đạt của tiếng Việt phong phú, đa dạng, không thua kém bất kì ngôn ngữ lâu đời nào trên thế giới. Khi kết hợp với những từ loại khác nhau, động từ sẽ có ý nghĩa khái quát và biểu thị khác.
Ví dụ:
- Động từ chỉ hoạt động : Đi, chạy, nhảy,…
- Động từ chỉ trạng thái : Vui, buồn, giận, …
- Chức năng:
+ Động từ cũng giống như hầu hết các từ loại, chức năng chính là để bổ nghĩa cho danh từ và làm vị ngữ trong câu. Song với mỗi cách kết hợp khác nhau, mỗi kiểu động từ khác nhau lại bổ sung một ý nghĩa khác cho các từ đứng trước nó.
- Phân loại:
+ Dựa theo đặc điểm, động từ chia làm 2 tiểu loại lớn là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.
+ Ngoài ra còn có cách chia khác chia thành nội động từ và ngoại động từ.
3. Tính từ
- Khái niệm: là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái....
- Phân loại:
Để phân biệt tính từ trong tiếng Việt hơi phức tạp, vì nhiều khi tính từ có dạng thức như động từ hoặc danh từ.
Có những từ vừa có thể coi là tính từ, vừa có thể coi là động từ như từ ăn cướp trong hành động ăn cướp; hoặc từ ấy vừa là tính từ vừa là danh từ như từ thành thị trong lối sống thành thị
Dựa theo những điều trên, tính từ trong tiếng Việt có thể phân làm hai loại lớn là tính từ tự thân và tính từ không tự thân.
a) Tính từ tự thân
- Khái niệm: Tính từ tự thân (bản thân chúng là tính từ) là những tính từ chỉ có chức năng biểu thị phẩm chất, màu sắc, kích thước, hình dáng, mức độ, hương vị,...của sự vật hay hiện tượng.
+ Ví dụ: đỏ, đen, cao, thấp,...
- Ta có thể phân những tính từ trong loại này thành những tiểu loại nhỏ hơn:
+ Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, vàng, xanh ngắt, tím biếc, vàng hoe,...
+ Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, dũng cảm, hèn nhát, anh hùng, tiểu nhân, đúng, sai,...
+ Tính từ chỉ kích thước: cao, thấp, rộng, hẹp, nhỏ, khổng lồ, tí hon, mỏng, dày, ngắn, dài, to, bự,...
+ Tính từ chỉ hình dáng: vuông, tròn, méo, thẳng, cong, quanh co, hun hút, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu,...
+ Tính từ chỉ âm thanh: ầm ĩ, ồn ào, xôn xao, trầm bổng, vang vọng, ồn,...
+ Tính từ chỉ hương vị: thơm, ngọt, cay, đắng, chát, mặn, chua, tanh, thối,...
+ Tính từ chỉ mực độ, cách thức: xa, gần, nhanh, chậm, lề mề, nhanh nhẹn,...
+ Tính từ chỉ lượng: nhiều, ít, nặng, nhẹ, vơi, đầy, vắng vẻ, đông đúc, hiu quạnh, nông, sâu,...
b) Tính từ không tự thân
- Khái niệm: Tính từ không tự thân là những từ vốn không phải tính từ mà những từ thuộc từ loại khác (danh từ, động từ) chuyển loại và được sử dụng như tính từ.
- Những tính từ không tự thân được tạo ra bằng cách chuyển loại của các từ thuộc nhóm từ loại khác nên ý nghĩa của tính từ này chỉ được xác định khi đặt chúng trong mối quan hệ với những từ khác trong cụm từ hoặc trong câu. Nếu tách chúng ra khỏi mối quan hệ ấy thì chúng không được coi là tính từ hoặc có ý nghĩa khác.
+ VD: rất Quang Dũng (chỉ phong cách, cá tính, những hành động, ngôn ngữ mang đặc trưng của tác giả này)
- Khi danh từ, động từ được sử dụng như tính từ thì ý nghĩa của chúng sẽ mang nghĩa khái quát hơn so với nghĩa thường được sử dụng của chúng.
+ VD: ăn cướp: dùng sức mạnh của bản thân để tước đoạt tài sản của người khác
=> Nghĩa hay được sử dụng
Hành động ăn cướp: những hành động có ý nghĩa hoặc tính chất giống như ăn cướp chứ không phải ăn cướp thật.